Dàn Bài KLTN

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM SOÁT INK TRAPPING VÀ GIA TĂNG TẦNG

THỨ TRÊN GIẤY TRÁNG PHỦ VÀ GIẤY KHÔNG TRÁNG PHỦ

PHẦN 1: DẪN NHẬP


1. Lý do chọn đề tài
In ấn đã xuất hiện từ nhiều thế kỉ trước và được xem là một trong những bước
ngoặt của lịch sử phát triển nhân loại. Từ khi xuất hiện đến nay, in ấn đã không
ngừng phát triển, mở ộng thị trường và là một phần quan trọng của ngành công
nghiệp hiện đại. Cùng với sự phát triển của nhu cầu thị trường, những sản phẩm
của ngành in cũng ngày càng được quan tâm nhiều hơn về chất lượng, bắt mắt,…
để thu hút người dùng. Đặc biệt sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn, mang lại doanh thu
cao cho ngành in chính là bao bì,
Trong ngành công nghệ in hiện nay, vấn đề quản lý chất lượng luôn được
khách hàng và các nhà đầu tư quan tâm lên hàng đầu. Đặc biệt là các khách hàng,
họ luôn muốn chất lượng sản phẩm lên trên hàng đầu vì chất lượng bao bì, nhãn
hàng luôn là bộ mặt cho thương hiệu của họ. Có rất nhiều yếu tố, giá trị ảnh hưởng
chất lượng sản phẩm từ chủ quan đến các yếu tố khách quan, vì thế quản lý chất
lượng rất cần thiết để kiểm soát các yếu tố, giá trị đó để đảm bảo chất lượng.
Sau thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Starprint Việt Nam, được quan
sát quá trình kiểm soát chất lượng khi in, thì thấy tại công ty hiện tại chỉ áp dụng
phương pháp kiểm soát qua việc đo mật độ và đo màu các ô tông nguyên đối với
những bài in trên giấy thông thường. Và muốn kiểm soát được tính ổn định khi in,
thì một trong những yếu tố đáng quan tâm ngoài mật độ và giá trị lab của các màu
tông nguyên ra thì đó chính là sự gia tăng tầng thứ và độ bắt mực (ink trapping) vì
nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm in và màu sắc của tờ in. Vì thế,
nhóm đã chọn đề tài “ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM SOÁT ĐỘ BẮT MỰC VÀ GIA
TĂNG TẦNG THỨ TRÊN GIẤY TRÁNG PHỦ VÀ GIẤY KHÔNG TRÁNG
PHỦ” cho khoá luận tốt nghiệp để có được đánh giá chính xác hơn về hai giá trị
trên hai loại giấy khác nhau.
2. Mục tiêu đề tài
- Nghiên cứu đặc điểm của giấy tráng phủ và giấy không tráng phủ
- Đánh giá và kiểm soát độ bắt mực và gia tăng tầng thứ trên giấy tráng phủ
và giấy không tráng phủ
3. Đối tượng nghiên cứu
- Giấy tráng phủ và không tráng phủ
- Độ bắt mực
- Sự gia tăng tầng thứ
- Đường đặc trưng in
- Máy đo màu Xrite
- Phần mềm RIP Metadimension để hiệu chỉnh đường đặc trưng in (đường
cong gia tăng tầng thứ).
4. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm, tính chất của giấy tráng phủ và giấy không tráng phủ
cho in offset tờ rời
- Áp dụng chức năng bù trừ gia tăng tầng thứ trong phần mềm RIP
Metadimension
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích tài liệu về giấy tráng phủ và không tráng phủ, iso, đại cương in và
quản lý chất lượng
- Phân tích tài liệu về thao tác và kỹ thuật đo ink trapping và TIV trên máy đo
Xrite
- Phân tích tài liệu về sử dụng phần mềm RIP Metadimension
- Thực nghiệm đánh giá kết quả nghiên cứu

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương 1: Tổng quan về giấy không tráng phủ và giấy tráng phủ
1.1 Khái niệm
1.2 Tính chất

Chương 2: Tổng quan về độ bắt mực và gia tăng tầng thứ


2.1 Độ bắt mực (ink trapping)
2.1.1 Tổng quan về ink trapping
2.1.1.1 Khái niệm
2.1.1.2 Nguyên tắc
2.1.1.3 Công thức
2.1.1.4 Hạn chế
2.1.2 Phân tích và kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến độ bắt mực
2.1.2.1 Các yếu tố chính ( mực, giấy và máy in )
2.1.2.2 Các yếu tố khác
2.2 Gia tăng tầng thứ
2.2.1 Khái niệm
2.2.2 Đường đặc trưng in
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến gia tăng tầng thứ trong in offset
Chương 3 Thực nghiệm
3.1 Điều kiện thực nghiệm
3.1.1 Quy trình thực nghiệm
3.1.2 Tiêu chí đánh giá
3.1.3 Thiết bị
3.1.4 Vật liệu
3.1.5 Các yếu tố môi trường
3.2 Phương pháp thực nghiệm
3.3 Kết quả thực nghiệm
3.4 Đánh giá kết quả
Chương 4: Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ngô Anh Tuấn – Giáo trình quản lý & kiểm tra chất lượng sản phẩm in, Nhà
Xuất bản Ðại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, chương 3: Các đặc trưng in
và thuộc tính của chúng, trang 76 77, 99 100, 106, 107

[2] S.D.WARREN COMPANY - A Subsidiary of Scott Paper Company.


BULLETIN NO. 4 “WET INK TRAPPING”

[3] Hướng dẫn sử dụng Calibration Manager trong RIP Metadimension


https://onlinehelp.prinect-lounge.com/Prinect_Calibration_Manager/Version2020/en/
#t=Prinect%2Fc04%2Fc04-1.htm

You might also like