Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 39

GROUP: PHÁP LUẬT 24H

200 CÂU TRẮC NGHIỆM HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

PHẦN 1: 100 CÂU TRẮC NGHIỆM HÌNH SỰ


Câu 1. Tất cả pháp nhân là chủ thể tội phạm, đúng hay sai?
Đ: Sai, tại khoản 2 Điều 3 thì chỉ pháp nhân thương mại mới phải chịu
TNHS. (2đ)
Câu 2. Pháp nhân thương mại phải chịu TNHS đối với tất cả các tội
phạm được qui định tại Chương XVIII (các tội xâm phạm trật tự quản lý
k,tế ); Chương XIX (các tội phạm về môi trường), đúng hay sai?
Đ: Sai, pháp nhân thương mại chỉ phải chịu TNHS đối với một số tội của
hai chương này, được qui định cụ thể tại Điều 76 BLHS. (2đ)
Câu 3. Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu mấy loại hình
phạt chính?
a) 3; b) 4; c) 5
Đ: a là đúng – khoản 1 Điều 33(2đ)
Câu 4. Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ
bị áp dụng một hình phạt chính và một hình phạt bổ sung, đúng hay sai?
Đ: Sai, tại khoản 3 Điều 33 thì pháp nhân còn bị áp dụng một số hình
phạt bổ sung. (2đ)
Câu 5. Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội có tổ chức,
dùng thủ đoạn xảo quyệt, ngoan cố chống đối và tái phạm nguy hiểm,
đúng hay sai?
Đ: Sai, theo điểm c khoản 2 Điều 3 qui định: Nghiêm trị pháp nhân
thương mại dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng. (2đ)
Câu 6. Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm,
đúng hay sai?
Đ: Sai, vì theo qui định tại khoản 1 Điều 12 qui định …” trừ những tội
phạm mà bộ luật hình sự này có qui định khác” (2đ)
Câu 7. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổ phải chịu TNHS về tội phạm
rất nghiêm trọng; đặc biệt nghiêm trọng, đúng hay sai?
Đ: Sai vì theo khoản 2 Điều 12 thì họ chỉ phải chịu TNHS đối với những
tội phạm qui định tại khoản 2 Điều 12 mà thôi. (2đ)
Câu 8. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội rất
nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng thì phải chịu TNHS, đúng hay
sai?
Đ: Sai, theo qui định tại khoản 3 Điều 14 thì họ chỉ phải chịu TNHS đối

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|1


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

với tội qui định tại điểm b và c khoản 2 điều 14 mà thôi. (2đ)
Câu 9. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, me, con, cháu, anh
chị em ruột, vợ chồng của người phạm tội thì không phải chịu TNHS,
đúng hay sai?
Đ: Sai, theo qui định tại khoản 2 Điều 18 thì họ vẫn phải chịu TNHS
trường hợp che giấu các tội xâm phạm ANQG hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng
khác qui định tại Điều 389 Bộ luật này. (2đ)
Câu 10. Người bào chữa không phải chịu TNHS về tội Không tố giác
tội phạm, khi biết rõ người mà mình bào chữa đã thực hiện tội phạm,
đúng hay sai?
Đ: Sai, theo qui định tại khoản 3 Điều 19 thì họ vẫn phải chịu TNHS đối
với trường hợp họ biết rõ người mà họ bào chữa đã thực hiện các tội xâm
phạm ANQG hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác qui định tại Điều 389 Bộ luật
này. (2đ)
Câu 11. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội thì không
phải chịu TNHS, đúng hay sai?
Đ: Sai, theo khoản 2 Điều 24 thì họ vẫn phải chịu TNHS trường hợp gây
thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết. (2đ)
Câu 12. Hành vi gây thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu,
thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc
dù đã tuân thủ đúng qui trình, qui phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp
phòng ngừa thì có phải là tội phạm không?
Đ: Không phải là tội phạm, qui định tại Điều 25. (2đ)
Câu 13. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
mà gây thiệt hại thì không phải chịu TNHS, đúng hay sai?
Đ: Đúng, trường hợp này người ra lệnh phải chịu TNHS- Điều 26. (2đ)
Câu 14. Không áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS đối với tội Tham
ô tài sản, đúng hay sai?
Đ: Sai, vẫn áp dụng thời hiệu đối với tội Tham ô tài sản trường hợp
phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng theo khoản 3 và 4 Điều
353. (2đ)
Câu 15. Tử hình được áp dụng đối với tất cả những người phạm
tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc nhóm tội xâm phạm ANQG, xâm phạm
tính mạng con người, các tội phạm ma túy, tham nhũng và một số tội
phạm nghiêm trọng khác, đúng hay sai?
Đ: Sai, theo khoản 2 Điều 40 thì Tử hình không được áp dụng đối với
người phạm tội dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36
tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. (2đ)

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|2


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

Câu 16. BLHS 2015 đã bỏ hình phạt Tử hình đối với mấy tội?
a) 6; b) 8; c) 10
Đ: b là đáp án đúng, (cướp tài sản; sản xuất, buôn bán hàng cấm là
lương thực, thực phẩm; tàng tữ trái phép chất ma túy; chiếm đoạt ma túy;
phá hủy công trình, cơ sở phương tiện quan trọng về ANQG; chống mệnh lệch;
đầu hàng địch và tội hoạt động phỉ). (2đ)
Câu 17. Hòa giải tại cộng động được áp dụng đối với những trường
hợp nào?
a) Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm
tội nghiêm trọng;
b) Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng qui định
tại điểm b khoản 2 Điều 91 của bộ luật này;
c) Cả hai đáp án trên đều đúng.
Đ: c là đáp án đúng –Khoản 1 Điều 94 (2đ)
Câu 18. Khiển trách trong luật hình sự là biện pháp tư pháp, đúng
hay sai?
Đ: Sai, là biện pháp giám sát, giáo dục trong trường hợp được miễn
TNHS- Điều 93. (2đ)
Câu 19. Chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền áp dụng biện pháp khiển
trách, đúng hay sai?
Đ: Sai, Cơ quan điều tra và VKS cũng có thẩm quyền áp dụng – Khoản 2
Điều 93. (2đ)
Câu 20. Người đang chấp hành hình phạt tù từ Chung thân và tù có
thời hạn của mọi tội phạm, nếu có đủ các điều kiện theo luật định thì có
thể Tha tù trước thời hạn, đúng hay sai?
Đ: Sai, theo điểm a khoản 2 Điều 66 qui định thì: Người bị kết án về các
tội xâm phạm ANQG, hoặc người bị kết án từ 10 năm tù trở lên đối với tội cố
ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của con người….sẽ không được
áp dụng Tha tù trước thời hạn có điều kiện. (2đ)
Câu 21. (2 điểm) Tất cả các hành vi nhằm mục đích chống chính
quyền nhân dân đều cấu thành tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân
dân.
a. Đúng
b. Sai.
Đáp án: sai – Điều luật 113 BLHS.
Câu 22. (2 điểm) Người chuẩn bị phạm tội hoạt đồng nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân chỉ chịu trách nhiệm hình sự khi gây hậu quả nghiêm

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|3


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

trọng.
a. Đúng
b. Sai.
Đáp án: sai- Điều 109 BLHS
Câu 23. (2 điểm) Người đồng phạm khác trong tội hoạt động nhằm lật
đổ chính quyền nhân dân phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với khung
hình phạt với người tổ chức, người xúi giục.
a. Đúng
b. Sai.
Đáp án: Sai - Điều 109 BLHS
Câu 24. (2 điểm) Người phạm tội quy định tại chương các tội xâm
phạm an ninh quốc gia có thể bị áp dụng tất cả các loại hình phạt bổ sung theo
quy định của Bộ luật hình sự.
a. Đúng
b. Sai.
Đáp án: Đúng- Điều 122 BLHS.
Câu 25. (2 điểm) Mọi hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người
khác đều cấu thành tội giết người.
a. Đúng
b. Sai.
Đáp án: Sai- vì có nhiều hành vi giết người theo quy định tại Điều 125;
126…BLHS.
Câu 26. (2 điểm) Giết phụ nữ có thai là trường hợp phạm tội với tình
tiết định khung theo quy định tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự.
a. Đúng
b. Sai.
Đáp án: đúng- khoản 1 Đ 123 BLHS.
Câu 27. (2 điểm) Mọi hành vi vô ý làm chết người đều cấu thành tội
vô ý làm chết người.
a. Đúng b. Sai
Đáp án: sai- vì có hành vi vô ý làm chết người được quy đinh theo
Điều 129 BLHS.
Câu 28. (2 điểm) Người phạm tội trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam
mà cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ
thương tật cơ thể người khác dưới 11% thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|4


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

a. Đúng b. Sai
Đáp án: đúng- điểm k khoản 1 Điều 134 BLHS
Câu 29. (2 điểm) Người chuẩn bị phạm tội cố ý gây thương tích chỉ
chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nghiêm trọng.
a. Đúng b. Sai.
Đáp án: sai- khoản 7 Điều 134 BLHS.
Câu 30. (2 điểm) Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác do
vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội thì không phải chịu trách
nhiệm hình sự.
a. Đúng b. Sai.
Đáp án: sai- khoản 1 Điều 136 BLHS.
Câu 31. (2 điểm) Hành vi dùng vũ lực giao cấu trái ý muốn với nạn
nhân đều cấu thành tội hiếp dâm theo Điều 141 BLHS.
a. Đúng b. Sai.
Đáp án: Sai- vì ngoài tội hiếp dâm còn có tội Hiếp dâm người dưới 16
tuổi theo Điều 142 BLHS.
Câu 32. (2 điểm) Hành vi bịa đặt, lan truyền những đều biết rõ là sai
sự thật nhằm mục đích xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác là phạm
tội vu khống.
a. Đúng b. Sai.
Đáp án: sai- vì Điều 156 quy định phải xúc phạm nghiêm trọng mới
cấu thành tội phạm.
Câu 33. (2 điểm) Phạt tiền vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt
bổ sung có thể áp dụng đối với người phạm tội cướp tài sản.
a. Đúng b. Sai.
Đáp án: sai- Vì trong tội cướp tài sản không có hình phạt tiền là hình
phạt chính.
Câu 34. (2 điểm). Tội cướp tài sản theo Điều 168 BLHS năm 2015 có
quy định tình tiết định khung tăng nặng mới: lợi dụng thiên tai bệnh dịch.
a. Đúng b. Sai.
Đáp án: đúng – theo điểm c khoản 2 Điều 168 BLHS
35.(2 điểm).Tử hình là mức hình phạt cao nhất có thể được áp dụng
đối với người phạm tội cướp tài sản.
a. Đúng b. Sai.
Đáp án: sai- vì tội cướp tài sản khung hình phạt cao nhất là tù chung
thân.

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|5


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

Câu 36. (2 điểm).Tử hình là mức hình phạt cao nhất có thể được áp
dụng đối với người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
a. Đúng b. Sai.
Đáp án: sai- vì đối với tội lừa đảo CĐTS thì khung hình phạt cao nhất
là tù Chung thân.
Câu 37. (2 điểm). Hành vi trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ
2.000.000đồng trở lên mới cấu thành tội phạm.
a. Đúng b. Sai.
Đáp án: đúng - theo khoản 1 Điều 173 BLHS
Câu 38. (2 điểm). Phạm tội nhiều lần là tình tiết định khung tăng nặng
đối với tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 BLHS.
a. Đúng b. Sau.
Đáp án: sai- vì điều 173 không quy định
Câu 39. (2 điểm). Hành vi cố tình không trả tài sản thuê, vay, mượn
của người khác có giá trị từ 4.000.000 đồng khi đến hạn trả là phạm tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
a. Đúng b. Sai.
Đáp án: đúng- khoản 1 Điều 175 BLHS
Câu 40. (2 điểm). Người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có
thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền.
a. Đúng b. Sai.
Đáp án: đúng- theo quy định tại khoản 5 Điều 172 BLHS
Câu 41/ Nhận định: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện
hành vi “Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi,
hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam dẫn
đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn” thì bị phạt tù, là đúng
hay sai?
Đáp án (2đ): Đúng (quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 377 BLHS năm
2015 Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật).
Câu 42/ Nhận định: Hình phạt tù có thời hạn là hình phạt được áp
dụng đối với mọi tội phạm, là đúng hay sai?
Đáp án (2đ): Sai. (Khoản 2 Điều 38 BLHS năm 2015 quy định “Không
áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm
trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng”).
Câu 43/ Nhận định: Bộ luật hình sự năm 2015 quy định mức hình
phạt cao nhất đối với tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” và tội “Chiếm đoạt
chất ma túy” là tù chung thân, là đúng hay sai?

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|6


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

Đáp án (2đ): Đúng (Điều 249 và Điều 252 BLHS năm 2015).
Câu 44. Nhận định: “Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh
nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt
tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý thì bị xử lý về tội Tham ô tài sản”, là
đúng hay sai?
Đáp án (2đ): Đúng (khoản 6 Điều 353 BLHS năm 2015 quy định: Người
có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà
tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này).
Câu 45. Nhận định: Một người bị Tòa án kết án 08 năm tù về tội
“Cướp tài sản”, nhưng phạm tội lần đầu, có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo
tốt, đã chấp hành xong toàn bộ án phí và nghĩa vụ bồi thường dân sự. Tính
đến ngày 15/7/2016 đã chấp hành hình phạt được 05 năm 6 tháng tù, thì có
thể được tha tù trước thời hạn theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015,
là đúng hay sai?
Đáp án (2đ): Sai (điểm a khoản 2 Điều 66 BLHS năm 2015 Tha tù trước
thời hạn có điều kiện, quy định: Không áp dụng quy định của Điều này đối với
người bị kết án thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Người bị kết án
về tội xâm phạm an ninh quốc gia; tội khủng bố; tội phá hoại hòa bình, chống
loài người và tội phạm chiến tranh hoặc người bị kết án từ 10 năm tù trở lên
đối với tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của con người; 07
năm tù trở lên đối với các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
và sản xuất trái phép, mua bán trái phép, chiếm đoạt chất ma túy;…)
Câu 46. Nhận định: Trong mọi trường hợp, người phạm tội tham ô tài
sản, nhận hối lộ có giá trị đặc biệt lớn đều phải bị tử hình, là đúng hay sai?
Đáp án (2đ): Sai (tại điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều 40 BLHS năm
2015 quy định: Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ
mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô,
nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện,
điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn, hình phạt tử hình được chuyển
thành tù chung thân).
Câu 47. Nhận định: Trong mọi trường hợp, người có hành vi không tố
giác tội phạm phải bị xử phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03
năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Đáp án (2đ): Sai. (Khoản 2 Điều 390 BLHS năm 2015 quy định: Người
không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác
hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình
phạt).
Câu 48. Nhận định: Người có nhiệm vụ, quyền hạn mà thực hiện việc
đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch trái pháp luật, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi
này mà còn vi phạm, thì bị xử lý hình sự, là đúng hay sai?

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|7


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

Đáp án (2đ): Đúng (Khoản 1 Điều 336 BLHS năm 2015 quy định:
Người nào có nhiệm vụ, quyền hạn mà thực hiện việc đăng ký, cấp giấy tờ về
hộ tịch trái pháp luật, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì
bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm).
Câu 49. Chọn đáp án đúng:
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định mức tối thiểu của hình phạt tù đối
với tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” và tội “Chiếm đoạt chất ma túy” từ:
a) Sáu tháng tù trở lên;
b) Một năm tù trở lên;
c) Hai năm tù trở lên.
Đáp án (2đ): câu b (Một năm trở lên, quy định tại Điều 249 và Điều
252 BLHS năm 2015).
Câu 50. Chọn đáp án đúng:
Bộ luật hình sự năm 2015 năm 2015 quy định mức tối thiểu của hình
phạt tù đối với tội “Tham ô tài sản” và tội “Nhận hối lộ” từ:
a) Sáu tháng tù trở lên;
b) Một năm tù trở lên;
c) Hai năm tù trở lên.
Đáp án (2đ): Câu c (Hai năm trở lên, quy định tại Điều 353, 354 BLHS
năm 2015).
Câu 51. Chọn đáp án đúng:
Định lượng các chất ma túy để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
các tội tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy và tội chiếm đoạt chất ma
túy như sau:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01
gam; Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối
lượng từ 0,1 gam; Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có
khối lượng từ 10 kilôgam; Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05
kilôgam; Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam; Các chất ma túy
khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam; Các chất ma túy khác ở thể lỏng có
thể tích từ 10 mililít;
b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 02
gam; Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối
lượng từ 0,2 gam; Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có
khối lượng từ 15 kilôgam; Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 10
kilôgam; Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 02 kilôgam; Các chất ma túy
khác ở thể rắn có khối lượng từ 02 gam; Các chất ma túy khác ở thể lỏng có
thể tích từ 20 mililít; c) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|8


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

khối lượng từ 03 gam; Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine,


MDMA có khối lượng từ 0,3 gam; Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc
lá cây côca có khối lượng từ 20 kilôgam; Quả thuốc phiện khô có khối lượng
từ 15 kilôgam; Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 03 kilôgam; Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 03 gam; Các chất ma túy khác ở thể
lỏng có thể tích từ 30 mililít;
Đáp án a (quy định tại khoản 1 các Điều 249, Điều 250, Điều 252 của
BLHS năm 2015).
Câu 52. Chọn đáp án đúng:
Để tạo một môi trường kinh doanh minh bạch, tránh sự tùy tiện trong
việc áp dụng, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã thay thế Điều 165 (Tội cố ý làm
trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng)
bằng:
a) 07 tội danh mới;
b) 08 tội danh mới;
c) 09 tội danh mới;
Đáp án (2đ): câu c (09 tội mới Tội vi phạm quy định về cạnh tranh
(Điều 217); Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản (Điều
218); Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất
thoát, lãng phí (Điều 219); Tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và
sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 220); Tội vi phạm
quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 221);
Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 222); Tội
thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều
223); Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng hậu quả nghiêm
trọng (Điều 224); Tội vi phạm quy định về bồi thường hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 230).
Câu 53. Chọn đáp án đúng:
Để đáp ứng yêu cầu đấu tranh tội phạm trong tình hình mới, Bộ luật
Hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm:
a) 06 tội danh mới;
b) 07 tội danh mới;
c) 08 tội danh mới;
Đáp án (2đ): câu a (06 tội danh mới Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ
chào bán, niêm yết chứng khoán (Điều 212); Tội gian lận trong kinh doanh
bảo hiểm (Điều 213); Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
(Điều 214); Tội gian lận bảo hiểm y tế (Điều 215); Tội trốn đóng bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệm cho người lao động (Điều 216);
Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã (Điều 234).
Câu 54. Chọn đáp án đúng:

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|9


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

Tất cả các điều khoản của Bộ luật hình sự năm 2015 được áp dụng
để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với người thực hiện
hành vi phạm tội:
a) Kể từ ngày Bộ luật hình sự năm 2015 được công bố (09/12/2015);
b) Kể từ ngày Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm
2015 về việc thi hành Bộ luật hình sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua;
c) Từ 0 giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm 2016;
Đáp án (2đ): Câu c (điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số
109/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về việc thi hành
Bộ luật hình sự năm 2015).
Câu 55. Nhận định: Hành vi kinh doanh trái phép quy định tại Điều
159 của Bộ luật hình sự năm 1999 xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01 tháng 7
năm 2016 sau thời điểm đó vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét
xử thì tiếp tục áp dụng quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 để xử lý, là
đúng hay sai?
Đáp án (2đ): Đúng (quy định tại điểm e khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số
109/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về việc thi hành
Bộ luật hình sự năm 2015).
Câu 56. Nhận định: Người có hành vi kinh doanh trái phép quy định
tại Điều 159 của Bộ luật hình sự năm 1999 xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01
tháng 7 năm 2016, nếu sau thời điểm 0 giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm 2016
mới bị phát hiện thì tiếp tục áp dụng quy định tại Điều 159 của Bộ luật hình
sự năm 1999 để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội kinh doanh trái phép,
là đúng hay sai?
Đáp án (2đ): Sai (quy định tại điểm e khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số
109/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về việc thi hành
Bộ luật hình sự năm 2015).
Câu 57. Nhận định: Người có hành vi đăng ký kết hôn trái pháp luật
quy định tại Điều 149 của Bộ luật hình sự năm 1999 xảy ra trước 0 giờ 00
ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà sau thời điểm đó vụ án đã được xét xử và đã
có bản án, quyết định của Tòa án, thì căn cứ vào việc Bộ luật hình sự năm
2015 không quy định tội danh đăng ký kết hôn trái pháp luật để kháng nghị
giám đốc thẩm theo hướng hủy bản án, quyết định của Tòa án, là đúng hay
sai?
Đáp án (2đ): Sai (quy định tại điểm e khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số
109/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về việc thi hành
Bộ luật hình sự năm 2015).
Câu 58. Chọn đáp án đúng:

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|10


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

Đối với hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế
gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 165 của Bộ luật hình sự năm
1999 xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm 2016 nếu sau thời điểm 0
giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới bị phát hiện thì:
a) Không khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội cố ý làm trái quy định
của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định
tại Điều 165 của Bộ luật hình sự năm 1999, miễn truy cứu trách nhiệm hình
sự.
b) Khởi tố, điều tra về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản
lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 165 của Bộ luật hình
sự năm 1999, sau đó ra Quyết định đình chỉ vụ án.
c) Không khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội cố ý làm trái quy định
của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định
tại Điều 165 của Bộ luật hình sự năm 1999, mà áp dụng quy định của Bộ
luật hình sự năm 2015 để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo tội danh
tương ứng;
Đáp án (2đ): Câu c (quy định tại điểm e khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số
109/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về việc thi hành
Bộ luật hình sự năm 2015).
Câu 59. Chọn đáp án đúng:
Các điều khoản của Bộ luật hình sự năm 2015 xóa bỏ một tội phạm,
xóa bỏ một hình phạt, một tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn,
tình tiết giảm nhẹ mới; miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm
hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì:
a) Được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ
00 ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị
điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn
chấp hành hình phạt, xóa án tích;
b) Chỉ được áp dụng đối với những hành vi phạm tội xảy ra sau ngày
Bộ luật hình sự năm 2015 được Quốc hội thông qua 27/11/2015;
c) Chỉ được áp dụng đối với những hành vi phạm tội xảy ra sau 0 giờ
00 ngày 01 tháng 7 năm 2016;
Đáp án (2đ): Câu a (quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số
109/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về việc thi hành
Bộ luật hình sự năm 2015).
Câu 60. Chọn đáp án đúng:
Không áp dụng hình phạt tử hình mà Bộ luật hình sự năm 2015 đã bỏ
hình phạt tử hình, đối với người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét
xử, kể từ ngày:

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|11


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

a) Bộ luật hình sự năm 2015 được Quốc hội thông qua 27/11/2015;
b) Bộ luật hình sự năm 2015 được công bố 09/12/2015;
c) Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực 01/7/2016;
Đáp án (2đ): Câu a (quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số
109/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về việc thi hành
Bộ luật hình sự năm 2015).
Câu 61. Chủ thể thực hiện tội phạm vi phạm qui định về giao thông
đường bộ theo BLHS 2015 là:
a. Người sử dụng phương tiện giao thông;
b. Người điều khiển, dẫn dắt súc vật;
c. Người đi bộ trên đường bộ;
d. Cả a, b, c.
Đáp án (2đ): d (điểm d, khoản 1 Điều 261 BLHS);
Câu 62. Tội vi phạm qui định về tham gia giao thông đường bộ có
hình phạt chính là:
a. Phạt tiền;
b. Phạt tù;
c. Cải tạo không giam giữ.
d. Cả a, b, c
Đáp án (2đ): d (điểm d, khoản 1 Điều 261 BLHS);
Câu 63. Phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn
tiêu chuẩn, an toàn kỷ thuật kỷ thuật theo BLHS 2015 gồm:
a. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
b. Xe máy chuyên dùng;
c. Cả a, b.
Đáp án (2đ): c (điểm d, khoản 1 Điều 261 BLHS);
Câu 64. Tội cản trở giao thông đường bộ có tình tiết định khung tăng
nặng là “Tại đường cao tốc”.
a. Đúng;
b. Sai
Đáp án (2đ): a (điểm a, khoản 2 Điều 261 BLHS);
Câu 65. Người để trái phép vật liệu cản trở giao thông đường bộ gây
thiệt hại tài sản 100 triệu đồng trở lên thì phải chịu TNHS.
a. Đúng;
b. Sai
Đáp án (2đ): a (điểm d, khoản 1 Điều 261 BLHS);
Câu 66. Hậu quả đã xãy ra là yếu tố cầu thành bắt buộc của tội cản trở
giao thông đường bộ.

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|12


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

a. Đúng;
b. Sai;
Đáp án (2đ): b (khoản 5 Điều 261 BLHS);
Câu 67. Hậu quả đã xãy ra là yếu tố cầu thành bắt buộc của tội điều
động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông
đường bộ.
a. Đúng;
b. Sai;
Đáp án (2đ): a (Điều 263 BLHS).
Câu 68. Người tổ chức đua xe trái phép làm chết 3 người trở lên thì
chỉ bị phạt tù có thời hạn.
a. Đúng;
b. Sai
Đáp án (2đ): b vì mức cao nhất là tù chung thân (khoản 4 Điều 265
BLHS)
Câu 69. Người phạm tội đua xe trái phép bị phạt tù cao nhất.
a. 5 năm;
b. 10 năm;
c. 15 năm.
Đáp án : c (Khoản 4 Điều 266 BLHS).
Câu 70. Hậu quả đã xãy ra là yếu tố cấu thành bắt buộc của tội cản trở
giao thông đường sắt.
a. Đúng
b. Sai
Đáp án (2đ): b vì theo Khoản 5 Điều 268 BLHS thì phạm tội trong
trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng,
sức khỏe…
Câu 71. Người chịu trách nhiệm trực tiếp về kỷ thuật mà cho phép đưa
vào sử dụng thiết bị giao thông đường sắt không có giấy chứng nhận đăng ký
trong mọi trường hợp đều phải chịu trách nhiệm hình sự.
a. Đúng;
b. Sai.
Đáp án (2đ): b vì hậu quả thiệt hại là yếu tố bắt buộc trong cầu thành
tội phạm. (Điều 269 BLHS).
Câu 72. Người điều khiển tàu bay mà vi phạm các qui định về an toàn
giao thông đường không trong mọi trường hợp đều phải chịu trách nhiệm
hình sự.
a. Đúng;

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|13


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

b. Sai
Đáp án (2đ): b vì chỉ bị truy cứu TNHS trong trường hợp có khả năng
thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản
của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời. (Điều 277 BLHS).
Câu 73. Người tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm có tính năng tấn
công mạng máy tính để sử dụng vào mục đích trái pháp luật, thì phải chịu
trách nhiệm hình sự.
a. Đúng;
b. Sai;
Đáp án (2đ): a (khoản 1 Điều 285 BLHS).
Câu 74. Người trao đổi thiết bị có tính năng tấn công mạng máy tính,
phương tiện điện tử trong mọi trường hợp đều phải chịu trách nhiệm hình
sự.
a. Đúng;
b. Sai;
Đáp án (2đ): b vì Khoản 1 Điều 285 BLHS qui định sử dụng vào mục
đích trái pháp luật là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm.
Câu 75. Người thu thập trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng
của người khác, thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng trở lên, thì phải chịu
trách nhiệm hình sự.
a. Đúng;
c. B. Sai;
Đáp án (2đ): a (Khoản 1 Điều 291 BLHS).
Câu 76. Người sử dụng người dưới 16 tuổi làm công việc tiếp xúc với
các chất độc hại theo danh mục nhà nước qui định trong mọi trường hợp
phải chịu trách nhiệm hình sự.
a. Đúng;
b. Sai;
Đáp án (2đ): b (phạm vào các điểm a, b, c khoản 1 Điều 296 BLHS mới
chịu TNHS).
Câu 77. Người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép
buộc người khác phải lao động trong mọi trường hợp đều phải chịu trách
nhiệm hình sự.
a. Đúng;
b. Sai;
Đáp án (2đ): b vì đã bị xử phạt hành chính, đã bị kết án chưa xóa án
tích…mới chịu TNHS (các điểm a, b, c khoản 1 Điều 297 BLHS).
Câu 78. Người chuẩn bị phạm tội bắt cóc con tin không phải chịu

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|14


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

trách nhiệm hình sự.


a. Đúng;
b. Sai;
Đáp án (2đ): b vì người chuẩn bị phạm tội này bị phát tù từ 6 tháng đến
3 năm ( Khoản 5 Điều 301)
Câu 79. Tội bắt cóc con tin là tội phạm mới.
a. Đúng;
b. Sai;
Đáp án (2đ): a (Điều 301 BLHS 2015).
Câu 80. Tội đánh bạc có tình tiết định khung tăng nặng mới là “ Sử
dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
để phạm tội”.
a. Đúng;
b. Sai;
Đáp án (2đ): a (điểm c khoản 2 Điều 321 BLHS).
Câu 81. BLHS năm 2015 bổ sung tình tiết định khung tăng nặng
“Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát” trong Tội vi
phạm chế độ một vợ, một chồng, đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Đúng (tình tiết này quy định tại điểm b khoản 2 Điều 182)
Câu 82. Hình phạt đối với Tội tổ chức tảo hôn là cảnh cáo, phạt tiền
hoặc cải tạo không giam giữ, đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Sai (Điều 183 quy định chỉ có hình phạt tiền, cải tạo không
giam giữ)
Câu 83. Tội loạn luân có mức hình phạt tù thấp nhất là:
A) 3 tháng tù; B) 6 tháng tù; C) 1 năm tù
Đáp án (2đ): C (Điều 182 quy định tội loạn luân phạt tù từ 1 đến 5 năm)
Câu 84. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con,
cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình có mức hình phạt tù thấp
nhất là:
A) 3 tháng tù; B) 6 tháng tù; C) 1 năm tù
Đáp án (2đ): B (quy định tại khoản 1 Điều 185)
Câu 85. Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại là tội
phạm mới được quy định tại BLHS 2015, đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Đúng (quy định tại Điều 187)
Câu 86. Tội buôn lậu có mức hình phạt cao nhất là:
A) 20 năm tù; B) tù Chung thân; C) Tử hình

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|15


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

Đáp án (2đ): A (quy định tại khoản 4 Điều 188)


Câu 87. BLHS năm 2015 giữ nguyên Tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm đã được quy định trong BLHS năm 1999,
đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Sai (BLHS 2015 đã tách thành 2 Tội sản xuất, buôn bán
hàng cấm và Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm tội quy định tại Điều 190, 191)
Câu 88. BLHS năm 2015 bổ sung tình tiết định khung tăng nặng
“Làm chết người” trong Tội sản xuất, buôn bán hàng giả, đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Đúng (quy định tại Điều 192)
Câu 89. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm,
phụ gia thực phẩm có mức hình phạt cao nhất là:
A) 20 năm tù; B) tù Chung thân; C) Tử hình
Đáp án (2đ): B (quy định tại khoản 4 Điều 193)
Câu 90. BLHS năm 2015 đã bãi bỏ Tội đầu cơ, đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Sai (Vẫn quy định tại Điều 196)
Câu 91. Hình phạt đối với Tội quảng cáo gian dối là:
A) Cảnh cáo, phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ
B) Phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ
C) Cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn
Đáp án (2đ): B (quy định tại khoản 1 Điều 197)
Câu 92. Phạt tiền chỉ có thể là hình phạt bổ sung trong Tội vi phạm
các quy định về cung ứng điện
Đáp án (2đ): Sai (Điều 199 quy định phạt tiền vừa là hình phạt chính vừa
là hình phạt bổ sung)
Câu 93. BLHS năm 2015 bổ sung tình tiết định khung tăng nặng
“Có tổ chức” trong Tội trốn thuế, đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Đúng (quy định tại điểm a khoản 2 Điều 200)
Câu 94. BLHS năm 2015 đã bỏ tình tiết “có tính chất chuyên bóc
lột” trong Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Đúng (Điều 201 không có tình tiết này)
Câu 95. Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng
từ thu nộp ngân sách nhà nước là tội phạm mới được quy định tại BLHS
2015, đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Sai (Điều 204 BLHS năm 2015 kế thừa Điều 164b BLHS năm
1999, sửa đổi bổ sung năm 2009)

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|16


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

Câu 96. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả cũng được
áp dụng đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Đúng (quy định tại khoản 4 Điều 201)
Câu 97. Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm là tội phạm mới
được quy định tại BLHS 2015, đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Đúng (Điều 213 là tội phạm mới)
Câu 98. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan là tội phạm
mới được quy định tại BLHS 2015, đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Sai (Điều 225 BLHS năm 2015 kế thừa Điều 170a BLHS năm
1999, sửa đổi bổ sung năm 2009)
Câu 99. Trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại
cây khác có chứa chất ma túy với số lượng bao nhiêu cây thì bị xử lý
hình sự:
A) 300 cây; B) 500 cây; C) 1000 cây
Đáp án (2đ): B (quy định tại điểm b khoản 1 Điều 247)
Câu 100. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy có mức hình phạt
cao nhất là Chung thân, đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Sai (theo khoản 4 Điều 250 hình phạt cao nhất của tội này
là Tử hình)

PHẦN 2: 100 CÂU TRẮC NGHIỆM TỐ TỤNG HÌNH SỰ


Câu 1. Tại phiên tòa, Luật sư nói: “Tự thú là việc người phạm tội
khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi
tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện”. Luật sư nói đúng hay sai?
Đáp án: Sai. Câu đúng là: “Tự thú là việc người phạm tội TỰ NGUYÊN
khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội
phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện” (Điểm h khoản 1 Điều 4 BLHS năm
2015).
Câu 2. Vi phạm nghiêm trong thủ tục tố tụng là…thuôc trường hợp
nào sau đây?
a. Việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tùng trong quá trình
khởi tố, điều tra, truy tố xét xử không thực hiện hoặc thực hiện không đúng,
không đầy đủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.
b. việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tùng trong quá trình
khởi tố, điều tra, truy tố xét xử không thực hiện hoặc thực hiện không đúng,
không đầy đủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và đã xâm hại
nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng.

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|17


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

c. việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tùng trong quá trình
khởi tố, điều tra, truy tố xét xử không thực hiện hoặc thực hiện không đúng,
không đầy đủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và đã xâm hại
nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc
làm ảnh hưởng việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án.
Đáp án: Câu c “Vi phạm nghiêm trong thủ tục tố tụng là việc cơ quan,
người có thẩm quyền tiến hành tố tùng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy
tố xét xử không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình
tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền,
lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng việc xác
định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án”. (Điểm o khoản 1 Điều 4 BLHS
năm 2015).
Câu 3. Nguyên tắc “Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố
tụng hình sự được quy tại Điều nào?
a. Điều 7
b. Điều 8
c. Điều 9
Đáp án: Câu a. Nguyên tắc “Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong
tố tụng hình sự được quy tại Điều 7 BLTTHS năm 2015.
Câu 4. Nguyên tắc “Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm”
được quy tại Điều nào?
a. Điều 12
b. Điều 14
c. Điều 13
Đáp án: Câu b. Nguyên tắc “Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm”
được quy tại Điều 14 BLTTHS năm 2015.
Câu 5. Nguyên tắc “Xác định sự thật vụ án” được quy tại Điều nào?
a. Điều 15
b. Điều 16
c. Điều 17
Đáp án: Câu a. Nguyên tắc “Xác định sự thật vụ án” được quy tại Điều
15 BLTTHS năm 2015.
Câu 6. Nguyên tắc “Giải quyết vấn đền dân sự trong vụ án hình sự”
được quy tại Điều nào?
a. Điều 28
b. Điều 29
c. Điều 30

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|18


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

Đáp án: Câu c. Nguyên tắc “Giải quyết vấn đền dân sự trong vụ án hình
sự” được quy tại Điều 30 BLTTHS năm 2015.
Câu 7. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của kiểm sát viên được
quy định tại Điều nào?
a. Điều 41
b. Điều 42
c. Điều 43
Đáp án: Câu c. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của kiểm sát viên
được quy tại Điều 43 BLTTHS năm 2015.
Câu 8. Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng được quy định tại Điều nào?
a. Điều 48
b. Điều 49
c. Điều 50
Đáp án: Câu b. Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng được quy định tại Điều 49 BLTTHS năm 2015.
Câu 9. Thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được quy định tại
Điều 60 BTTLHS năm 2015 là đúng hay sai?
Đúng
Sai
Đáp án: Sai. Thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được quy định tại
Điều 52 BTTLHS năm 2015.
Câu 10. Quyền và nghĩa vụ người bào chữa được quy định tại Điều
80 BLTTHS năm 2015 là đúng hay sai?
Đúng
Sai
Đáp án: Sai. Quyền và nghĩa vụ người bào chữa được quy định tại Điều
73 BTTLHS năm 2015.
Câu 11. Điều 85 BLTTHS năm 2015 quy định: Những vấn đề phải
chứng minh trong vụ án hình sự: Khi điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình
sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh thuộc
trường hợp nào?
a. 1) Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian địa điểm và những
tình tiết của hành vi phạm tội; 2) Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có
lỗi hay không có lỗi; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích,
động cơ phạm tội; 3) Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình
sự của bị can, bị cáo; 4) Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|19


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

gây ra;
b. 1) Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian địa điểm và những
tình tiết khác của hành vi phạm tội; 2) Ai là người thực hiện hành vi phạm tội;
có lỗi hay không có lỗi, do cố y hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay
không; mục đích, động cơ phạm tội; 3) Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng
trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm nhân thân của bị can, bị
cáo; 4) Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; 5) Nguyên
nhân và điều kiện phạm tội;
c. 1) Có hành vi phạm tội xảy ra hay không; 2) Ai là người thực hiện
hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi; có năng lực trách nhiệm hình sự hay
không; mục đích, động cơ phạm tội; 3) Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng
trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm nhân thân của bị can, bị
cáo; 4) Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
Đáp án: Câu b. Điều 85 BLTTHS năm 2015 quy định: Những vấn đề
phải chứng minh trong vụ án hình sự: Khi điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình
sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh: 1. Có hành vi
phạm tội xảy ra hay không, thời gian địa điểm và những tình tiết khác của
hành vi phạm tội; 2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không
có lỗi, do cố y hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích,
động cơ phạm tội; 3. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình
sự của bị can, bị cáo và đặc điểm nhân thân của bị can, bị cáo; 4. Tính chất và
mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; 5. Nguyên nhân và điều kiện
phạm tội;
Câu 12. Điều 87 BLTTHS năm 2015 quy định Nguồn chứng cứ gồm
những trường hợp nào?
a. 1) Vật chứng; 2) Lời khai; 3) Dữ liệu điện tử; 4) Kết luận giám định;
5) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; Kết quả thực
hiện ủy thác tư pháp; 5) Các tài liệu, đồ vật khác;
b. 1) Vật chứng; 2) Lời khai; 3) Dữ liệu điện tử; 4) Kết luận giám định;
5) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; Kết quả thực
hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
c. 1) Vật chứng; 2) Lời khai, lời trình bày; 3) Dữ liệu điện tử; 4) Kết luận
giám định, định giá tài sản; 5) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy
tố, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế
khác; 5) Các tài liệu, đồ vật khác;
Đáp án: Câu c. Điều 87 BLTTHS năm 2015 quy định Nguồn chứng cứ
gồm: 1) Vật chứng; 2) Lời khai, lời trình bày; 3) Dữ liệu điện tử; 4) Kết luận
giám định, định giá tài sản; 5) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy
tố, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế
khác; 5) Các tài liệu, đồ vật khác;
Câu 13. Vật chứng được định nghĩa: Vật chứng là vật được làm

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|20


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

công cụ phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá
trị chứng minh tội phạm hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án là
đúng hay sai?
Đáp án: Sai. Điều 89 BLTTHS năm 2015. Vật chứng là vật được làm
công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng
của phạm tội, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người
phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Câu 14. Định nghĩa: Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, hình ảnh,
âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, nhận được bởi
phương tiện điện tử, là đúng hay sai?
Đáp án: Sai. Điều 99 BLTTHS năm 2015 định nghĩa: Dữ liệu điện tử là
ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo
ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử.
Câu 15. Điều 105 BLTTHS năm 2015 quy định Thu thập vật chứng
“Vật chứng phải được thu thập kịp thời, mô tả thực trạng vào biên bản
và đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ
vụ án thì phải chụp ảnh để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được
niêm phong, bảo quản theo quy định của pháp luật, là đúng hay sai?
Đáp án: Sai. Điều 105 BLTTHS năm 2015 quy định Thu thập vật chứng
“Vật chứng phải được thu thập kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng vào
biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp vật chứng không thể đưa vào
hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh, có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật
chứng phải được niêm phong, bảo quản theo quy định của pháp luật.
Câu 16. Đặt tiền để bảo đảm được quy định tại Điều 125 BLTTHS
năm 2015 , là đúng hay sai?
Đáp án: Sai. Đặt tiền để bảo đảm được quy định tại Điều 122 BLTTHS
năm 2015
Câu 17. Văn bản tố tụng thuộc trường hợp nào sau đây?
a. Lênh, quyết định, kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án được lập
theo mẫu thống nhất.
b. Lênh, quyết định, yêu cầu, kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án và
các văn bản khác trong hoạt động tố tụng được lập theo mẫu thống nhất.
c. Lênh, quyết định, kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án và các văn
bản khác được lập theo mẫu thống nhất.
Đáp án: Câu b. Văn bản tố tụng gồm Lệnh, quyết định, yêu cầu, kết luận
điều tra, bản cáo trạng, bản án và các văn bản khác trong hoạt động tố tụng
được lập theo mẫu thống nhất (khoản 1 Điều 132 BLTTHS năm 2015).
Câu 18. Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong
trường hợp nào sau đây?

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|21


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

1. a) Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của
Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành trong một số hoạt
động điều tra; b) Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm;
c) Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi
tố của Hội đồng xét xử.
2. a) Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của
Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành trong một số hoạt
động điều tra; b) Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
3. a) Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của
Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành trong một số hoạt
động điều tra; b) Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố; c) Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc
theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
Đáp án: Câu số 3. Khoản 3 Điều 153 BLTTHS năm 2015 quy định Viện
kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp: a) Viện kiểm
sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành trong một số hoạt động điều tra; b) Viện
kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
c) Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu
khởi tố của Hội đồng xét xử.
Câu 19. Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn
điều tra hai lần, mỗi lần không quá 3 tháng là đúng hay sai?
Đáp án: Sai. Điểm c khoản 2 Điều 172 LTTHS quy định: Đối với tội
phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không
quá 4 tháng.
Câu 20. Khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành
vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thi Cơ quan điều tra ra quyết
định khởi tố bị can là đúng hay sai?
Đáp án: Sai. Khoản 1 Điều 179 BLTTHS năm 2015 quy định: Khi có đủ
căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ
luật hình sự quy định là tội phạm thi Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố
bị can.
Câu 21. Khoản 4 Điều 183 BLTTHS quy định Kiểm sát viên hỏi cung
bị can trong trường hợp nào sau đây?
a. Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu
nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp
luật.
b. Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu
nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|22


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết. Việc kiểm sát việc hỏi cung
bị can được tiến hành theo quy định tại điều này.
c. Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu
nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật
hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết.
Đáp án: Câu b. Khoản 4 Điều 183 BLTTHS quy định: Kiểm sát viên hỏi
cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra
hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường
hợp khác khi xét thấy cần thiết. Việc kiểm sát việc hỏi cung bị can được tiến
hành theo quy định tại điều này.
Câu 22. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt thuộc
trường hợp nào sau đây?
a. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá 3
tháng kể từ ngày Viện kiểm sát phê chuẩn. Trường hợp đặc biệt có thể gia hạn
nhưng không quá thời hạn nêu trên.
b. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá 2
tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn. Trường hợp phức tạp
có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật
này.
c. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá 4
tháng kể từ ngày Viện kiểm sát phê chuẩn. Trường hợp phức tạp có thể gia
hạn nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật này.
Đáp án: Câu b. Khoản 1 Điều 226 BLTTHS quy định: “Thời hạn áp dụng
biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá 2 tháng kể từ ngày Viện
trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn. Trường hợp phức tạp có thể gia hạn nhưng
không quá thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật này”.
Câu 23. “Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành
quyền công tố trong giai đoạn truy tố” được quy định tại Điều nào?
a. Điều 236
b. Điều 237
c. Điều 240
Đáp án: Câu a. “Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành
quyền công tố trong giai đoạn truy tố” được quy định tại Điều 236 BLTTHS
năm 2015.
Câu 24. Tạm ngưng phiên tòa được quy định tại Điều luật nào?
a. Điều 249
b. Điều 250
c. Điều 251

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|23


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

Đáp án: Câu b. Tạm ngưng phiên tòa được quy định tại Điều 250
BLTTHS năm 2015.
Câu 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét
xử được quy định tại Điều nào?.
a. Điều 267
b. Điều 268
c. Điều 269
Đáp án: Câu a. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét
xử được quy định tại Điều 267 BLTTHS năm 2015.
Câu 26. Luật sư nói: Điều 319 BLTTHS năm 2015 quy định: Sau khi
xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy
tố hoặc kết luận về khoản nhẹ hơn hoặc tội nhẹ hơn, là đúng hay sai?
Đáp án: Sai. Điều 319 BLTTHS năm 2015 quy định: Sau khi KẾT THÚC
xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố
hoặc kết luận về tội nhẹ hơn.
Câu 27. Kiểm sát viên trích “Khoản 2 Điều 325 BLTTHS năm 2015
quy định: Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì
trước khi nghị án, Hội đồng xét xử yêu cầu bị cáo, bị hại, nguyên đơn
dân sự trình bày ý kiến về việc rút quyết định truy tố đó” là đúng hay
sai?
Đáp án: Sai. Khoản 2 Điều 325 BLTTHS năm 2015 quy định: Trường
hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì trước khi nghị án, Hội
đồng xét xử yêu cầu những người tham gia phiên tòa trình bày ý kiến về
việc rút quyết định truy tố đó.
Câu 28. Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy án sơ thẩm để điều tra lại
trong các trường hợp nào ?
1. a) Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm để khởi tố, điều
tra; b) Việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể
bổ sung được; c) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn
điều tra, truy tố.
2. a) Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội
hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng; b) Việc điều tra ở cấp sơ thẩm không
đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được; c) Có vi phạm nghiêm
trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố.
3. a) Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội
hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm;
b) Việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ
sung được; c) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều
tra, truy tố.

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|24


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

Đáp án: Câu 3. Khoản 1 Điều 358 BLTTHS năm 2015 quy định: a) Có
căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố,
điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm; b) Việc điều tra ở
cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được; c) Có
vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố.
Câu 29. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ nào
sau đây?
a. 1) Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp khách
quan của vụ án; 2) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong truy tố, xét
xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong giải quyết vụ án; 3) Có sai lầm nghiêm
trọng trong việc áp dụng pháp luật.
b. 1) Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với
những tình tiết khách quan của vụ án; 2) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố
tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong giải
quyết vụ án; 3) Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
c. 1) Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với
những tình tiết khách quan của vụ án; 2) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố
tụng trong điều tra, truy tố, xét xử trong giải quyết vụ án; 3) Có sai lầm nghiêm
trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Đáp án: Câu b. Điều 371 BLTTHS năm 2015 quy định: Bản án, quyết
định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm khi có một trong các căn cứ: 1) Kết luận trong bản án, quyết định của
Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; 2) Có vi
phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai
lầm nghiêm trọng trong giải quyết vụ án; 3) Có sai lầm nghiêm trọng trong
việc áp dụng pháp luật.
Câu 30. Người thi trích “Khoản 2 Điều 383 BLTTHS năm 2015 quy
định: Trường hợp xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ sửa một phần bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án phải triệu tập người bị kết án và
những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia
phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa giám đốc
thẩm” đúng hay sai?
Đáp án: Sai. Khoản 2 Điều 383 BLTTHS năm 2015 quy định: Trường
hợp xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật, Tòa án phải triệu tập người bị kết án, NGƯỜI BÀO CHỮA
và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham
gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt THÌ PHIÊN TÒA GIÁM ĐỐC
THẨM VÃN ĐƯỢC TIẾN HÀNH.
Câu 31. BLTTHS năm 2015 đã bổ sung thêm nhiệm vụ “bảo vệ công
lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân”, đúng hai sai?

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|25


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

Đáp án (2đ): Đúng (quy định tại Điều 2)


Câu 32. BLTTHS năm 2015 đã kế thừa nguyên tắc “Không ai bị kết
án hai lần vì một tội phạm” được quy định trong BLTTHS năm 2003,
đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Sai (Đây là quy định mới tại Điều 14 BLTTHS năm 2015)
Câu 33. BLTTHS năm 2015 quy định Viện trưởng, Phó Viện trưởng
VKS được ủy quyền cho KSV thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình,
đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Sai (khoản 4 Điều 41 BLTTHS năm 2015 quy định Viện
trưởng, Phó Viện trưởng VKS không được ủy quyền cho KSV thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của mình)
Câu 34. BLTTHS năm 2015 bổ sung thêm nguồn chứng cứ là Dữ
liệu điện tử và Kết luận định giá tài sản, đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Đúng (quy định tại điểm c khoản 1 Điều 87)
Câu 35. BLTTHS năm 2015 đã kế thừa nguyên tắc biện pháp ngăn
chặn “Tạm hoãn xuất cảnh” được quy định trong BLTTHS năm 2003,
đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Sai (Đây là quy định mới tại Điều 124 BLTTHS năm 2015)
Câu 36. BLTTHS năm 2015 quy định VKS ra quyết định khởi tố vụ
án hình sự trong trường hợp: VKS trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về
tội phạm, kiến nghị khởi tố; và VKS trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội
phạm, đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Đúng (quy định tại Khoản 3 Điều 153)
Câu 37. Theo quy định của BLTTHS năm 2015, VKS không có quyền
trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, đúng
hai sai?
Đáp án (2đ): Sai (Điều 159 BLTTHS năm 2015 quy định VKS trực tiếp
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong các trường hợp
do BLTTHS 2015 quy định)
Câu 38. BLTTHS năm 2015 quy định VKS có trách nhiệm thực hành
quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra
của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng
Cảnh sát biển, Kiểm ngư, cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân
đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra,
đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Đúng (quy định tại Điều 164)
Câu 39. BLTTHS năm 2015 đã bổ sung thêm trường hợp Cơ quan
điều tra, VKS thay đổi quyết định khởi tố bị can, đó là trường hợp Quyết

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|26


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

định khởi tố ghi không đúng họ, tên, tuổi, nhân thân của bị can, đúng
hai sai?
Đáp án (2đ): Đúng (quy định tại Điều 180)
Câu 40. BLTTHS năm 2015 đã kế thừa Biện pháp điều tra “Nghe
điện thoại bí mật” được quy định trong BLTTHS năm 2003, đúng hai
sai?
Đáp án (2đ): Sai (Đây là quy định mới tại Điều 223 BLTTHS năm 2015)
Câu 41. Theo quy định của BLTTHS năm 2015, Viện trưởng VKS
cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định truy tố, trả hồ sơ, đình
chỉ, tạm đình chỉ của VKS cấp dưới nếu thấy các quyết định đó không có
căn cứ hoặc trái pháp luật, đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Đúng (quy định tại Điều 240)
Câu 42. Theo quy định của BLTTHS năm 2015, Tòa án không có
quyền xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, khi cần xác minh, thu thập
bổ sung chứng cứ thì Tòa án yêu cầu VKS thực hiện, đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Sai (Đây là quy định mới tại Điều 252 BLTTHS năm 2015)
Câu 43. Theo quy định của BLTTHS năm 2015, Trường hợp xét
thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh VKS truy tố thì Tòa
án trả hồ sơ để VKS truy tố lại; nếu VKS vẫn giữ tội danh đã truy tố thì
Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn, đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Đúng (quy định tại Điều 298)
Câu 44. Theo quy định của BLTTHS năm 2015 về trình tự xét hỏi,
chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến KSV, người
bào chữa, người bảo vệ quyền lợi đương sự, đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Sai (Theo quy định tại Điều 307 BLTTHS năm 2015 chủ tọa
điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý)
Câu 45. BLTTHS năm 2015 đã kế thừa quy định về thẩm quyền xét
xử phúc thẩm trong BLTTHS năm 2003, đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Sai (Điều 344 quy định TAND cấp cao có thẩm quyền xét xử
phúc thẩm bản án, quyết định của TAND cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền
theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị)
Câu 46. BLTTHS năm 2015 bổ sung quy định Hội đồng xét xử phúc
thẩm có quyền đình chỉ việc xét xử phúc thẩm, đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Đúng (quy định tại Điều 355)
Câu 47. Theo quy định của BLTTHS năm 2015, hình phạt cảnh cáo
được thi hành ngay sau khi Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, đúng
hai sai?
Đáp án (2đ): Sai (Điều 363 quy định Hình phạt cảnh cáo được thi hành

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|27


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

ngay tại phiên tòa)


Câu 48. Theo quy định của BLTTHS năm 2015, TAND cấp tỉnh có
trách nhiệm kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực của TAND cấp
huyện để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị Chánh án TAND cấp
cao, Chánh án TAND tối cao xem xét kháng nghị, đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Đúng (quy định tại Điều 372)
Câu 49. BLTTHS năm 2015 đã bỏ căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm
là “việc điều tra xét hỏi tại phiên toà phiến diện hoặc không đầy đủ”,
đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Đúng (Điều 371 không có căn cứ này)
Câu 50. BLTTHS năm 2015 quy định một trong những căn cứ
kháng nghị giám đốc thẩm là “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
trong điều tra, truy tố, xét xử”, đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Sai (căn cứ trên chưa đầy đủ vì Điều 371 quy định “Có vi
phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai
lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”)
Câu 51. BLTTHS năm 2015 đã kế thừa quy định về những người
có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Sai (Điều 373 bổ sung quy định đối với Chánh án TAND cấp
cao, Viện trưởng VKSND cấp cao)
Câu 52. Theo quy định của BLTTHS năm 2015, người kháng nghị
giám đốc thẩm có quyền thay đổi kháng nghị là quy định mới của
BLTTHS 2015, đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Đúng (quy định tại Điều 381)
Câu 53. Theo quy định của BLTTHS năm 2015, chỉ được thay đổi,
bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm trước khi mở phiên tòa, đúng
hai sai?
Đáp án (2đ): Sai (Điều 381 quy định trước khi mở phiên tòa hoặc tại
phiên tòa giám đốc thẩm, người kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi kháng
nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị).
Câu 54. Theo quy định của BLTTHS năm 2015, trường hợp VKS rút
kháng nghị giám đốc thẩm tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử vẫn tiến
hành xét xử, đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Sai (Điều 381 quy định trường hợp rút toàn bộ kháng nghị
tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm)
Câu 55. Theo quy định của BLTTHS năm 2015, khi xét xử giám đốc
thẩm, Quyết định của Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán phải được
ít nhất hai phần ba tổng số thành viên biểu quyết tán thành, đúng hai

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|28


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

sai?
Đáp án (2đ): Sai (Điều 382 quy định Quyết định của Hội đồng toàn thể
Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành)
Câu 56. Theo quy định của BLTTHS năm 2015, khi tham gia phiên
tòa giám đốc thẩm, Kiểm sát viên phải tranh tụng với người tham gia tố
tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án, đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Đúng (quy định tại Điều 386)
Câu 57. Theo quy định của BLTTHS năm 2015, Hội đồng giám đốc
thẩm có thẩm quyền hủy bản án, quyết định phúc thẩm của TAND cấp
tỉnh và giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm của TAND cấp huyện,
đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Đúng (quy định tại Điều 388)
Câu 58. Theo quy định của BLTTHS năm 2015, Hội đồng tái thẩm
có thẩm quyền Đình chỉ việc xét xử tái thẩm, đúng hai sai?
Đáp án (2đ): Đúng (quy định tại Điều 402)
Câu 59. BLTTHS năm 2015 đã kế thừa quy định về Thủ tục xem xét
lại quyết định của hội đồng thẩm phán TAND tối cao của BLTTHS năm
2003, đúng hai sai?
Sai (Đây là quy định mới của BLTTHS năm 2015)
Câu 60. Theo quy định của BLTTHS năm 2015, khi xét xử người
chưa thành niên phạm tội thì Hội thẩm phải là giáo viên hoặc cán bộ
Đoàn thanh niên, đúng hai sai?
Sai (Điều 423 quy định không nhất thiết Hội thẩm phải là giáo viên,
cán bộ Đoàn thanh niên mà Hội thẩm cũng có thể là người có kinh nghiệm,
hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi)
Câu 61. Chọn đáp án đúng:
Lệnh bắt người bị giữ hoặc quyết định tạm giữ phải được ban hành
trong thời hạn:
a) 12 giờ kể từ khi giữ người hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra (CQĐT)
tiếp nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.
b) 24 giờ kể từ khi giữ người hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra (CQĐT)
tiếp nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.
c) 03 ngày kể từ khi giữ người hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra (CQĐT)
tiếp nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.
Đáp án (2đ): Câu a (12 giờ, quy định tại khoản 4 Điều 110 BLTTHS năm
2015).
Câu 62. Nhận định: Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|29


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

phải được ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền,
là đúng hay sai?
Đáp án (2đ): Đúng ( Tại khoản 4 Điều 110 BLTTHS năm 2015 quy định:
Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải được ngay cho Viện
kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để xem xét phê chuẩn).
Câu 63. Chọn đáp án đúng:
Khi nha.^ n đươ. c ho“ sơ đe“ nghi. xét phe^ chua n le^. nh ba t người bi. giư trong
trường hơ. p kha n ca p, Vie^. n kie m sát pha' i ra quyet đi.nh phe^ chua n hoa.˘ c quyet
đi.nh kho^ ng phe^ chuan trong thời ha. n:
a) 03 ngày ke từ khi nha.^ n đươ. c ho“ sơ đe“ nghi. xe´ t phe^ chuan;
b) 24 giờ ke từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn;
c) 12 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn;
Đáp án: ca^ u c (khoa' n 6 Đie“ u 110 BLTTHS na˘ m 2015).
Câu 64. Chọn đáp án đúng:
Khi cần phải xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà
không thể thực hiện ngay tại phie^ n tòa hoa.˘ c do tì`nh trạng sức khỏe, sự kiện
bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, Ho^. i đo“ ng xét xư' có the tạm ngừng
phie^ n tòa xe´ t xư' sơ tham vu. án hì`nh sư. . Thời hạn không quá
a) 03 ngày kể từ ngày quyết định tạm ngừng phiên tòa.
b) 05 ngày kể từ ngày quyết định tạm ngừng phiên tòa.
c) 07 kể từ ngày quyết định tạm ngừng phiên tòa.
Đáp án: Ca^ u b (Đie“ u 251 BLTTHS na˘ m 2015).
Câu 65. Nhận định: Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết
án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó
đi chấp hành án phạt tù, là đúng hay sai?
Đáp án (2đ): Đúng (quy định tại Khoản 3 Điều 124 BLTTHS năm 2015).
Câu 66. Nhận định: Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời
hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Đúng hay sai ?
Đáp án (2đ): Đúng (quy định tại Khoản 3 Điều 124 BLTTHS năm 2015).
Câu 67. Nhận định: Trong mọi trường hợp, công dân Việt Nam phạm
tội ở nước ngoài mà đã trở về sinh sống ở Việt Nam thì không bị trục xuất
hoặc bắt, giao nộp cho nhà nước khác để điều tra, truy tố, xét xử và thi hành
án theo pháp luật hình sự của nước ngoài, là đúng hay sai?
Đáp án (2đ): Đúng (Khoản 2 Điều 17 Hiến pháp năm 2013 và Điều 11
BLTTHS năm 2015 quy định “công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao
nộp cho nhà nước khác”.
Câu 68. Chọn đáp án đúng:

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|30


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

Khi Viện kiểm sát có yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý,
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải chuyền hồ sơ có
liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết trong thời hạn:
a) 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu;
b) 07 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu;
c) 10 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu;
Đáp án (2đ): Câu a (05 ngày, quy định tại khoản 2 Điều 146 BLTTHS).
Câu 69. Chọn đáp án đúng:
Viện kiểm sát phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo chứng cứ, tài
liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, bị cáo và những
người liên quan đến kháng nghị:
a) Ngay sau ban hành kháng nghị;
b) Khi còn trong thời hạn kháng nghị;
c) Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định kháng nghị;
Đáp án (2đ): Câu c (khoản 2 Điều 338 BLTTHS năm 2015 quy định:
Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định kháng nghị, Viện kiểm sát
phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung
(nếu có) cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, gửi quyết định kháng nghị cho bị cáo
và những người liên quan đến kháng nghị).
Câu 70. Chọn đáp án đúng:
Thời hạn nghiên cứu hồ sơ phúc thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát
nhân dân cấp cao tối đa là:
a) 15 ngày;
b) 20 ngày;
c) 30 ngày;
Đáp án (2đ): Câu c (30 ngày, khoản 1 Điều 341 BLTTHS năm 2015
Chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát, quy định: Sau khi thu. ly´ vu. án, Tòa án
ca p phú c tha m pha' i chuye n ho“ sơ vu. án cho Vie^. n kie m sát cù ng ca p. Trong
thời ha. n 15 ngày đo i với Vie^. n kie m sát nha^ n da^ n ca p tì'nh và Vie^. n kie m sa´t
qua^ n sư. ca p qua^ n khu, 20 ngày đo i với Vie^. n kie m sát nha^ n da^ n ca p cao,
Vie.^ n kie m sát qua^ n sư. trung ương ke từ ngày nha.^ n đươ. c ho“ sơ vu. án, Vie^. n
kie m sát pha' i tra' la. i ho“ sơ vu. án cho Tòa án. Trường hơ. p vu. án thuo^. c loa. i to^.
i đa.˘ c bie^. t nghie^ m tro. ng, phứ c ta. p thì` thờ i ha. n này có the kéo dài nhưng
kho^ ng quá25 ngày đối với Viện kie m sát nha^ n da^ n ca p tì'nh, Vie^. n kie m
sát qua^ n sư. ca p qua^ n khu, 30 ngày đo i với Vie^. n kie m sát nha^ n da^ n ca p
cao, Vie^. n kiem sát qua^ n sư. trung ương).
Câu 71. Chọn đáp án đúng:

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|31


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật
bổ sung trước khi xét xử thì phải chuyển chứng cứ, tài liệu, đồ vật này cho
Viện kiểm sát cùng cấp. Viện kiểm sát phải trả lại chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ
sung cho Tòa án trong thời hạn:
a) 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật;
b) 05 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật;
c) 07 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật;
Đáp án (2đ): Câu a (03 ngày, quy định tại khoản 2 Điều 341 BLTTHS
năm 2015).
Câu 72. Chọn đáp án đúng:
Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm
cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn:
a) 03 ngày kể từ ngày ra quyết định;
b) 05 ngày kể từ ngày ra quyết định;
c) 07 ngày kể từ ngày ra quyết định;
Đáp án (2đ): Câu a (03 ngày, quy định tại khoản 3 Điều 348 BLTTHS
năm 2015).
Câu 73. Chọn đáp án đúng:
Thời hạn hoãn phiên tòa phúc thẩm không được quá:
a) 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa;
b) 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa;
c) 60 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa;
Đáp án (2đ): Câu b (30 ngày, quy định tại khoản 2 Điều 297 và khoản 2
Điều 352 BLTTHS năm 2015).
Câu 74. Chọn đáp án đúng:
Tòa án phải mở phiên họp để xem xét quyết định sơ thẩm bị kháng cáo,
kháng nghị trong thời hạn:
a) 10 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ vụ án;
b) 15 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ vụ án;
c) 20 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ vụ án;
Đáp án (2đ): Câu b (15 ngày, quy định tại khoản 2 Điều 362 BLTTHS
năm 2015).
Câu 75. Chọn đáp án đúng:
Tòa án phải chuyển hồ sơ vụ án kèm theo quyết định mở phiên họp để
xem xét quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị cho Viện kiểm sát cùng
cấp trong thời hạn:

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|32


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

a) 02 ngày kể từ ngày ra quyết định;


b) 05 ngày kể từ ngày ra quyết định;
c) 07 ngày kể từ ngày ra quyết định;
Đáp án (2đ): Câu a (02 ngày, quy định tại khoản 2 Điều 362 BLTTHS
năm 2015).
Câu 76. Chọn đáp án đúng:
Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án phúc thẩm đối với quyết định sơ
thẩm bị kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án trong thời hạn:
a) 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án;
b) 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án;
c) 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án;
Đáp án (2đ): Câu a (05 ngày, quy định tại khoản 2 Điều 362 BLTTHS
năm 2015).
Câu 77. Chọn đáp án đúng:
Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án,
Viện kiểm sát đã yêu cầu trong thời hạn:
a) 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu;
b) 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu;
c) 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu;
Đáp án (2đ): Câu b (07 ngày, Điều 376 BLTTHS năm 2015).
Câu 78. Chọn đáp án đúng:
Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa trong thời hạn:
a) 02 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ
sơ vụ án;
b) 03 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ
sơ vụ án;
c) 04 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ
sơ vụ án;
Đáp án (2đ): Câu c (04 tháng, Điều 385 BLTTHS năm 2015).
Câu 79. Chọn đáp án đúng:
Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được
tiến hành trong thời hạn:
a) 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật;
b) 02 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật;

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|33


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

c) 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật;
Đáp án (2đ): Câu a (01 năm, Điều 379 BLTTHS năm 2015).
Câu 80. Chọn đáp án đúng:
Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán là thành viên Hội đồng
giám đốc thẩm làm bản thuyết trình về vụ án. Bản thuyết trình tóm tắt nội
dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp Tòa án, nội dung của kháng
nghị. Bản thuyết trình và các tài liệu có liên quan phải gửi cho các thành viên
Hội đồng giám đốc thẩm chậm nhất là:
a) 07 ngày trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm;
b) 10 ngày trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm;
c) 15 ngày trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm;
Đáp án (2đ): Câu a (07 ngày, Điều 384 BLTTHS năm 2015).
Câu 81. Thời hạn điều tra theo thủ tục rút gọn kể từ ngày khởi tố vụ án
là:
e. 20 ngày;
f. 30 ngày;
g. 40 ngày;
Đáp án: a. 20 ngày (khoản 1 Điều 460)
“1. Thời hạn điều tra theo thủ tục rút gọn là 20 ngày kể từ ngày ra
quyết định khởi tố vụ án”
Câu 82. Thời hạn truy tố theo thủ tục rút gọn kể từ ngày Viện kiểm sát
nhận được quyết định đề nghị truy tố và hồ sơ vụ án của Cơ quan điều
tra là:
a. 4 ngày;
b. 5 ngày;
c. 6 ngày.
Đáp án: 5 ngày (điểm a khoản 1 Điều 461).
“1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đề
nghị truy tố và hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát ra một trong các quyết định:
a) Truy tố bị can trước Tòa án bằng quyết định truy tố”;
Câu 83. Kể từ khi vụ án có đủ điều kiện quy định tại Điều 456 của Bộ
luật này, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải ra quyết định áp
dụng thủ tục rút gọn trong thời hạn:
a. 24 giờ;
b. 36 giờ;
c. 48 giờ.

Đáp án: 24 giờ. (khoản 1 Điều 457)


“1. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi vụ án có đủ điều kiện quy định

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|34


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

tại Điều 456 của Bộ luật này, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải
ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn”.
Câu 84. Thời hiệu khiếu nại quyết định áp dụng thủ tục rút gọn kể từ
ngày nhận được quyết định này là:
a. 5 ngày;
b. 7 ngày;
c. 10 ngày.
Đáp án: a. 5 ngày. (khoản 5 Điều 457).
“5. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn có thể bị khiếu nại. Bị can, bị
cáo hoặc người đại diện của họ có quyền khiếu nại quyết định áp dụng
thủ tục rút gọn; thời hiệu khiếu nại là 05 ngày kể từ ngày nhận được
quyết định. Khiếu nại được gửi đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa
án đã ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và phải được giải quyết trong
thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại”
Câu 85. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn đươ. c giao cho bị can, bị cáo
hoa.˘ c người đại diện của họ, gửi cho người bào chữa trong thời hạn:
a. 24 giờ;
b. 36 giờ;
c. 48 giờ. (kể từ khi ra quyết định).
Đáp án: a. 24 giờ (khoản 2 Điều 457).
“2. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn được giao cho bị can, bị cáo
hoặc người đại diện của họ, gửi cho người bào chữa trong thời hạn 24
giờ kể từ khi ra quyết định”.
Câu 86. Thời hạn tạm giữ theo thủ tục rút gọn không được quá:
a. 03 ngày;
b. 04 ngày;
c. 05 ngày (kể từ ngày Cơ quan điều tra nhận người bị bắt).
Đáp án: a. 3 ngày (khoản 2 Điều 459)
“2. Thời hạn tạm giữ không được quá 03 ngày kể từ ngày Cơ quan
điều tra nhận người bị bắt”.
Câu 87. Thời hạn tạm giam theo thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều
tra không quá:
a. 20 ngày;
b. 25 ngày;
c. 30 ngày.
Đáp án: a. 20 ngày (khoản 3 Điều 459).
“3. Thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra không quá 20 ngày”.
Câu 88. Thời hạn tạm giam theo thủ tục rút gọn trong giai đoạn truy tố
không quá:

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|35


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

a. 05 ngày;
b. 07 ngày;
c. 10 ngày;
Đáp án: a. 5 ngày. (khoản 3 Điều 459).
“3...Trong giai đoạn truy tố không quá 05 ngày...”.
Câu 89. Thời hạn tạm giam theo thủ tục rút gọn trong giai đoạn xét xử
sơ thẩm không quá:
a. 15 ngày;
b. 17 ngày;
c. 20 ngày.
Đáp án: 17 ngày. (khoản 3 Điều 459).
“3. Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm không quá 17 ngày”..
Câu 90. Thời hạn tạm giam theo thủ tục rút gọn trong giai đoạn xét xử
phúc thẩm không quá:
a. 20 ngày;
b. 22 ngày;
c. 25 ngày.
Đáp án: 22 ngày. (khoản 3 Điều 459).
“3. Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm không quá 22 ngày”.
Câu 91. Thời hạn kháng nghị tái thẩm theo hướng không có lợi cho
người bị kết án chì' đươ. c thư. c hie^. n kho^ ng được quá:
a. 01 năm;
b. 2 năm;
c. 3 năm
(kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát
hiện).
Đáp án: 01 năm (khoản 1 Điều 401).
“1. Tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ đư ợc
thực hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều
27 của Bộ luật hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá 01 năm
kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát
hiện”.
Câu 92. Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án được thực hiện
a. Trong khoảng thời gian nhất định;
b. Không hạn chế về thời gian (ca' trong trường hợp người bị kết án đã
chết mà cần minh oan cho họ).
Đáp án: b. (Khoản 2 Điều 401).
“2. Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn
chế về thời gian và được thực hiện cả trong trường hợp người bị kết án

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|36


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

đã chết mà cần minh oan cho họ”.


Câu 93. (Trừ trường hợp phức tạp) Kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm
sát phê chuẩn, thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
không quá:
a. 01 tháng;
b. 02 tháng;
c. 03 tháng.
Đáp án: b. 2 tháng (khoản 1 Điều 226).
“1. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá
02 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn. Trường hợp
phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định
của Bộ luật này”.
Câu 94. Kể từ ngày nhận được ke t lua.^ n đi.nh giá tài sa' n thì` cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tho^ ng báo ke t lua.^ n đi.nh giá tài
sa'n cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có lie^ n quan
trong thời hạn:
a. 5 ngày;
b. 7 ngày;
c. 10 ngày.
Đáp án: b 7 ngày (khoản 2 Điều 222).
“2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận định giá
tài sản thì cơ quan có th ẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết
luận định giá tài sản cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng
khác có liên quan”.
Câu 95. Kể từ ngày nhận được đề nghị định giá tài sản của bị can, bị
cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng phải xem xét, ra văn bản yêu cầu định giá tài sản trong
thời hạn:
a. 5 ngày;
b. 7 ngày;
c. 10 ngày.
Đáp án: b 7 ngày (khoản 1 Điều 222).
“1. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị định giá
tài sản của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra văn bản yêu cầu định giá
tài sản”.
Câu 96. Kể từ khi ra kết luận định giá tài sản, Hội đồng định giá tài sản
phải gửi kết luận cho cơ quan yêu cầu định giá tài sản, người yêu cầu
định giá tài sản trong thời hạn:
a. 24 giờ;

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|37


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

b. 48 giờ.
Đáp án: a. 24 giờ (khoản 2 Điều 221)
“2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận định giá tài sản, Hội
đồng định giá tài sản phải gửi kết luận cho cơ quan yêu cầu định giá tài
sản, người yêu cầu định giá tài sản”.
Câu 97. Kể từ ngày nhận được đề nghị trưng cầu giám định của bị can,
bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định trong
thời hạn:
a. 07 ngày;
b. 10 ngày;
c. 12 ngày.
Đáp án: 7 ngày. (khoản 1 Điều 214)
“1. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị trưng cầu
giám định của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu
giám định”.
Câu 98. Kể từ khi ra kết luận giám định, tổ chức, cá nhân đã tiến hành
giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu, người
yêu cầu giám định trong thời hạn:
a. 24 giờ;
b. 36 giờ;
c. 48 giờ.
Đáp án: a. 24 giờ (khoản 2 Điều 213)
“2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định, tổ chức,
cá nhân đã tiến hành giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan
đã trưng cầu, người yêu cầu giám định”.
Câu 99. Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng
cầu giám định:
Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 206 của Bộ luật này
không quá:
a. 2 tháng;
b. 3 tháng;
c. 4 tháng.
Đáp án: b 3 tháng (điểm a, khoản 1 Điều 208).
“1. Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu
giám định:
a) Không quá 03 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1
Điều 206 của Bộ luật này”.

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|38


GROUP: PHÁP LUẬT 24H

Câu 100. Kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng
cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ
sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám
định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm
quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra trong thời hạn:
a. 24 giờ;
b. 48 giờ.
Đáp án: a 24 giờ (Khoản 3 Điều 205 )
“3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám
định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng
cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân
thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm
sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra”.

Fanpage: Thông tin nghiên cứu ngành Luật|39

You might also like