Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

Bài 1: Tổng quan về Âm nhạc

1. Âm thanh trong âm nhạc có những thuộc tính cơ bản nào?(1.2)


4 thuộc tính là:
+ độ cao (cao độ): là độ cao hay thấp của âm thanh
+ độ dài (trường độ): là độ dài hay ngắn của âm thanh
+ độ mạnh (cường độ): là độ vang to hay vang nhỏ của âm thanh
+ âm sắc: là khía cạnh chất lượng của âm thanh, là màu sắc của nó
2. Nêu vai trò của âm nhạc trong đời sống? Liên hệ bản thân.(1.3)
+ Vai trò của âm nhạc:
− Giải trí

− Giáo dục thẩm mỹ

− Giáo dục đạo đức

− Giao lưu văn hóa

− Góp phần phát triển trí tuệ

− Phát triển thể chất

− Có tác dụng tốt đối với sức khỏe

− Âm nhạc góp phần tạo hiệu quả khi kết hợp với các loại hình nghệ
thuật khác
+ Liên hệ bản thân:
Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với tôi. Ngoài giúp
tôi xả strees, giảm căng thẳng sau những giờ học nó còn góp phần phát triển trí
tuệ tôi. Qua việc ghi nhớ lời bài hát, tần số âm thanh khi chơi nhạc cụ, âm nhạc
giúp tôi nâng cao sự tập trung các bộ phận cơ thể, não hoạt động tốt hơn.
3. Lịch sử âm nhạc thế giới:
3.1. Trình bày vài nét về đặc điểm của các thời kỳ âm nhạc (Trung cổ,
Phục hưng, Baroque, Cổ điển, Lãng mạn, Ấn tượng, Đương đại).
3.2. Kể tên các nhạc sĩ tiêu biểu của từng thời kì
− Trung cổ: âm nhạc nhà thờ

● chủ yếu là thánh ca

● hệ thống kí hiệu âm nhạc ra đời

● nhạc sĩ tiêu biểu: Leonin

− Phục hưng: âm nhạc thời kì khai sáng

● âm nhạc thế tục và âm nhạc nhà thờ phát triển song hành

● nhạc sĩ tiêu biểu: William Byrd…

− Baroque: Âm nhạc quý tộc

● Dàn nhạc giao hưởng được hình thành

● Opera ( nhạc kịch) được sáng tác

● Nhạc sĩ tiêu biểu: J.S.Bach

− Cổ điển: âm nhạc cổ điển

● Mẫu mực đỉnh cao

● Đơn giản, minh bạch, bình dân

● Nhạc sĩ tiêu biểu: W.A.Mozart, L.V.Beethoven

− Lãng mạn: âm nhạc của cảm xúc

● Khám phá nhiều khía cạnh cảm xúc: bi kịch, tuyệt vong…

● Mang tính chất dân tộc

● Nhạc sĩ tiêu biểu: F.Chopin,

− Ấn tượng: âm nhạc không ranh giới

● Giai điệu mỏng nhẹ, mờ ảo dưới nền hòa âm


● Sử dụng sắc thái rất chi tiết

● Nhạc sĩ tiêu biểu: Claude Debussy

− Đương đại (hiện đại): âm nhạc không giới hạn

● Sự hiện đại hóa của âm nhạc cổ điển (dòng nhạc chính thống)

● Nhạc pop, jazz

● Nhạc sĩ tiêu biểu: John Cage

4. Lịch sử âm nhạc Việt Nam:


4.1. Kể tên một vài thể loại âm nhạc dân gian của thời kỳ phong kiến.
− Chèo

− Xẩm

− Quan họ

− Ca trù

− Chầu văn…
4.2. Âm nhạc giai đoạn từ 1945- 1975 có những nét đặc trưng nào?
Lấy ví dụ minh họa bằng các ca khúc tiêu biểu.
− Với đặc trưng là: đề tài kháng chiến

− Vd:

● Đỗ Nhuận viết Du kích sông Thao, Nhớ chiến khu,

● Văn Chung viết Quê tôi giải phóng

● Văn Cao đã sửa lời Bến xuân thành Đàn chim Việt và viết
Trường ca Sông Lô, Ca ngợi Hồ Chủ tịch. ( các ca khúc này
đánh dấu sự ra đời thực sự của nhạc kháng chiến, hay “nhạc
đỏ”)
Bài 2: Các thể loại âm nhạc

1. Kể tên các hình thức thể hiện của thể loại Thanh nhạc.
− Ca khúc

− Trường ca

− Hợp ca

− Hợp xướng

− Romance

− Nhạc kịch (opera)

− Oratorio
2. Kể tên các hình thức thể hiện của thể loại Khí nhạc.
− Độc tấu, song tấu, tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu, hòa tấu

− Nocturne (khúc nhạc đêm), etude (khúc nhạc luyện tập), prelude
(khúc nhạc dạo đầu có tính chất luyện ngón)
− Ngoài ra còn 1 số thể loại: romance, nocturne, dạ khúc, giao
hưởng, concerto, giao hưởng thơ, tổ khúc giao hưởng…

Bài 3: Hệ thống âm thanh trong âm nhạc, lối ghi nhạc


và các ký hiệu khác

1. Cung và nửa cung


− Cung: là đơn vị đo khoảng cách các cao độ giữa các bậc âm thanh trong
âm nhạc
− 1 cung = 2 nửa cung

− Chúng ta có 7 nốt Đô Rê Mi Fa Sol La Si, khoảng cách giữa các nốt đều
là 1 cung, ngoại trừ 2 cặp nốt là Mi-Fa và Si-Đô chỉ cách nhau nửa cung.
● Nếu có nốt thăng thì nâng lên nửa cung

● Nếu có nốt giáng thì giảm đi nửa cung

● Ví dụ: C# lớn hơn nửa cung so với C.

2. Dấu hóa: dùng để tăng hoặc giảm cao độ của các âm (các nốt)
− Các loại dấu hóa và tác dụng:

● Dấu thăng #: dùng để nâng cao độ của nốt nhạc lên nửa cung

● Dấu giáng : dùng để giảm cao độ nốt nhạc xuống nửa cung

● Dấu bình : dùng để hủy bỏ hiệu lực của dấu thăng và dấu giáng,
trả về cao độ bình thường của nốt nhạc.
● Ngoài ra còn có dấu thăng kép (x) nâng cao độ của nốt nhạc lên 1
cung, dấu giáng kép ( ) giảm độ cao của nốt nhạc xuống 1 cung.
− Có 2 hình thức viết dấu hóa:

● Dấu hóa theo khóa (dấu hóa cố định) đứng sau khóa nhạc, viết ở
đầu khuông nhạc. Bộ dấu hóa ở vị trí này sẽ làm thay đổi cao độ
của tất cả nốt mang tên dấu hóa đó.

● Dấu hóa bất thường: chỉ thỉnh thoảng xuất hiện trong bản nhạc,
được đặt ngay trước nốt nhạc và có ảnh hưởng trực tiếp đến nốt
nhạc đó trở về sau trong phạm vi 1 ô nhịp, sang ô nhịp sau dấu hóa
bất thường sẽ hết hiệu lực.

3. Một số ký hiệu khác: dấu lặng, dấu nối, dấu luyến, dấu chấm dôi, dấu
miễn nhịp
− Dấu lặng : thể hiện 1 khoảng dừng trong tác phẩm
− Dấu chấm dôi: làm tăng thêm ½ giá trị nốt nhạc sẵn có

− Dấu nối: là 1 hình vòng cung nối liền 2 hoặc nhiều nốt có cùng cao độ
với nhau

− Dấu luyến: là 1 dấu hình vòng cung nối 2 hoặc nhiều nốt khác cao độ với
nhau

− Dấu miễn nhịp (dấu mắt ngỗng): khi được đặt ở nốt nhạc hoặc dấu lặng
nào thì tức là nốt đó cần kéo dài trường độ hơn bình thường, hoặc nếu đặt
bên trên vạch nhịp thì để chỉ ra rằng đến đó là hết tiết nhạc hoặc hết 1
đoạn của tác phẩm nhạc. kéo dài bao lâu là tùy ý .

Bài 4: Tiết tấu, nhịp – phách


1. Nhịp đơn, nhịp kép
(Giải thích ý nghĩa của phân số chỉ nhịp trong các nhịp 2/4, 3/4, 4/4, 3/8,
6/8)

Nhịp đơn: là nhịp có 1 trọng âm (phách mạnh) trong 1 ô nhịp

− Nhịp 2/4

● Có 2 phách: phách đầu mạnh, sau nhẹ

● Trường độ mỗi phách cơ bản ứng với 1 nốt đen

− Nhịp ¾

● Có 3 phách: phách đầu mạnh, 2 phách sau nhẹ

● Trường độ mỗi phách cơ bản ứng với 1 nốt đen

− Nhịp 3/8

● Có 3 phách: phách đầu mạnh, 2 phách sau nhẹ

● Trường độ mỗi phách cơ bản ứng với 1 nốt móc đơn

Nhịp kép: là nhịp có từ 2 phách mạnh trở lên, do 2 hay nhiều nhịp đơn tạo
thành

− Nhịp 4/4 : là loại nhịp kép 4 phách

● Phách đầu mạnh

● Phách hai nhẹ

● Phách 3 mạnh vừa

● Phách 4 nhẹ

● Trường độ mỗi phách tương đương 1 nốt đen

− Nhịp 6/8: gần như là 2 nhịp 3/8 cộng lại


● Gồm 6 phách: phách 1 mạnh, phách 2 & 3 nhẹ, phách 4 mạnh vừa,
phách 5&6 nhẹ.
● Mỗi phách tương đương 1 móc đơn

Bài 5: Các hình tiết tấu cơ bản

1. Phân biệt các hình tiết tấu cơ bản: tên gọi, giá trị phách
Giá trị trường độ của các nốt

1. Các hình tiết tấu tròn, trắng, đen, móc đơn

− Hình tiết tấu tròn:

− Hình tiết tấu trắng:

− Hình tiết tấu đen:

− Hình tiết tấu đơn:


− Kết hợp tròn, trắng, đen, đơn

2. Hình tiết tấu móc kép, chấm dôi

− Hình tiết tấu móc kép:

− Hình tiết tấu chấm dôi:

3. Tiết tấu lệch trái, lệch phải

− Hình tiết tấu lệch trái:

− Hình tiết tấu lệch phải:

2. Đánh dấu số phách trên một số bản nhạc đã học


Bài 6: Quãng – Hợp âm

1. Các độ lớn của quãng (quãng 2, quãng 3)


● Quãng là khoảng cách về cao độ giữa 2 âm thanh hoặc nốt nhạc

● Nếu 2 âm vang lên cùng lúc gọi là quãng hòa thanh

● Nếu 2 âm vang lên lần lượt nối tiếp nhau gọi là quãng giai điệu

⮚ Độ lớn của quãng


Các quãng được xác định bởi 2 độ lớn;
− Độ lớn số lượng (quãng 2, quãng 4, quangx5,…) thể hiện bằng số lượng bậc
có trong quãng.
Ví dụ:

● Ta có Sol – Do có độ lớn số lượng là 4 (quãng 4) vì nó chứa 4 bậc:


Sol-La-Si-Do.
● Tương tự Fa-Re có độ lớn số lượng là 6 (quãng 6) vì nó chứa 6
bậc: Fa-Sol-La-Si-Do-Re.

− Độ lớn chất lượng thể hiện bởi số cung và nửa cung chứa trong quãng
đó
● Quãng 4 Sol-Do ở vd trên có độ lớn chất lượng à 2,5 cung

● Quãng 6 Fa-Re ở vd trên có độ lớn chất lượng là 4,5 cung

⮚ Trong 1 quãng 8 có những quãng cơ bản:

− Quãng 1 đúng = 0 cung

− Quãng 2 thứ = ½ cung

− Quãng 2 trưởng = 1 cung

− Quãng ba thứ = 1.1/2 cung

− Quãng ba trưởng = 2 cung…

2. Hợp âm 3 thứ, 3 trưởng: tên gọi, cách thành lập hợp âm


Hợp âm chồng

Hợp âm rải

⮚ Cách thành lập hợp âm trưởng, thứ

⮚ Cấu tạo các hợp âm trưởng

− Cấu tạo hợp âm C trưởng: bậc 1 là C – bậc 3 là E – bậc 5 là G. Ta có


được cách bấm hợp âm C trưởng như sau:
2 cung + 1.5 cung
− Cấu tạo hợp âm F trưởng: bậc 1 là F – bậc 3 là C – bậc 5 là C. Tương
tự với âm G trưởng

⮚ Cấu tạo hợp âm thứ

− Cấu tạo hợp âm Am: bậc 1 là A – bậc 3 là C – bậc 5 là E

− Cấu tạo hợp âm Dm: bậc 1 là D – bậc 3 là F – bậc 5 là A

− Tương tự với hợp âm Em

1,5 cung + 2 cung


Cách viết tắt của hợp âm :

− Dm : Rê thứ

− Em : Mi thứ

− Fm : Fa thứ

Bảng hợp âm cho sẵn:

You might also like