Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG


================

CHUYÊN ĐỀ: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC


QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI KHU CÔNG NGHIỆP
QUANG CHÂU, TỈNH BẮC GIANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ PHÙ HỢP

Giảng viên hướng dẫn :


Tên học phần : Đồ án quản lý môi trường đô thị, công nghiệp, làng
nghề
Lớp : ĐH9QM2
Ngành : Quản lý Tài Nguyên và Môi Trường
Nhóm thực hiện : Nhóm 1
Họ và tên Xếp Loại
Bạch Kiều Chinh (nhóm
trưởng)
Trần Phương Chi
Lê Ngọc Anh
Trịnh Văn Khánh Tân Anh
Trần Thành Công
Vũ Ngọc Chuẩn

i
MỤC LỤ
C
MỤC LỤC.............................................................................................................2
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT.............................................................4
DANH MỤC HÌNH..............................................................................................6
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................7
MỞ ĐẦU...............................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................8
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................9
3. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................9
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................10
1.1. Tổng quản về chất thải rắn...................................................................10
1.1.1 Khái niệm và phân loại chất thải rắn tại khu công nghiệp...................10
1.1.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn tại khu công nghiệp........................................10
1.1.3. Hiện trạng phát sinh......................................................................................11
1.1.4 Tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn tại các KCN ở Việt Nam ...11
1.2 Tổng quan về ô nhiễm chất thải rắn........................................................14
1.2.1. Tác động đến môi trường không khí.............................................................14
1.2.2. Tác động đến môi trường nước....................................................................14
1.2.3. Tác động đến môi trường đất........................................................................15
1.2.4. Tác động đến sức khỏe con người.................................................................15
1.3 Tổng quan về hệ thống pháp luật có liên quan dến chất thải rắn .................15
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP..........................................................................17
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu....................................................................17
2.2. Phương pháp áp dụng để đánh giá...................................................................17
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liêu thứ cấp...........................................................17
2.2.1 Phương pháp phân tích số liệu.............................................................18
2.2.2 Phương pháp tổng hợp, so sánh...........................................................18

ii
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI
KHU CÔNG NGHIỆP QUANG CHÂU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
PHÙ HỢP............................................................................................................19
3.1 Quy mô công nghiệp Quang Châu, Bắc Giang.............................................19
3.2. Đánh giá hiện trạng phát sinh CTR tại KCN Quang Châu, tỉnh Bắc Giang.
.............................................................................................................................20
3.2.1. Nguồn phát sinh CTR...................................................................................21
3.2.2. Khối lượng, thành phần và tính chất thải.....................................................21
3.3 Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại KCN Quang Châu.....................................23
3.3.2. Hiện trạng công tác phân loại, thu gom, lưu giữ CTR.................................24
3.3.2. Hiện trạng công tác vận chuyển, xử lý CTR.................................................27
3.4 Đề xuất nâng cao hiệu quả giải pháp quản lý........................................27
3.4.1 Giải pháp quản lý CTR thông thường............................................................27
3.4.2 Giải pháp quản lý CTNH.....................................................................28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................29
1. Kết luận...................................................................................................29
2. Kiến nghị.................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................30

iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

CTR Chất thải rắn


CTNH Chất thải nguy hại
KCN Khu công nghiệp
BVMT Bảo vệ môi tường
UBND Ủy ban nhân dân

iv
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Hình ảnh về khu công nghiệp Quang Châu
Hình 3.1: Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất KCN Quang Châu, Bắc Giang
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức quản lý KCN Quang Châu
Hình 3.3: Chợ tự phát tại cạnh Công ty TNHH SIFLEX VIỆT NAM

v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Các nguồn phát sinh CTR và CTNH tại KCN Quang Châu
Bảng 3.1: Thành phần CTR phát sinh tại KCN Quang Châu

vi
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bắc Giang là tỉnh miền núi, giáp với châu thổ đồng bằng Bắc Bộ. Vị trí của
tỉnh Bắc Giang nằm không xa các trung tâm công nghiệp của vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc gồm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Trung tâm Bắc Giang
cách thủ đô Hà Nội 50km, cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan với Trung Quốc
110km; cách sân bay quốc tế Nội Bài 60km, cách cảng biển Hải Phòng, Quảng
Ninh 130km tạo nên nhiều điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển kinh tế liên
vùng, giao lưu kinh tế với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các tỉnh vùng Đông
Bắc và các tỉnh thành khác trong cả nước.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có 06 KCN được thành lập, trong đó
có 04 KCN đang hoạt động là: Đình Trám, Quang Châu, Song Khê – Nội Hoàng
và Vân Trung với các ngành nghề ưu tiên phát triển: sản xuất hàng điện tử, tin
học, tự động hóa, lắp ráp ô tô, dệt may, chế biến nông sản, bao bì, giấy, nhựa,…
Các cụm công nghiệp đã đóng góp một phần đánh kể vào tỷ trọng phát triển
kinh tế công nghiệp , góp phần giải quyết công việc cho hàng chục nghìn lao
động , thực hiện xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Trong đó, KCN Quang
Châu thành lập năm 2006 tại xã Quang Châu huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
với diện tích 426 ha được xây hựng theo mô hình quần thể kiến trúc hiện đại
gồm: KCN- Khu đô thị- Khu với chơi giải trí và dịch vụ. Đây là một trong
những KCN lớn nhất miền Bắc thu hút đầu tư đa ngành công nghệ cao, công
nghệ sạch, cơ khí chính xác, điện tử, điện lạnh, tự động hóa, lắp ráp ô tô, ...có
khả năng tiếp nhận 200 nhà máy với lượng lao động khoảng 4 vạn người. Việc
tập chung các cơ sở, sản xuất với đa dạng ngành nghề tạo nên một lượng lớn
chất thải đặc biệt là CTR. Vấn đề này nếu không được giải quyết kịp thời sẽ gây
ra các vấn đề tiềm ẩn cho môi trường đặc biệt là sau khi KCN được lấp đầy. Nếu
không được phân loại, thu gom, lưu trữ và xử lý triệt để sẽ trở thành nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ảnh hưởng đến sức khỏe người lao
động và người dân xung quanh KCN.

1
Nhìn chung, việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định
liên quan của hầu hết các doanh nghiệp trong KCN đều tương đối nghiêm chỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp thực hiện tốt, vẫn còn một số doanh
nghiệp chưa thực hiện đầy đủ các quy định như: chưa tiến hành thu gom, phân
loại CTNH, một số cơ sở không bố trí khu vực lưu trữ CTNH hoặc có nhưng
không đúng quy định, ...
Xuất pháp từ thực tế trên, nhằm đưa ra một số giải pháp hiệu quả trong
công tác quản lý CTR tại KCN Quang Châu, chúng em xin thực hiện chuyên đề:
“Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Quang
Châu, tỉnh Bắc Giang và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTR tại KCN Quang Châu, tỉnh Bắc
Giang.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTR tại KCN Quang Châu,
tỉnh Bắc Giang.
3. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm phát triển công nghiệp tại KCN Quang Châu
- Đánh giá hiện trạng phát sinh CTR tại KCN Quang Châu
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTR tại KCN Quang Châu
- Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTR tại KCN Quang
Châu

2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quản về chất thải rắn
1.1.1 Khái niệm và phân loại chất thải rắn tại khu công nghiệp
Chất thải rắn (CTR) bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn , phát sinh do các
hoạt động của con người và sinh vật , được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích
hay khi con người không muốn sử dụng nữa .
Chất thải rắn tại khu công nghiệp thường có ba loại: chất thải rắn sinh hoạt,
chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại .
1.1.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn tại khu công nghiệp
Trong quá trình sản xuất, bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng đều phát sinh
chất thải rắn. Thực tế cho thấy rằng:
Công nghệ càng phát triển thì tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên càng nhiều và
thải ra môi trường càng nhiều về số lượng và thành phần chất thải, kể cả chất
thải rắn. Công nghệ càng lạc hậu thì tỷ lệ lượng chất thải rắn tính trên đầu sản
phẩm càng lớn. Trong nền kinh tế quốc dân, nhiều ngành sản xuất công nghiệp
cùng hoạt động nên chất thải rắn phát sinh cũng rất đa dạng và phức tạp về
thành phần, khối lượng, nguồn phát sinh và mức độ nguy hại.
Nguồn gốc phát sinh CTR tại khu công nghiệp được được bắt đầu từ các nguồn
sau:
Chất thải rắn sinh hoạt: Từ rác sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc trong
KCN tại các nhà ăn, văn phòng; Rác thải sinh hoạt từ các khu nhà điều hành,
bến bãi do Ban quản lý dự án quản lý.
Chất thải rắn công nghiệp thông thường: Phát sinh từ hoạt động sản xuất từ
các cơ sở công nghiệp trong KCN như sản phẩm lỗi, hỏng không chứa thành
phần nguy hại; thùng carton; túi nilon; khay nhựa vỡ hỏng; …
Chất thải rắn nguy hại: Hoạt động sản xuất từ các cơ sở công nghiệp, từ khu
văn phòng, nhà điều hành như nước thải sơn, mạ; linh kiện điện tử lỗi hỏng;
than hoạt tính thải bỏ; can, thùng đựng hóa chất thải bỏ; bóng đèn huỳnh quang;
mực in, hộp mực in thải bỏ; giẻ lau, găng tay dính dầu mỡ, …

3
1.1.3. Hiện trạng phát sinh
Chất thải rắn phát sinh từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao bao gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công ghiệp. Trong đó, chất
thải rắn công nghiệp được chia thành CTR thông thường và CTNH. Lượng CTR
phát sinh từ các KCN phụ thuộc vào diện tích cho thuê, diện tích sử dụng; tính
chất và loại hình công nghiệp của KCN. Tính chất và mức độ phát thải trên đơn
vị diện tích KCN hiện tại chưa ổn định do tỷ lệ lấp đầy còn thấp, quy mô và tính
chất của các loại hình doanh nghiệp vẫn đang có biến động lớn.
Theo kết quả điều tra và ước tính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng
lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh từ các khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao vào khoảng 7 triệu tấn/năm. CTNH chiếm
khoảng 15%-20% lượng CTR công nghiệp. Đây là nguồn ônhiễm tiềm tàng rất
đáng lo ngại cho môi trường và sức khỏe của cộng đồng. CTNH phát sinh từ các
KCN của khu vực phía Nam khoảng 82.000 - 134.000 tấn/năm, cao hơn các khu
vực khác (gấp 3 lần miền Bắc và khoảng 20 lần miền Trung). Gần một nửa số
lượng chất thải công nghiệp phát sinh ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
là tại Tp.HCM, Biên Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương. Thực tế
lượng phát sinh CTNH này có thể lớn hơn, do chưa được quản lý đúng cách và
thống kê đầy đủ, nhiều loại CTNH được thu gom cùng rác thải sinh hoạt rồi đổ
tập trung tại các bãi rác công cộng.
1.1.4 Tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn tại các KCN ở Việt Nam
* Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Tình hình thu gom, vận chuyển:
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn công nghiệp khá cao, đạt trên 90% khối lượng
chất thải rắn công nghiệp phát sinh [3]. Tỷ lệ này đạt được do chủ nguồn thải
xác định và có đăng ký với Ban quản lý khu công nghiệp. Hầu hết các cơ sở
trong khu công nghiệp ký hợp đồng với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thu
gom, vận chuyển chất thải, chiếm tỷ lệ 74,2%; các cơ sở bán chất thải có giá trị
kinh tế chiếm tỷ lệ 18 %.

4
Thực tế, còn tồn tại hiện tượng các chất thải không có giá trị kinh tế được thu
gom và đổ lẫn với chất thải sinh hoạt thậm chí còn lẫn cả với chất thải nguy hại,
gây khó khăn cho quá trình thu gom, xử lý. Trước khi được chuyển giao cho các
đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, chất thải rắn công nghiệp
thường được chất thành đống trong kho chứa, hoặc tại các khu vực trống trong
các khuôn viên cơ sở. Tuy nhiên, tại nhiều cơ sở sản xuất hệ thống kho chứa
chất thải rắn công nghiệp còn chưa đạt yêu cầu, không có mái che, để lộ thiên
trong khuôn viên cơ sở. Việc thu gom chất thải rắn công nghiệp trong nội bộ các
nhà máy, xí nghiệp trong khu, cụm công nghiệp do đội vệ sinh của nhà máy, xí
nghiệp đó đảm nhiệm và Ban quản lý khu, cụm công nghiệp chịu trách nhiệm
quản lý chung. Tại nhiều khu công nghiệp chưa có điểm tập trung thu gom chất
thải rắn theo quy định.
- Tình hình xử lý:
Hiện nay, trong cả nước đang rất thiếu các khu xử lý chất thải rắn công
nghiệp, đặc biệt là khu xử lý chất thải trung quy mô lớn. Việc xử lý chất thải rắn
công nghiệp mới chỉ thực hiện ở các đơn vị có quy mô nhỏ. Ngoài ra, có một số
cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài cụm công nghiệp, khu công nghiệp hợp đồng
với các tổ chức, cá nhân không có chức năng thu gom, vận chuyển, dẫn đến việc
đổ chất thải không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng
đến sức khoẻ người dân.
Việc tái chế, tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp diễn ra khá phổ biến chủ
yếu là tự phát tại các cơ sở công nghiệp. Các chất thải có thể tái sử dụng được
các cơ sở thu hồi để quay vòng sản xuất hoặc được bán cho các đơn vị khác để
tái chế.
* Đối với chất thải rắn nguy hại
Hiện nay, đa phần các chủ nguồn thải có phát sinh lượng chất thải nguy hại
lớn hàng năm đều đã đăng ký và được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải
nguy hại. Lượng chất thải nguy hại phát sinh từ các chủ nguồn thải này đều đã
được thu gom và đưa đến các cơ sở đã cấp phép để xử lý. Một phần lượng chất
thải nguy hại phát sinh từ các nguồn thải khác được xử lý bởi chính các chủ
5
nguồn thải, bởi các cơ sở xử lý do địa phương cấp phép hoặc được xuất khẩu ra
nước ngoài để xử lý, tái chế. Một số chất thải nguy hại đặc thù (ví dụ như chất
thải có chứa PCB) do chưa có công nghệ xử lý phù hợp thì hiện đang được lưu
giữ tại nơi phát sinh. Với tình hình như vậy, nhìn chung lượng chất thải nguy hại
phát sinh tại hầu hết các chủ nguồn thải lớn đều đã được quản lý đúng theo các
quy định hiện hành. Lượng chất thải nguy hại phát sinh tại các chủ nguồn thải
nhỏ hoặc tại các vùng sâu, vùng xa chỉ phần nhỏ được thu gom, xử lý; số còn lại
được các làng nghề thu gom, tái chế chưa đảm bảo yêu cầu về môi trường hoặc
thậm chí bị đổ lẫn vào chất thải sinh hoạt và chôn lấp chung tại bãi chôn lấp chất
thải sinh hoạt, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Đến tháng 6 năm 2015, trên toàn quốc có 83 doanh nghiệp với 56 đại lý có địa
bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp
phép và khoảng 130 đơn vị (chủ yếu là đơn vị vận chuyển chất thải nguy hại) do
các địa phương cấp phép đang hoạt động. Riêng công suất xử lý chất thải nguy
hại của các cơ s ở được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép là khoảng 1.300
nghìn tấn/năm. Với số lượng và công suất xử lý như vậy, các cơ sở này trong
thời gian qua đã đóng vai trò chính trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải nguy hại (bao gồm cả chất thải điện tử) đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn,
quy chuẩn hiện hành. Tổng số lượng chất thải nguy hại mà các đơn vị này thu
gom, xử lý được trong năm 2012 là 165.624 tấn; năm 2013 là 186.657 tấn; năm
2014 là 320.275 tấn. Căn cứ vào khối lượng chất thải phát sinh này, tỷ lệ thu
gom, xử lý chất thải nguy hại hiện nay chiếm khoảng gần 40% tổng lượng chất
thải nguy hại phát sinh trên toàn quốc.
Hiện nay, hầu hết các Doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại là các doanh
nghiệp tư nhân (chiếm 97%) tổng số Doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại do
Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép hoạt động. Việc phát triển mạnh các
doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo cơ chế thị trường giúp cho hoạt động quản
lý chất thải mang tính cạnh tranh cao, đảm bảo quyền lợi cho các chủ nguồn thải
có chất thải nguy hại cần chuyển giao có thể chọn lựa và tiếp cận với các Doanh

6
nghiệp xử lý chất thải nguy hại với kinh nghiệm và dịch vụ khác nhau, tránh tình
trạng độc quyền và ép giá xử lý chất thải nguy hại.
1.2 Tổng quan về ô nhiễm chất thải rắn
Ảnh hưởng lớn nhất của chất thải rắn là những tác động đến môi trường và
sức khỏe con người. Những tác động trong thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải rắn đối với các thành phần môi trường bao gồm:
1.2.1. Tác động đến môi trường không khí
- Thành phần chất thải rắn thường chứa một lượng các chất hữu cơ dễ phân hủy.
Khi tỷ lệ rác được thu gom, vận chuyển thấp sẽ tồn tại nhiều bãi rác ứ đọng, gây
mùi hôi thối khó chịu.
- Tại các trạm/bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư cũng là nguồn gây ô
nhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác,bụi
khói, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác.
- Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nếu chỉ san ủi, chôn lấp thông thường,
không có sự can thiệp của các biện pháp kỹ thuật thì đây là nguồn gây ô nhiễm
có mức độ cao đối với môi trường không khí. Mùi hôi thối, mùi khí mêtan, các
khí độc hại từ các chất thải nguy hại.
1.2.2. Tác động đến môi trường nước
- Khi công tác thu gom và vận chuyển còn thô sơ, lượng chất thải rắn rơi vãi
nhiều, tồn tại các trạm/bãi rác trung chuyển, rác ứ đọng lâu ngày, khi có mưa
xuống rác rơi vãi sẽ theo dòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua
cống rãnh, ra sông, biển, gây ô nhiễm các nguồn nước mặt tiếp nhận.
- Chất thải rắn không thu gom hết ứ đọng ở các ao, hồ cũng là nguyên nhân gây
mất vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa
nhiều rác như bao bì nylon thì có nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật,
do hàm lượng oxy trong nước giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước
cũng giảm, dẫn đến ảnh hưởng khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và
làm giảm sinh khối của các thủy vực.
- Ở các bãi chôn lấp rác, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý nước rỉ rác,
hoặc không có lớp lót đạt tiêu chuẩn chống thấm, độ bền cao thì các chất ô
7
nhiễm trong nước rác sẽ là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong khu
vực và các nguồn nước sông, suối lân cận. Tại các bãi rác, nếu không tạo được
lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa nước mưa thấm qua thì cũng có thể gây ô nhiễm
nguồn nước mặt. Vì vậy, theo mô hình các nước trên thế giới, khi tính toán vận
hành bãi chôn lấp đều có chương trình quan trắc nước ngầm và nước mặt trong
khu vực để theo dõi diễn biến ô nhiễm nhằm có kế hoạch ứng cứu kịp thời.
1.2.3. Tác động đến môi trường đất
Những tác động đến môi trường đất từ khâu thu gom, vận chuyển và xử lý
chất thải rắn được đánh giá ở mức độ cao là phải kể đến khâu chôn lấp tại các
bãi rác. Do đặc điểm chung của các tỉnh thành nước ta là khâu phân loại rác tại
nguồn, phân loại rác nguy hại chưa được thực hiện ở hầu hết các nơi, nên ngoài
các chất thông thường, trong thành phần rác thải tại các bãi rác còn chứa nhiều
chất độc hại, có chất thời gian phân hủy khá lâu trong lòng đất khoảng vài chục
năm, có chất đến hàng trăm năm. Các chất ô nhiễm có mặt trong đất sẽ làm đất
kém chất lượng, bạc màu, hiệu quả canh tác kém. Vì vậy, đối với các bãi rác khi
chuẩn bị đóng cửa cần phải xử lý tốt lớp phủ để có thể sử dụng lại sau khi đóng
cửa.
1.2.4. Tác động đến sức khỏe con người
Qua các tác động đến từng thành phần môi trường, sự có mặt không kiểm
soát của chất thải rắn trong môi trường sẽ gây tác hại tới sức khỏe của con
người. Các tác động có thể là trực tiếp qua đường hít thở các khí độc hại phát
sinh từ các bãi chất thải rắn hở; sử dụng nguồn nước ngầm hoặc nước mặt bị
nhiễm các chất độc rò rỉ từ các bãi rác; hoặc sự tiếp xúc trực tiếp với chất thải
rắn (nhất là đối với những người công nhân làm việc trực tiếp với rác thải,
những người đi nhặt rác…).
Tác động có thể là gián tiếp khi các chất độc hại khi xâm nhập vào nguồn
nước, đất, không khí.. đi vào dây chuyền thực phẩm và vào cơ thể con người qua
đường tiêu hóa, cuối cùng là gây độc cho con người. Mức độ nhiễm độc nhẹ có
thể chỉ tác động tức thời và có thể hồi phục sau một thời gian ngắn (đau bụng,
tiêu chảy…); nặng có thể gây bệnh tật mãn tính, bệnh ung thư; với những chất
8
cực độc có thể gây ngộ độc chết người tức thì. Về lâu dài nếu chất thải rắn chứa
các thành phần nguy hại khi thải vào môi trường sẽ hủy hoại cả môi trường sống
và ảnh hưởng đến cuộc sống của các thế hệ tương lai.
1.3 Tổng quan về hệ thống pháp luật có liên quan dến chất thải rắn .
Để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Giang đã xây
dựng, ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, lên các kế hoạch về
BVMT. Hệ thống các chính sách và văn bản nhằm xử lý các vấn đề cấp thiết
liên quan đến môi trường, kiểm soát ô nhiễm và xử lý các sai phạm,... và có các
văn bản khuyến khích, hỗ trợ, đầu tư cho các công tác BVMT. Sở Tài nguyên và
Môi trường đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 03/CT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về xây dựng Quy chế thường trực tiếp nhận, xử lý,
phản hồi đường dây nóng về ô nhiễm môi trường 24/24 giờ.
Một số văn bản pháp luật có liên quan đến chất thải rắn tại khu công nghiệp:
- Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội thông qua ngày
17/11/2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ
tướng chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải
rắn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2050
- QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất
thải nguy hại
- Quyết định 955/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2017 UBND tỉnh ban
hành đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn Tỉnh 2017-2020,
định hướng đến năm 2030.

9
- Kế hoạch 1486-UBND/KH ngày 17 tháng năm 2019 UBND tỉnh về tuyên
truyền, tập huấn chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường BĐKH giai đoạn
2019-2025
- Quyết định 730-NQ/UBND năm 2013 quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Bắc
Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 1374/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2016: Bố sung Quy
hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Bắc Giang đến 2025, tầm nhìn đến 2030.
- Quyết định số 1645/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2018: Điều chỉnh,
Bổ sung quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Băc Giang đến 2025, tầm
nhìn đến 2030.

10
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Hiện trạng công tác quản lý CTR tại KCN Quang Châu, tỉnh
Bắc Giang.
- Phạm vi thực hiện:
Về không gian: chuyên đề được thực hiện trên địa bàn KCN Quang Châu,
tỉnh Bắc Giang.
Về thời gian: thực hiện chuyên đề từ ngày 1/10/2021 đến ngày 1/12/2021.

H
ình 2.1 Hình ảnh về khu công nghiệp Quang Châu
2.2. Phương pháp áp dụng để đánh giá
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liêu thứ cấp
- Thu thập, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến các số liệu về điều kiện tự,
kinh tế - xã hội thành phố Bắc Giang, các số liệu liên quan CTR và CTNH. Các
số liệu này được thu thập theo mốc thời gian có thể là 5 năm gần đây, hoặc các
số liệu cũ hơn. Vì trên thực tế, có những số liệu được tổng hợp từ các nguồn cũ,
không phải năm nào cũng được cập nhật, mà thường được thống kê theo từng
giai đoạn, nhưng trong khuôn khổ đề tài cố gắng thu thập và sử dụng những
nguồn tài liệu mới nhất, để từ đó

11
đưa ra những nhận xét chính xác về hiện trạng, đồng thời dự báo sát hơn về xu
hướng biến đổi của các chỉ tiêu.
- Thu thập, kế thừa số liệu thuộc Chi cục bảo vệ môi trường Bắc Giang, Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang,
các báo cáo về môi trường của KCN, các báo cáo tổng hợp về CTR, ... nhằm thu
thập được các số liệu và thực trạng quản lý CTR tại KCN Quang Châu.
2.2.1 Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng các phần mềm Word, Excel để tổng hợp, lập bảng biểu, phân tích các
số liệu đã thu thập được. Từ những số liệu thu thập được, tìm những số liệu
quan trọng, cần thiết nhất để phục vụ chuyên đề nghiên cứu.
2.2.2 Phương pháp tổng hợp, so sánh
Từ những gì thu tập được sẽ tiến hành phân tích và kết hợp với các bộ số liệu
điều tra, kiểm kê sẽ đưa ra những đánh giá, nhận định khách quan về những vấn
đề nêu ra trong nhiệm vụ.

12
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
TẠI KHU CÔNG NGHIỆP QUANG CHÂU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ PHÙ HỢP
3.1 Quy mô khu công nghiệp Quang Châu, Bắc Giang
Khu công nghiệp Quang Châu là một trong những khu công nghiệp lớn nhất
tại tỉnh Bắc Giang, nằm sát QL1A mới và Sông Cầu; cách Thành phố Bắc Giang
15 km; Thủ đô Hà Nội 35 km; Sân bay quốc tế Nội Bài 35 km; Cảng Hải Phòng
105 km; Cửa khẩu Hữu Nghị Quan 125 km; cảng nước sâu Cái Lân, Quảng
Ninh 115 km. Khu công nghiệp hiện có quy mô 426 ha, được thành lập và đi
vào hoạt động từ năm 2006 với chủ đầu tư là Công ty Cổ phần khu công nghiệp
Sài Gòn - Bắc Giang (Công ty SBG).
Hiện nay, khu công nghiệp Quang Châu thu hút 47 dự án đầu tư, với 40 dự án
FDI, trong đó có Foxconn - nhà cung cấp, sản xuất linh kiện của Apple.
Hệ thống cung cấp điện lấy từ nguồn điện quốc gia qua trạm biến áp
110/22KV với công suất 2 x 40 MVA. Hệ thống cung cấp nước sạch tổng công
suất có tổng công suất là10.000 m3/ngày, công suất giai đoạn 1 là 5.000
m3/ngày đêm. Hệ thống xử lý nước thải có tổng công suất 12.000 m3/ngày,
công suất giai đoạn 1 là 3.000 m3/ngày đêm [5]. Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp
khoảng 45%.
Những thuận lợi trong thu hút đầu tư như Giao thông thuận tiện, Cơ sở hạ tầng
đồng bộ, Giá nhân công thấp, lực lượng lao động dồi dào.

13
Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất KCN Quang Châu, Bắc Giang:

(Nguồn: Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang)


Hình 3.1: Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất KCN Quang Châu, Bắc Giang
3.2. Đánh giá hiện trạng phát sinh CTR tại KCN Quang Châu, tỉnh Bắc
Giang.
14
3.2.1. Nguồn phát sinh CTR
CTR phát sinh từ các KCN bao gồm CTR sinh hoạt và CTR công nghiệp.
Lượng CTR phát sinh từ các KCN phụ thuộc vào diện tích cho thuê, diện tích sử
dụng; tính chất và loại hình công nghiệp của KCN.
CTR phát sinh trong KCN Quang Châu bao gồm CTR sinh hoạt của công
nhân tại các nhà máy trong KCN, và CTR phát sinh do hoạt động sản xuất từ các
cơ sở công nghiệp trong KCN (bao gồm CTR công nghiệp thông thường và
CTNH)
Bảng 3.1: Các nguồn phát sinh CTR và CTNH tại KCN Quang Châu
CTR sinh hoạt CTR công nghiệp thông thường CTNH
- Rác sinh hoạt của - Hoạt động sản xuất từ các cơ - Hoạt động sản
cán bộ, công nhân sở công nghiệp trong KCN như xuất từ các cơ sở
làm việc trong KCN sản xuất điện tử, lắp rác ô tô , công nghiệp
tại các nhà ăn, văn dệt may , … - Từ khu văn phòng,
phòng; nhà điều hành
- Rác thải sinh hoạt
từ các khu nhà điều
hành, bến bãi do Ban
quản lý dự án quản
lý.

3.2.2. Khối lượng, thành phần và tính chất thải


Khối lượng CTR phát sinh ở KCN Quang Châu năm 2018 khoảng 107.479
(tấn/năm). Trong đó CTR công nghiệp nguy hại khoảng 1.944 (tấn/năm). [1]
Thành phần CTR phát sinh tại KCN Quang Châu rất đa dạng, tùy thuộc theo
nguồn phát sinh và đặc trưng ngành nghề sản xuất, kinh doanh của các doanh
nghiệp.

15
Bảng 3.2: Thành phần CTR phát sinh tại KCN Quang Châu
Loại CTR Thành phần CTR phát sinh
CTR sinh - Thức ăn thừa, vỏ bìa carton, vỏ chai, giấy báo, ...
hoạt
CTR công - Ngành sản xuất điện, điện tử, tự động hóa phát sinh: sản
nghiệp phẩm lỗi, hỏng không chứa thành phần nguy hại; thùng
thông carton; pallet gỗ; túi nilon; bavia nhựa; khay nhựa vỡ hỏng;…
thường - Ngành dệt, may phát sinh: sản phẩm lỗi, hỏng không chứa
thành phần nguy hại; vải thừa, vải vụn, bụi vải thu từ các máy
hút bụi; chỉ thừa, cúc hỏng; bao bì, thùng carton, túi nilon
thải;...
- Ngành cơ khí, chế tạo, lắp ráp, gia công phát sinh: sản
phẩm lỗi, hỏng không chứa thành phần nguy hại; bavia kim
loại; bụi thu tử các máy phun bi; pallet gỗ, thùng carton;...
- Ngành chế biến gỗ phát sinh: gỗ vụn, mùn cưa, phôi bào gỗ,

- Ngành sản xuất bao bì, nhựa , giấy phát sinh: bao bì, giấy
thải bỏ, bavia nhựa,…
- Ngành dịch vụ phát sinh: bao bì, giấy vụn, vỏ hộp, túi nilon,
thùng carton, thùng nhựa vỡ hỏng,…
- Ngành công nghiệp khác phát sinh: vỏ bình nước hỏng, vụn
nhựa, đầu mẩu nhựa, đầu mẩu kim loại, bavia nhựa, palleet
gỗ, thùng carton,…
CTNH - Ngành sản xuất điện, điện tử, tự động hóa phát sinh: nước
thải sơn, mạ; linh kiện điện tử lỗi hỏng; than hoạt tính thải bỏ;
can, thùng đựng hóa chất thải bỏ; bóng đèn huỳnh quang; mực
in, hộp mực in thải bỏ; giẻ lau, găng tay dính dầu mỡ,…
- Ngành dệt, may phát sinh: giẻ lau, găng tay dính dầu mỡ;
mực in, hộp mực in thải,…

16
- Ngành cơ khí, chế tạo, lắp ráp, gia công phát sinh: cát đúc;
dầu làm mát thải; nước thải sơn, mạ; than hoạt tính thải bỏ;…
- Ngành chế biến gỗ phát sinh: các loại keo dán, keo dán thải;
găng tay, giẻ lau dính dầu mỡ; mực in, hộp mực in thải,…
- Ngành sản xuất bao bì, nhựa, giấy phát sinh: giẻ lau dính
dầu mỡ; mực in, hộp mực in thải, …
- Ngành dịch vụ phát sinh: bóng đèn huỳnh quang hỏng; giẻ
lau dính dầu mỡ; mực in, hộp mực in thải; ruột bút bi;…
- Ngành công nghiệp khác phát sinh: hóa chất, sơn thải bỏ;
thùng chứa háo chất, sơn thải bỏ vỏ bình gas hỏng; giẻ lau
dính dầu mỡ; mực in, hộp mực in thải; bóng đèn huỳnh quang
hỏng;…
3.3 Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại KCN Quang Châu
3.3.1. Cơ cấu tổ chức KCN Quang Châu
Hiện nay, chủ cơ sở KCN Quang Châu là Công ty Cổ phần khu công nghiệp
Sài Gòn- Bắc Giang, cơ quan chủ quản là Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang
với cơ cấu tổ chức như sau:

Trưởng ban

Phó trưởng ban Phó trưởng ban Phó trưởng ban

Văn Phòng Phòng quản Phòng Phòng Văn Công ty


phòng quản lý Tài quản lý quản phòng phát triển
ban lý đầu nguyên và doanh lý lao đại diện hạ tầng
quản lý tư Môi trường nghiệp động tại KCN (Nguồn:
KCN
Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang)
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức quản lý KCN Quang Châu
Công ty Cổ phần khu công nghiệp Sài Gòn- Bắc Giang có chức năng quản
lý, vận hành KCN Quang Châu theo nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước
Lãnh đạo Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang về các hoạt động của KCN.
17
3.3.2. Hiện trạng công tác phân loại, thu gom, lưu giữ CTR
- Đối với CTR thông thường
CTR thông thường trong KCN Quang Châu bao gồm CTR sinh hoạt của
công nhân viên và CTR công nghiệp thông thường. Hiện tại, KCN Quang Châu
chưa có bãi tập kết chất thải rắn tập trung, do vậy các doanh nghiệp phát sinh
chất thải đều tiến hành ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom vận
chuyển đi và xử lý theo đúng quy định hiện hành.
Đối với chủ cơ sở: Phát sinh từ các hoạt động tại trạm xử lý nước thải
tập trung của KCN Quang Châu, các nguồn CTR phát sinh không lớn, bố trí đặt
02 thùng rác 100 lít tại trạm xử lý nước thải tập trung. Phát sinh từ khu nhà điều
hành, thu gom vào 02 thùng chứa có dung tích 10 lít, đặt trong khuôn viên văn
phòng, nhà điều hành.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, yêu cầu các doanh nghiệp ký hợp
đồng thu gom, xử lý và phải tự chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng rác thải bừa bãi, không đảm bảo vệ
sinh môi trường vẫn còn xảy ra. Đặc biệt là tình trạng chợ tự phát, bán hàng
rong xung quanh khu vực các Công ty trong KCN khiến rác thải bừa bãi gây ô
nhiễm môi trường và gây mất an toàn giao thông.

18
Hình 3.2: Chợ tự phát tại cạnh Công ty TNHH SIFLEX VIỆT NAM
- Đối với CTNH
Công tác phân loại, lưu trữ CTR nguy hại phức tạp hơn vì thành phần, tính
chất các chất thải rất đa dạng, phụ thuộc vào loại hình sản xuất công nghiệp.
Theo thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015, CTNH
được phân loại theo các nhóm nguồn hoặc dòng thải chính bao gồm:
 Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và
than
 Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất
vô cơ
 Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất
hữu cơ
 Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt khác
 Chất thải từ ngành luyện kim và đúc kim loại
 Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thủy tinh
 Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các
vật liệu khác
 Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản
phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thủy tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in
 Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột
giấy
 Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm
 Chất thải xây dựng và phá dỡ (bao gồm cả đất đào từ các khu vực bị ô
nhiễm)
 Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý chất thải, nước thải và xử lý nước
cấp
 Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này)
 Chất thải từ ngành nông nghiệp

19
 Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải
từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải
 Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác
 Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi
chất lạnh và chất đẩy
 Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ
 Các loại chất thải khác
Đối với chủ cơ sở: Đã xây dựng kho chứa CTNH tại khu trạm xử lý nước thải
tập trung có kích thước 4x4m, có biển cảnh cáo, cửa khóa và nền chống thấm.
Cam kết quản lý CTNH theo đúng thông tư số 36/2015/TT-BTNMT. Trước khi
vận chuyển đi xử lý, CTNH được lưu giữ tạm thời theo đúng các tiêu chuẩn về
vệ sinh an toàn môi trường., không để rò rỉ, thất thoát chất thải ra ngoài trong
suốt quá trình lưu giữ, đã đăng kí sổ chủ nguồn thải CTNH.
CTNH tại hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô lớn đã thực hiện
phân loại tại nguồn và lưu giữ riêng theo quy định, hạn chế để lẫn với CTR
thông thường. Chủ cơ sở kết hợp với cơ quan chức năng giám sát hoạt động lưu
giữ, thu gom và xử lý của các nhà máy. Nhiều doanh nghiệp đã đăng kí sổ chủ
nguồn thải CTNH theo quy định.
3.3.2. Hiện trạng công tác vận chuyển, xử lý CTR
- Đối với CTR thông thường: chất thải rắn thông thường phát sinh tại các
cơ sở trong KCN được các cơ sở tự quàn lý và hợp đồng với các đơn vị chức
năng thu gom, vận chuyển xử lý.
- Đối với CTNH: công ty đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Hùng Hưng
môi trường xanh ngày 15 tháng 7 năm 2015 về việc thu gom, vận chyển và xử lý
CTNH.[4]
3.4 Đề xuất nâng cao hiệu quả giải pháp quản lý
3.4.1 Giải pháp quản lý CTR thông thường
+ Quy hoạch, xây dựng bãi tập kết CTR

20
+ Tiến hành thu gom rác thải thường xuyên, lập ra đội thu gom rác bằng chính
nhân lực trong các công ty
+ Cấm họp chợ tại các khu vực xung quanh các công ty, bên đường quốc lộ
+ Tăng cường tuyên truyền, vận động người lao động không mua, bán hàng rong
gây mất an toàn giao thông, không vứt rác thải bừa bãi ra môi trường.
+ Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được quản lý và kiểm soát từ
nguồn thải đến phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý theo quy định.
Theo đó, triển khai thực hiện phân loại CTR công nghiệp đối với tất cả các cơ sở
sản xuất theo 03 nhóm: nhóm tái sử dụng tái chế là nguyên liệu sản xuất, nhóm
tái sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng và nhóm phải xử
lý.
+ Đảm bảo tái sử dụng, tái chế tối đa CTR công nghiệp
+ Đẩy mạnh triển khai sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất, hạn chế phát
thải chất thải ra môi trường.
+ Xây dựng quy định, hướng dẫn kỹ thuật và lộ trình kiểm toán chất thải.
+ Tăng cường năng lực chuyên môn nghiệp vụ trong công tác quản lý CTR cho
các cán bộ quản lý môi trường tại các doanh nghiệp và KCN.
3.4.2 Giải pháp quản lý CTNH
+ Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm cách trường
hợp vi phạm quy định về quản lý CTNH
+ Tăng cường sự chỉ đạo, quản lý doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục
pháp lý về bảo vệ môi trường như: Báo cáo đánh giá tác động môi trường, sổ
chủ nguồn thải CTNH, báo cáo định kỳ...
+ Đề nghị, kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ban Quản lý
các khu công nghiệp tỉnh tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về quản
lý CTNH cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện quy định của pháp luật về
quản lý CTNH.
+ Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc theo dõi, giám sát, kiểm
soát việc thực hiện quy định về quản lý CTNH đảm bảo tính chính xác.

21
+ Tăng cường năng lực chuyên môn nghiệp vụ trong công tác quản lý CTNH
cho các cán bộ quản lý môi trường tại KCN và tại các doanh nghiệp trong KCN.
+ Tăng cường việc tái chế, tái sử dụng CTNH
+ Khuyến khích thu gom, xử lý CTNH liên vùng, liên tỉnh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận
Qua điều tra, nghiên cứu về hiện trạng phát sinh và quản lý CTR tại khu công
nghiệp Quang Châu, bài báo cáo đã rút ra được một số kết luận sau:
- Hiểu được về hiện trạng phát sinh, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải
rắn tại khu công nghiệp Quang Châu, tỉnh Bắc Giang.
- Bước đầu tìm hiểu được về hiện trạng công tác quản lý CTR tại khu công
nghiệp Quang Châu, tỉnh Bắc Giang.
- Hệ thống quản lý CTR tại khu công nghiệp Quang Châu đã phát huy được
hiệu quả. Công tác thu gom và vận chuyển CTR của khu công nghiệp khá tốt.
Tuy nhiên khu công nghiệp chưa áp dụng phân loại CTR tại nguồn.
- Bài báo cáo đã đưa ra một số giải pháp nhằm quản lý CTR tại khu công
nghiệp Quang Châu được tốt hơn. Áp dụng công cụ luật pháp, chính sách, đầu
tư công nghệ mới. Trong đó nhấn manh tầm quan trọng của công tác phân loại
CTR tại nguồn.
- Củng cố và hiểu sâu hơn các kiến thức đã được học trên lớp.
2. Kiến nghị
Do chưa được đi trải nghiệm thực tế nên nhóm em chưa tìm hiểu được
nhiều thông tin, kiến thức xung quanh để viết chuyên đề được sâu và kỹ càng
hơn. Nhóm em hy vọng trong thời gian gần nhất nhóm em sẽ được đi trải
nghiệm thực tế để có thể thu thập được nhiều thông tin, hiểu sâu và kỹ càng hơn.
Đặc biệt sau mỗi chuyến đi thực tế có thể giúp chúng em sau này khi có cơ hội
vào làm tại một cơ quan hay một doanh nghiệp làm việc thì cũng không bị thụ
động.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo số 09/BC-UBND ngày 28/01/2019 của UBND tỉnh Bắc Giang.
Từ
<https://www.bacgiang.gov.vn/documents/20181/7158111/1556851561720_bcu
b-9-2019-50-signed-vp.pdf/df133f4f-042e-4d01-a9d4-c46a15464618 >
2. Bùi Thị Nhung (2014). Luận văn Quản lý chất thải rắn tại thành phố
Hưng Yên. Đại học khoa học tự nhiên, Hà Nội.
3. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. ĐBQH NGUYỄN TẠO
CHẤT VẤN THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO
CHẤT THẢI RẮN. Từ
< https://quochoi.vn/hoatdongdbqh/Pages/home.aspx?ItemID=45035 >.
4. Kết luận thanh tra về bảo vệ môi trường.
Từ<https://bqlkcn.bacgiang.gov.vn/images/
21487/154/001/066/104/5/1540010661045.pdf >.
5. KlandVN. Khu công nghiệp Quang Châu, tỉnh Bắc Giang. Từ
< https://kland.vn/IndustrialPark/khu-cong-nghiep-quang-chau-bac-giang.html >

23

You might also like