MÙA XUÂN NHO NHỎ

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Đề bài: Trình bày những cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên, hình ảnh đất nước

và tấm lòng nhà thơ thể hiện trong đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh


Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng


Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.

Đất nước bốn nghìn năm


Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

(Mùa xuân nho nhỏ" - Thanh Hải, Theo SGK Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2017)

Bài làm:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”
Mỗi mùa xuân về, lời ca ngọt ngào sâu lắng lại vang vọng khắp nơi khiến ta bồi
hồi nhớ nhà thơ Thanh Hải. Trước khi ra đi, ông đã để lại 1 thi phẩm sống mãi với thời
gian- bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ là niềm yêu mến thiết tha với cuộc sống, với
đất nước và nguyện hiến dâng những gì đẹp đẽ nhất cho đất nước của nhà thơ. Ba khổ
thơ đầu đã thể hiên một cách tinh tế, sâu lắng bức tranh thiên nhiên, hình ảnh đất nước
và tấm lòng nhà thơ.
Mở đầu bài thơ, Thanh Hải miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế và
bộc lộ cảm xúc của mình. Mùa xuân xứ Huế hiện lên thật thơ mộng, hữu tình với hình
ảnh, màu sắc và âm thanh:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Nếu trong truyện Kiều của Nguyễn Du, ta thưởng thức bức tranh xuân qua thảm
cỏ non mơn mởn trải dài đến tận chân trời thì ở đây, ta lại được chiêm ngưỡng mùa xuân
qua hình ảnh “dòng sông xanh” . Hình ảnh đó mở ra trước mắt người đọc một khung
cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình với những khúc sông uốn lượn mềm mại trên dải
đất miền Trung. Đó có thể là dòng sông Hương trong xanh đã làm nên vẻ đằm thắm dịu
dàng của xứ Huế. Trên mặt nước trong xanh nổi bật hình ảnh “Một bông hoa tím biếc”.
Không phải màu vàng tươi của hoa mai, cũng không phải màu đỏ thắm của hoa đào mà
là màu tím biếc của 1 loài hoa bình dị. Màu hoa tím gợi cho ta liên tưởng tới những tà áo
dài tím thướt tha của những cô gái Huế. Màu xanh của dòng sông, kết hợp với màu tím
của bông hoa khiến bức tranh xuân có màu sắc hài hòa, dịu mát. Mùa xuân không chỉ
đẹp mà còn tràn đầy sức sống. Nếu thi tiên Lí Bạch miêu tả sức xuân bằng hình ảnh
“ngàn đóa muôn bông ép trĩu cành” thì Thanh Hải chỉ dùng “1 bông hoa” . Từ “một” chỉ
số ít tạo nên thế đối lập giữa dòng sông mênh mông bà bông hoa nhỏ bé. Tuy vậy, người
đọc không hề thấy sự nhỏ bé, yếu ớt của bông hoa mà ngược lại bông hoa thể hiện một
sức sống vô cùng mãnh liệt. Đồng thời phép đảo ngữ đưa từ “mọc” với thanh trắc lên
đầu câu càng khẳng định sức xuân đang trỗi dậy mãnh liệt khắp không gian. Bức tranh
xuân không chỉ có đường nét, màu sắc mà còn có cả âm thanh. Tràn ngập không gian là
bản nhạc mứng xuân của bầy chim chiền chiện:
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Chim chiền chiện hót gọi mùa xuân về mang đến bao niềm vui. Âm thanh ấy gợi
lên không khí mùa xuân thật tưng bừng, rộn rã.
Như vậy, chỉ bằng vài nét phác họa, tác giả đã vẽ lên một bức tranh xuân xứ Huế
với màu sắc hài hòa dịu mát, với đường nét mềm mại và âm thanh tươi vui. Cảnh mùa
xuân được mở ra với một không gian cao rộng nhưng lại đằm thắm dịu dàng, tươi mát.
Đó là vẻ thơ mộng, tràn đầy sức sống của mùa xuân xứ Huế.
Trước bức tranh xuân tươi đẹp, nhà thơ không giấu nổi cảm xúc say sưa ngây ngất
. Trước hết, cảm xúc của nhà thơ thể hiện qua việc phát hiện ra tín hiệu đặc trưng của
mùa xuân. Động từ “mọc” được đảo lên đầu câu không chỉ nhấn mạnh sức xuân đang
trỗi dậy mạnh mẽ mà còn như tiếng reo vui của nhà thơ khi nhận ra tín hiệu xuân về.
Cảm xúc của thi nhân còn thể hiện qua niềm say sưa ngây ngất khi nghe chim chiền
chiện hót. Thán từ “ơi” ngọt ngào tha thiết kết hợp với lời hỏi thân thương dịu dàng của
người dân Huế “hót chi” cùng phép nhân hóa đã thể hiện niềm vui ngây ngất của nhà
thơ. Tiếng chim không chỉ mang đến không khí rộn ràng cho mùa xuân mà còn làm thức
dậy cả tâm hồn con người đang phải đối mặt với những đau đớn giày vò của bệnh tật.
Không chỉ vậy, cảm xúc của thi nhân còn thể hiện qua cách miêu tả tiếng chim:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
“Giọt long lanh” là một hình ảnh đẹp gợi nhiều liên tưởng. Có người cho rằng đó
là giọt mưa xuân, giọt sương mùa xuân nhưng nếu gắn với những câu thơ trên thì “giọt
long lanh”chính là tiếng chim.Tiếng chim vốn trừu tượng vô hình được cảm nhận bằng
thính giác nay chuyển thành giọt có hình khối, có màu sắc “long lanh” được cảm nhận
bằng thị giác. Thông qua phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, ta hình dung tiếng chim tiếng
chim như 1 chuỗi ngọc long lanh đang ngưng đọng và rơi xuống trong ánh sáng rạng rỡ
của trời xuân và tấm lòng rộng mở của thi nhân. Đặc biệt cảm xúc của thi nhân còn thể
hiện qua thái độ nâng niu trân trọng trước vẻ đẹp của thiên nhiên. ‘Hứng” là đón lấy, đỡ
lấy với thái độ trân trọng và niềm xúc động sâu xa. Nhà thơ không chỉ đón nhận mùa
xuân bằng tai nghe, mắt nhìn mà còn bằng cả tấm lòng tha thiết. Phải là người yêu mến,
gắn bó với thiên nhiên, nhà thơ mới có được những rung động tinh tế như thế. Bằng
những hình ảnh đẹp và hình ảnh trữ tình thiết tha, khổ thơ đầu đã vẽ lên 1 bức tranh đẹp,
tràn đầy sức sống. Qua đó bộc lộ cảm xúc say sưa ngây ngất của thi nhân.
Nếu làm nên mùa xuân thien nhiên là hình ảnh dòng sông xanh, bông hoa tím và
tiếng chim chiền chiện thì làm nên mùa xuân của đất nước là “người cầm súng”, “người
ra đồng”:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Lúc này nước ta đã thống nhất nhưng vẫn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn,
trong đó các thế lực thù địch luôn tìm cách phá hoại nền độc lập. Vì thế, nhà thơ nhắc
đến 2 lực lượng quan trọng của đất nước là “người cầm súng”- những chiến sĩ bảo vệ Tổ
quốc và “người ra đồng”- người lao động để xây dựng quê hương. Điệp ngữ “mùa xuân”
tạo nên âm điệu nhịp nhàng cho lời thơ và nhấn mạnh sắc xuân đang tràn ngập đất trời
và rạo rực lòng người. Nét đặc sắc của đoạn thơ là sáng tạo hình ảnh “lộc”. Từ “lộc” vừa
mang nghĩa thực là chồi non của cây cối phát triển khi xuân sang. Đối với người lính
“Lộc giắt đầy trên lưng” là hình ảnh những cánh lá ngụy trang để che mắt quân thù. Đối
với người nông dân “Lộc trải dài nương mạ” là những mầm cây non trải dài trên đồng
ruộng bát ngát. Đồng thời “lộc” còn là hình ảnh tượng trưng cho sự may mắn, an lành,
tốt đẹp, cho sự phát triển không ngừng của đất nước. “Lộc” chính là thành quả của hôm
nay, là niềm tin, hi vọng của ngày mai. Câu thơ có cấu trúc song hành tạo nhịp điệu
ngân nga cho lời thơ và khẳng định con người có mặt ở đâu, mùa xuân theo tới đó.
Người cầm súng mang cả sắc xuân vào trận đánh, còn người ra đồng gieo mùa xuân trên
từng nương mạ. Họ chính là mùa xuân của đất nước. Họ dùng mồ hôi, xương máu của
mình góp phần tô điểm mùa xuân và giữ lấy mùa xuân mãi mãi.
Cả dân tộc ta bước vào xuân với khí thế khẩn trương náo nức:
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.
Điệp ngữ so sánh “Tất cả như” cho thấy không phải 1 cá nhân mà là tất cả mọi
người, mọi tầng lớp đang phát huy hết tài năng, sức lực, trí tuệ để xây dựng đất nước.
Ngoài ra, điệp ngữ kết hợp với từ láy “hối hả”, “xôn xao”gợi tả không khí lao động tập
thể sôi nổi, hăng say. Từ “xôn xao” không chỉ là âm thanh thực mà còn gợi lên âm vang
của cuộc sống mới. Câu thơ vừa tái hiện không khí vào xuân của đất nước vừa bộc lộ
tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả với cuộc đời.
Từ cảm xúc về mùa xuân của đất nước, nhà thơ suy ngẫm:
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Bằng lời thơ giản dị, nhà thơ khái quát lịch sử nước ta với hơn 4 ngàn năm dựng
nước, giữ nước. Trong quá trình đó, nước ta có lúc hưng thịnh, có lúc suy vong với bao
gian lao thử thách “Vất vả và gian lao”. Phép nhân hóa nhấn mạnh một dân tộc nhỏ bé
đã bao lần phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm tàn bạo. Trải qua bao thăng trầm
lửa đạn, Tổ quốc ta được tạo dựng bằng mồ hôi, xương máu của các thế hệ cha ông. Vì
vậy, hành trình đi đến tương lai của nước ta là 1 tất yếu:
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Câu thơ sử dụng phép so sánh đẹp và giàu ý nghĩa. “Đất nước” được so sánh với
“vì sao” để làm nổi bật sức mạnh vượt qua đêm tối, qua gian khó để tỏa sáng khiêm
nhường lặng lẽ. Hình ảnh so sánh vừa nói được sự tỏa sáng vừa khẳng địn sự tồn tại
vĩnh hằng của đất nước. Cũng như qui luật vận hành của vũ trụ, hành trình phát triển của
dân tộc ta sẽ không 1 thế lực nào ngăn cản được. Cụm từ “cứ đi lên” thể hiện ý chí, lòng
quyết tâm và niềm tin sắt đá của dân tộc ta để xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh. Như
vậy, trước mùa xuân thiên nhiên, nhà thơ không giấu nổi niềm say sưa ngây ngất còn
trước mùa xuân của đất nước ông không giấu nổi niềm tin tưởng, tự hào. Đạt bài thơ vào
thời điểm ra đời- khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả của chiến tranh, ta càng thấy
niềm lạc quan của tác giả
Như vậy, 3 khổ thơ đầu bài “mùa xuân nho nhỏ” đã làm nổi bật bức tranh thiên
nhiên mùa xuân xứ Huế thơ mộng tươi đẹp và tràn đầy sức sống đồng thời khắc họa
hình ảnh đất nước với bề dày lịch sử đáng tự hào không ngừng phát triển. Qua đó nhà
thơ bộc niềm say đắm với thiên nhiên, tình yêu tha thiết với cuộc đời và niềm tin mãnh
liệt vào tương lai đất nước. Đoạn thơ thành công nhờ ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hình
ảnh thơ đẹp, gợi cảm và giọng thơ tha thiết, sâu lắng.
Giai điệu bài hát đã hết nhưng dư âm vẫn vang vọng trong lòng mỗi người. Hình
ảnh mùa xuân thiên nhiên xứ Huế thơ mộng cùng niềm say đắm với thiên nhiên, tình
yêu tha thiết với cuộc đời và niềm tin mãnh liệt vào tương lai đất nước của nhà thơ vẫn
khiến lòng người xao xuyến. Cảm động trước tấm lòng nhà thơ, mỗi chúng ta hãy trân
trọng vẻ đẹp của hiên nhiên và chung tay xay dựng quê hương đất nước mạnh giàu.

You might also like