Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

ĐỀ CƯƠNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

I. LUẬT HIẾN PHÁP


- Luật hiến pháp là một đạo luật cơ bản của nhà nước có giá trị pháp lý cao
nhất, điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản liên quan đến tổ chức quyền
lực nhà nước, địa vị pháp lý của công dân và những vấn đề quan trọng khác.
* Đối tượng điều chỉnh
- Là những quan hệ xh do Luật HP tác động vào nhằm thiết lập 1 trật tự xh
nhất định phù hợp với ý chí nhà nước.
- Đó là những mqh xh cơ bản nhất, quan trọng nhất gắn liền với việc xác
định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hóa, gd, khoa học và công
nghệ, địa vị pháp lý của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước.
* Phương pháp điều chỉnh
- Là những cách thức mà Luật HP tác động đến các qh xh thuộc đối tượng
điều chỉnh của Luật HP nhằm thiết lập 1 trật tự nhất định phì hợp với ý chí
Nhà nước.
* Hiến pháp xã hội chủ nghĩa
- Hiến pháp xhcn – Luật cơ bản của Nhà nước xhcn.
- Biểu hiện:
+ Các quy định của HP là nguồn, là căn cứ của tất cả các ngành luật khác.
+ Tất cả các văn bản PL khác không được mâu thuẫn.
+ Các điều ước quốc tế mà Nhà nước xhcn tham gia k được mâu thuẫn, đối
lập với quy định của HP.
+ Tất cả các cơ quan nhà nước phải thực hiện chức năng của mình theo HP.
+ Công dân có nghĩa vụ tuân theo HP.
+ Xây dựng, thông qua, ban hành, sửa đổi, thay đổi HP phải theo một trình
tự đặc biệt.
*Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam
- Bộ máy nhà nước: hệ thống các cơ uqan nhà nước có liên quan chặt chẽ
với nhau từ Trung ương đến địa phương.

II. LUẬT DÂN SỰ


1. Luật dân sự
- Luật dân sự là một ngành luật trong hệ thống PL Việt Nam, là tổng hợp các
quy phạm PL điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa – tiền
tệ và các qh nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập, quyền tự định đoạt
của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó.
* Đối tượng điều chỉnh
- Là nhóm quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
+ Quan hệ tài sản: bao giờ cũng gắn liền với một tài sản.
 Bất sản: di chuyển được (sách vở, quần áo...).
 Động sản: ko di chuyển được (đất, nhà...).
+ Quan hệ nhân thân:
 Quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản.
 Quan hệ nhân thân ko liên quan đến tài sản.
*Phương pháp điều chỉnh
- Bình đẳng, thỏa thuận và quyền tự định đoạt của các chủ thể.
2. Quyền thừa kế
- Quyền thừa kế của cá nhân là quyền để lại tài sản của mình theo di chúc
hoặc cho những người thừa kế theo PL, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo
PL. ( Khoản1 điều 161 BLDS 2015)
- Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp
Tòa án tuyên bố 1 người đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác
định tại khoản 2 điều 71 BLDS 2015.
- Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa
kế.
(a) Thừa kế theo di chúc
- Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho
người khác sau khi chết.
Người lập di chúc có các quyền:
+ Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
+ Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
+ Dành 1 phần trong di sản để di tặng, thờ cúng.
+ Chỉ định ngươid giữ di chúc, người quản lý tài sản, người phân chia tài sản.
- Người thùa kế không phụ thuộc vài nội dung di chúc (Điều 664 BLDS 2015).
+ Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên nhưng không
có khả năng lao động.
+ Được hưởng di sản = 2/3 suất của 1 người thừa kế theo PL.
+ Nếu di sản chia theo PL trong trường hợp hợp ko được người lập di chúc
cho hưởng hoặc chỉ cho hưởng ít hơn 2/3 suất đó, trừ khi họ là những người
từ chối hưởng di sản hoặc không có quyền hưởng di sản theo Điều 620 và
Khoản 1 Điều 621 BLDS 2015.
(b) Thừa kế theo pháp luật
- Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự
do PL quy định.
Áp dụng trong trường hợp:
 Không có di chúc.
 Di chúc không hợp pháp.
 Những người thừa kế theo di chúc đều chét trước hoặc chết cùng thời
điểm với người lập di chúc.
- Thừa kết theo di chúc là dựa vào ý chí của người có tài sản # Thừa kế theo
PL dựa vào diện và hàng thừa kế.
+ Diện thừa kế là pvi những người có quyền hưởng di sản được xác định
trên ba cơ sở:
 Quan hệ hôn nhân.
 Quan hệ huyết thống.
 Quan hệ nuôi dưỡng giữa người để lại thừa kế và người thừa kế.
+ Hàng thừa kế được PL chia theo 3 hàng như sau ( Khoản 1 Điều 651 BLDS
2015):
 Hàng thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi của người chết.
 Hàng thứ hai: ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người
chết; cháu ruột của người chết là ông bà nội/ngoại.
 Hàng thứ ba: cụ nội/ngoại của người chết; bác, chú, cô, dì ruột của
người chết; chắt ruột của người chết là cụ nội/ngoại...
+ Những người thừa kế cùng hàng được hưởng ngang nhau.
+ Người ở hàng thừa kế phía sau chỉ được hưởng thừa kế nếu hàng thừa kế
trước đó ko còn do đã chết, do ko có quyền hưởng di sản, bị truất quyền
hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản.
+ Nếu cả 3 hàng đều ko còn sống hoặc ko còn đủ đk để hưởng thì di sản
thừa kế thuộc về nhà nước.
(c) Thừa kế thế vị
- Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước or chết cùng thời
điểm với người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha/mẹ
của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước người để lại
di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha/mẹ của chắt được hưởng
nếu còn sống.
- Cháu phải còn sống vào thời điểm ông bà chết, chắt phải còn sống vào thời
điểm cụ chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm ông bà/cụ chết nhưng
đã thành thai trước thời điểm đó vẫn được thừa kế thế vị.
III. LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
1. Luật hôn nhân gia đình là tổng hợp các quy phạm PL do Nhà nước ban
hành or thể chế hóa nhằm điều chỉnh các quan hệ về hôn nhân và gia đình
(quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản).
* Đối tượng điều chỉnh
- Những qhxh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cụ thể là quan hệ nhân
thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa
những người thân thích ruột thịt khác.
* Phương pháp điều chỉnh
- Mềm dẻo, chủ yếu là khuyến khích các chủ thể thực hiện các nghĩa vụ và
quyền hôn nhân – gia đình.
- Trừ TH đặc biệt mới dùng biện pháp cưỡng chế: xử lý hôn nhân trái PL, hạn
chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên,... ( Điều 11, Điều 85 Luật
HNGĐ 2014).
2. Kết hôn và các đk kết hôn
- Kết hôn là việc nam và nữ xác lập qh vợ chồng với nhau theo quy định của
luật này về đk kết hôn và đki kết hôn. (Khoản 5 Điều 3 Luật HNGĐ 2014)
- Đk kết hôn
Điều 8 và Điều 9 Luật HNGĐ 2014 quy định:
+ Phải đủ tuổi kết hôn (Khoản 1 Điều 8):
 Nam: 20t trở lên.
 Nữ: 18t trở lên.
+ Phải có sự tự nguyện giữa 2 bên nam nữ.
+ Việc kết hôn ko thuộc trong các TH luật cấm kết hôn: kết hôn giả, tảo
hôn,...
+ Cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng/mẹ vợ với con
dâu/con rể, với con riêng,...
+ Cấm kết hôn giữa những người đồng tính.
3. Các TH ly hôn
- Thuận tình ly hôn (Điều 55).
- Ly hôn theo y/c của 1 bên (Điều 65) – xin ly hôn đơn phương => Tòa án hòa
giải.
- Xin ly hôn do 1 bên mất tích (Điều 56).
* Tuy nhiên, kphai mọi TH đều có thể y/c xin ly hôn
- Chồng ko có quyền y/c ly hôn trong TH vợ đang có thai, sinh con hoặc đang
nuôi con dưới 12 tháng tuổi, vợ có quyền ly hôn. (Khoản 3 Điều 51 Luật
HNGĐ 2014)
4. Đường lối giải quyết ly hôn
- Quan hệ nhân thân thân giữa vợ và chồng: chấm dứt quan hệ vợ chồng
trước PL.
- Quan hệ giữa cha mẹ - con cái: trước tiên dựa trên cơ sở do vợ chồng thỏa
thuận, TH ko thỏa thuận được thì Toàn án giải quyết, nếu con đủ từ 7t trở
lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Đối với con dưới 36 tháng tuổi thì được giao cho mẹ trực tiếp nuôi
IV. LUẬT LAO ĐỘNG
1. Luật lao động là 1 ngành luật bao gồm tổng hợp các quy phạm PL điều
chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử
dụng lao động, hình thành trên cơ sở giao kết hợp đồng và các qhxh liên
quan trực tiếo đến quan hệ lao động.
* Đối tượng điều chỉnh
- Tổng thể các qhxh do các quy phạm PL của ngành luật đó điều chỉnh.
* Phương pháp điều chỉnh
- Phương pháp thỏa thuận: được áp dụng trong quá trình xác lập qh lao
động, thương lượng, ký kết, thay đổi, chấm dứt hợp đồng... khi giải quyết
tranh chấp lao động.
- Phương pháp mẹnh lệnh: Thể hiện quyền quản lý của người sử dụng lao
động đối với người lao động => mang tính linh hoạt, mềm dẻo.
- Phương pháp tác động của tổ chức công đoàn: khi tgia vào qh lao động,
người lao động thường rơi vào vị trí yếu thế do đó tổ chức công đoàn được
thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động khi xác lập, thay đổi, chấm
dứt qh lao động => đặc trưng.
2. Hợp đồng lao động
- Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng
lao động về việc làm có trả công, tiền lương, đk lao động, quyền và nghĩa vụ
mỗi bên trong qh lao động.
- Phân loại HĐLĐ: căn cứ vào thời hạn của hợp đồng để phân loại:
+ HĐLĐ ko xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó 2 bên ko xác định
thời hạn thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
+ HĐLĐ xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó 2 bên xác định thời hạn,
thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong tgian không quá 36 tháng
kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
V.LUẬT THƯƠNG MẠI
1. Luật thương mại là tổng thể các quy phạm do Nhà nước ban hành or thừa
nhận, điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện
hoạt động kinh doanh thương mại giữa các thương nhân với nhau và các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
* Chủ thể
- Chủ thể của Luật thương mại là những tổ chức, cá nhân có đủ đk để tham
gia vào các qh do Luật thương mại điều chỉnh, trong đó thương nhân là chủ
thể chủ yếu.
- Chủ thể phải đảm bảo đk:
+ Phải được thành lập hợp pháp.
+ Phải có tài sản.
+ Có thẩm quyền trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
- Phân loại (căn cứ chức năng hoạt động, vai trò, vị trí và mức độ tham gia
các qh thương mại của chủ thể):
 Chủ thể cơ bản: các thương nhân.
 Chủ thể ko thường xuyên: cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế (Chính
phủ, các bộ, UBND, các sở, phòng, ban,...)
2. Các loại hình doanh nghiệp
(a) Doanh nghiệp tư nhân
- Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân: do 1 cá nhân bỏ vốn ra thành lập và đầu
tư.
- Vốn của doanh nghiệp tư nhân: do chủ doanh nghiệp tư nhân tự khai.
- Trách nhiệm tài sản: chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ đến hạn của
doanh nghiệp.
- Khả năng huy động vốn: ko được phát hành bất kỳ 1 loại chứng khoáng nào
nhằm huy động vốn trong kinh doanh.
- Tư cách pháp nhân: ko có tư cách pháp nhân.
(b) Công ty cổ phần (CTCP)
- Vốn của CTCP: việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng việc mua cổ
phần. Mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần.
- Thành viên:
+ Ít nhất phải có 3 thành viên tgia.
+ Có thể là cá nhân/tổ chức.
- Trách nhiệm tài sản: chịu trách nhiệm = tài sản của công ty.Các cổ đông
chịu trách nhiệm về các khoản nợ của cty trong pvi phân vốn đã góp vào
công ty => hữu hạn.
- Khả năng huy động vốn: có quyền phát hành các loại chứng khoán như: cổ
phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại chứng khoán khác để huy
động vốn.
- Tư cách pháp nhân: có tư cách pháp nhân, kể từ ngày được cấp giấy chứng
nhận đki kinh doanh.
- Chuyển nhượng phần vốn góp (cổ phần): dưới hình thức cổ phiếu.
(c) Công ty trách nhiệm hữu hạn
 Công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên
- Vốn của công ty: được chia thành nhiều phần bằng hoặc ko bằng nhau.
- Thành viên: tối đa 2 người, tối thiểu dưới 50 người.
- Trách nhiệm tài sản:
+ Chịu trách nhiệm = tài sản cty => hữu hạn.
+ Các thành viên trong cty phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công
ty trong pvi phần vốn cam kể góp vào công ty.
- Tư cách pháp nhân: có tư cách pháp nhân.
- Khả năng huy động vốn: ko được phép phát hành cổ phần để huy động
vốn.
- Khả năng chuyển nhượng vốn góp: theo quy định của PL.
 Công ty TNHH 1 thành viên
- Chủ sở hữu công ty: do 1 tổ chức/1 cá nhân làm chủ sở hữu.
- Trách nhiệm tài sản của pháp nhân: chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
doanh nghiệp trong pvi vốn điều lệ.
- Tư cách pháp nhân: có tư cách pháp nhân.
- Khả năng huy động vốn: ko được phát hành cổ phần, được phát hành trái
phiếu.
- Chuyển nhượng vốn góp của cty: theo PL.
(c) Công ty hợp danh
- Thành viên:
+ Có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của cty cùng nhau kinh doanh
dưới 1 tên chung – thành viên hợp danh, ngoài ra còn có thành viên góp
vốn.
 Thành viên hợp danh: là thành viên bắt buộc phải có, chỉ có thể là cá
nhân và ít nhất 2 thành viên, là người đại diện theo PL của cty.
 Thành viên góp vốn: là thành viên ko bắt buộc phải có của công ty, có
thể là cá nhân/tổ chức, ko được tgia quản lý cty.
+ Căn cứ vào cơ cấu thành viên, công ty hợp danh bao gồm 2 loại:
 Cty hợp danh chỉ có thành viên hợp danh.
 Cty hợp danh bao gồm cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
- Trách nhiệm tài sản:
+ Thành viên hợp danh: chịu trách nhiệm = tài sản của mình => vô hạn.
+ Thành viên góp vốn: chịu trách nhiệm trong pvi góp vốn.
- Tư cách pháp nhân: có tư cách pháp nhân.
- Khả năng huy động vốn: ko được phép phát hành bất cứ chứng khoán nào.

VI. LUẬT HÌNH SỰ


1. Luật hình sự là ngành luật (hệ thống các quy phạm pháp luật) xác định
những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và quy định các hình
phạt có thể áp dụng đối với người phạm tội.
* Đối tượng điều chỉnh
- Là những qhxh phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này
thực hiện tội phạm.
- Thời điểm bắt đầu xuất hiện qh PL hình sự là thời điểm người phạm tội bắt
đầu thực hiện tội phạm và chấm dứt khi người phạm tội được xoá án tích.
* Phương pháp điều chỉnh
- Phương pháp “uy quyền” – phương pháp sd quyền lực Nhà nước để điều
chỉnh các qh PL hình sự.
2. Tội phạm
- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế,
nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ
nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
* Tính cấu thành tội phạm
- Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội
phạm xâm hại. Nếu quan hệ xã hội không bị xâm hại thì không có hành vi
nguy hiểm cho xã hội và tất yếu không có tội phạm. Do đó, khi đề cập đến
tội phạm thì trước tiên cần phải xác định quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo
vệ bị xâm hại.
- Mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội phạm là những biểu
hiện bên ngoài của tội phạm, bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu
quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và
hậu quả, công cụ, phương tiện, hoàn cảnh phạm tội… Thông qua biểu hiện
bên ngoài ở mặt khách quan của tội phạm có thể đánh giá được tính chất,
mức độ nguy hiểm của tội phạm. Mặt khách quan của tội phạm bao gồm:
+ Hành vi: Hành vi là dấu hiệu bắt buộc ở tất cả các tội phạm. Hành vi bao
gồm hành vi hành động (ví dụ: hành vi của tội giết người, tội cướp tài sản,…)
và hành vi không hành động (ví dụ: hành vi của tội không cứu giúp người
đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng,…)
+ Hậu quả: kphai là dấu hiệu bắt buộc ở all tội phạm.
VD: Tội hiếp dâm thì hậu quả kphai là dấu hiệu định tội, tội vứt con mới đẻ
thì hậu qảu là dấu hiệu định tội.
+ Mqh nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm.
- Mặt chủ quan của tội phạm: là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội
phạm được phản ánh qua hình thức động cơ, mục đích của tội phạm. Mặt
chủ quan của tội phạm bao gồm:
+ Lỗi: Lỗi là dấu hiệu bắt buộc ở tất cả các tội phạm. Lỗi bao gồm:
 Lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận ra hành vi của mình nguy hiểm
cho xh, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy
ra.
 Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra,
tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy
ra.
 Lỗi vô ý vì quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình
có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó
sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
 Lỗi vô ý do cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của
mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy
trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
- Chủ thể của tội phạm: là người thực hiện hành vi tội phạm. Người phạm tội
(chủ thể của tội phạm) phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và
đạt độ tuổi nhất định mà BLHS quy định đối với mỗi loại tội phạm.
* TH loại trừ TNHS
- Sự kiện bất ngờ.
- Tình trạng ko có NLHS.
- Phòng vệ chính đáng (hành vi tấn công).
- Tình thế cấp thiết (VD: bảo vệ phá nhà để cứu người trong nhà bị cháy).
- Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội.
- Rủi ro khi nghiên cứu, thí nghiệm, áp dụng KHKT, công nghệ.
- Thi hành theo mệnh lệnh người chỉ huy/cấp trên.
* Cơ quan tiến hành tố tụng
- Cơ quan điều tra
- Viện kiểm sát nhân dân
- Tòa án nhân dân
ĐỀ ÔN
Câu 1. (3 điểm): Trình bày các điều kiện để một tổ chức được công nhận là
pháp nhân. Lấy ví dụ minh hoạ về một loại hình pháp nhân.
Được thành lập hợp pháp (Theo BLDS và luật khác có liên quan)
Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ (Theo quy định tại Điều 83 BLDS 2015)
Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của
mình;
Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Lấy được ví dụ minh hoạ : Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên A là doanh nhiệp
do một cá nhân làm chủ sở hữu ( sau đây gọi là chủ sở hữu công ty) .
- Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp .

Câu 2. (4 điểm): Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
1. Chủ thể của vi phạm pháp luật có thể chịu đồng thời nhiều trách nhiệm
pháp lý
-> Đúng
Ví dụ một người phạm tội vừa có thể bị phạt tiền, vừa có thể phải ngồi tù, tùy theo
loại, mức độ vi phạm và các tình tiết tăng nặng.
2. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật
hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương
mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý
-> Đúng
Theo quy định tại điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015
3. Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là 18 tuổi
-> Sai
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp
quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.Theo quy định tại điều 3 Luật
lao động năm 2019
4. Quyền sở hữu là quyền sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu của
mình.
-> Sai
Quyền sở hữu bao gồm 3 quyền đó là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền
định đoạt.
5. Các kiểu nhà nước trong lịch sử xã hội bao gồm Nhà nước công xã nguyên
thuỷ, Nhà nước chiếm hữu nô lệ, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Nhà
nước xã hội chủ nghĩa
-> Sai
Vì các kiểu nhà nước trong lịch sử xã hội bao gồm Nhà nước chiếm hữu nô lệ, Nhà
nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa
6. Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
-> Đúng
Theo Điều 116 Bộ luật dân sự 2015
7. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thành lâp với tối thiểu 2 thành
viên và không hạn chế số lượng tối đa. ( điều 46 LDN 2020)
-> Sai
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến
50 thành viên là tổ chức, cá nhân.
Điều 46 Luật doanh nghiệp năm 2020
8. Hợp đồng lao động được phân thành hợp đồng lao động xác định thời hạn
và hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
-> Đúng.
Từ ngày 01/01/2021, Bộ luật lao động chính thức ban hành 2 loại hợp động lao
động chính bao gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao
động xác định thời hạn.
9. Anh C đã bị Toà án tuyên mất năng lực hành vi dân sự, sau đó có hành vi
dùng gậy đánh chết anh D, trường hợp này anh C không thuộc trường hợp
phải chịu trách nhiệm hình sự
-> Đúng
Vì không thỏa mãn điều kiện về năng lực chủ thể trong cấu thành vppl hình sự và
thuộc trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự
10. Pháp luật Việt Nam cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính
-> Sai
Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính chứ không
cấm (Điều 8 Luật HNGĐ 2014)
11. Thời gian thử việc tối đa không quá 90 ngày đối với công việc có trình độ
từ cao đẳng trở lên.
-> Sai
Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ
chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
(Khoản 2 Điều 25 BLLĐ 2019).
12. Công dân đủ hai mươi tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội
đồng nhân dân
-> Sai
Công dân đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân
(Điều 27, Hiến pháp 2013).
13. Doanh nghiệp tư nhân có thể góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong
công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần
-> Sai
Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần,
phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty
cổ phần (Điều 188 Luật doanh nghiệp năm 2020)
14. Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ
và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong
nội quy lao động và do pháp luật quy định
-> Đúng
Theo Điều 117 Bộ luật lao động năm 2019
15. Hiến pháp là một đạo luật cơ bản của nhà nước có giá trị pháp lý cao nhất,
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính
nhà nước
-> Sai
Hiến pháp là một đạo luật cơ bản của nhà nước có giá trị pháp lý cao nhất, điều
chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản liên quan đến tổ chức quyền lực nhà nước, địa
vị pháp lý của công dân và những vấn đề quan trọng khác
16. Bất kỳ ai phạm tội đều phải chịu trách nhiệm hình sự
-> Sai
chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách
nhiệm hình sự (Điều 2 Bộ luật hình sự năm 2015)
17. Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự chỉ có thể là cá nhân
-> Sai
Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự bao gồm cá nhân và pháp nhân thương mại
(Điều 1, 8 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017)
18. Quan hệ hôn nhân chỉ chấm dứt trong trường hợp vợ, chồng ly hôn
-> Sai
Ngoài ra, quan hệ hôn nhân chấm dứt do vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên
bố là đã chết (Mục 2 Chương IV Luật HNGĐ 2014)
19. Anh A đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là chủ thể của mọi
quan hệ pháp luật
-> Sai
Một số quan hệ pháp luật yêu cầu độ tuổi tối thiểu cao hơn, ví dụ: Nam từ đủ 20
tuổi mới được kết hôn; công dân từ đủ 21 tuổi trở lên mới có quyền ứng cử … hay
cá nhân nước ngoài từ đủ 18 tuổi bị hạn chế tham gia một số quan hệ pháp luật.
20. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật.
-> Sai
Vi phạm pháp luật là hanh vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có đủ năng lực hành
vi thực hiện làm xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Câu 3 (4 điểm)
1. Anh Nam và chị Ngọc có 2 con là Long (22 tuổi) và Nga (19 tuổi). Do cuộc
sống vợ chồng không hoà thuận, vợ chồng anh đã ly thân. Long và Nga sống
với mẹ, còn anh Nam sống với cô nhân tình là Dương.
Trên đường đi làm anh Nam không may bị tai nạn. Vài ngày trước khi chết
trong viện, anh di chúc miệng (di chúc hợp pháp) là để lại toàn bộ tài sản của
mình cho cô Dương.
– Cô Dương đã kiện tới toà án yêu cầu giải quyết việc phân chia di sản thừa
kế.
– Biết rằng: Tài sản chung của anh Nam và chị Ngọc là 1tỷ 800 triệu đồng
– Giải quyết vụ việc trên?

- Xác định di chúc bằng miệng của anh Nam là hợp pháp. (Khoản 5 Điều 630
BLDS 2015)
- Xác định di sản thừa kế của anh Nam: 900 triệu

- Theo quy định tại điều 659 BLDS 2015, trước khi chết anh Nam có lập di
chúc để lại cho chị Dương toàn bộ tài sản của mình là: 900 triệu đồng.

- Chia di sản thừa kế theo pháp luật


+ Hàng thừa kế thứ nhất: chị Ngọc, Long, Nga
+ Một suất thừa kế là: chị Ngọc = Long = Nga = 900 triệu/3 = 300 triệu

- Chia di sản thừa kế đối với người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc (Điều 644): Chị Ngọc = 2/3 x 300 = 200 triệu

- Tổng kết di sản người thừa kế được nhận.


2. Ông A và bà B có ba người con là C, D, và E. Năm 1999 anh C kết hôn
với chị M sinh được hai con là K và H. Năm 2018 anh C bị tai nạn chết.
Năm 2020 ông A chết, sau đó những người thừa kế yêu cầu chia di sản
của ông A.
Biết rằng ông A và bà B có 1 ngôi nhà trị giá 2 tỷ đồng, 1 chiếc xe ôtô trị
giá 1 tỷ đồng, ông A có tài sản riêng 500 triệu đồng.

- Xác định di sản thừa kế của ông A: 2 tỷ

- Chia di sản thừa kế theo pháp luật


+ Hàng thừa kế thứ nhất: bà B, C, D,E
+ Một suất thừa kế là: bà B= C =D =E = 2 tỷ/4 = 500 triệu

- Vì C chết trước ông A nên 2 con của C là K và H được hưởng thừa kế thế
vị (Điều 652): K = H = 500/2 = 250 triệu

- Tổng kết di sản người thừa kế được nhận.

3. Ông Long và bà Ly là vợ chồng kết hôn hợp pháp, ông bà có 1 người con
ruột là Hoa (20 tuổi) và hai vợ chồng có nhận cháu Hoàng (5 tuổi) làm con
nuôi. Trong quá trình chung sống tài sản chung của 2 vợ chồng tạo dựng được
1 ngôi nhà và quyền sử dụng đất trị giá 2 tỷ, ông Long được bạn tặng cho
riêng 200 triệu đồng. Trong thời gian hôn nhân với bà Ly, ông Long có quan
hệ sống chung với bà Ánh (thư ký) và sinh ra được cháu Tiến (3 tuổi).
Năm 2023, ông Long bị tai nạn chết, được biết bố mẹ ông Long đã chết năm
2018, ông có anh ruột là Chiến và chị ruột Thuý (cả hai còn sống).
3.1. Xác định di sản thừa kế và hàng thừa kế của ông Long. (2 điểm)
3.2. 3.2. Giả sử: ông Long trước lúc chết có lập di chúc hợp pháp để lại toàn
bộ tài sản cho bà Ánh. Chia di sản thừa kế của ông Long trong trường hợp
này. (2 điểm)
3.1. Xác định di sản thừa kế và hàng thừa kế của ông Long
- Xác định di sản thừa kế của ông Long
- Xác định hàng thừa kế của ông Long
+ Hàng thừa kế thứ nhất: Ly, Hoa, Hoàng, Tiến
+ Hàng thừa kế thứ hai: Chiến, Thuý
3.2. Giả sử: ông Long trước lúc chết có lập di chúc hợp pháp để lại toàn bộ tài sản cho bà
Ánh. Chia di sản thừa kế của ông Long trong trường hợp này.
-Xác định được di sản thừa kế
-Xác định người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc và người thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung di chúc.
-Chia di sản thừa kế đối với người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều
644): Ly = Hoàng = Tiến = 2/3 x (1.2 tỷ/4) = 200 triệu
-Chia di sản thừa kế theo di chúc: Ánh được hưởng = 1,2 tỷ – (200 triệu x3) = 600 triệu
- Tổng kết di sản người thừa kế được nhận.
4. Ông A và bà B cưới nhau năm 1990, có ngôi nhà là tài sản chung trị giá 1 tỷ 600
triệu đồng, ông A có tài sản riêng là 400 triệu đồng, ông A và bà B có góp vốn vào
công ty TNHH Bia Huế 400 triệu đồng. Hai vợ chồng có 2 người con là X 22 tuổi
và Y 19 tuổi. Trước khi chết ông A có lập di chúc hợp pháp để lại cho K (K là con
riêng của ông A) 200 triệu đồng. Anh/chị hãy chia thừa kế của ông A.

- Xác định di sản thừa kế của ông A: 1 tỷ 400 triệu đồng

- Theo quy định tại điều 659 BLDS 2015, ông A có lập di chúc để lại cho K 200 triệu đồng,
do đó tài sản còn lại của ông A là 1 tỷ 200 triệu đồng

- Chia di sản thừa kế theo pháp luật


+ Hàng thừa kế thứ nhất: bà B, X,Y,K
+ Một suất thừa kế là: bà B= X = Y = K = 1 tỷ2 /4 = 300 triệu

- Tổng kết di sản người thừa kế được nhận.


5. Năm 1995 ông An kết hôn hợp pháp với bà Bắc sinh được 1 người con là Dũng (sinh
năm 2000) và nhận cháu Yến (sinh năm 2009) làm con gái nuôi. Trong quá trình
chung sống hai vợ chồng ông An tạo lập được số tài sản chung là ngôi nhà trên đường
Điện Biên Phủ, thành phố Đà Nẵng trị giá 2 tỷ đồng, ông An được thừa kế riêng 200
triệu tiền mặt từ bố mẹ. Đầu năm 2022 trên đường đi làm về ông An bị tai nạn giao
thông và qua đời.
Được biết trong thời gian chung sống với bà Bắc ông có quan hệ qua lại với bà Xuân
và có con chung với bà là cháu Nam (sinh năm 2010). Cha mẹ ông An đã chết năm
2016. Chia di sản thừa kế của ông An trong các trường hợp sau:
1.1. Ông An chết không để lại di chúc thừa kế? (2 điểm)
1.2. Giả sử ông An trước lúc chết có lập di chúc để lại di chúc toàn bộ tài sản cho bà
Xuân. (2 điểm)
3.1. Ông An chết không để lại di chúc thừa kế?
- Xác định di sản thừa kế của ông An: 1,2 tỷ đồng
- Chia di sản thừa kế theo pháp luật
+ Hàng thừa kế thứ nhất: Bắc, Dũng, Yến, Nam
+ Chia di sản: Bắc = Dũng = Yến = Nam = 1,2 tỷ/4 = 300 triệu
- Tổng kết phần di sản của người thừa kế.
3.2. Giả sử ông An trước lúc chết có lập di chúc để lại di chúc toàn bộ tài sản cho bà
Xuân.
- Xác định được di sản thừa kế
- Xác định người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc và người thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung di chúc.
- Chia di sản thừa kế đối với người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều
644): Bắc = Yến = Nam = 2/3 x (1,2 tỷ/4) = 200 triệu
- Chia di sản thừa kế theo di chúc: Xuân = 1,2 tỷ - (200 triệu x 3) = 600 triệu
Tổng kết di sản người thừa kế được nhận.

ĐỀ 1
Câu 1: (2đ) Xác định cấu trúc quy phạm pháp luật sau đây
a. “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến
tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người
đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm
hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
+ Giả định: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người
đó chết”
+ Chế tài: “thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm
hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
b. “Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền
lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công
việc.”
+ Giả định: “Người sử dụng lao động”
+ Quy định: “trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa
thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc”
Câu 2: (4đ) Các khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1. Pháp luật do Nhà nước ban hành
 SAI.
Vì bên cạnh ban hành pháp luật thì nhà nước còn thừa nhận các tập quán
pháp, tiền lệ pháp
2. Không đăng ký kết hôn sẽ bị Toà án huỷ kết hôn trái pháp luật
 SAI.
Vì không đăng ký kết hôn, Toà án sẽ ra quyết định “không công nhận vợ
chồng”
3. Một quy phạm pháp luật luôn bao gồm 3 bộ phận: giả định, quy định,
chế tài
 SAI
Vì không phải quy phạm pháp luật nào cũng có đầy đủ 3 bộ phận: giả định,
quy định, chế tài
4. Mọi tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản
chung của vợ chồng
 SAI
Vì trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc
có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng thì không phải là tài sản
chung của vợ chồng.
Câu 3: (4đ) Hãy chia di sản thừa kế trong trường hợp sau.
Ông A và bà B kết hôn hợp pháp, có 3 người con chung là C, D và E đều đã
đủ 18 tuổi và có công việc ổn định. Năm 1990 anh C kết hôn hợp pháp với
chị M và sinh được cháu H. Được biết tài sản của ông A bao gồm ngôi nhà ở
là tài sản chung với và B có trị giá 500 triệu VNĐ, ông A có tài sản riêng là
210 triệu VNĐ. Năm 2020 ông A chết.
Hãy xác định di sản và chia di sản thừa kế do ổng A để lại, trong trường hợp:
1. Ông A chết không để lại di chúc
2. Ông A chết, để lại di chúc cho cháu H được hưởng toàn bộ di sản.
 Xác định di sản thừa kế
Di sản thừa kế của ông A để lại được xác định như sau:
 Di sản trong khối tài sản chung với bà B bao gồm: Vì tài sản chung của
vợ chồng chia đôi nên di sản của ông A trong khối tài sản chung được
xác định là: 500/2 = 250 triệu đồng
 Ông A có tài sản riêng 210 triệu
 Như vậy, tổng di sản ông A để lại là: 250 + 210 = 460 triệu đồng
 Chia di sản thừa kế
1. Ông A chết không để lại di chúc
Vì ông A chết không để lại di chúc nên di sản được chia theo pháp luật.
Hàng thừa kế của ông A bao gồm bà B, C, D và E, mỗi người được hưởng
phần ngang nhau với số tiền: 460/4 = 115 triệu đồng
2. Ông A chết, để lại di chúc cho cháu H được hưởng toàn bộ di sản.
 Theo di chúc, H được hưởng toàn bộ di sản là số tiền 460 triệu đồng
 Tuy nhiên, bà B là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc nên bà B được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người
thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.
Bà B được hưởng: 2/3* 115= 76,66 triệu đồng
 Số tiền H được hưởng: 460 – 76,66 = 383,34 triệu đồng
Như vậy, trường hợp ông A chết không để lại di chúc thì bà B, C, D và E mỗi
người được hưởng phần ngang nhau với số tiền 115 triệu đồng.
Trường ông A chết, để lại di chúc cho cháu H được hưởng toàn bộ di sản thì
bà B được hưởng 76,66 triệu và H được hưởng 383,34 triệu.
TÌNH HUỐNG THAM KHẢO
Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp, ông bà có 2 người con chung là C (20
tuổi) và D (10 tuổi). Trong quá trình chung sống, tài sản chung của 2 vợ
chồng tạo dựng là 800 triệu đồng, ông A có số tài sản riêng là 200 triệu
đồng. Năm 2018, ông A và bà B trên đường đi làm về không may bị tai nạn.
Ông A tử vong ngay tại chỗ, còn bà B chỉ bị thương nhẹ. Ông A là trẻ mồ côi.
Chia di sản ông A trong các trường hợp:
1. Ông A không để lại di chúc thừa kế.
2. Giả sử: Ông A và bà B có nhận cháu E (15 tuổi) là con nuôi trong thời
kỳ hôn nhân. Ông A có lập di chúc hợp pháp để lại toàn bộ di sản thừa
kế cho con là C.
Gợi ý:
1. Ông A không để lại di chúc thừa kế.
 Di sản thừa kế của ông A: 800/2 + 200 = 600 triệu đồng
 Vì ông A không để lại di chúc thừa kế, nên di sản chia theo pháp luật
 Hàng thừa kế thứ nhất của ông A bao gồm: bà B, C và D
 Chia di sản thừa kế: B = C = D = 600/3= 200 triệu đồng
2. Ông A và bà B có nhận cháu E (15 tuổi) là con nuôi trong thời kỳ hôn
nhân. Ông A có lập di chúc hợp pháp để lại toàn bộ di sản thừa kế
cho con là C.
 Di sản thừa kế của ông A là 600 triệu
 Theo di chúc, C được hưởng toàn bộ di sản ông A để lại. Tuy nhiên, bà
B, D và E là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, nên
được hưởng 2/3 suất thừa kế chia theo pháp luật.
 Nếu chia theo pháp luật, hàng thừa kế thứ nhất gồm: B, C, D, E.
Mỗi suất thừa kế theo pháp luật: 600/4 = 150 triệu
Như vậy, B, D và E mỗi người được hưởng: 2/3 * 150 = 100 triệu
 Chia di sản thừa kế theo di chúc, C được hưởng: 600 – (100*3) = 300
triệu
 Kết luận
ĐỀ 2
Câu 1: (2đ) Xác định cấu trúc quy phạm pháp luật sau đây
a. “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến
tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người
đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm
hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
+ Giả định: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người
đó chết”
+ Chế tài: “thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm
hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
b. “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin,
hội họp, lập hội, biểu tình.”
+ Giả định: “Công dân”
+ Quy định: “có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin,
hội họp, lập hội, biểu tình”
Câu 2: (4đ) Các khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1. Mọi hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật.
 SAI.
Vi phạm pháp luật phải thoã mãn đầy đủ các yếu tố là hành vi trái pháp luật,
có lỗi, do chủ thể có đủ năng lực hành vi thực hiện, xâm hại đến các quan hệ
xã hội được pháp luật bảo vệ. Ví dụ: người bị mất năng lực hành vi thực hiện
hành vi trái pháp luật.
2. Con chưa thành niên luôn là người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc theo Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015.
 SAI
Trường hợp con chưa thành niên từ chối nhận di sản theo hoặc họ là những
người không có quyền hưởng di sản thì không được hưởng thừa kế (Khoản 2
Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015).
3. Tổ chức lễ cưới tại gia đình là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ
hôn nhân.
 SAI
Đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền mới là sự kiện pháp lý làm phát
sinh quan hệ hôn nhân
4. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN
Việt Nam.
 ĐÚNG
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân (do nhân dân bầu ra),
cơ quan quyền lực nhà nước của nước CHXHCN Việt Nam
Câu 3: (4đ) Hãy chia di sản thừa kế trong trường hợp sau.
Ông Minh và bà Mẫn kết hôn hợp pháp vào năm 1980 và có hai người con
chung là C, D (đều đã thành niên và có khả năng lao động). C có vợ là M và
có con là X,Y. Năm 2016, ông Minh chết cùng thời điểm với C do tai nạn giao
thông. Trước khi qua đời, ông Minh để lại di chúc với nội dung để lại toàn bộ
tài sản cho X. Hãy chia di sản thừa kế của ông Minh, biết rằng:
 Căn nhà là tài sản chung của ông Minh và bà Mẫn, trị giá 1,9 tỷ đồng;
 Chi phí mai táng cho ông Minh là 50 triệu đồng;
 Cha mẹ ông Minh đều đã qua đời.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
 Xác định di sản thừa kế
Di sản thừa kế của ông Minh để lại được xác định như sau:
 Vì tài sản chung của vợ chồng chia đôi nên di sản của ông A trong khối
tài sản chung được xác định là: 1,9tỷ/2 = 950 triệu đồng
 Chi phí mai táng cho ông Minh là 50 triệu đồng
 Như vậy, tổng di sản ông A để lại là: 950 – 50 = 900 triệu đồng
 Theo di chúc, X được hưởng toàn bộ ông Minh để lại. Tuy nhiên, bà
Mẫn là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nên bà
Mẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế
theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.
 Nếu chia di sản thừa kế theo pháp luật, thì hàng thừa kế của ông A bao
gồm bà Mẫn; X và Y (thừa kế thế vị của C); và D.
Một suất thừa kế theo pháp luật: 900/3 = 300 triệu đồng
 Như vậy, bà Mẫn được hưởng: 2/3*300 = 200 triệu đồng
 Số tiền X được hưởng: 900 – 200 = 700 triệu đồng

Như vậy, bà Mẫn được hưởng 200 triệu, X được hưởng 700 triệu.

You might also like