Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

PHẦN I, KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TIẾNG VIỆT

1, Bảng tóm tắt kiến thức cơ bản về từ vựng:

Đơn vị bài học Khái niệm Ví dụ

Từ đơn Là từ chỉ gồm một tiếng sông, núi, ăn,...

Từ phức Là từ gồm hai hay nhiều tiếng Quần áo, hợp tác xã...

Từ ghép Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan sách vở, ăn mặc dơ bẩn, mỏi mệt
hệ với nhau về nghĩa

Từ láy Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng lù lù, mù mờ

Thành ngữ Là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩ hoàn chỉnh trắng như vôi, đen như than

Nghĩa của từ Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu
thị

Từ nhiều nghĩa Là từ mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng Công viên này là "lá phổi" của
chuyển nghĩa. thành phố

Hiện tượng Là hiện tượng đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa
chuyển nghĩa của (nghĩa gốc nghĩa chuyển, nghĩa đen, nghĩa bóng)
từ

Từ đồng âm Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa Con ngựa đá con ngựa đá
nhau, không liên quan gì đến nhau

Từ đồng nghĩa Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau quả- trái, mất chết qua đời

Từ trái nghĩa Là những từ có nghĩa trái ngược nhau xấu tốt, ghét thương, cao thấp

Cấp độ khái quát Là nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa tốt (rộng) - độ lượng (hẹp) = tính
của từ của từ ngữ khác (nghĩa rộng, hẹp) từ; bàn (rộng) - bàn gỗ (hẹp) =
danh từ; đánh (rộng) - cắn (hẹp) =
động từ

Trường từ vựng Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa Trường từ vựng chỉ thái độ của
con người: hoài nghi, khinh miệt,
ruồng rẫy, thương yêu, kính mến,...

Từ mượn Là những từ vay mượn nhiều tếng của nước ngoải để biểu thị tivi, cát sét, amly, ô tô,...
sự vật, hiện tượng, đặc điểm... mà tiếng Việt chưa có từ thật
thích hợp để diễn đạt

Từ Hán Việt Là những từ gốc Hán được phát âm thao cách của người Việt phi cơ, hỏa xa, chiến đấu,...

Thuật ngữ Là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được bán kính, bánh đà,...
dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ

Biệt ngữ xã hội Là từ ngữ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định cớm (công an), phao (tài liệu),
trúng tủ (học trúng bài thi)

Từ tượng hình Là từ ngữ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ trạng thái của sự vật lom khom, ngoằn ngoèo, tí xíu,...

Từ tượng thanh Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người róc rách, đì đùng, khe khẽ,...

So sánh Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét hiền như đất, nặng như chì, khôn
tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt như cáo

Ẩn dụ Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng Uống nước nhớ nguồn; Ăn cây nào
khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm rào cây ấy...

Nhân hóa Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn Từ đó, lão miệng, bác tai, cô mắt,
được dùng để tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên cậu tay, cậu chân lại thân mật
gần gũi sống với nhau

Nói quá Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự Cây đồng đang buổi ban trưa Mồ
vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng hôi thánh thót như mưa ruộng cày
sức biểu cảm

Nói giảm, nói Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, Các từ đi, về, qua đời, mất, khuất
tránh tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, thô tục, núi, từ trần... nói về cái chết, tránh
thiếu lịch sự... gây cảm giác đau buồn

Liệt kê Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn Chiều chều lại nhớ chiều chiều
đạt được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau Nhớ nồi cơm nguội nhớ niêu nước
của thực tế, tư tưởng, tình cảm chè

Điệp ngữ Là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bậc ý, gây Một canh, hai canh, lại ba canh -
cảm xúc mạnh Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng
lành

Chơi chữ Là lợi dụng đặc điểm về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái Con cá đối nằm trong cối đá
dí dỏm, hài hước... làm cho câu văn hấp dẫn, thú vị

2, Bảng tóm tắt kiến thức cơ bản về ngữ pháp:


Đơn vị bài học Khái niệm Ví dụ

Danh từ Là những từ chỉ người,sự vật, hiện tượng, khái niệm bàn, ghế, quần, áo, sách

Động từ Là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ hành động, trạng thái của sự vật. Học tập, nghiên cứu, hao
mòn..

Tính từ Là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ đặc điểm, tính chất. Xấu, đẹp, vui, buồn...

Số từ Là những từ chỉ số lượng hoặc số thứ tự. Một, hai, ba, thứ nhất, thứ
hai..

Đại từ Là những từ dùng để thay thế cho người, sự vật, hoạt động, tính chất Tôi, nó, thế, ai, gì, vào, kia,
được nói đến hoặc dùng để hỏi. này, đó..

Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, Của, như, vì...nên
nhan quả.... giữa các bộ phận của câu, các câu, các đoạn văn.

Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều một cách khái quát. Vài, mấy..

Chỉ từ là những từ dùng để chỏ vào sự vật xác định sự vật theo các vị trí Này, nọ, kia...
không gian thời gian.

Phó từ là những từ chuyên đi kèm để bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ Đã, đang, sẽ, không..

Trợ từ là các từ chuyên đi kèm các từ ngữ khác để nhấn mạnh hoặc để nêu ý những, có, chính đích,
nghĩa đánh giá sự vật, sự việc được các từ ngữ đó biểu thị. ngay,...

Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc a, ái, ôi, ô hay, than ôi, trời
dùng để gọi đáp. ơi, này, ơi, vâng , dạ ..

Tình thái từ là những từ dùng để tạo các kiểu câu phân loại theo mục đích nói. A! Ôi!

Thành phần Là những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo Mưa / rơi.
chính của câu hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn (CN- VN).
Súng/ nổ.

Thành phần phụ Là những thành phần không bắt buộc phải có mặt trong câu (như trạng
của câu. ngữ..)

Thành phần biệt Là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu
lập. (tình thái, cảm thán, gọi – đáp, phụ chú).

- Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người
nói đối với sự việc được nói đến trong câu. - chắc chắn, chắc hẳn, chắc
là, có vẻ, hình như..
- Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói
(vui, buồn, mừng, giận,...). -Trời ơi! Chỉ còn có năm
phút.
- Thành phần gọi – đáp: được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ
giao tiếp. -Vâng, mời bác và cô lên
chơi.
Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội
dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường đặt giữa hai dấu - Lúc đi, đứa con gái đầu lòng
gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch của anh- và cũng là đứa con
ngang với một đấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt duy nhất của anh, chưa đầy
sau dấu hai chấm. một tuổi.

Khởi ngữ. Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến Quyển sách này, tôi đã đọc
trong câu. rồi.

Câu đơn Câu đơn là câu có một cụm C-V là nòng cốt. Ta hát bài ca tuổi xanh

C V

Câu đặc biệt Là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ Gió. Mưa. Não nùng.

Câu rút gọn Là câu mà khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu - Anh đi với ai?
nhằm thông tin nhanh, tránh lặp từ ngữ. - Một mình!

Câu ghép Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo Gió càng thổi mạnh
thành. Mỗi cụm C – V được gọi là một vế câu.
C V
Có hai cách nối các vế câu:
thì biển càng nổi sóng
- Dùng các từ có tác dụng nối:
C V
+ Nối bằng một quan hệ từ: và, rồi, nhưng, còn, vì..

+ Nối bằng một cặp quan hệ từ: vì … nên (cho nên) ….,

+ Nối bằng một cặp phó từ (vừa … vừa ..; càng … càng), đại
từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng) ( ai …nấy, gì …
ấy, bao nhiêu ….bấy nhiêu)

- Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu
cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

Mở rộng câu Là khi nói hoặc viết có thể dùng cụm C-V làm thành phần câu  CN Hoa nở  Những đóa hoa
có C-V, TN có C-V, BN có C-V, ĐN có C-V, TN có C-V. đầu mùa đã nở rộ.

Chuyển đổi câu. Là chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại) ở mỗi Mèo bắt chuột  Chuột bị
đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn mèo bắt.
thống nhất.

Câu cảm thán Là câu có những từ ngữ cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc Than ôi! Thời oanh liệt nay
của người nói (người viết): xuất hiện trong ngôn ngữ giao tiếp và còn đâu!
ngôn ngữ văn chương.
Câu nghi vấn Là câu có những từ nghi vấn, những từ nối các vế có quan hệ lựa -Sớm mai này bà nhóm bếp
chọn. Chức năng chính là để hỏi, ngoài ra còn dùng để khẳng định, lên chưa?
bác bỏ, đe dọa...

Câu cầu khiến Là câu có những từ cầu khiến hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để ra Xin đừng hút thuốc!
lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo..

Câu phủ định Là những câu có từ phủ định dùng để thông báo, phản bác.. Nó không ăn cơm.

Liên kết câu và -Các câu (đoạn văn) trong một văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau
liên kết đoạn văn về nội dung: tập trung làm rõ chủ đề, sắp xếp theo trình tự hợp lý.

-Sử dụng các phương tiện liên kết (từ ngữ, câu) khi chuyển từ câu này
(đoạn văn này) sang câu khác (đoạn văn khác) để nội dung, ý nghĩa
của chúng liên kết chặt chẽ.
-Kế đó.. mặt khác, ngoài ra,
ngược lại, bên cạnh đó..

Nghĩa tường minh -Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ Trời ơi! Chỉ còn có năm phút.
và hàm ý ngữ trong câu.

-Hàm ý là phần thông báo tuy không diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ
trong câu nhưng có thể xảy ra ở những từ ngữ ấy.

Cách dẫn trực Là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của một người hoặc nhân
tiếp vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

Cách dẫn gián Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh
tiếp cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

Hành động nói Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định
(hỏi, trình bày, điều khiển, báo tin, bộc lộ cảm xúc..).

Dấu chấm lửng - Tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng tương tự chưa liệt kê
hết.
- Thể hiện lời nói bị ngắt quãng, ngập ngừng, bỏ dở.
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện
của một nội dung hài hước, châm biếm, bất ngờ..

Dấu ngoặc kép - Trích dẫn lời dẫn, lời nói trực tiếp
- Đánh dấu tên tác phẩm
- Đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
1. Phương châm hội thoại về LƯỢNG
- Khi giao tiếp, nội dung của lời nói phải KHÔNG THỪA, KHÔNG THIẾU, đáp ứng
được yêu cầu của cuộc giao tiếp.
 Khi nói THỪA, hoặc THIẾU thông tin, thì đã VI PHẠM PHƯƠNG CHÂM VỀ
LƯỢNG.
2. Phương châm về CHẤT
- Khi giao tiếp, đừng nói những điều MÌNH KHÔNG TIN LÀ ĐÚNG, HOẶC
KHÔNG CÓ BẰNG CHỨNG XÁC THỰC.
 Khi nói những điều sai sự thật NÓI DỐI, những điều MÌNH KHÔNG TIN,
KHÔNG CÓ BẰNG CHỨNG  VI PHẠM PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT.
3. Phương châm Quan hệ
- Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài, KHÔNG NÓI LẠC ĐỀ
 NÓI LẠC ĐỀ, NÓI CHUYỆN KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ GIAO
TIẾP  VI PHẠM PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ.
4. Phương châm CÁCH THỨC
- Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói MƠ HỒ.
 NÓI MƠ HỒ, không rõ ràng, KHÓ HIỂU, nói lòng vòng  VI PHẠM PHƯƠNG CHÂM
CÁCH THỨC.
5. Phương châm LỊCH SỰ
- Khi giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác
 NÓI CỘC LỐC, XƯNG HÔ KHÔNG ĐÚNG VỚI QUY ĐỊNH XÃ HỘI  VI
PHẠM PHƯƠNG CHÂM LỊCH SỰ.

CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP

- Cách dẫn trực tiếp là NHẮC LẠI NGUYÊN VĂN lời nói hay ý nghĩ.
+ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT:
. Đó là LỜI NÓI, Ý NGHĨ CỦA CON NGƯỜI, NHÂN VẬT..
. PHẢI ĐƯỢC ĐỂ TRONG NGOẶC KÉP.
- Tác dụng của việc sử dụng lời dẫn trực tiếp:
+ Trích dẫn NGUYÊN VĂN lời nói, ý nghĩ..
 Phản ánh chân thực suy nghĩ, tình cảm gì…(phù hợp với đoạn trích, chủ đề)
của chính người nói.ik
Ví dụ: Việc trích dẫn trực tiếp lời chị Thao “Hơn nghìn khối” phản ánh chính
xác cụ thể lòng dũng cảm, sự bình tĩnh, gan dạ, tinh thần trách nhiệm với công
việc của chị.
 Phản ánh SỰ GHI NHỚ, TÌNH CẢM của nhân vật với người nói ra câu nói
được trích.
Ví dụ như bài “Bếp lửa” , người cháu trích dẫn nguyên văn lời dặn của bà “Bố
ở chiến khu… bình yên”  phản ánh sự ghi nhớ không thể nào quên, lòng
kính yêu, biết ơn của cháu với bà trong hoàn cảnh giặc đốt làng, bà là chỗ dựa
tinh thần vững chãi cho con cho cháu, là hậu phương vững chắc..
- Cách dẫn gián tiếp là KHÔNG CẦN NHẮC LẠI NGUYÊN VĂN, KHÔNG CẦN
CHÍNH XÁC TỪNG CHỮ, CHỈ CẦN ĐẢM BẢO NỘI DUNG lời nói hay ý
nghĩ.
+ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT:
. Việc nhắc lại không chính xác từng từ.
. KHÔNG ĐƯỢC ĐẶT TRONG DẤU NGOẶC KÉP, thường bắt đầu bằng từ
“rằng”.
ĐẶC BIỆT CHÚ Ý: KHI THỰC HIỆN LỜI DẪN TRỰC TIẾP TRONG ĐOẠN
VĂN: CHỈ GẠCH CHÂN PHẦN LỜI DẪN TRONG NGOẶC KÉP, KHÔNG
GẠCH THỪA, GẠCH THIẾU
KHI THỰC HIỆN LỜI DẪN GIÁN TIẾP TRONG ĐOẠN VĂN: CHỈ GẠCH
CHÂN PHẦN LỜI DẪN SAU CHỮ “RẰNG” CHO TỚI HẾT LỜI DẪN,
KHÔNG GẠCH THỪA, KHÔNG GẠCH THIẾU.
CÁCH CHUYỂN LỜI DẪN TRỰC TIẾP THÀNH LỜI DẪN GIÁN TIẾP:
. Bỏ ngoặc kép
. Đổi đại từ nhân xưng nếu cần
. Thêm chữ “rằng” đằng trước lời dẫn
Ví dụ lời dẫn trực tiếp câu nói của người bà trong bài thơ “Bếp lửa”: “Mày
có viết thư chớ kể này kể nọ/ Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên”
- Đổi đại từ nhân xưng: Mày  Cháu
- Bỏ ngoặc kép + thêm từ “rằng”:
Người bà dặn RẰNG cháu có viết thư chớ kể này kể nọ, cứ bảo ở nhà vẫn được
bình yên.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG


Nghĩa gốc  phát triển thêm nghĩa  phương thức ẩn dụ, hoán dụ (nghĩa
chuyển)
Ví dụ: chân mây mặt đất../ Đầu súng trăng treo.

ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM

CÁC PHÉP LIÊN KẾT CÂU TRONG VĂN BẢN


Các phép liên kết câu dùng để liên kết các câu trong 1 đoạn văn, 1 văn bản  đảm bảo tính thống nhất
về mặt nội dung của 1 đoạn văn, 1 văn bản.
- Phép nối: Nối câu bằng quan hệ từ.
Dùng quan hệ từ “Và” hoặc “Nhưng” đứng đầu câu. Gạch chân chữ Và hoặc Nhưng.

Ví dụ: Hai phó từ “cạnh bên” gần nghĩa được đặt cạnh nhau càng khẳng định vẻ đẹp của tình
đồng chí đồng đội, sát cánh bên nhau trong giờ phút “chờ giặc tới”. Và chỉ với một động từ
“chờ”, Chính Hữu đã dựng nên bức tượng bằng thơ trong tư thế chủ động của người lính thời
kỳ kháng chiến chống Pháp.

Chú thích: ___: phép nối

- Phép lặp: lặp lại 1 từ, 1 cụm từ ở 2 câu (thường là liên tiếp nhau, hoặc cách quãng
câu)
- Lặp từ Tác giả ở hai câu liên tiếp nhau, chỉ gạch chân từ Tác giả
Ví dụ: Tác giả đã sử dụng lời dẫn trực tiếp để nhắc lại y nguyên lời dặn của bà năm nào. Bao
nhiêu năm đã trôi qua, tác giả vẫn nhớ như in từng lời dặn của bà. Từ đó, ta thấy được tình yêu,
lòng biết ơn của nhà thơ đối với người bà.
Chú thích: ___: phép lặp
- Phép thế: dùng 1 từ ở câu sau để thay thế cho 1 từ ở câu đằng trước.
Câu trước gạch chân tên tác giả, câu sau gạch từ “tác giả”.
Ví dụ: Bằng Việt đã sử dụng lời dẫn trực tiếp để nhắc lại y nguyên lời dặn của bà năm nào. Bao
nhiêu năm đã trôi qua, tác giả vẫn nhớ như in từng lời dặn của bà. Từ đó, ta thấy được tình yêu, lòng
biết ơn của nhà thơ đối với người bà.
Chú thích: ___: phép thế

SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN
BẢN THUYỂT MINH
1. Các loại phương thức biểu đạt:
a. PTBĐ TỰ SỰ:
- Khi đọc đoạn trích/ văn bản thấy có các NHÂN VẬT, SỰ KIỆN, SỰ VIỆC nối tiếp nhau,
dẫn đến KẾT THÚC, nêu lên Ý NGHĨA (bài học).
- Có thể tìm thấy nhiều câu trần thuật, các từ dùng để kể, tự sự như: hồi, lúc, khi..
- Với các văn bản văn xuôi- truyện, được học trong chương trình Ngữ Văn: PTBĐ thường là
TỰ SỰ.
- Hay được trích từ “Quà tặng cuộc sống, Hạt giống tâm hồn”.
- Thường có kết hợp với PTBĐ nghị luận, do tự sự hay nêu lên bài học, hoặc PTBĐ biểu
cảm, do tự sự hay gắn liền với cảm xúc.
- VD: Truyện ngắn Làng - Kim Lân, Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Chiếc lược Ngà-
Nguyễn Quang Sáng, Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê
- Lưu ý: cũng có những văn bản THƠ có yếu tố TỰ SỰ, khi có câu chuyện nhỏ bằng thơ,
nhưng TỰ SỰ chỉ là PTBĐ thứ yếu, bổ sung cho PTBĐ BIỂU CẢM.
- Ví dụ: Bếp lửa – Bằng Việt, Ánh trăng – Nguyễn Duy  PTBĐ: biểu cảm kết hợp với tự
sự.
- Duy nhất TRUYỆN THƠ NÔM (truyện Kiều): PTBĐ là TỰ SỰ.
LƯU Ý với ngữ liệu ngoài, đề bài có thể thường chọn những đoạn truyện kiểu Hạt giống
tâm hồn, nêu lên 1 bài học  TỰ SỰ

b. PTBĐ MIÊU TẢ
- Tái hiện lại HÌNH ẢNH của sự vật, hiện tượng, con người..
- Dấu hiệu nhận biết: không có sự kiện, không có sự việc nối tiếp nhau, mà chỉ tập
trung miêu tả hình ảnh, sử dụng nhiều tính từ, biện pháp so sánh..
c. PTBĐ BIỂU CẢM
- Biểu cảm là bộc lộc cảm xúc, thái độ, suy nghĩ, tình cảm
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Biểu cảm trực tiếp: ôi, chao ôi, tiếc thay, than ôi, trời ơi, tôi yêu, tôi nhớ, tôi quên
sao được, tôi nghĩ, tôi hình dung..
+ Biểu cảm gián tiếp: thông qua một câu chuyện nhỏ, hoặc thông qua miêu tả nhưng
lại để làm nổi bật tình cảm, biện pháp so sánh..
 MỤC ĐÍCH CUỐI CÙNG của văn bản biểu cảm là BỘC LỘ CẢM XÚC.
- Thường được trích từ các bài tản văn, ký, bút ký..
- Các tác phẩm thơ: BIỂU CẢM (trừ truyện thơ Nôm)
d. PTBĐ NGHỊ LUẬN
- Mục đích cuối cùng của văn bản nghị luận là THUYẾT PHỤC người đọc người
nghe, nên văn bản nghị luận thường có DẪN CHỨNG, LÝ LẼ, LẬP LUẬN,
LUẬN ĐIỂM rõ ràng.
- Thường dùng nhiều câu có từ “là” (để giải thích), hoặc dùng nhiều câu cầu
khiến (thuyết phục kêu gọi).
- Các văn bản NHẬT DỤNG trong chương trình lớp 9 thường có PTBĐ là nghị luận
e. PTBĐ THUYẾT MINH
- Mục đích cuối cùng là GIỚI THIỆU một cách toàn diện từ nguồn gốc, đặc điểm, cấu
tạo, tác dụng..về sự vật, hiện tượng, đối tượng..
- Thường gặp ở các văn bản minh họa trong các bài học về văn bản thuyết minh trong
sgk 9

2. Xét ví dụ: văn bản “Hạ Long - Đá và NƯỚC”

KHỞI NGỮ

- Khái niệm: là thành phần câu ĐỨNG TRƯỚC CHỦ NGỮ (thường đứng đầu câu)
ĐỂ NÊU LÊN CHỦ ĐỀ ĐƯỢC NÓI ĐẾN TRONG CÂU.
- Cấu tạo: Thường THÊM các QUAN HỆ TỪ đứng trước: Về, với, đối với..
 Các quan hệ từ không thuộc khởi ngữ.
 KHI THỰC HIỆN YÊU CẦU NGỮ PHÁP TRONG ĐOẠN VĂN, KHÔNG
GẠCH CHÂN QUAN HỆ TỪ.
Ví dụ: Về nghệ thuật, tác giả đã…
- Tác dụng: nêu lên và nhấn mạnh chủ đề chính của câu.

CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP


- Khái niệm: Các thành biệt lập là THÀNH PHẦN PHỤ (chỉ có CN- VN là thành phần
chính), đứng riêng biệt, độc lập trong câu, nếu loại bỏ thành phần biệt lập thì không
ảnh hưởng đến cấu trúc câu, chỉ mất đi phần ý nghĩa mà thành phần biệt lập ấy bổ
sung.
- Các thành biệt lập:
+ Thành phần TÌNH THÁI: bổ sung tình cảm và thái độ, cách nhìn của người nói với
sự việc được nói trong câu: Hình như, có lẽ – cái nhìn mơ hồ, chắc chắn, tất nhiên- cái
nhìn chính xác..
Khi THỰC HIỆN YÊU CẦU NGỮ PHÁP TRONG ĐOẠN VĂN: CHỈ GẠCH CHÂN
CÁC TỪ “có lẽ, hình như, chắc chắn, tất nhiên..).
+ Thành phần CẢM THÁN: bổ sung tâm lý cảm xúc của người nói: Ôi,..Trời ơi,…
Thành biệt lập cảm thán thường đứng đầu câu, ngăn cách với các thành phần chính
bởi dấu phẩy.
Ví dụ: Ôi, tình cảm của anh Sáu với bé Thu mới sâu nặng làm sao.
Khi THỰC HIỆN YÊU CẦU NGỮ PHÁP TRONG ĐOẠN VĂN: CHỈ GẠCH CHÂN
CÁC TỪ “ôi, trời ơi, hỡi ơi..”
+ Thành phần PHỤ CHÚ: bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu. Thường đứng
giữa hai dấu gạch ngang, 2 dấu phẩy, 2 dấu ngoặc đơn, hoặc giữa 1 dấu gạch ngang và
1 dấu phẩy, có lúc đặt sau dấu hai chấm (ít xảy ra).
+ Khi THỰC HIỆN YÊU CẦU NGỮ PHÁP TRONG ĐOẠN VĂN: CHỈ GẠCH CHÂN
thành phần NẰM GIỮA giữa hai dấu gạch ngang, 2 dấu phẩy, 2 dấu ngoặc đơn, hoặc
giữa 1 dấu gạch ngang và 1 dấu phẩy.
Ví dụ: Khổ hai bài thơ “Nói với con” (Y Phương) là lời cha nói với con về những phẩm
chất tốt đẹp của người đồng mình.
- Thành phần GỌI ĐÁP: là các từ, cụm từ đứng đầu câu để BẮT ĐẦU, TẠO LẬP, DUY
TRÌ quan hệ giao tiếp: Này, ê, bạn ơi, thưa ông, bố ạ..

LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN

- LIÊN KẾT: kết lại với nhau từ nhiều thành phần, là GẮN CHẶT, NỐI
LIỀN với nhau.
- Có 2 loại liên kết: NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC.
+ NỘI DUNG: Các câu, các đoạn văn đều hướng về CHỦ ĐỀ CHUNG của
văn bản.
Các câu, các đoạn văn phải được SẮP XẾP THEO MỘT
TRÌNH TỰ HỢP LÝ (liên kết logic)
+ HÌNH THỨC: phép nối, phép lặp, phép thế, phép liên kết trái nghĩa,
đồng nghĩa, liên tưởng.
 Tác dụng của phép liên kết câu, liên kết đoạn LUÔN LUÔN LÀ: LIÊN
KẾT, NỐI LIỀN, ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CHUNG
CỦA các câu văn, ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN.
 Khi đề bài yêu cầu chỉ ra tính liên kết của một đoạn văn/ văn bản: PHẢI
CHỈ RA CẢ SỰ LIÊN KẾT VỀ MẶT NỘI DUNG LẪN HÌNH THỨC:
+ Nội dung: Chỉ ra văn bản/ đoạn trích đó các câu, các đoạn đều hướng về
CHỦ ĐỀ CHUNG nào?
Chỉ ra trình tự của các câu văn, đoạn văn (ví dụ trình tự THỜI
GIAN, KHÔNG GIAN, NHÂN QUẢ..)
+Hình thức: TRƯỚC HẾT TÌM PHÉP NỐI, LẶP, THẾ. Sau đó kiểm tra
phép liên kết đồng nghĩa trái nghĩa.
- Phép nối: Tìm những từ (thường là quan hệ từ, đứng đầu câu, đầu đoạn
văn) làm nhiệm vụ liên kết, nối giữa các câu, các đoạn với nhau. Hoặc tìm
1 câu đứng đầu một đoạn văn làm nhiệm vụ nối kết, chuyển ý giữa 2 đoạn
văn với nhau.
+ Thực hiện trong đoạn văn: “Nhưng,..” hoặc “ Và,…”
- Phép lặp: tìm những từ, hoặc cụm từ được lặp lại đã có trong câu trước, ở
câu văn đứng sau.
+ Thực hiện trong đoạn văn: lặp lại từ “tác giả” ở 2 câu liên tiếp nhau, và
gạch chân HAI TỪ “TÁC GIẢ” ĐÓ Ở CẢ 2 CÂU.
- Phép thế: Tìm ở những câu đứng sau các từ, cụm từ có tác dụng thay thế
cho từ ngữ đã sử dụng ở câu trước.
+ Thực hiện trong đoạn văn: sử dụng ở câu trước tên tác giả, ở câu sau
dùng từ “tác giả” để thay thế cho tên tác giả ở câu trước. Gạch chân cả tên
tác giả lẫn từ “tác giả” ở 2 câu.
Ví dụ: Trong bài thơ “Nói với con”, Y Phương đã nói với con về những cội
nguồn sinh dưỡng thiêng liêng. Tác giả đã sử dụng một loạt những câu thơ
có hình ảnh giản dị mộc mạc..
- Phép liên kết đồng nghĩa, trái nghĩa: Sử dụng ở câu đứng sau những TỪ
ĐỒNG NGHĨA, TRÁI NGHĨA với những từ đã có ở câu đằng trước.
- Thực hiện trong đoạn văn:
+ Đồng nghĩa: dùng một trong các cặp từ đồng nghĩa ở 2 câu liên tiếp
nhau: “nhà thơ”- “thi nhân”, “bài thơ – thi phẩm”, “nhà văn – văn
nhân”, “ca ngợi – ngợi ca”.
+ Trái nghĩa: ÍT YÊU CẦU TRONG ĐOẠN VĂN.
- Phép liên kết liên tưởng: dùng 2 hoặc nhiều từ ở các câu liên tiếp nhau
thuộc cùng 1 trường từ vựng, 1 trường liên tưởng.
- Ví dụ: khi phân tích bài “Đồng chí”, ta có thể sử dụng các từ “chiến tranh,
phục kích, hy sinh” ở những câu liên tiếp nhau, và gạch chân những từ
này.

NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

- TƯỜNG MINH: RÕ RÀNG, SÁNG RÕ  Nghĩa tường minh là nghĩa


được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, đọc hiểu ngay, không cần tư
duy, suy luận.
- HÀM Ý: là có ý BAO HÀM, ẨN CHỨA, KHÔNG RÕ RÀNG  Nghĩa hàm
ý là loại ý KHÔNG ĐƯỢC DIỄN ĐẠT TRỰC TIẾP BẰNG TỪ NGỮ
TRONG CÂU, mà phải suy luận, tư duy từ những từ ngữ ấy.
Ví dụ:
“ Con ơi tuy thô sơ da thịt/ Lên đường/ Không bao giờ nhỏ bé được/ Nghe
con.”
 Lớp nghĩa hàm ý được suy ra từ các cụm từ “thô sơ da thịt, lên đường,
nhỏ bé”  mộc mạc, giản dị, còn khó khăn  trưởng thành, bước đi trên
đường đời  Không nhỏ bé về ý chí, tâm hồn..

CÂU GHÉP ĐẲNG LẬP, CÂU GHÉP CHÍNH PHỤ

Viết câu ghép ngắn gọn, 2 chủ ngữ khác nhau.

- Câu ghép đẳng lập: KHÔNG SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ


C1- V1, C2- V2
Ví dụ: Thúy Kiều// là chị, em// là Thúy Vân.
- Câu ghép chính phụ: SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ.
VÌ C1- V1, NÊN C2- V2

CỤM DANH TỪ
Từ chỉ toàn thể (tất thảy, hết thảy, tất cả..) + số từ / lượng từ + DT chỉ đơn
vị (con, cái..) + DT trung tâm + từ / cụm từ bổ sung ý nghĩa cho DT + chỉ từ (này,
nọ kia ấy..)
Ví dụ: Tất cả những con mèo béo rụng lông ghẻ lở màu xanh ấy.

CỤM TÍNH TỪ / CỤM ĐỘNG TỪ


Phó từ + ĐT/ TT + từ/ cụm từ bổ sung ý nghĩa cho ĐT/ TT (mỗi cụm ĐT TT là 1
VN trọn vẹn).
Lên đường  cụm ĐT
Không bao giờ nhỏ bé được  cụm TT

CÂU ĐẶC BIỆT VÀ CÂU RÚT GỌN: đều không cấu tạo theo mô hình CN – VN,
câu rút gọn khôi phục được thành phần bị rút gọn (trừ trường hợp dùng chỉ
chung cho tất cả mọi người như trong các câu tục ngữ), câu đặc biệt KHÔNG
KHÔI PHỤC ĐƯỢC.

- Tác dụng câu rút gọn: ngắn gọn, thông tin nhanh, tránh lặp từ.
- Tác dụng câu đặc biệt:
+ Gọi đáp
+ Bộc lộ cảm xúc
+ Thông báo sự tồn tại và xuất hiện của sự vật hiện tượng..
+ Thông báo địa điểm, thời gian, nơi chốn (Trường hợp trạng ngữ được
tách thành câu riêng).

You might also like