Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Câu 1 Âm vị và biến thể âm vị

- Âm vị là đơn vị trừu tượng của hệ thống âm thanh ngôn ngữ, là tổng thể (chúm) những nét
khu biệt được thể hiện đồng thời, là đơn vị nhỏ nhất có chức năng khu biệt vỏ âm thanh của
các từ.
- Để ghi ký hiệu của âm vị, trong ngôn ngữ học, người ta quy ước các ký hiệu phiên âm giữa
2 vạch chéo song song.
- Âm tố là hình thức thể hiện cụ thể của âm vị ở mỗi lần phát âm khác nhau, mỗi tình huống
chu cảnh phát âm khác nhau đó chính là những âm được người nói phát ra và được người nói
phát ra và được người nghe nhận ra bằng thính giác.
- Âm vị là cái được khái quát hóa, cụ thể hóa từ vô vàn âm tố. Ngược lại các âm tố chính là
những biểu hiện những dạng thức hóa cụ thể và riêng biệt trong mỗi lần được phát ra ở âm vị.
- Những âm tố cùng thể hiện một đơn vị là những biến thể của âm vị đó
- Mối tương quan giữa âm tố và âm vị là tương quan giữa cái trừu tượng khái quá với cái cụ
thể.
- Chúng ta nói ra và nghe thấy các âm tố nhưng tri nhận là tri nhận âm vị.
-Âm vị có 2 biến thể là biến thể tự do và biến thể kết hợp
 Biến thể tự do: là những biến thể hiện diện một cách tự do, không bị phụ thuộc, bị chi
phối bởi bất kỳ nhân tố nào. Tính tự do ở đây là tương đối vì mỗi cá nhân chỉ có thể
phát ra một cách tự do trong khuôn khổ mà cộng đồng bản ngữ cho phép và chấp nhân
Nếu vượt qua giới hạn tự do thì sẽ là ngọng là sai
 Biến thể kết hợp: là những biến thể do chu cảnh quyết định. Nó phải như thế về những
âm khác kêt hợp vs nhau bắt buộc phải như thế
- Khi tạo lập bảng chữ cái người ta quy ước chữ cái này thì biểu thị âm vị nào chứ không thể
và không phải là để biểu diễn từ âm tố một.
- Âm vị đoạn tính là các đơn vị hiện diện trong ngữ lưu theo một trật tự thời gian trước sau ko
bao h hiện diện cùng một lúc, hiểu một các đơn sơ thì đoạn tính tức là phân đoạn về mặt thời
gian.
- Có những hiện tượng ngôn ngữ được gọi là âm vị siêu đoạn tính
 Đó là những hiện tượng ngữ âm có chức năng khu biệt từ không khác gì các phụ âm
nguyên âm nhưng khó lòng định vị được chúng trong âm tiết, tức là trước hay sau
nguyên âm ở đầu hay cuối âm tiết.
 Trọng âm, thanh điẹu là những âm vị siêu đoạn tính. Nói đơn giản hơn, siêu đoạn
tính được hiểu là tính chất không phân đoạn về thời gian. Âm vị siêu đoạn tính được
hiểu là tính chất không phân đoạn về thời gian. Âm vị siêu đoạn tính là âm vị không
hiện diện trong ngữ lưu theo trật từ thời gian trước sau so vs âm vị khacs kết hợp vs
nó mà hiện diện đồng thời với các đơn vị siêu đoạn tính khác.
2 Nét khu biệt
- để phân biệt âm vị này với âm vị khác, có nhiều nét đặc trưng nhưng cũng có khi chỉ cần 1
nét khu biệt là đủ. Những nét đặc trưng cấu âm âm học, đảm nhận chứng năng xã hội, phâm
biệt âm vị này với âm vị khác gọi là những nét khu biệt.
- Ngược lại, những đặc trưng cấu âm âm học nào không đảm nhận chức năng xã hội, không
có giá trị phân biệt âm vị này với âm vị khác gọi là đặc trưng không quan yếu về mặt âm vị
học.
- Nét khu biệt và âm vị khác nhau ở chỗ:
Cá nét khu biệt có thể đồng thời xuất hiện
Còn các âm bị là những đơn vị ở bậc cao hơn, không xuất hiện đồng thời.
- Xác định âm vị và các biến thể của âm vị.
 Muốn nghiên cứu, xác lập hệ thống âm bị của ngôn ngữ.Một trong những việc
đầu tiên phải làm trong phân tích âm bị học là phải phân xuất, xác định âm vị
 Phân xuất các âm vị bằng bối cảnh đồng nhất
- Bối cảnh ngữ âm đồng nhất được gọi là một cặp tối thiểu. Cặp tối thiểu là 2 từ
có nghĩa khác nhau , nhưng về mặt ngữ âm, chúng chỉ khác nhau và phân biệt
bằng 1 âm nào đấy
- Bối cảnh ngữ âm đồng nhất là những bối cảnh trong đó chúng cùng đứng
trước hoặc đứng sau những âm khác nhau, nơi chúng xuất hiện phải cùng là
đầu, giữa từ hoặc cuối từ, cùng ở âm tiết có trọng âm hay âm tiết không có
trọng âm
VD: Tốt-Muốt
 Phân xuất các âm vị bằng cách dựa vào bối cảnh đồng nhất thực ra là thực hiện
phép (thủ pháp) giao hoán. Xếp giao hoán được hiểu là sự thay thế một âm này
bằng một âm khác sẽ đem lại một từ khác
=> Kết luận: nếu 2 âm này xuất hiện trong những bối cảnh đồng nhát hoặc tương tự thì 2 âm
đó được coi là những âm vị riêng biệt
Cau 3 Quan hệ cú pháp và phương thức ngữ pháp
3.1 Quan hệ cú pháp
- Quan hệ đẳng lập: quan hệ đẳng lập là quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp giữa các yếu tố
với nhau. Sự bình đẳng thể hiện ở chỗ.
+ Chúng có vai trò như nhau trong việc quyết định đặc điểm ngữ pháp của cả tổ hợp
+ Chúng có khả năng như nhau để làm đại diện cho toàn bộ tổ hợp trong quan hệ với yếu tố
bên ngoài tổ hợp.
+ 4 kiểu quan hệ đẳng lập
 Quan hệ liệt kệ: các yếu tố của một quan hệ liệt kê được nối kết bởi các liên từ:
và , với, cùng …
 Quan hệ lựa chọn
 Quan hệ giải thích : là quan hệ giữa danh từ hay danh ngữ cùng chỉ một đối
tượng trong ngữ pháp truyền thống. Loại quan hệ này được thấy giữa danh từ
hay danh ngữ với đồng vị của nó. Về nguyên tắc có thể dùng từ “là” để xác lập
mối quan hệ đồng nhất giữa 2 yếu tố có quan hệ giải thíc.
 Quan hệ qua lại: các yếu tố của mối quan hệ qua lại thường được nối bởi các
cặp liên từ như: “tuy…nhưng” “vì…nên” “đã…lại”
- Quan hệ chính phụ: là quan hệ những yếu tố không bình dẳng với nhau về mặt ngữ pháp,
theo đó có thành tố đóng vai trò chính (thành tố trung tâm) và thành tố đóng vai trò phụ. Sự
khác nhau giữa hai thành tố
o Thành tố chính phụ, đặc điểm ngữ pháp của toàn bộ tổ hợp
o Chỉ có thành tố chính mới có khả năng đại diện cho toàn bộ tổ hợp trong quan hệ với
một yếu tố bên ngoài tổ hợp.
o Đối với các ngôn ngữ biến hình, trong nhiều trường hợp, hình thái là cơ sở để phân
biệt thành tố chính và thành tố phụ, Thành tố chính là thành tố chi phối thành tố phụ.
o Đối với các ngôn ngữ không biến mình, vấn đề xác định thành tố chính phụ không thể
dựa vào các dấu hiện hình thái như trên được.
- Quan hệ chủ vị: là quan hệ cú pháp giữa 2 thành tố phụ thuộc vào nhau. Đây là quan hệ
thường được thấy giữa 2 thành tố làm nên nòng cốt của một câu đơn theo ngữ pháp truyền
thống.
-Cách phân biệt loại quan hệ cú pháp.
o Quan hệ cú pháp là quan hệ mang tính hình thức.
o Những quan hệ trên đây đều là những quan hệ cú pháp, trước hết mang tính hình thức
và được xác định bằng những tiêu chí hình thức. Cần phân biệt quan hệ cú pháp với
quan hệ ngữ nghĩa (quan hệ logic).
o Cương vị của các yếu tố trong các loại quan hệ cú pháp khác với cương vị của chúng
trên bình diện thông báo.
o Đằng sau các quan hệ cú pháp bao giờ cũng tồn tại những quan hệ ngữ nghĩa nào đó.
- Tiêu chí phân biệt.
o Tiêu chí về khả năng đại diện.
o Đối với tổ hợp đẳng lập: cả 2 thành tố đều có tư cách đại diện cho toàn bộ tổ hợp trong
quan hệ với thành tố bên ngoài tổ hợp.
o Đối với tổ hợp chính phụ: chỉ có thành tố chính mới có tư cách đại diện cho toàn bộ tổ
hợp trong quan hệ với thành tố bên ngoài tổ hợp.
o Đối với tổ hợp chủ vị: không có thành tố nào đủ tư cách đại diện cho toàn bộ tổ hợp
trong quan hệ với thành tố bên ngoài.
- Tiêu chí về chức năng cú pháp.
o Đối với tổ hợp đẳng lập: chức năng cú pháp của các thành tố thuộc tổ hợp này chỉ có
thể được xác định khi ta đặt toàn bộ tổ hợp vào một kết cấu phức tạp hơn.
o Đối với tổ hợp chính phụ: chức năng của thành tố phụ có thể được xác lập ngay, còn
chức năng của thành tố chính chỉ có thể được xác định khi đặt toàn bộ tổ hợp vào một
kết cấu phức tạp hơn.
o Đối với tổ hợp chủ vị: chức năng cú pháp của các thành tố có thể được xác định mà
không cần đặt tổ hợp vào trong một kết cấu phức tạp hơn.
- Tiêu chí về cách đặt câu hỏi.
o Đối với tổ hợp đẳng lập có thể đặt câu hỏi giống nhau đối với các thành tố của tổ hợp.
o Đối với tổ hợp chính phủ chỉ có thể đặt câu hỏi cho thành tố phụ.
o Đối với tổ hợp chủ vị có thể đặt câu hỏi khác nhau cho các thành tố.
- Cách dùng sơ đồ để biểu diễn quan hệ cú pháp trong câu
-Tính tầng bậc của các quan hệ cú pháp trong câu: Các quan hệ cú pháp trong câu thường có
nhiều bậc thể hiện tính tôn ti thứ hạng của chúng. Câu càng dài, càng có nhiều từ thì càng có
nhiều mối quan hệ phân thành nhiều bậc.
- Dùng sơ đồ để biểu thị quan hệ của pháp trong câu.
o Sơ đồ chúc đài (giá nến): Biểu thị một cách trực quan các kiểu quan hệ cú pháp và
tầng bậc của chúng trong câu.
o Sơ đồ hình cây: miêu tả các quan hệ cú pháp từ góc độ phân tích câu.
3.2 Phương thức ngữ pháp
-Phương thức ngữ pháp là biện pháp, cách sử dụng những phương tiện ngữ pháp để thể hiện ý
nghĩa ngữ pháp.
- Các phương thức thường gặp.
 Phương thức phụ tố: Dùng các loại phụ tố nối kết vào đơn vị ngôn ngữ là yếu tố chính
để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của yếu tố chính đó. Phương thức phụ tố là phương thức
được sử dụng rất rộng rãi. Các ngôn ngữ biến hình Ấn Âu và nhiều ngôn ngữ khác
trên thế giới đều có dùng phương thức này.
 Phương thức luân chuyển ngữ âm, phương thức biến tố nội bộ/biến tố bên trong: biến
đổi một bộ phận chính của chính tố bằng những quy luật biến đổi ngữ âm nhất định
để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của chính nó. Phương thức ngữ pháp này thường thấy
được sử dụng trong tiếng ả rập, tiếng anh và một số ngôn ngữ ấn âu khác.
 Phương pháp thay thế căn tố, phương thức thay chính tố: thay đổi hẳn vỏ ngữ âm của
đơn vị ngôn ngữ (thay thế từ căn của đơn vị vốn có bằng một căn tố khác).
 Phương thức trọng âm: thay đổi vị trí của trọng âm để biểu thị và phân biệt ý nghĩa
ngữ pháp của đơn vị ngôn ngữ.
 Phương thức lặp: lặp lại toàn phần hoặc một phần vỏ ngữ âm của chính tố để biểu thị
ý nghĩa ngữ pháp.
-Những hiện tượng lặp nào tạo ra dạng thức mới của từ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của từ
trong hoạt động ngôn ngữ sẽ thuộc phạm vi quan tâm nghiên cứu về biến đổi của hình thái
của từ. Còn hiện tượng lặp nào tạo ra từ mới trên cơ sở từ gốc thì là thuộc phạm vi nghiên cứu
của cấu tạo từ.
o Phương thức hư từ: dùng hư từ kết hợp với từ chứ không phải nối kết liền vào trong
từ để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. Đây chính là phương thức ngữ pháp sử dụng phương
tiện ngoài từ.
o Phương thức trật tự từ: là phương thức dùng các trật tự từ khác nhau để biểu thị ý
nghĩa ngữ pháp.
o Phương thức ngữ điệu: là phương thức dùng các ngữ điệu khác nhau để biểu thị ý
nghĩa ngữ pháp, cụ thể là ý nghĩa tình thái của câu.
Câu 2: Đơn vị cấu tạo từ. Nghĩa của từ.
2.1Đơn vị cấu tạo từ
- Đơn vị cấu tạo.
 Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa và có giá trị về mặt ngữ pháp.
 Hình vị là đơn vị để cấu tạo từ.
 Về mặt chức năng, các hình vị biến đổi hình thái của từ được nối kết vào để:
+ Làm thay đổi dạng thức của từ.
+ Biểu thị mối quan hệ giữa từ này với từ khác trong hoạt động ngôn ngữ.
+ Bảo đảm sự phù hợp về dạng thức giữa từ này với từ khác trong câu.Nhưng chúng
không làm thay đổi bản chất từ vựng của từ, tức là không làm cho từ gốc biến thành một
thứ khác.
- Hình vị phái sinh cấu tạo từ được kết nối vào chính tố hoặc từ gốc để.
 Làm thay đổi bản chất từ vựng và ngữ pháp của từ gốc.
 Làm cho từ đó biến thành một thứ khác.
 Quá trình tạo từ mới trên cơ sở một tới có trước được gọi là quá trình phái sinh
sự phái sinh từ.Từ có trước được gọi là tựa gốc.Từ được tạo ra sau trên cơ sở gốc
được gọi là từ phái sinh.
- Phương thức tạo từ.

 Phương thức ghép:


 Bản chất của nó là ghép các hình vị gốc từ.Lại với nhau.
 Từ được cấu tạo theo phương thức này hầu như có mặt trong tất cả các ngôn ngữ.

- Phương thức phụ gia.Là phương thức nối kết thêm phụ tố và thành tố gốc.
 Phụ gia tiền tố.
 Phụ gia, hậu tố.
 Phụ gia trung tố.
 Phụ gia chu tố.
 Trên thực tế, có khi có hiện tượng phái sinh ngược.Tức là thông thường quá trình phải xinh
phải đi từ động từ sang danh từ, nhưng ở đây quá trình lại đi từ danh từ sang động từ.Tuy vậy,
xét về bản chất thì cách tạo từ mới này cũng thuộc về phương pháp phải sinh phụ gia.
- Phương thức láy.Là phương thức tạo từ mới bằng cách phụ gia một thành tố mới cho thành
tố gốc với điều kiện thành phố mới phải lặp lại một phần hay toàn phần vỏ Ngữ.âm của Thành
tố gốc. –

_ Nhận xét chung với cấu tạo từ.


 Còn có thể có cách khác nữa thì cấu tạo từ.
 Các phương thức tạo sinh từ không hiện diện và hoạt động đồng đều trong mọi ngôn
ngữ

2.2 Nghĩa của từ


- Nghĩa sở chỉ (nghĩa biểu vật): Là mối liên hệ giữa từ và đối tượng, sự vật, hiện tượng mà
từ biểu thị. Mối quan hệ của từ với cái sở chỉ được gọi là nghĩa sở chỉ
Ví dụ: đất, trời, mưa, nắng, nóng, lạnh, ma, quỷ, thánh, thàn, thiên đường, địa ngục,
Ví dụ: “ô” (ngựa ô), “mực” (chó mực), “huyền” (tóc huyền) ... có nghĩa sở chỉ khác nhau.
- Nghĩa sở biểu (nghĩa biểu niệm): Là quan hệ của từ với ý, tức là với khái niệm hoặc biểu
tượng mà từ biểu hiện. Mối quan hệ giữa từ với cái sở biểu gọi là nghĩa sở biểu. Thuật ngữ “ý
nghĩa” dùng để chỉ nghĩa sở biểu
- Cái sở biêủ và cái sở chỉ của 1 từ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên giữa chúng vẫn
có sự khác nhau lớn:
+ Mỗi cái sở biểu có thể ứng với nhiều cái sở chỉ khác nhau
+ Ngược lại, một cái sở chỉ có thể thuộc vào những cái sở biểu khác nhau (VD: cùng 1 ng có
thể là bố, thanh niên, giáo viên, bộ đội,...)
- Nghĩa sở dụng (ngữ dụng): Là quan hệ của từ với ng sử dụng, thể hiện thái độ, cảm xúc
của người sử dụng
- Nghĩa kết cấu (cấu trúc): Là quan hệ giữa từ với những từ khác trong hệ thống từ vựng.
Quan hệ giữa từ này với từ khác thể hiện trên hai trục: trục đối vị (paradigmatical axis) và trục
ngữ đoạn (syntagmatical axis). Quan hệ trên trục đối vị cho ta xác định được giá trị của từ,
khu biệt từ này với từ khác, còn quan hệ trên trục ngữ đoạn cho ta xác định được ngữ trị
(valence) – khả năng kết hợp – của từ
+ Nghĩa sở chỉ + sở biểu có quan hệ với nhận thức hiện thực kết quả
+ Nghĩa sở biểu được hình thành trên cơ sở phương tiện ngôn ngữ có sẵn -> biện pháp NN
thay đổi -> cái sở biểu thay đổi

You might also like