Xây Dựng Hệ Thống Các Chủ Đề Stem Lớp 5 Có Sử Dụng Các Vật Liệu Đơn Giản Nhằm Phát Triển Năng Lực Sáng Tạo

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA VẬT LÍ NĂM

2024

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC CHỦ ĐỀ STEM LỚP 5 CÓ SỬ DỤNG CÁC


VẬT LIỆU ĐƠN GIẢN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO
Phạm Hải Nam, Trần NgỌc Chất, Tưởng Duy Hải
1
Khoa Vật lí, Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội, 136 Xuân Thủy, Hà Nội
TÓM TẮT
Trong thế giới hiện nay, việc giáo dục STEM ngày càng quan trọng, đặc biệt là từ cấp
tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại Việt Nam, nhưng việc thực hiện
vẫn còn nhiều khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và
xây dựng 5 chủ đề STEM theo quy trình 5E, dựa trên nội dung Chương trình giáo dục
phổ thông 2018 và tiến trình dạy học 5E. Mỗi chủ đề bao gồm tài liệu hướng dẫn giáo
viên, bản trình chiếu, phiếu học sinh và bộ kit chế tạo sản phẩm. Sau khi triển khai, một
trong các chủ đề đã được thử nghiệm tại một trường tiểu học. Kết quả cho thấy tính khả
thi và hiệu quả của đề tài này, đồng thời đáp ứng được các tiêu chí về năng lực STEM
của học sinh tiểu học.
Từ khoá: Giáo dục stem, quy trình 5E, tiến trình 5E.
1. MỞ ĐẦU
Giáo dục Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM) ngày càng trở thành
một yếu tố quan trọng trong nền giáo dục hiện đại, nhất là ở cấp tiểu học. Sự phát triển
này không chỉ là về mặt lượng kiến thức mà còn về chất lượng trải nghiệm giáo dục. Theo
Hiệp hội Giáo viên Khoa học Quốc gia Mỹ (NSTA), giáo dục STEM được xem như một
phương pháp học tập liên ngành, nơi các nguyên tắc học thuật được tích hợp trong bối
cảnh thực tế. Học sinh sử dụng kiến thức từ khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học
trong các tình huống cụ thể, gắn kết trường học với cộng đồng, nơi làm việc, và các tổ
chức quốc tế, qua đó phát triển kỹ năng trong lĩnh vực STEM và chuẩn bị sức cạnh tranh
trong nền kinh tế toàn cầu mới.
Marginson và đồng nghiệp (2013) nhấn mạnh rằng việc đào tạo nhân lực có chất lượng
trong các ngành STEM là nền tảng cho sự phát triển của khoa học và công nghệ, từ đó
tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế cho mỗi quốc gia. Giáo dục STEM không chỉ
bao gồm việc học kiến thức mới mà còn cung cấp những cơ hội để trẻ em có các trải
nghiệm thực tế, thúc đẩy sự phát triển của giác quan và cảm xúc. Ở giai đoạn đầu giáo
dục, mục tiêu của giáo dục STEM không phải là học tập sớm để nắm bắt nhiều kiến thức
mà là tạo điều kiện cho trẻ khám phá và phát triển các giác quan thông qua trải nghiệm.
Ngày nay, trong các trường học, giáo dục STEM được áp dụng qua nhiều phương thức
khác nhau như việc tổ chức dạy học theo định hướng STEM, các hoạt động ngoại khóa
liên quan đến câu lạc bộ STEM, và các dự án nghiên cứu khoa học theo hướng này. Hai
mô hình phổ biến trong giáo dục STEM là 5E và EDP. Sự phối hợp của hai mô hình này
(EDP-5E) trong quá trình dạy học không chỉ giúp học sinh tự mình xây dựng kiến thức
mà còn đảm bảo quy trình kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm, đặc biệt phù hợp với chương
HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA VẬT LÍ NĂM
2024
trình tiểu học bao gồm các chủ đề STEM tích hợp như Tự nhiên và Xã hội.(Trang, 2022)
HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA VẬT LÍ NĂM
2024
Mục đích nghiên cứu: Xây dựng và sử dụng hệ thống học liệu stem nhằm phát triển
năng lực stem theo quy trình 5E.
Giả thuyết khoa học: Trong bối cảnh giáo dục hiện đại, việc áp dụng lý thuyết dạy
học tiên tiến để xây dựng một quy trình giáo dục thống nhất là hết sức quan trọng. Tôi
đặt ra giả thuyết rằng, nếu như có thể thiết kế và triển khai một quy trình dạy học được
củng cố bởi các lý luận giáo dục hiện đại, cùng với việc xây dựng một hệ thống học liệu
phù hợp và đồng bộ, thì chất lượng giáo dục STEM dành cho học sinh sẽ được nâng cao
đáng kể. Theo đó, khi tổ chức giảng dạy theo quy trình này, năng lực STEM của học sinh
không chỉ được củng cố về mặt kiến thức mà còn phát triển về mặt kỹ năng áp dụng,
sáng tạo và giải quyết vấn đề trong các tình huống thực tế.
Đối tượng nghiên cứu: Các quan điểm phát triển năng lực, tâm lí lứa tuổi của học sinh
tiểu học, cấu trúc năng lực stem học sinh tiểu học, nội dung chương trình các môn học
stem tiểu học, các quan điểm xây dựng kế hoạch dạy học, mô hình và thực nghiệm trong
giáo dục, thí nghiệm trong dạy học bậc tiểu học, ứng dụng công nghệ trong giáo dục
STEM, tổ chức dạy học stem nhằm phát triển năng lực stem cho học sinh tiểu học
2. NỘI DUNG NGHIÊN
CỨU a, Cơ sở nghiên cứu
Trong kỷ nguyên của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với sự trỗi dậy mạnh
mẽ của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, giáo dục STEM—tức là giáo dục trong
các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, và Toán học—đang đóng một vai trò quan
trọng không chỉ như một yếu tố cơ bản trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, mà còn
như một điều kiện tiên quyết cho việc chuẩn bị nhân lực thích ứng với thế giới đổi mới
không ngừng.
Giáo dục STEM, được ra đời những năm 90 của thế kỷ trước, là một mô hình giáo dục
tiên tiến hướng đến việc tích hợp chặt chẽ giữa các ngành khoa học cốt lõi này. Khác với
phương pháp giáo dục truyền thống, STEM không nhằm truyền đạt lượng kiến thức
khổng lồ mà tập trung vào việc phát triển kỹ năng sử dụng tri thức khoa học một cách
HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA VẬT LÍ NĂM
2024

hiệu quả để giải quyết các vấn đề thực tiễn, từ đó hình thành năng lực thích nghi và sáng
tạo trong mọi tình huống của cuộc sống.
STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ),
Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học). Thuật ngữ này được sử dụng khi đề
cập các chính sách phát triển về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học của mỗi
quốc gia. (Hoàng, 2021)
Theo các nghiên cứu đã được trích dẫn trong các tài liệu, cơ sở khoa học của giáo dục
STEM dựa trên bốn yếu tố chính: học tập như một quá trình xây dựng tri thức chủ động
chứ không phải tiếp nhận thụ động; sự không thể tách rời giữa động cơ và niềm tin với
nhận thức; tương tác xã hội như phương thức cơ bản để nhận thức; và sự gắn kết chặt chẽ
giữa học tập với bối cảnh thực tế.
Cấu trúc năng lực Stem:
Năng lực thành tố 1: Tìm hiểu và khám phá được thể hiện ở việc xác định được đối
tượng cần tìm hiểu, thu thập thông tin có liên quan.
Năng lực thành tổ 2: Giải thích và phân tích: Phân tích so sánh các thông tin, dữ liệu thu
thập được để rút ra nhận xét, kết luận. Suy luận, giải thích các hiện tượng.
Năng lực thành tố 3: Thiết kế sản phẩm: Đề xuất ý tưởng thiết kế sản phẩm. Lập kế
hoạch, vẽ phác thảo mô hình sản phẩm
Năng lực thành tố 4: Chế tạo và cải tiến sản phẩm: Học sinh dựa vào bản thiết kế để chế
tạo sản phẩm, cải tiến tốt hơn.
Năng lực thành tố 5: Giao tiếp và trình bày: Viết báo cáo chi tiết về quá trình chế tạo, vận
hành sản phẩm, giới thiệu sản phẩm trước lớp
Thực tế như đối với chủ đề Thước Xác Định Hình Chiếu Toán Học ta có những
điều sau:
Nhiệm Vụ 1: Khởi động và Tìm hiểu
Mục đích nhiệm vụ: Học sinh khởi động bằng việc lắng nghe câu chuyện về nhà kiến
trúc sư An và thảo luận về các giải pháp tiếp cận bài toán hình chiếu toán học.
Thành tố năng lực phát triển:
Tư duy phản biện và giải quyết vấn đề: Học sinh phải suy nghĩ về cách giải quyết vấn
đề hình chiếu không đạt yêu cầu thông qua câu chuyện được kể.
Sáng tạo và đổi mới: Qua thảo luận, học sinh được khuyến khích đưa ra các giải pháp
sáng tạo không chỉ dựa trên kiến thức đã biết mà còn phải suy nghĩ 'out-of-the-box'.
HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA VẬT LÍ NĂM
2024

Nhiệm Vụ 2: Giải thích và Thiết kế sản phẩm


Mục đích nhiệm vụ: Học sinh được giải thích về các khái niệm liên quan đến hình chiếu
toán học và sau đó thiết kế thước xác định hình chiếu.
Thành tố năng lực phát triển:
Kỹ năng ứng dụng kiến thức và công nghệ: Học sinh áp dụng kiến thức về hình
chiếu toán học để thiết kế thước đo, một ứng dụng thực tiễn của lý thuyết.
Làm việc nhóm và hợp tác: Thiết kế sản phẩm yêu cầu học sinh phải thảo luận và làm
việc cùng nhau, phát triển kỹ năng hợp tác, đồng thời cũng là cơ hội để rèn luyện kỹ
năng lãnh đạo và quản lý dự án.
Nhiệm Vụ 3: Chế tạo và Soạn báo cáo
Mục đích nhiệm vụ: Học sinh tiến hành chế tạo thước xác định hình chiếu toán học dựa
trên thiết kế đã được lên kế hoạch ở nhiệm vụ trước, và sau đó soạn báo cáo về quá
trình và sản phẩm cuối cùng.
Thành tố năng lực phát triển:
Kỹ năng thực hành và ứng dụng: Trong quá trình chế tạo, học sinh phải áp dụng các kỹ
thuật cụ thể để biến ý tưởng thiết kế thành sản phẩm thực tế, phát triển kỹ năng ứng dụng
kiến thức và công nghệ.
Giao tiếp và báo cáo: Soạn báo cáo giới thiệu sản phẩm đòi hỏi học sinh phải biết cách
truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và chính xác, bao gồm cả việc mô tả quá trình chế
tạo và giải thích cách thức vận hành của sản phẩm.
Nhiệm Vụ 4: Trình diễn và Tổng kết
Mục đích nhiệm vụ: Các nhóm học sinh trình diễn sản phẩm cuối cùng của mình và tham
gia vào quá trình đánh giá chéo, cũng như nghe tổng kết và nhận xét từ giáo viên.
Thành tố năng lực phát triển:
Kỹ năng trình bày và đánh giá phản hồi: Trình diễn sản phẩm trước lớp giúp học sinh
phát triển kỹ năng thuyết trình và trình bày ý tưởng, cũng như khả năng tiếp nhận và xử
lý phản hồi từ người khác.
Phản xạ và tự đánh giá: Tổng kết và nhận xét cuối cùng từ giáo viên cung cấp cơ hội cho
học sinh suy ngẫm về hiệu quả của quá trình học tập và sản phẩm của họ, từ đó phát triển
kỹ năng tự đánh giá và tự chỉnh sửa.
Quy trình và các nguyên tắc xây dựng và tổ chức các chủ đề stem cho học sinh tiểu
học:
HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA VẬT LÍ NĂM
2024

1. Gắn kết (Engagement ) (15phút)


- E1.1: Tạo các tình huống học tập có liên quan tới các khái niệm sẽ được học trong
chủ đề
- E1.2: Cho học sinh nói ra những gì đã biết (kiến thức cũ và trải nghiệm thực tế) về
chủ đề
- E1.3: Tạo các tình huống hấp dẫn lôi kéo học sinh vào chủ đề
- E1.4: Cuối giai đoạn gắn kết, giáo viên cần nhấn mạnh về giới thiệu các chủ đề chính
sẽ được học
2. Khảo sát (Exploration) (20 phút) (ký hiệu: E2)
- E2.1: Đọc các câu hỏi trong phiếu học sinh phần I và quan sát video (hoặc thực hiện thí
nghiệm sau) để khám phá ra câu trả lời
- E2.2: Theo dõi video và trả lời câu hỏi khám phá 1 (KP1) (Câu hỏi về mô tả bối
cảnh hiện tượng
- E2.3: Theo dõi video và trả lời cầu hỏi KP2 (Câu hỏi về mô tả đặc điểm quan sát
trực tiếp hiện tượng
- E2.4: Theo dõi video và trả lời cầu hỏi KP3 (Câu hỏi về phỏng đoán mối liên hệ
giữa các đặc điểm của hiện tượng
3. Giải thích (Explanation) (15 phút) (ký hiệu: E3)
- E3.1: Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo tổng hợp các quan sát, rút ra các đặc
điểm chung nhất về các quy luật của hiện tượng.
- E3.2: Giáo viên tổng kết:
+ Chính thống hóa các quan sát của học sinh (những cái nào đúng, cái nào cần chỉnh sửa)
+ Giới thiệu các khái niệm mới như hiện tượng mới hay quy luật mới: Giáo viên cần giải
thích rõ khái niệm và đơn giản hóa khái niệm bằng các ví dụ trong các tình huống cụ thể
- E3.3: Cũng cân lưu ý những khái niệm khoa học mới cần cho học sinh cả lớp viết từ
mới và đồng thanh nói vì một số thuật ngữ học sinh chưa được nghe nói bao giờ. Trả
lời các câu hỏi về kiến thức stem trong phiếu học tập.
4. Áp dụng cụ thể (Explanation) (45 phút)
4.1. Thiết kế sản phẩm (20 phút) (Ký hiệu: E4.1)
Giao nhiệm vụ thiết kế:
HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA VẬT LÍ NĂM
2024

- E4.1.1: Tạo vấn đề về một nhu cầu thực tiễn: Cần thiết kế một thiết bị áp dụng các
kiến thức đã học phục vụ một nhu cầu cuộc sống hàng ngày, sản xuất kinh doanh hoặc
nghiên cứu
- E4.1.2: Dành thời gian cho học sinh đề xuất các ý tưởng thiết kế tự do
Hãy thảo luận trong nhóm và đề xuất một ý tưởng thiết kế: Vẽ hình minh họa sơ đồ
thiết bị mà em cho rằng có thể tạo ra vào phiếu học tập
Cho một vài nhóm trình bày thiết kế: Giáo viên nhận xét tính khả thi của một số thiết kế
- E4.1.3: Giáo viên giới thiệu sản phẩm sẽ được chế tạo; các nguyên liệu (bộ KIT) và
công cụ để chế tạo sản phẩm: (chưa đưa ra bộ KIT và sản phẩm hoàn thiện thật ở
giai đoạn này mà chỉ đưa ra các ảnh chụp minh họa bộ KIT và ảnh sản phẩm)
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: đề xuất cách thức vận hành của mô hình và
đề xuất các bước chế tạo thiết bị
E4.1.4: GV cho học sinh trình bày: Nhận xét và thống nhất chung ý tưởng chế tạo:
Các bước tiến hành, sản phẩm mong chờ, cách thức vận hành
4.2 Chế tạo sản phẩm (25 phút) (Ký hiệu: E4.2)
- E4.2.1: Tìm hiểu các nguyên liệu và đọc các lưu ý chế tạo
- E4.2.2: Gia công chế tạo, vận hành thử nghiệm sản phẩm, tối ưu hóa sản phẩm
5. Đánh giá nhận xét của hỌc sinh về bài hỌc (Evaluation) (45 phút) (Ký hiệu:
E5) E5.1: Chuẩn bị cho báo cáo (10 phút) (Ký hiệu E5.1)
Học sinh được soạn thảo các báo cáo về các kiến thức đã áp dụng để chế tạo sản phẩm,
các kinh nghiệm để chế tạo sản phẩm thành công và kinh nghiệm để vận hành sản phẩm.
Hình thức thực hiện thông qua điền phiếu học tập, soạn thảo nội dung em sẽ trình diễn
trước lớp
+ Giới thiệu chung về sản phẩm
+ Giới thiệu các kiến thức stem đã được áp dụng trong thiết kế chế tạo sản phẩm
+ TD3: Giới thiệu cách thức vận hành sản phẩm và trình diễn sự vận hành sản phẩm
+ TD4: Các trải nghiệm khi chế tạo và các lưu ý để sản phẩm thành công
+ TD5: Nhóm tự đánh giá: ( Theo các tiêu chí có trong bảng đánh giá)
- E5.2 Trình diễn sản phẩm (25 phút) (Ký hiệu: E5.2)
HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA VẬT LÍ NĂM
2024

- 5.2.1. Học sinh cử đại diện trình bày các báo cáo về các kiến thức đã áp dụng để chế
tạo sản phẩm, các kinh nghiệm để chế tạo sản phẩm thành công và kinh nghiệm để vận
hành sản phẩm.
- 5.2.2. Các nhóm khác đánh giá nhóm theo tiêu chí và điền vào phiếu học tập. Công
bố những đánh giá chéo của các nhóm
- E5.3. Giáo viên nhận xét chung (10 phút)
- E5.3.1 GV Đặt một số câu hỏi kiểm tra các nội dung đã được học trong bài:
+ Hỏi các câu hỏi về ôn tập thuật ngữ
+ Hỏi các câu hỏi về quy luật
+ Hỏi các câu hỏi về sự kiện đã thực hành
- E5.3.2 Giáo viên nhận xét chung lớp hỌc:
Rubic đánh giá năng lực stem của học sinh tiểu học:
Cấu trúc bài học STEM theo tiến trình 5E có thể đuợc chia thành 4 hoạt động chính:
Hoạt động 1: Khởi động và Tìm hiểu, hoạt động 2: Giải thích và Thiết kế sản phẩm,
hoạt động 3: Chế tạo và Soạn báo cáo, hoạt động 4: Trình diễn và tổng kết
b, Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu

 Cấu trúc năng lực STEM


 Cơ sở lí luận của hình thức giáo dục STEM
 Các tài liệu liên quan về chủ
đề: Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
 Đề xuất các ý tưởng về bài học STEM trong đó có đề xuất những mô hình
ứng dụng kỹ thuật mà học sinh có thể thiết kế chế tạo được.
 Chế tạo và thử nghiệm các mô hình ứng dụng kỹ thuật đã thiết kế.
 Thiết kế bài học STEM: các tiến trình tổ chức các hoạt động học tập của
học sinh trong đó có thiết kế và chế tạo mô hình kỹ thuật đã được lên ý
tưởng.
Nghiên cứu thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở Trường tiểu học Nguyễn Tất Thành, có đối
chứng để kiểm tra tính khả thi của khóa luận, cụ thể là làm nổi bật vai trò của việc
dạy học theo mô hình giáo dục STEM trong việc dạy học nhằm phát triển năng lực
STEM của học sinh.
HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA VẬT LÍ NĂM
2024

c, Kết quả nghiên cứu


 Đưa ra được một cấu trúc năng lực stem phù hợp
 Đưa ra được một bảng tiêu chí đánh giá năng lực stem tiểu học
 Xây dựng được quy trình và các nguyên tắc xây dựng và tổ chức các chủ đề stem
cho học sinh tiểu học
 Xây dựng được các bộ KIT thí nghiệm, hệ thống học liệu bao gồm giáo án, phiếu
học sinh, bản trình chiếu cho các chủ đề sau: Nghệ Thuật Hình Chiếu - Cầu Nối
Toán Học và Thực Tế, Sức Mạnh Ẩn Giấu - Từ Nam Châm đến Chuyển Động,
Từ Kính Lúp đến Máy Ảnh, Khi Không Khí Di Chuyển - Một Câu Chuyện Về
Ống Khói, Chế Tạo và Hiểu Biết Định Lý Pythagoras
d, Thảo luận
3. KẾT LUẬN
Nghiên cứu này đã đưa ra một cái nhìn toàn diện về việc áp dụng mô hình giáo dục
STEM trong chương trình giáo dục tiểu học tại Việt Nam. Thông qua việc thiết kế và
thực hiện các chủ đề giáo dục STEM, chúng tôi nhận thấy mô hình này không chỉ là sự
tích hợp liền mạch các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, và Toán học, mà còn là
cơ hội để học sinh phát triển các kỹ năng sống thiết yếu như tư duy phản biện, giải quyết
vấn đề, và làm việc nhóm. Tôi đã xây dựng kế hoạch dạy 5 bài học STEM. Tổ chức hoạt
động STEM cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành.
Nhìn chung, mô hình giáo dục STEM đã và đang dần khẳng định được tầm quan trọng
trong hệ thống giáo dục hiện đại tại Việt Nam, hứa hẹn sẽ mở ra những hướng đi mới
cho phương pháp dạy và học trong tương lai. Để phát huy tối đa hiệu quả của mô hình
này, cần có sự đầu tư bài bản hơn nữa về cơ sở vật chất, đào tạo giáo viên và phát triển
nội dung giáo dục phù hợp với thực tiễn và định hướng phát triển của đất nước .

Bibliography
T.S Nguyễn Thanh Hải (2022) TỪ TRẢI NGHIỆM THỰC HÀNH ĐẾN TƯ DUY
SÁNG TẠO by Intern
Nguyễn Thanh Nga, T. T. (2022). MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC STEM
TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐỀ XUẤT KHUNG NĂNG LỰC STEM CHO HỌC SINH
PHỔ THÔNG TẠI VIỆT NAM. Tạp chí Giáo dục, 50,51.
Trang, N. T. (2022). DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC BẰNG MÔ HÌNH “EDP-5E”. Tạp chí Giáo dục,
1.
Nga, N. T., & Thắng, H. (2019). TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ
CHỦ ĐỀ KHỐI ĐA DIỆN Ở LỚP 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM. Tạp chí
Khoa học, 16(4), 53.
HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA VẬT LÍ NĂM
2024

Ha, Q. T., Pham, B. S., Phan, X. H., Tran, T. H., Tran, M. V., Nguyen, T. T., & Pham, V.
D. (2020). Những yếu tố quan trọng trong Chiến lược quốc gia về trí tuệ nhân tạo. Khoa
học và Công nghệ Việt Nam.
Lê, H. H. (2021). Giáo dục STEM trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Định
hướng và tổ chức thực hiện. Tạp chí Giáo dục, 1-6.
Vi, N. H., Ngọc, T. T. T., Huyền, N. K., Linh, N. P., & Châu, M. T. M. Tác động của khoa
học công nghệ tới cơ hội việc làm của con người.
Tạ, K. C. Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM-ART (STEAM) trong dạy học phát
triển năng lực học sinh phổ thông theo chương trình mới.
Pham, Q. T., & Nguyen, T. H. (2023). Designing STEM Topics for Educating
Primary School Student According to the General Education Program (2018). VNU
Journal of Science: Education Research, 39(3).
LÝ, H., & THỨ, T. Q. L. QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN VỀ GIÁO DỤC
STEM THEO MÔ HÌNH DẠY HỌC KẾT HỢP.
Phạm, T. H. (2022). Ứng dụng giáo dục stem hiệu quả tại các trường tiểu học trong giai
đoạn hiện nay= Effective STEM education application in elementary schools in the
current period.

PHỤ LỤC
Bảng Mapping Năng Lực STEM Với Các Nhiệm Vụ

Nhiệm Vụ
Số Mô Tả Nhiệm Vụ Năng Lực STEM Phát Triển

1 Khởi động và tìm hiểu Tư duy phản biện, Giải quyết vấn đề, Sáng tạo

2 Đặt câu hỏi và trả lời Giao tiếp khoa học, Hợp tác

3 Tìm hiểu nhiệm vụ từ video Quan sát hiện tượng, Phân tích dữ liệu
HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA VẬT LÍ NĂM
2024

Nhiệm Vụ
Số Mô Tả Nhiệm Vụ Năng Lực STEM Phát Triển

Báo cáo quan sát và kiến thức


4 STEM Giao tiếp khoa học, Trình bày báo cáo

5 Thiết kế sản phẩm Ứng dụng kiến thức, Thiết kế và công nghệ

6 Thiết kế tự do Sáng tạo, Làm việc nhóm, Kỹ năng thiết kế

7 Thiết kế theo mẫu Ứng dụng kiến thức, Phân tích và đánh giá

8 Chế tạo sản phẩm Kỹ năng thực hành, Áp dụng công nghệ

Giao tiếp khoa học, Tổ chức và quản lý


9 Soạn báo cáo thông tin

10 Tự đánh giá Phản xạ và tự đánh giá

11 Trình diễn sản phẩm Kỹ năng trình bày, Đánh giá chéo

Nhận xét cuối cùng và đánh


12 giá chéo Phản hồi và cải thiện

Giải Thích Bảng Mapping


Nhiệm Vụ 1-4: Các hoạt động này chủ yếu liên quan đến việc khám phá và hiểu biết
ban đầu về chủ đề, kích thích tư duy phản biện và sáng tạo, và phát triển kỹ năng giao
tiếp khoa học qua các buổi trình bày và báo cáo.
Nhiệm Vụ 5-7: Đây là các hoạt động liên quan đến việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn
thông qua thiết kế và chế tạo, đòi hỏi kỹ năng sử dụng công nghệ và khả năng thiết kế
sản phẩm.
Nhiệm Vụ 8-9: Các nhiệm vụ này tập trung vào chế tạo thực tế và soạn thảo báo cáo, cần
đến kỹ năng thực hành và kỹ năng quản lý thông tin.
Nhiệm Vụ 10-12: Các hoạt động cuối cùng của chủ đề này bao gồm tự đánh giá và trình
diễn sản phẩm, nơi học sinh cần phát triển kỹ năng tự phản xạ và tự đánh giá.
HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA VẬT LÍ NĂM
2024

Hình 1: Chế Tạo và Hiểu Biết Định Lý Pythagoras bản world

Hình 2: Chế Tạo và Hiểu Biết Định Lý Pythagoras bản powerpoint


HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA VẬT LÍ NĂM
2024

Hình 3: Từ Kính Lúp đến Máy Ảnh bản wold

Hình 4: Từ Kính Lúp đến Máy Ảnh bản powerpoint


HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA VẬT LÍ NĂM
2024

Hình 5: Sức Mạnh Ẩn Giấu - Từ Nam Châm đến Chuyển Động bản world

Hình 6: Sức Mạnh Ẩn Giấu - Từ Nam Châm đến Chuyển Động bản powerpoint
HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA VẬT LÍ NĂM
2024

Hình 7: Nghệ Thuật Hình Chiếu - Cầu Nối Toán Học và Thực Tế bản world

Hình 8: Nghệ Thuật Hình Chiếu - Cầu Nối Toán Học và Thực Tế bản powerpoint
HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA VẬT LÍ NĂM
2024

Hình 9: Khi Không Khí Di Chuyển - Một Câu Chuyện Về Ống Khói bản powerpoint

Hình 10: Khi Không Khí Di Chuyển - Một Câu Chuyện Về Ống Khói bản world

You might also like