Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

ÔN TẬP QLNN

1. Tại sao phải cải cách nền hành chính? Ở Việt Nam, cần cải cách nền
hành chính như thế nào?
- "Cải cách hành chính là quá trình cải biến có kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu
hoàn thiện một hay một số nội dung của nền hành chính Nhà nước (thể chế, cơ
cấu tổ chức, cơ chế vận hành, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức…) nhằm
xây dựng nền hành chính công đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính hiệu
lực, hiệu quả và hiện đại."
*** Phải cải cách nền hành chính Nhà nước vì những lý do sau đây:
- Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị
trường định hướng XHCN
- Những bất cập còn tồn tại của nền hành chính:
+ Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN chưa được xác định thật rõ và phù hợp; sự phân công, phân
cấp giữa các ngành, các cấp chưa thật rành mạch
+ Hệ thống thể chế hành chính chưa đồng bộ, còn chồng chéo và thiếu thống
nhất; thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp; trật tự, kỷ
cương chưa nghiêm
+ Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc; phương thức quản lý hành
chính vừa tập trung quan liêu lại vừa phân tán, chưa thông suốt; chưa có những
cơ chế, chính sách tài chính thích hợp với hoạt động của các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức làm dịch vụ công
+ Đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều điểm yếu về phẩm chất, tinh thần trách
nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính; phong cách làm việc chậm
đổi mới; tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân còn diễn ra trong một
bộ phận cán bộ, công chức
+ Bộ máy hành chính ở các địa phương và cơ sở chưa thực sự gắn bó với dân,
không nắm chắc được những vấn đề nổi cộm trên địa bàn, lúng túng, bị động
khi xử lý các tình huống phức tạp
+ Chế độ quản lí tài chính không phù hợp với cơ chế thị trường. Việc sử dụng
và quản lí nguồn tài chính công chưa chặt chẽ, lãng phí và kém hiệu quả
- Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế
- Sự phát triển của khoa học-công nghệ
- Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với Nhà nước ngày càng cao

*** Ở Việt Nam, quá trình cải cách nền hành chính cần phải cải cách ở những
nội dung sau:
1. Cải cách thể chế: đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp
luật; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách, trước
hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự công
bằng trong phân phối thành quả của đổi mới, của phát triển kinh tế - xã hội
2. Cải cách thủ tục hành chính: cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành
chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên
quan tới người dân, doanh nghiệp;
3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: rà soát về vị trí, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế hiện có của các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan, tổ chức
khác thuộc bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương. Trên cơ
sở đó điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, sắp xếp lại các cơ
quan, đơn vị nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắp về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; chuyển giao những công việc mà cơ quan
hành chính nhà nước không nên làm hoặc làm hiệu quả thấp cho xã hội, các tổ
chức xã hội, tổ chức phi chính phủ đảm nhận;
4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: Xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản
lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân
thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệu quả;
5. Cải cách tài chính công: động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả
mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục hoàn thiện chính sách và
hệ thống thuế, các chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công; thực hiện cân
đối ngân sách tích cực, bảo đảm tỷ lệ tích lũy hợp lý cho đầu tư phát triển; dành
nguồn lực cho con người, nhất là cải cách chính sách tiền lương và an sinh xã
hội; phấn đấu giảm dần bội chi ngân sách;
6. Hiện đại hóa hành chính: hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông
tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet
2. Ưu điểm, nhược điểm của giá trần, giá sàn
*Giá Trần: Để tránh tình trạng giá cao bất thường đối với 1 số hàng hóa dịch
vụ thiết yếu, chính phủ có thể ấn định giá trần, theo luật giá không được tăng
vượt giá trần đã định
- Ưu điểm: Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng
- Nhược điểm:
+ Lượng cung giảm, lượng cầu tăng so vs trước
+ Tạo ra tình trạng khan hiếm , thiếu hụt hàng hóa trên thị trường
+ Cần cơ chế phân phối hàng hóa và dịch vụ phi giá cả
+ Dễ nảy sinh tiêu cực
*Giá sàn: Để tránh tình trạng giá thấp bất thường đối với 1 số hàng hóa dịch
vụ , chính phủ có thể ấn định giá sàn, theo luật giá không được giảm dưới giá
sàn đã định
- Ưu điểm: Đảm bảo lợi ích cho nhà sx
- Nhược điểm:
+ Lượng cung tăng, lượng cầu giảm so vs trước
+ Tạo ra tình trạng dư thừa hàng hóa trên thị trường

3. Ưu nhược điểm của nền kinh tế thị trường


• Ưu điểm:
- Kinh tế thị trường có khả năng tự động điều tiết nền sản xuất xã hội, tức là tự
động phân bố các nguồn tài nguyên sản xuất vào các khu vực, các ngành kinh tế
mà không cần bất kỳ sự điều khiển từ trung tâm nào.
- Kích thích đổi mới do sức ép cạnh tranh, nhờ đó không ngừng đổi mới công
nghệ, đổi mới quản lý, đổi mới sản phẩm và nâng cao hiệu suất.
- Tự động kích thích sự hợp tác sản xuất, tăng cường chuyên môn hóa sản xuất.
- Lựa chọn cơ cấu kinh tế có hiệu quả hơn, thông qua quá trình sàng lọc, đào
thải của cạnh tranh thị trường.
- Truyền dẫn thông tin, tức là thông qua giá cả, lãi suất, chính sách… chỉ cho
người sản xuất và người tiêu dùng đưa ra các quyết định kinh tế tối ưu.

* Nhược điểm:
- Nền kinh tế này thường chú ý đến các nhu cầu có khả năng thanh toán nhiều
hơn là nhu cầu cơ bản của xã hội.
- Vì mong muốn có được lợi nhuận cao nên kinh tế thị trường thường tìm tới
những hoạt động giao dịch có lãi cao chứ những sản phẩm, dịch vụ không có
nhiều lãi thì không làm nên vấn đề “hàng hóa công cộng” đã bị hạn chế.
- Nền kinh tế thị trường làm nổi cộm lên sự phân biệt giàu nghèo. Có sự phân
chia giữa những người đã giàu thì lại càng nhanh chóng giàu hơn. Người nghèo
thì vẫn nghèo nên có ranh giới rất rõ rệt.
- Bên cạnh việc thúc đẩy cho xã hội tiến bộ hơn thì kinh tế thị trường đôi khi
cũng dẫn tới suy thoái, xung đột và khủng hoảng.
4. Các chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế theo phương hướng tác động
*Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh
- Đảm bảo ổn định chính trị
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế đúng đắn, đầy đủ, đồng bộ,
lớn mạnh tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường hoạt động có hiệu quả.
- Thực thi tốt các chính sách xã hội
+ Chính sách việc làm
+ Chính sách dân số
- Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô
- Xây dựng Dẫn dắt và hỗ trợ những nỗ lực phát triển thông qua các kế hoạch và
chính sách kinh tế, sử dụng có trọng điểm các nguồn tài lực tập trung và lực
lượng dự trữ, phát huy vai trò kinh tế của Nhà nước, khai thông các quan hệ
bang giao và làm chỗ dựa cho các tổ chức và cá nhân trong kinh tế đối ngoại.
- Dẫn dắt và hỗ trợ phát triển là chức năng kinh tế của Nhà nước
* Hoạch định và thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, bảo đảm sự thống
nhất giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội.
- Hoạch định là một quá trình hoạt động nhiều mặt về
xây dựng,điều chỉnh, phối hợp, ban hành, thực hiện, kiểm tra đánh giá các kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm tính đồng bộ, cân đối, tập trung có
mục tiêu và có cơ sở pháp lý nhất định.
-Chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các biện pháp kinh tế, xã hội hoặc các
biện pháp khác mà Chính phủ sử dụng để tác động vào nền kinh tế xã hội nhằm
phát triển đất nước theo những mục tiêu nhất định, trong những thời hạn nhất
định.
-Chức năng hoạch định và thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của quản lý
Nhà nước có tầm cỡ toàn xã hội, có vị trí của một trong những chức năng quan
trọng nhất của quản lý Nhà nước về kinh tế
* Quản lý và kiểm soát việc sử dụng tài sản quốc gia nhằm bảo tồn và phát triển
các tài sản đó
-Phát triển kinh tế ổn định và lâu dài có ý nghĩa hết sức quan trọng.Phát triển
kinh tế phải đi đôi với quản lý và kiểm soát việc sử dụng tài sản quốc gia. Vì
mục tiêu lợi nhuận, các chủ thể kinh tế có thể khai thác tài sản quốc gia một
cách bừa bãi, gây ra hiện tượng tham nhũng tài sản quốc gia. Đây là một vấn đề
cực kỳ quan trọng, vì vậy Nhà nước cần can thiệp để hạn chế mức độ sử dụng
tài sản này ở mức hợp lý.
5. Các phương pháp quản lý Nhà nước về kinh tế
* Phương pháp hành chính:
- K/n: “Phương pháp hành chính trong quản lý Nhà nước về kinh tế là cách thức
tác động trực tiếp của Nhà nước lên đối tượng quản lý thông qua các quyết định
dứt khoát có tính bắt buộc nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong những tình
huống nhất định.”
- Đặc điểm:
+ Mang tính bắt buộc
+ Mang tính quyền lực
Ví dụ: Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó chánh án,
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Phó viện trưởng,kiểm sát viên Viện kiểm
sát nhân dân tối cao
- Hướng tác động:
+ Theo hướng tác động về mặt tổ chức: chủ thể quản lý ban hành các văn bản về
quy mô, cơ cấu, điều lệ hoạt động, tiêu chuẩn nhằm thiết lập, tổ chức và xác
định những mối quan hệ hoạt động trong nội bộ.
+ Theo hướng tác động điều chỉnh hành động của đối tượng quản lý: chủ thể
quản lý đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh hành chính bắt buộc cấp dưới thực hiện
những nhiệm vụ nhất định hoặc uốn nắn kịp thời những lệch lạc, rũi ro có thể
xảy ra
- Tiền đề vận dụng:
Trong quản lý kinh tế, để sử dụng phương pháp hành chính có hiệu quả đòi hỏi
các cấp quản lý phải nắm vững những yêu cầu sau:
+ Các quyết định hành chính phải đảm bảo tính khoa học.
+ Khi sử dụng phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm
của cấp ra quyết định. Mỗi bộ phận, mỗi cán bộ khi sử dụng quyền hạn của
mình phải có trách nhiệm về việc sử dụng quyền hạn đó. Ở cấp càng cao, phạm
vi tác động của quyết định càng rộng,nếu sai thì tổn thất càng lớn. Người ra
quyết định phải chịu trách nhiệm đầy đủ về quyết định của mình.
* Phương pháp kinh tế:
- K/n: Phương pháp kinh tế trong quản lý Nhà nước về kinh tế là phương pháp
tác động gián tiếp vào đối tượng quản lý thông qua lợi ích kinh tế và các đòn
bẩy kinh tế để cho đối tượng quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu
quả nhất trong phạm vi hoạt động
- Đặc điểm:
+ Tác động lên đối tượng quản lý không bằng cưỡng bức hành chính, mà bằng
lợi ích kinh tế, tức là chỉ đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phải đạt được, đưa ra những
điều kiện khuyến khích về lợi ích kinh tế, những phương tiện vật chất có thể sử
dụng để họ tự tổ chức việc thực hiện nhiệm vụ.
+ Các phương pháp kinh tế mang tính lựa chọn và linh động.
- Hướng tác động:
+ Định hướng phát triển chung bằng các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều
kiện thực tế của hệ thống, bằng những chỉ tiêu cụ thể cho từng thời kỳ, cho từng
phân hệ, từng cá nhân của hệ thống.
+ Sử dụng các định mức kinh tế (thuế, lãi suất…), các biện pháp đòn bẩy, kích
thích kinh tế để lôi cuốn, thu hút, khuyến khích các cá nhân và các doanh
nghiệp phát triển sản xuất theo hướng vừa ích nước vừa lợi nhà.
+ Bằng chế độ thưởng phạt vật chất và trách nhiệm kinh tế chặt chẽ để điều
chỉnh hoạt động của các bộ phận, các cá nhân, xác lập trật tự kỹ cương, xác lập
chế độ trách nhiệm cho mọi bộ phận, mọi phân hệ và người lao động trong hệ
thống.
- Tiền đề vận dụng:
+ Để nâng cao hiệu quả việc sử dụng các phương pháp kinh tế phải hoàn thiện
hệ thống các đòn bẩy kinh tế, nâng cao năng lực vận dụng
các quan hệ hàng hóa - tiền tệ, quan hệ thị trường.
+ Áp dụng các phương pháp kinh tế phải thực hiện sự phân cấp đúng đắn theo
hướng mở rộng quyền hạn cho đối tượng cấp dưới.
+ Cán bộ quản lý phải hiểu biết thông thạo nhiều loại kiến thức và phải có nhiều
kinh nghiệm quản lý, đồng thời phải có bản lĩnh tự chủ vững vàng
* Phương pháp giáo dục:
- K/n: Phương pháp giáo dục trong quản lý Nhà nước về kinh tế là cách thức tác
động vào nhận thức và tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác và
nhiệt tình lao động trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Đặc trưng:
+ Phương pháp giáo dục mang tính thuyết phụcTức là làm cho người lao động
phân biệt phải - trái, đúng - sai, lợi- hại, đẹp - xấu, thiện - ác, từ đó nâng cao
tính tự giác làm việc và sự
gắn bó với doanh nghiệp.
- Nội dung:
+ Trang bị tri thức, niềm tin cho người lao động về công việc, nghề nghiệp cũng
như đường lối, chủ trương của doanh nghiệp, của ngành, địa phương, của đất
nước.
+ Làm rõ vị trí, vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của từng người,từng bộ phận
để nâng cao ý thức, trách nhiệm của họ đối với công việc và tổ chức.
+ Cung cấp thông tin đầy đủ, thường xuyên về công việc và tổ chức.
+ Làm tăng ý nghĩa cuộc sống của đối tượng quản lý bằng cách giải quyết tốt
các quan hệ, khiến họ gắn bó với tập thể và sẵn sàng gắn vác mọi trách nhiệm
với hệ thống kể cả trong những lúc khó khăn.Điều này đòi hỏi các nhà quản lý
phải hiểu rõ tâm sinh lý con người
trong giao tiếp, ứng xử.
- Hình thức giáo dục:
+ Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng (sách, báo, đài phát
thanh, truyền hình…)
+ Thông qua các tổ chức đoàn hội, các hoạt động có tính xã hội
+ Tiến hành giáo dục cá biệt
+ Sử dụng các hội nghị tổng kết, hội thi tay nghề, hội chợ triễn lãm
+ Sử dụng các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả…
6.Ưu nhược điểm của các phương pháp QLNN về kinh tế:
* Phương pháp hành chính
- Ưu điểm:
+ Giải quyết vấn đề đặt ra trong quản lý một cách nhanh chóng và dứt điểm.
+ Xác lập trật tự kỷ cương làm việc trong hệ thống
+ Đảm bảo được yếu tố bí mật khi giải quyết các vấn đề thuộc ý đồ của cấp
trên.
- Nhược điểm:
+ Phương pháp hành chính đòi hỏi bộ máy lớn và cồng kềnh.
+ Tạo ra tính thụ động của cấp dưới, triệt tiêu tính tự chủ, tính sáng tạo và tính
trách nhiệm của cấp dưới.
+ Cán bộ quản lý và các cơ quan quản lý Nhà nước nếu thiếu tỉnh táo, say sưa
với mệnh lệnh hành chính thì dễ sa vào tình trạng lạm dụng quyền hành, là môi
trường tốt cho bệnh chủ quan, duy ý chí,quan liêu, các tệ nạn tham nhũng, đặc
quyền đặc lợi… phát sinh.
+ Tạo ra bầu không khí nặng nề, ức chế, đối phó trong tổ chức.
* Phương pháp kinh tế:
- Ưu điểm:
+ Tác động rất nhạy bén, linh hoạt, phát huy được tính chủ động sáng tạo của
người lao động và tập thể lao động.
+ Một biện pháp kinh tế đúng đắn, các lợi ích được thực hiện thỏa đáng thì tập
thể lao động trong hệ thống sẽ quan tâm hoàn thành nhiệm vụ, người lao động
hăng hái sản xuất và nhiệm vụ chung được giải quyết nhanh chóng, có hiệu quả.
+ Là phương pháp quản lý tốt nhất để thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu quả
kinh tế.
- Nhược điểm:
+ Đòi hỏi phải có tiềm lực về kinh tế dẫn đến tốn kém.
+ Tạo ra tâm lý ích kỷ, hẹp hòi, cục bộ, thiện cận trong hệ thống.
+ Dễ phân hóa trong nội bộ.
* Phương pháp giáo dục:
- Ưu điểm:
+ Có tác dụng ổn định và lâu dài.
+ Phát huy tốt trong những trường hợp khó khăn và nguy hiểm.
+ Tạo ra bầu không khí tâm lý lành mạnh trong tổ chức.
- Nhược điểm:
+ Tác động chậm, cầu kỳ, không đảm bảo thực hiện chắc chắn, nên khi sử dụng
vẫn cần phải có kết hợp các phương pháp khác.
+ Phương pháp này yêu cầu người quản lý phải là người có đủ uy tín, có điều
kiện và có thời gian quan tâm chăm sóc, động viên cấp dưới.
7.Vì sao cần phải hiểu và vận dụng QLKT:
*Để thực hiện tốt các chức năng quản lý của Nhà nước về kinh tế,nâng cao hiệu
quả tác động quản lý Nhà nước đối với quá trình vận hành của nền kinh tế, vấn
đề không chỉ đơn thuần là việc lựa chọn phương pháp quản lý phù hợp mà điều
quan trọng hơn là phải vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý. Bởi vì:
- Các quy luật khách quan là một hệ thống, chúng đồng thời tác động lên nền
kinh tế. Phương pháp quản lý với tư cách là cách thức vận dụng tự giác và có
mục đích rõ ràng các quy luật khách quan nên cần được vận dụng tổng hợp.
- Đối tượng quản lý của Nhà nước là hệ thống nền kinh tế quốc dân, bao gồm
một tổng thể các yếu tố và các mối quan hệ phức tạp, hoạt động theo những
động cơ khác nhau. Vì vậy, phải vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp để tác
động vào các đối tượng khác nhau.
- Quản lý xét đến cùng là quản lý con người, mà con người là tổng hòa các quan
hệ xã hội. Vì vậy, phải vận dụng tổng hợp các phương pháp nhằm nâng cao hiệu
quả tác động của chúng.
- Mỗi phương pháp đều có những hạn chế nhất định. Vì vậy, phải vận dụng tổng
hợp các phương pháp quản lý mới có thể giải quyết được nhiệm vụ quản lý một
cách toàn diện.

You might also like