Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Qua truyện Kiều, hãy cho biết thái độ tác giả trước số phận người phụ nữ từ đó

rút ra điều tác giả muốn lên án và điều đó ngày nay còn tồn tại không ?
I - Dẫn dắt mở đầu:
Mở đầu truyện, Nguyễn Du đã viết:

“Trăm năm trong cõi người ta


Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.”

Xúc cảm trong mạch văn ấy biểu lộ nỗi đau đời khôn nguôi, nỗi thương đời vô hạn
do chính cảm nhận chân thực của nhà thơ về cuộc đời. Nguyễn Du không phải là
người ngoài cuộc trong số phận đầy rẫy những bi ai này. Những nỗi đau đời của số
phận người phụ nữ cũng là nỗi đau đời của chính Nguyễn Du. Ông là người quan sát,
người đồng cảm, người cùng chia sẻ, người trong cuộc. Cái tâm thương cảm, đồng
cảm, chia sẻ của Nguyễn Du đã khiến cho triết lý cuộc đời của ông tràn đầy chủ nghĩa
nhân văn.

Do vậy, Nguyễn Du được thừa nhận là đại diện cho tiếng nói của người dân nói
chung và số phận người phụ nữ nói riêng, bởi thơ ông thấm nhuần hơi thở của nhân
dân, phản ánh chính những nỗi niềm, suy tư, mong đợi của người phụ nữ phong kiến.

II - Thái độ của tác giả:


Thái độ Nguyễn Du tới người phụ nữ trong xã hội phong kiến là đề cao thân xác, coi
thân xác là một phạm trù giá trị. Ông luôn trân trọng thân xác của họ, trong sáng tác
của mình ông chú trọng đến bản thân nỗi đau đớn, nhục nhã của việc thân xác con
người bị giày xéo, chà đạp. Ông viết về ngoại hình của họ với sự trân trọng của một
con người, chứ không phải chỉ là sự ngưỡng mộ phàm tục của một nam nhân bình
thường. Đặc biệt, Nguyễn Du ca ngợi tài năng của những người phụ nữ chân yếu tay
mềm này. Có thể thấy, ấn tượng đầu tiên khi đến với các tác phẩm của Nguyễn Du là
những người phụ nữ trong tác phẩm của ông đều đẹp xuất sắc.

Đối với văn học, người phụ nữ thường xuất hiện với chuẩn mực của chân thiện mỹ,
mang trong mình cả những khổ đau và bất hạnh, đau đớn và nước mắt, họ đẹp từ ngoại
hình cho đến phẩm chất. Nhưng những người phụ nữ đẹp là vậy mà lại đáng tiếc hay
họ phải sống trong một xã hội phong kiến thối nát với đầy sự áp bức, bóc lột, bộ máy
quan lại mục ruỗng. Đặc biệt là một xã hội trọng nam khinh nữ đã khiến số phận của
họ càng phải chịu đựng những áp bức, bóc lột cả về thể xác lẫn tâm hồn.

III - Điều tác giả muốn lên án:


Có lẽ, trọng nam khinh nữ là chủ để chính mà Nguyễn Du muốn lên án thông qua
3254 câu Kiều. Trong xã hội ngày xưa, người đàn bà thiếu hẳn nhiều quyền hạn cần
thiết cho sự lựa chọn. Phụ nữ không có quyền được quyết định cho riêng mình cách
sống, cách ứng xử hay làm chủ thân xác và tinh thần của mình, không có thiết chế hay
luật pháp nào bảo vệ cho họ.

Vì bị hạn chế, bị tước đi nhiều quyền lợi cả về vật chất lẫn tinh thần, người phụ nữ
thường có cuộc sống vô định, bếp bênh; phải cam chịu cảnh khốn cùng, ngột ngạt, khổ
đau, tủi nhục. Nhất là khi có những biến cố lịch sử - xã hội xảy ra, như chiến tranh,
binh biến thì người chịu thiệt thòi dai dẳng và lớn nhất không ai khác lại là người phụ
nữ. Điều đáng nói là ở lâu trong sự bó buộc, kìm hãm, trong cái khổ, người phụ nữ dần
có tâm lý tự ti, phụ thuộc, đánh mất niềm tin vào bản thân mình.

Suốt thời kỳ “đêm trường trung cổ” ở Việt Nam, sự thống trị của nam quyền với tính
chất tàn bạo, hà khắc của nó đã gây không ít khốn cùng cho kiếp phận của người phụ
nữ. Số phận người phụ nữ luôn ở thế bị động, phải phụ thuộc hoàn toàn vào người
khác - những gã đàn ông chỉ coi phụ nữ là những trò tiêu khiển, mua vui. Những người
đẹp thời xưa chỉ là công cụ phục vụ cho ham muốn nhục dục của những kẻ lắm tiền,
nhiều của và tham vọng về chính trị của giới chức quyền. Người phụ nữ thản nhiên bị
bắt, bị cướp vào tay các thế lực cầm quyền, xấu xa mà những người thấp cổ bé họng
như họ không cách nào có thể can thiệp được, chỉ còn biết ôm sầu, nuốt hận.

Điều đáng buồn là ngay trong quan hệ vợ chồng thân thiết, người phụ nữ lại bị chính
người chồng của mình bạo hành, ruồng bỏ, phụ bạc, bán đổi, đẩy người vợ đến bước
đường cùng phải chết thảm. Dù có hội tụ bao nhiêu vẻ đẹp hình thức và phẩm chất vừa
vặn với thước đo thẩm mĩ của chế độ phong kiến nhưng người phụ nữ ở đây vẫn phải
nhận lấy kết cục bi thương. Tấn bi kịch của người phụ nữ càng được khắc sâu, nhấn
mạnh khi đối tượng gây ra hậu quả ấy lại là những người chồng từng đầu ấp tay gối.
Từ đây, tiếng nói phê phán hiện thực và tấm lòng cảm thương của Nguyễn Du đã được
biểu hiện một cách mạnh mẽ và sâu sắc.

IV - Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” ngày nay:


Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến ngày xưa đã hiện diện ở
nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại trong lòng người đọc những xót thương tột độ.
Chính vì điều đó, địa vị của người phụ nữ trong xã hội hiện đại ngày càng được đề
cao, được xã hội bảo vệ cả về tính mạng và tinh thần.

Thân phận người phụ nữ là sự thay đổi lớn nhất. Trong xã hội nay, phụ nữ thay vì
không được đi học, ở nhà chăm con, làm việc nhà và phụ thuộc vào chồng, tiếng nói
không có một chút giá trị như thời phong kiến thì giờ đây, họ biết tạo ra của cải, vật
chất, tham gia vào nhiều công việc của xã hội, góp phần xây dựng cải tạo xã hội, xây
dựng vững chắc nền kinh tế ngang bằng nam giới. Người phụ nữ hiện đại nay đã
không còn phải phụ thuộc vào bất kỳ ai, không bị bắt học thuộc tam tòng như một bài
học lọt lòng đối với bất kỳ một cô thiếu nữ nào như trước kia nữa. Họ cũng có những
tiếng nói và địa vị nhất định trong xã hội. Trong đời sống ngày nay, tiếng nói của
người phụ nữ có một giá trị rất to lớn, hòa nhập với xã hội. Họ không phải lúc nào
cũng gọi dạ, thưa bẩm. Họ được tùy ý làm những gì mình muốn, được tự quyết nửa kia
của mình mà không chịu sự chi phối của bất kỳ ai. Đây là một sự phát triển mạnh mẽ
về bình đẳng giới trong xã hội hiện đại. Ngay giờ đây, phụ nữ đã có thể tùy ý làm
những điều mình thích, thể hiện những gì mình muốn, thực hiện ước mơ và khát vọng
của chính mình.

Nét đẹp của người phụ nữ hôm nay được kế thừa các giá trị đẹp của người phụ nữ
Việt Nam truyền thống, chọn lọc, tiếp thu các giá trị đẹp của thời đại. Dù sống trong
xã hội nào tuy có khác nhau về địa vị thì họ vẫn có một điểm chung là cần cù, chăm
chỉ, chịu thương, chịu khó, tần tảo vun vén, chăm sóc cho gia đình, hy sinh và lòng
thủy chung son sắt. Tất cả những đức tính đó giúp họ trưởng thành hơn trong cuộc
sống, có chỗ đứng trong xã hội. Họ không chỉ đẹp về ngoại hình mà cả về nhân cách.
Do vậy, mỗi ai trong số chúng ta đều phải biết yêu thương, trân trọng một nửa kia của
thế giới.

V - Kết thúc:
Vì vậy, qua tác phẩm Truyện Kiều, ta thấy được Nguyễn Du không chỉ thương xót
mà còn thông cảm với số phận của Thúy Kiều. Nếu nói theo ngôn từ của chúng ta hiện
nay, họ là những gái mại dâm bị coi là tội phạm, bị xã hội khinh bỉ, bêu xấu, lên án.
Tuy nhiên, với cách lý giải và ngòi bút tài tình của mình, Nguyễn Du đã cho chúng ta
hiểu và thông cảm với số phận của những người con gái, nạn nhận của tình trạng xã
hội bất công. Họ là những nhân vật điển hình trong hàng vạn những con người như
vậy, không chỉ ở thời đại của ông, mà cả trong thời đại của chúng ta nữa. Thái độ đúng
đắn của mọi người không phải là khinh rẻ, miệt thị họ mà nên thông cảm với hoàn
cảnh éo le, với quá khứ và hiện tại không lấy gì làm tốt đẹp của họ, tìm cách cứu giúp
họ, tạo điều kiện để họ có thể hòa nhập với thế giới của chúng ta để cùng nhau hướng
tới một tương lai tươi sáng. Bởi quan niệm về cuộc đời và thân phận người phụ nữ của
Nguyễn Du qua tác phẩm Truyện Kiều đã góp một sắc thái đặc biệt trong nền triết lý
nhân sinh Việt Nam.

“Đã mang lấy nghiệp vào thân


Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.”

You might also like