Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Cô Lê Dinh: 0865 804 585

CHUYÊN ĐỀ 5 TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI

1. Truyện ngắn

Truyện ngắn là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ, ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp, cốt
truyện thường không chia thành nhiều tuyến, chi tiết cô đúc, lời văn mang
nhiều ẩn ý…

Nội dung của truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện đời sống của con
người và xã hội: đời tư, thế sự… nhưng cái độc đáo của nó là ngắn để tiếp thu
một cách liền mạch.

Khái niệm truyện ngắn

tác phẩm văn


xuôi cỡ nhỏ

lời văn súc


Cốt truyện
tích, hàm
đơn giản
nghĩa
Truyện
ngắn

ít sự kiện
ít nhân vật
phức tạp

2. Đặc trưng của truyện ngắn

1
Cô Lê Dinh: 0865 804 585

Đề tài Cốt
chủ đề truyện

Nhân
Sáng vật
TRUYỆN
tạo
NGẮN
riêng
Ngôi
Thông Chi tiết kể
điệp đặc sắc

Đặc trưng của truyện ngắn


Các yếu tố của truyện ngắn Đặc điểm (để nhận diện)
1 Đề tài Phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác
phẩm
2 Cốt truyện Những sự việc cơ bản, sự việc chính (trong
một chặng đường, một lát cắt, một khoảnh
khắc cuộc đời nhân vật)
3 Nhân vật chính Chân dung, hành động, cảm xúc, ý nghĩ, lời
nói của nhân vật; mối quan hệ với các nhân
vật khác; ý nghĩa, vấn đề toát lên từ/ qua
nhân vật...
4 Ngôi kể, nghệ thuật kể - Kể ngôi thứ nhất (người kể xưng tôi); ngôi
chuyện kể thứ ba (người kể giấu mình đi và gọi tên
nhân vật)
- Mạch kể (sắp xếp các sự việc - trình tự kể;
trình tự thời gian lịch sử của sự việc.
5 Chi tiết đặc sắc Là chi tiết có khả năng phản ánh (đời sống);
chứa đựng ý nghĩa, làm nổi bật chủ đề; khắc
họa tính cách nhân vật.
6 Chủ đề Điều được toát lên từ nội dung, nhân vật...
(không nhà văn nào nói thẳng chủ đề trong
tác phẩm của mình...).
7 Bức thông điệp Điều tác giả muốn gửi gắm (thông qua sự
việc, chi tiết, nhân vật; độc giả rút ra bài
2
Cô Lê Dinh: 0865 804 585

học...).
8 Sáng tạo riêng Về hình thức, cách truyền tải thông điệp
(sáng tạo hình ảnh, chi tiết, ngôn ngữ, cách
kết thúc, kết cấu mở...).

3. Thực hành

Đọc hiểu văn bản

NGƯỜI BÁN THAN VÀ ÔNG QUÝ PHÁI

(EDMOND DE AMICI)

Thứ hai, ngày mồng 7 tháng 11

Carlô Nôbix lúc nào cũng kiêu hãnh vì sinh ra ở nơi quyền quý và giàu có. Cha
anh vẻ người phong nhã, đứng đắn, trán rộng, râu đen, thường đưa anh đến trường.

Sáng qua, Carlô cãi nhau với Betty là con một người bán than. Cũng lý, anh
chẳng tìm được lời gì, phát cáu nói:

- Bố mày là đồ bần tiện!

Betty đỏ mặt, không nói được nữa, nước mắt chạy quanh.

Trưa về, Betty kể lại cho cha hay. Buổi chiều, ông bố lập tức ra trường phàn
nàn với thầy giáo. Ông ta đang phân trần thì theo lệ thường, ông Nôbix cũng vừa
đến cổng và cởi áo khoác cho con. Nghe thấy có người nói đến tên mình, ông tiến
vào xem có việc gì.

Ông Perbôni nói :

- Kìa ông Nôbix đã đến! Vừa khéo! Ông này đang đến phàn nàn vì Carlô đã
mắng con ông ấy bằng câu "Bố mày là đồ bần tiện!"

Ông Carlô cau mày và hơi đổi sắc mặt, quay lại hỏi con:

- Có thực con đã nói thế?

Carlô đứng ngây như gỗ, cúi đầu im lặng.

3
Cô Lê Dinh: 0865 804 585

Ông Carlô xin phép dắt con đến chỗ Betty và bảo :

- Con xin lỗi anh Betty đi!


- Thưa ngài xin thôi!

Người hàng than nói thế và toan chạy vào ngăn lại, nhưng ông quý phái không
nghe, cứ bắt con xin lỗi :

- Con nhắc lại câu này: Anh Betty ơi! Tôi xin lỗi anh về lời bất nhã và vô ý
thức mà tôi đã chót nói phạm đến cha anh, người mà cha tôi rất lấy làm hân
hạnh được bắt tay.

Không dám ngẩng mặt, Carlô cứ nguyên văn nhắc lại những câu cha vừa dạy
bằng giọng thấp.

Rồi ông Nôbix đưa tay cho người bán than bắt một cách rất nồng nàn.

Bắt tay xong "Bá tước" quay lại nói với thầy giáo.

- Thưa ngài, xin ngài làm ơn cho hai đứa trẻ này ngồi liền nhau.

Ông Perbôni đặt luôn Betty ngồi cạnh Carlô. Khi chúng đã yên chỗ, ông Carlô
chào và trở ra.

Ông hàng than đứng lại một lúc, bâng khuâng, do dự. Ông ngắm hai trẻ ngồi
sánh vai nhau, rồi chẳng nói chẳng rằng, ông chạy lại toan ôm lấy Carlô, song đến
nơi ông bỗng dừng lại, đành lấy bàn tay chuối hột sẻ vuốt tóc anh Carlô rồi ra
thẳng.

Thầy giáo bảo chúng tôi :

- Các con hãy nhớ lấy tấn kịch mà các con vừa xem. Đó là một bài học hay
nhất trong năm.

4
Cô Lê Dinh: 0865 804 585

*Câu hỏi, bài tập nhận biết

(Đây là dạng câu hỏi bậc 1 có mục đích giúp học sinh hiểu được nghĩa tường
minh của văn bản)

Để trả lời được câu hỏi này, các con cần đọc kĩ văn bản để xác định:

+ Các sự việc chính

+ Lời nói, hành động, suy nghĩ và cảm xúc của các nhân vật

+ Xác định chi tiết, sự việc đắt giá tạo nên kết thúc bất ngờ cho truyện, sự
bất ngờ trong nhận thức và cảm xúc của tác giả

1. Đọc văn bản trên và điền thông tin vào bảng sau:

Các yếu tố chính Biểu hiện của văn bản


Kể về việc gì? Carlô cãi nhau với Betty. Carlô nói về
bố của Betty và ứng xử của ông bố
trước sự việc trên.
Các sự việc chính - Carlô cãi nhau với Betty
- Betty về mách cha
- Bố của Betty đến gặp thầy giáo
- Ông Nôbix cũng xuất hiện chào và yêu
cầu con trai mình xin lỗi bạn
- Bố của Carlô xin thầy giáo cho hai đứa
trẻ ngồi cạnh nhau
- Thầy giáo nhắc nhở các bạn học sinh.
Nhân vật chính/phụ - Hai ông bố, hai bạn nhỏ
- Thầy giáo
Ngôi kể Ngôi kể thứ ba (người kể giấu mình đi,
khi kể thì gọi tên nhân vật)
Thể loại Truyện ngắn

2. Carlô nói điều gì với Betty? Betty đã làm gì trước lời nói đó?

Carlo đã nói với Betty rằng: ''Bố mày là đồ bần tiện!''. Trước lời nói đó,
Betty đã trở về nhà và mách với bố mình.

3. Bố Carlô nói gì, làm gì khi biết nội dung lời nói của Carlô với bạn?
5
Cô Lê Dinh: 0865 804 585

Ông Carlô cau mày và hơi đổi sắc mặt, quay lại hỏi con: “Có thực con đã nói
thế?”. Sau đó ông dắt con đến chỗ Betty và bảo: “Con xin lỗi anh Betty đi!”

*Câu hỏi, bài tập tư duy

*Câu hỏi lí giải hiện tượng/vấn đề (câu hỏi bậc 2)

- Ở thể loại truyện ngắn, câu hỏi tư duy thường hướng vào lí giải nguyên
nhân làm xuất hiện sự việc, lời nói, hành động, suy nghĩ và cảm xúc của
từng nhân vật.

- Để thực hiện được câu hỏi này, học sinh cần:

+ Xác định vị trí của chúng trong văn bản

+ Chú ý đến các sự việc, tình tiết, hành động hoặc cảm xúc của nhân vật
diễn ra trước hoặc sau đó.

+ Kết nối các thông tin xung quanh để suy luận nhằm giải thích cho câu hỏi
vì sao, tại sao?

+ Thuộc câu hỏi mở nên hs dựa vào 2 căn cứ: nội dung văn bản + sự hiểu
biết của cá nhân học sinh.

*Phân tích ý nghĩa của chi tiết, sự việc, đoạn văn bản

- Câu hỏi này yêu cầu học sinh hiểu sâu những chi tiết quan trọng của văn
bản.

- Để trả lời được câu hỏi này, học sinh cần:

+ Xác định vị trí nhân vật liên quan đến lời nói/chi tiết đó?

+ Chi tiết/lời nói đó cho thấy phẩm chất gì của nhân vật? Tác động đến các
nhân vật khác

+ Phân tích cách dùng từ, ý nghĩa chi tiết…

1. Lí giải nguyên nhân của lời nói/hành động

6
Cô Lê Dinh: 0865 804 585

Lời nói/hành động/biểu hiện Vì sao lại nói/hành xử như vậy?


Carlô nói: Bố mày là đồ bần - Cùn lý, anh chẳng tìm được lời gì, phát
tiện! cáu nói bừa.
- Vốn Carlô lúc nào cũng kiêu hãnh bởi vì
mình sinh ra ở nơi quyền quý, giàu có.
Cha mình là người phong nhã, đứng
đắn…
Betty đỏ mặt, không nói được - Bố mình bị xúc phạm, thấy bị khinh
nữa, nước mắt chạy quanh. thường một cách vô lí.
Bố của Carlô cau mày và hơi - Bất ngờ, thất vọng vì con trai mình có
đổi sắc mặt ứng xử thô lỗ, coi thường và xúc phạm
người khác.
Carlô đứng ngây như gỗ, cúi - Cảm thấy xấu hổ vì nhận ra được sai lầm
đầu im lặng. của mình.

Xin ngài làm ơn cho hai đứa - Muốn hai bạn bình đẳng
trẻ này ngồi liền nhau. - Muốn hai bạn làm hòa với nhau, mối
quan hệ trở nên tốt đẹp hơn
- …

2. Đọc kỹ ngữ liệu và điền vào bảng sau để hiểu về nhân vật ông hàng
than.

“Ông ngắm hai trẻ ngồi sánh vai nhau, rồi chẳng nói chẳng rằng, ông chạy lại
toan ôm lấy Carlô, đến nơi ông bỗng dừng lại, đành lấy bàn tay chuối hột sẻ
vuốt tóc anh Carlô rồi ra thẳng.”
Xác định từ ngữ thể hiện cảm xúc của - Ông ngắm hai trẻ ngồi sánh vai nhau,
người cha khi hai trẻ ngồi cạnh nhau? chạy lại toan ôm lấy Carlô.
>Cảm xúc: hài lòng và xúc động vì
chúng bình đẳng và thân thiết với nhau.
Vì sao, ông chạy lại toan ôm lấy - Vì xúc động trước lời đề nghị của
Carlô, xong đến nơi ông bỗng dừng ông Nôbix
lại? - Ông dừng lại vì có đôi chút ngại
ngần, bố của Carlô thì giàu có còn
mình nghèo khó, bàn tay thô
ráp…)

7
Cô Lê Dinh: 0865 804 585

Nhận xét nghệ thuật khắc họa


nhân vật?

3. Vì sao thầy giáo nói: “Các con hãy nhớ lấy tấn kịch mà các con vừa xem. Đó
là một bài học hay nhất trong năm?

*Câu hỏi, bài tập vận dụng, kết nối

*Câu hỏi đánh giá (câu hỏi bậc 3) – Đánh giá về nhân vật, nghệ thuật,
quan điểm trong truyện ngắn.

- HS cần có năng lực khái quát tổng hợp và đánh giá.

- HS huy động kiến thức từ các câu hỏi bậc 1, 2 kết hợp với hiểu biết, chính
kiến của bản thân

*Kết nối (Liên hệ bản thân, điều chỉnh nhận thức, hành động)

- Dựa vào hiểu biết cá nhân và những kiến thức đã thu nhận được từ văn bản
để đối thoại với chính mình, điều chỉnh cảm xúc, hành vi để làm giàu đời
sống tinh thần của bản thân (nhận thức, cảm xúc, ước mơ, cách ứng xử…

1. Đọc kỹ yêu cầu và trả lời vào bảng sau:


Hai người bố Nhận xét của em Em học tập được…
Người bố - ông hàng
than

Người bố - ông quý phái

8
Cô Lê Dinh: 0865 804 585

2. Suy nghĩ của em về hình ảnh “hai trẻ ngồi sánh vai nhau”? Em dự đoán mối
quan hệ của 2 bạn những ngày sau?
3. Em rút ra được bài học gì từ ứng xử của hai bố con nhà Carlô trong câu chuyện?
4. Em đã bao giờ coi thường và xúc phạm người khác chưa? Nếu đã từng em sẽ
điều chỉnh hành vi của mình như thế nào?

BTVN: Con trình bày các câu hỏi (được viết bằng chữ màu đỏ) vào vở nhé.

You might also like