Amin Aminoaxit Peptit Phần IV

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

You can delay, but time will not!

AMIN – AMINOAXIT – PEPTIT _PHẦN IV


2017-2018

Câu 1: Hỗn hợp E chứa 2 amin X, Y và hiđrocacbon Z (đều mạch hở, X và Y đều no và có số C liên tiếp).
Đốt cháy hoàn toàn 13,22 gam E sau đó dẫn sản phẩm thu được vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy có 78 gam kết tủa
và 2,016 lít khí (đktc) thoát ra. Nếu hiđro hóa hoàn toàn lượng E trên (Ni, to) rồi dẫn hỗn hợp thu được qua bình
chứa dung dịch HCl dư, sau phản ứng thấy thoát ra 3,36 lít khí A, dung dịch chứa 11,99 gam muối. Đem đốt lượng
A trên thu được 0,6 mol CO2. Phần trăm số mol của Y (MX < MY) là:
A. 40% B. 24%
C. 32% D. 60%
Câu 2: Đun nóng hỗn hợp gồm 2 mol alanin và 1,5 mol glyxin thu được m gam hỗn hợp gồm đipeptit X và
tripeptit Y đều mạch hở với tỉ lệ mol là 2 : 1. Giá trị của m là:
A. 273,5 B. 236,5
C. 254,5 D. 245,5
Câu 3: Peptit X mạch hở được tạo bởi từ glyxin, alanin và valin, trong X phần trăm khối lượng của Oxi
chiếm 23,94%. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X, thu được CO2 có số mol nhiều hơn H2O là 1,5 mol. Tỷ lệ mắt xích
glyxin, alanin và valin trong X là:
A. 2 : 2 : 1 B. 1: 1 : 1
C. 3 : 1 : 1 D. 2 : 1 : 2
Câu 4: Cho 0,18 mol hỗn hợp X gồm Glyxin và Lysin tác dụng vừa đủ với 240 ml dung dịch HCl 1M. Nếu
cho 26,64 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn
khan. Tính m:
A. 36,9 gam B. 32,58 gam
C. 38,4 gam D. 38,58 gam
Câu 5: X là peptit mạch hở cấu tạo từ axit glutamic và α-aminoaxit Y no, mạch hở chứa 1 nhóm –NH2 và 1
nhóm –COOH. Để tác dụng vừa đủ với 0,1 mol X cần 0,7 mol NaOH tạo thành hỗn hợp muối trung hoà. Đốt 6,876
gam X cần 8,2656 lít O2 (đktc). Đốt m gam tetrapeptit mạch hở cấu tạo từ Y cần 20,16 lít O2 (đktc). Giá trị của m
là:
A. 24,60 B. 18,12
C. 15,34 D. 13,80
Câu 6: Dung dịch X chứa glyxin và axit glutamic có cùng nồng độ mol/l. Cho V1 ml dung dịch X tác dụng
vừa đủ với V2 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được 400 ml dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 34,56 gam muối khan.
Nồng độ mol/l của axit glutamic trong V1 ml dung dịch X là:
A. 0,75 B. 0,6
C. 0,8 D. 0,5
Câu 7: Amin X chứa vòng benzen và có công thức phân tử C8H11N. X tác dụng với HNO2 ở nhiệt độ thường
giải phóng khí nitơ. Mặt khác, nếu cho X tác dụng với nước brom thì thu được chất kết tủa có công thức
C8H10NBr3. Số công thức cấu tạo của X là:
A. 2 B. 3
C. 5 D. 4
Câu 8: Amin X chứa vòng benzen và có công thức phân tử C8H11N. X tác dụng với HNO2 ở nhiệt độ thường
giải phóng khí nitơ. Mặt khác, nếu cho X tác dụng với nước brom thì thu được chất kết tủa có công thức
C8H10NBr3. Số công thức cấu tạo của X là:
A. 331 B. 274
C. 260 D. 288
Câu 9: Oligopeptit mạch hở X được tạo nên từ các α-amino axit đều có công thức dạng H2NCxHyCOOH.
Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần dùng vừa đủ 1,875 mol O2, chỉ thu được N2; 1,5 mol CO2 và 1,3 mol H2O. Mặt
khác, thủy phân hoàn toàn 0,025 mol X bằng 400 mL dung dịch NaOH 1M, đun nóng, thu được dung dịch Y. Cô
cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Số liên kết peptit trong X và giá trị của m lần
lượt là:
A. 9 và 27,75 B. 10 và 27,75
C. 9 và 33,75 D. 10 và 33,75
Câu 10: Cho 0,3 mol amino axit no mạch hở X (chỉ chứa nhóm -COOH và -NH2) tác dụng vừa đủ với 300
ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, cô cạn dung
dịch sau phản ứng thu được 85,95 gam rắn. Công thức của X là:
A. H2NC3H5(COOH)2 B. (H2N)2C2H3COOH
C. H2NC2H3(COOH)2 D. (H2N)2C3H5COOH
Câu 11: Cho m gam Lysin vào dung dịch NaOH 0,2 M và KOH 0,15 M thì thu được dung dịch X chứa
15,16 gam chất tan. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch X cần dùng dung dịch HCl 0,1 M và H2SO4
0,2M, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch chứa 26,785 gam muối khan. Khối lượng Lysin đã dùng ban
đầu là:
A. 11,68 hoặc 13,14 B. 10,59 hoặc 16,06
C. 10,59 hoặc 13,14 D. 15,33 hoặc 16,06
Instructor: Nguyễn Hoài Thương_Bách Khoa University
You can delay, but time will not!
Câu 12: Đun nóng hỗn hợp gồm Glyxin, Alanin và Axit Glutamic với xúc tác thích hợp chỉ thu được peptit
mạch hở X và nước. Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol X sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng
dung dịch H2SO4 đặc dư thấy khối lượng bình tăng 1,53 gam. Hỗn hợp khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 2,576 lít
(đktc). Lượng CO2, N2 bị hấp thụ không đáng kể. Phân tử khối của X là:
A. 275 B. 332
C. 346 D. 404
Câu 13: Hỗn hợp X gồm 2 amino axit (chỉ có nhóm chức -COOH và -NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO :
mN = 64 : 35. Để tác dụng vừa đủ với 4,39 gam hỗn hợp X cần 40 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, đốt cháy
hoàn toàn 4,39 gam hỗn hợp X cần dùng 4,984 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O và N2) vào
nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được:
A. 17 gam B. 20 gam
C. 13 gam D. 15 gam
Câu 14: Đốt cháy 0,12 mol hỗn hợp T chỉ chứa các chất mạch hở gồm amin no, đơn chức và hiđrocacbon X
thì thu được 0,224 lít khí N2 (đktc), H2O và 7,04 gam CO2. Phần trăm khối lượng của amin có giá trị gần nhất với:
A. 20% B. 32%
C. 38% D. 40%
Câu 15: Hỗn hợp X gồm valin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm metylamin và etylamin. Đốt hỗn hợp E
gồm x mol X và y mol Y thu cần 1,17 mol O2. Cho sản phẩm qua bình đựng Ca(OH)2, khối lượng bình tăng 52,88
gam, và có 3,36 lít khí (đktc) thoát ra. Nếu cho x mol X tác dụng với dung dịch KOH dư, thấy có m gam phản ứng.
Giá trị m là?
A. 7,28 B. 8,4
C. 5,04 D. 6,16
Câu 16: Amino axit A chứa một nhóm chức cacboxyl trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn một lượng A thu
được CO2 và N2 theo tỷ lệ thể tích là 4 : 1. Amino axit B có công thức có thể viết dưới dạng N(CH2)n(COOH)m.
Lấy m gam chất A và 3,82 gam B sao cho số mol hai chất A và B là bằng nhau (hỗn hợp X). Đốt cháy hoàn toàn
hỗn hợp X, thấy thể tích khí O2 cần dùng để đốt cháy mỗi chất A và B hơn kém nhau 1,344 lít (đktc). Biết A không
làm đổi màu quỳ tím. Hỏi khi cho toàn bộ hỗn hợp X ở trên tác dụng với 40ml dung dịch hỗn hợp KOH 1M và
NaOH 1,5 M, cô cạn thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
A. 8,96 gam B. 8,9 gam
C. 8,52 gam D. 14,7 gam
Câu 17: A là peptit mạch hở khi thủy phân hoàn toàn chỉ tạo hỗn hợp glyxin và alanin. A có số liên kết
peptit không vượt quá 12. Cho m gam A tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ rồi cô cạn được 83,65 gam muối khan,
còn nếu cho cũng lượng A trên tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn được 73,5 gam muối khan. Giá trị
m là?
A. 55,5 B. 67,1
C. 47,3 D. 35,1
Câu 18: Hỗn hợp X có khối lượng 7,25 gam chứa 0,1 mol các axit amin no, mạch hở và các amin mạch hở.
Hỗn hợp X làm mất màu 12,8 gam Br2. Đốt cháy hoàn toàn X thu được sản phẩm là CO2, N2 và nước, trong đó
nH2O – nCO2 = 0,065 (mol). Cũng lượng X trên tác dụng vừa đủ 0,03 mol NaOH. Khi cho X tác dụng với lượng
HCl vừa đủ thì thu được khối lượng muối gần nhất là:
A. 12 gam B. 13 gam
C. 14 gam D. 15 gam
Câu 19: X là chất hữu cơ không tác dụng với Na. Thủy phân X trong dung dịch NaOH chỉ tạo ra một muối
của α-amino axit (mạch cacbon không phân nhánh, chứa 1 nhóm amino và 2 nhóm cacboxyl) và một ancol no đơn
chức. Thủy phân hoàn toàn một lượng chất X trong 100 ml NaOH 1M rồi cô cạn, thu được 1,84 gam một ancol Y
và 6,22 gam chất rắn khan Z. Đun nóng 1,84 gam ancol Y với H2SO4 đặc ở 170°C thu được 0,672 lít (đktc) một
olefin với hiệu suất phản ứng là 75%. Cho toàn bộ chất rắn Z tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn thì thu
được chất rắn khan R. Quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng. Khối lượng của chất rắn R là:
A. 9,52 gam B. 7,77 gam
C. 6,01 gam D. 3,67 gam
Câu 20: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư
thu được dung dịch Y chứa (m + 15,4) gam muối. Mặt khác nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl thì thu
được dung dịch Z chứa (m + 18,25) gam muối. Giá trị của m là:
A. 56,1 B. 61,9
C. 33,65 D. 54,36
Câu 21: Hỗn hợp X chứa một amino no, đơn chức, mạch hở và một aminoaxit no, mạch hở có một nhóm
NH2 và một nhóm COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol X cần dùng vừa đủ a lít O2 thu được 26,88 lít CO2 và 1,85
mol hỗn hợp khí và hơi (gồm N2, H2O). Giá trị của a là:
A. 42,000 B. 44,464
C. 43,680 D. 39,690
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một amin no, mạch hở X bằng lượng khí O2 vừa đủ thu được 1,8 mol
hỗn hợp khí và hơi Y. Mặt khác, lấy 10,3 gam X đốt cháy rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào 500ml dung dịch

Instructor: Nguyễn Hoài Thương_Bách Khoa University


You can delay, but time will not!
Ca(OH)2 0,6M thấy có m gam kết tủa trắng xuất hiện. Biết số nguyên tử C và N trong X hơn kém nhau 1 nguyên
tử. Giá trị của m là:
A. 12 B. 13
C. 14 D. Kết quả khác
Câu 23: Cho 28,38 gam hỗn hợp 3 amino axit (phân tử chỉ chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amino)
vào dung dịch chứa 0,1 mol axit oxalic, thu được dung dịch X. Thêm tiếp 300 ml dung dịch NaOH 2M vào X, sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 52,38 gam chất rắn khan Y. Hòa tan Y trong dung
dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 39,33 B. 70,78
C. 74,43 D. 78,08
Câu 24: Cho 0,1 mol hỗn hợp A gồm hai amino axit X, Y đều no, mạch hở và không có quá 5 nguyên tử oxi
trong phân tử. Cho A tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Mặt khác, cho A tác dụng vừa đủ với
200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,3M, cô cạn thu được a gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A, cho sản
phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 26 gam kết tủa. Giá trị của a là:
A. 17,04 B. 18,12
C. 19,20 D. 17,16
Câu 25: Hỗn hợp E gồm anken X và hai amin no, đơn chức, mạch hở Y, Z (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 9
gam E bằng lượng không khí vừa đủ trong bình kín, thu được CO2, H2O và 3,1 mol N2. Biết trong không khí, N2 và
O2 lần lượt chiếm 80% và 20% thể tích. Công thức phân tử của Y là:
A. CH5N B. C2H7N
C. C3H9N D. C4H11N
Câu 26: Cho 25,65 gam muối gồm H2NCH2COONa và H2NCH2CH2COONa tác dụng vừa đủ với 250ml
dung dịch H2SO4 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì khối lượng muối do H2NCH2COONa tạo thành là:
A. 29,25 gam B. 18,6 gam
C. 37,9 gam D. 12,4 gam
Câu 27: Hỗn hợp X gồm Val và Gly-Ala. Cho a mol X vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,5M thu được dung
dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 1,75M đun nóng, thu được dung
dịch chứa 30,725 gam muối. Giá trị của a là:
A. 0,125 B. 0,175
C. 0,275 D. 0,150
Câu 28: Hỗn hợp E chứa một amin no bậc II, đơn chức, mạch hở và hai hidrocacbon X, Y (X kém Y một
nguyên tử cacbon và số mol của X gấp 1,5 lần số mol amin). Đốt cháy 0,24 mol hỗn hợp E cần dùng 0,76 mol O2,
sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch KOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 30,88 gam, đồng thời thoát ra một khí
đơn chất duy nhất. Mặt khác, lấy 3,84 gam E cho vào dung dịch Br2 dư thì thấy có a mol Br2 phản ứng. Giá trị của
a là:
A. 0,16 B. 0,02
C. 0,04 D. B và C
Câu 29: Cho 1,22 gam hỗn hợp X gồm 2 amin bậc 1 (có tỉ lệ số mol là 1 : 2) tác dụng vừa đủ với 400ml
dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch Y. Mặt khác khi đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol hỗn hợp X thu được m gam
khí CO2; 1,344 lít (đktc) khí N2 và hơi nước. Giá trị của m là:
A. 3,42 gam B. 5,28 gam
C. 2,64 gam D. 3,94 gam
Câu 30: Biết X là axit cacboxylic no đơn chức, Y là amino axit no (trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1
nhóm COOH), Z là ancol no hai chức, T là este tạo bởi X và Y với Z. Cho 24,35 gam M gồm X, Y, T tác dụng vừa
đủ với 0,3 mol NaOH thu được hỗn hợp muối G và 0,05 mol ancol. Nếu đốt cháy hoàn toàn 24,35 gam M thu được
20,16 lít khí CO2 và 16,65 gam H2O. Nếu đốt cháy G thì thu được 13,44 lít khí CO2. Phần trăm khối lượng của C
trong T là:
A. 50,8 B. 48,0
C. 41,62 D. 46,21

Instructor: Nguyễn Hoài Thương_Bách Khoa University

You might also like