Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

ÂM NHẠC THỜI KÌ TRUNG CỔ

I. Nhà thờ Công Giáo trong thiên niên kỷ thứ I

Trong thời kì Trung Cổ, lịch sử của âm nhạc luôn gắn liền mật thiết tới lịch
sử của nhà thờ Kito giáo, thể chế xã hội chính đã thống trị Châu Âu xuyên suốt
thời kì. Những thành tựu bắt nguồn từ âm nhạc nhà thờ đã trở thành nền tảng của
nhiều khía cạnh trong âm nhạc Tây Âu sau này. Trong đó, những thành tựu nổi bật
trong âm nhạc nhà thờ ở thiên niên kỷ đầu tiên có thể kể tới là sự ra đời của Bình
ca Gregorian dẫn tới sự phát minh của nốt nhạc và 8 mode nhà thờ (cơ sở của 7
mode Trung Cổ), ngoài ra còn có sự xuất hiện của một số những ký hiệu âm nhạc
khác (khoá nhạc, tên nốt nhạc,…)

1.1. Sự lan toả của Công giáo

Xuyên suốt thế kỉ đầu tiên sau Công Nguyên, thánh Paul và những tông đồ
khác theo đạo Kito đã đi qua khắp khu vực phía Đông Địa Trung hải, Hy lạp và Ý
để truyền bá về một tôn giáo dành cho mọi chủng tộc. Nhanh chóng được phổ biến
khắp Châu Âu, Kito giáo lúc này trở thành mối đe doạ với giáo hội La Mã. Những
tín đồ lúc bấy giờ bị hành hình và các giáo hội Thiên Chúa phải hoạt động bí mật,
tuy vậy Công giáo vẫn càng thêm lớn mạnh, thậm chí trong cả những gia tộc lớn
của Đế quốc La Mã. Là tín đồ Công giáo từ năm 313, hoàng đế Constantine I ban
hành sắc lệnh Milan, hợp pháp hoá đạo Kito và thành lập các nhà thờ khắp toàn
lãnh thổ. Tới năm 392, Kito giáo trở thành tôn giáo chính thức của đế quốc La Mã.

1.2. Âm nhạc trong nhà thờ Công giáo đời đầu

Là tôn giáo bắt nguồn từ một nhánh của Do Thái giáo, một số yếu tố của
Kito giáo vẫn hiện hữu qua di sản của tổ tông, đặc biệt trong âm nhạc với các thánh
ca, bản ngâm tụng từ Kinh Thánh Do Thái và những nghi thức khác. Hình thức ca

1
xướng là hình thức phụng sự cổ xưa và phổ biến nhất trong các hoạt động nhà thờ,
từ những khúc thánh ca Do thái trong các buổi tế lễ của Đền thánh Jerusalem cho
tới lễ kỷ niệm “Bữa ăn cuối cùng” của các tín đồ Thiên Chúa giáo sau này.

Hiểu rõ vẻ đẹp của âm nhạc và sức mạnh to lớn của nó, nhiều lãnh đạo nhà
thờ cho rằng những mục đích khác của âm nhạc ngoài tôn giáo đều phải bị bác bỏ.
Những nhà thờ trước kia không sử dụng nhạc khí để đệm cho ca xướng do họ tin
rằng, âm nhạc là nô lệ của tôn giáo và chỉ được dùng để thể hiện những suy nghĩ
sùng đạo của tín đồ, điều mà âm nhạc không lời không thể làm được. Để tách biệt
người theo đạo với kẻ ngoại giáo và phân chia ranh giới rõ ràng giữa thú vui trần
tục với sự thuần khiết trong tâm hồn, giọng hát là âm thanh duy nhất được vang lên
trong các thánh ca nhà thờ.

1.3. Sự chia cắt của nhà thờ Công giáo

Năm 395, Đế quốc La Mã bị chia cắt làm hai phần: Đế quốc Tây La Mã
(395-475) và Đế quốc Đông La Mã (hay còn được biết tới là Đế quốc Byzantine,
nay là Istanbul) (395-1453). Từ đây, nhà thờ Công giáo cũng bị chia rẽ: nhà thờ ở
Đông La Mã chịu sự kiểm soát của hoàng đế, là khởi nguồn của nhà thờ Chính
thống giáo tại Nga và những khu vực khác; trong khi đó, nhà thờ Tây La Mã của
các giám mục thành Rome trở thành nhà thờ Công giáo La Mã. Sau khi tách đôi,
mỗi nhà thờ phát triển theo những cách khác nhau, có nghi lễ riêng, phương thức
phụng sự riêng và đặc biệt là âm nhạc nhà thờ.

Ở phía Đông, vịnh xướng mang cấu trúc dựa theo sự phân ngắt của câu
trong bài đọc của Kinh Thánh. Sự phát triển của giai điệu dẫn đến sự phân loại các
giai điệu vào 8 mode (gọi là echoi) dựa trên cấu trúc và tính chất giai điệu, sau này
là nền tảng cho 8 mode nhà thờ ở phía Tây. Những bản thánh ca Byzantine mang
giai điệu phát triển hơn so với ở phía Tây, có cá tính riêng biệt, viết ở tiếng Hy Lạp
được dịch theo từng địa phương.
2
Ở Đế quốc Tây La Mã, nhiều tộc người góp phần cai trị như Celts, Angles,
and Saxons in the British Isles; Franks in Gaul,… Do đó, trong tôn giáo, mỗi địa
phương lại có một truyền thống, nghi lễ và hình thức hoạt động riêng. Từ thế kỷ
thứ XVIII-XIX, các giáo hoàng và những lãnh đạo lâu đời tập trung thống nhất,
củng cố những nội dung về tôn giáo ở Đế quốc Tây La Mã và cả phía Đông. Nhà
thờ ở các địa phương được ảnh hưởng mạnh mẽ từ nhà thờ Rome, nổi bật là những
thánh ca Rome được đưa tới phía Bắc nước Franks, do mang tính truyền miệng, âm
nhạc sau khi được truyền bá đã bị thay đổi giai điệu để hợp thưởng thức người
Franks, ngoài ra còn có sự ảnh hưởng từ thánh ca Gallicant, từ đó được gọi là
Thánh ca Gregorian (sau được phổ biến toàn lãnh thổ phía Tây).

1.4. Sự ra đời của nốt nhạc

Trong quá trình phổ biến thánh ca Rome tới nước Franks, để tránh việc giai
điệu bị biến đổi quá nặng nề, những nỗ lực đầu tiên trong việc ghi chép lại âm nhạc
đã xuất hiện. Mở đầu là khi neumes (âm hình) được ra đời khoảng năm 385, lúc
này vẫn chưa hình thành cao độ chính xác mà chỉ gợi nhắc cho ca sĩ về âm hình
của giai điệu. Cho tới thế kỉ XXI, nhà soạn nhạc Trung Cổ Guido of Arezzo đã tạo
ra những đường kẻ màu tượng trưng cho một số nốt nhạc cụ thể và xác định các
nốt nhạc của giai điệu dựa trên nó, sau này là nền tảng của hệ thống khoá nhạc hiện
đại.

3
ĐÔNG LA MÃ TÂY LA MÃ

Nhà thờ ĐLM là tổ tiên của nhà thờ Nhà thờ TLM trở thành nhà thờ Công
Chính thống giáo bây giờ (Orthodox) giáo La Mã

Thánh ca Byzantine: Dựa trên lý TC Rome được mang tới phía Bắc
thuyết toán học Hy Lạp, giai điệu được (Frankish): bị thay đổi cho hợp người
phân loại vào 8 mode (echois) => 8 Franks + đưa vào những yếu tố của các
mode nhà thờ khu vực khác (Gallicant chant) =>
Thánh ca Gregorian (sau được phổ
Boethius: De institutione musica (The
biến trên toàn lãnh thổ phía Tây)
Fundamentals of Music) và học thuyết
về tứ khoa: cho âm nhạc là một bộ Quá trình mang thánh ca từ Roman
môn khoa học, cao độ âm thanh liên sang phía Bắc gặp khó khăn khi các
quan mật thiết tới toán học nhạc sĩ phỉa học bằng trí nhớ và tai nên
giai điệu dễ bị thay đổi. Để tránh sự
Guido of Arezzo: Micrologus; cha đẻ
biến đổi nặng nề với giai điệu =>
của hệ thống khoá nhạc; đặt tên nốt
TKXI: ký hiệu nốt nhạc ra đời dẫn tới
nhạc theo doremifasol dựa trên C,D,E;
những ký hiệu khác (khoá nhạc,…)
lý thuyết bàn tay Guidonian
8 mode nhà thờ
Đặt tên cho các nốt nhạc theo hệ
thống C,D,E (luận án Dialogus de
musica của Ý)

4
GREGORIAN CHANTS

Thánh ca Gregorian là âm nhạc của các tín đồ Thiên Chúa giáo tại phía Tây, mang chức
năng truyền tải giáo lý nhà thờ. Phụng vụ và âm nhạc của nhà thờ có 2 mục đích chính: gửi lòng
thành kính tới Chúa và củng cố lòng tin của tín đồ. Đóng vai trò quan trọng trong các nghi lễ,
đặc biệt là lễ Misa (ngày lễ quan trọng nhất trong nhà thờ La Mã) được tổ chức hàng ngày ở tu
viện hoặc nhà thờ lớn và mỗi CN tại các nhà thờ nhỏ Lễ Misa: kỷ niệm Bữa tối cuối cùng, mục
sư dâng bánh và rượu tượng trưng cho máu và thân thể của Chúa, sau này còn được thêm
vào những truyền thống khác như càu nguyện, đọc kinh và hát thánh ca.

1. Lễ Misa

Diễn ra trong nhà thờ: xin Chúa bảo hộ và thể hiện lòng thành kính, học giáo lý

Trình tự trong lễ Misa (Vở)

Các bài đọc/văn bản trong lễ Misa được phân loại vào 2 dạng: Proper và Ordinary. Proper là
những văn bản thay đổi tuỳ theo sự kiện, theo ngày trong khi Ordinary là không đổi. Phần hát
trong Ordinary được thực hiện bởi dàn hợp xướng toàn nam (hoặc toàn nữ)

2. Proper

Trong khi ordinary được diễn liên tục thì proper lâu đời hơn với từng phần truyền đạt
về nguồn gốc của Chúa hoặc đặt cái nguồn gốc đó vào 1 ngữ cảnh thần học rộng hơn=> liên
kết nghi lễ với ngày lễ và cho nó một ý nghĩa nhất định

3. Ngoài lễ Misa còn có Giờ Kinh Phụng vụ (the office)

8 nghi lễ được thực hiện mỗi ngày ở khoảng thời gian cụ thể (cầu nguyện và hát) ở
các tu viện: Central focus của đời sống tu viện.

Truyền thống của the Office ở mỗi nhà thờ lại có điểm khác nhau => less stable và theo địa
phương hơn so với Lễ Misa (thống nhất hơn)
psalm: lấy từ Book of Psalm (Sách Thánh Vịnh), a holy poem or song, especially one of the
150 collected together

Trình tự: bao gồm 1 vài psalm (kẹp giữa 2 antiphon: đoạn nhạc hát trc và sau psalm), đọc
kinh/giáo lý (được đối đáp bằng đoạn nhạc hát gọi là responsories) sau đó là ngâm hymns; hát
canticles (thánh ca hơi kiểu psalm nhưng lấy từ Kinh Thánh).

5
Trong âm nhạc của lễ Misa và lễ Kinh Phụng vụ, một vài phần được lấy từ khung của giai điệu
cơ bản, đơn giản (recitation formulas) và nhiều phần có giai điệu đầy đủ của riêng nó, nhưng 2
yếu tố này không có sự phân tách rõ ràng do một số những giai điệu phức tạp cũng được triển
khai từ cái khung này
4. Đặc điểm của Thánh ca Gregorian
4.1. Lối biểu diễn:
- responsorial (from “response”), đối đáp giữa soloist và dàn hx
- antiphonal (from Greek for “sound-returning”), đối đáp giữa 2 nửa dàn HX
- direct: không đối đáp
4.2. Phương thức sáng tác
- syllabic
- neumatic
- melismatic
(có cả semi-ornate: pha trộn giữa syllabic và melismatic)
4.3. Giai điệu
Giai điệu đi theo văn bản: không thể hiện cảm xúc mà thiên về thể hiện ngữ âm khi đọc (hình
dạng của giọng đọc). Nhạc theo cấu trúc của bài đọc, theo ngôn ngữ, nhấn nhá,…
Các cách để nhân mạnh từ đặc biệt:
- kéo dài nốt
- thêm nốt vào 1 âm tiết
- đặt nốt đó ở âm khu cao rõ rệt
- hoặc ngược lại: kéo dài âm tiết không quan trọng để nhấn mạnh vào từ quan trọng xuất hiện sau
đó
4.4. Mode
4.5. Proper vs Ordinary (Vở)
5. Các dạng và thể loại của thánh ca Gregorian
5.1. Recitation formulas: khung của giai điệu cơ bản cho một số thánh ca
- Không có mode, giai điệu đơn giản và âm vực hạn chế
- Là thể đơn giản nhất: ngâm vịnh và đọc Kinh: chức năng là làm rõ câu từ nhất có thể
- Hầu như được viết ở dạng syllabic, không có nốt trang điểm
- Nốt reciting là nốt chính (thường là A or C)

6
- Có motiv ngắn kết câu, đoạn, có thể bắt đầu bằng 1 bước nhảy lên reciting note
- Được hát bởi mục sư hoặc trợ tế, đôi khi có đối đáp từ dàn hx
5.2. Psalm tones:
- Phức tạp hơn: là khung cho những bản thánh ca của KLPV: tạo ra 8 psalm tone cho 8 mode
- Một số psalm tone phức tạp hơn có thể dùng cho thánh ca của KLPV hoặc Introit của Lễ Misa
- Cấu trúc giống với bài đọc: psalm 1 (với motiv nhảy chỉ được dùng để mở đầu) trên nốt reciting
của mode - kết đoạn/câu – psalm 2 - kết hết => Lesser Doxology: một thể thức nội dung ca ngợi
Chúa Ba Ngôi (cấu trúc tương tự psalm)
- Các psalm được kẹp giữa 2 antiphon
- Quản ca -> Dàn HX tiếp nối ở câu cuối, 2 nửa dàn đối đáp luân phiên-> tất cả đồng ca khi tái
hiện

5.2.1. Antiphons
- Mở đầu và kết thúc cho mỗi psalm
- Nội dung sẽ tuỳ vào ngày/sự kiện/người được kỷ niệm => giúp nội dung của psalm phù hợp với
ngữ cảnh tưởng niệm cụ thể
- Mode của antiphons sẽ xác định mode của psalm
- Quản ca bắt đầu -> Dàn HX tiếp

Ex 3.2 (NAWM 4a)


Sau psalm đầu tiên (Vespers) là antiphone Tecum principium:
- đơn giản và syllabic, đã phát triển đầy đủ về giai điệu
- giai điệu duyên dáng
- ngắt giữa đoạn và nhấn nhá rõ ràng
- các câu nhạc kết thúc và tập trung quanh những nốt quan trọng của mode trong khi vẫn có
đường nét riêng biệt
=> Antiphon và psalm kết hợp tạo thành 2 phong cách tương phản, phần đầu và cuối (bọc bên
ngoài) tập trung 1 nốt final trong khi phần giữa tập trung vào reciting tone
5.2.2. Responsories (từ neumatic-melismatic)
- Cấu trúc chủ yếu bao gồm: 1 câu đáp, 1 câu xướng và nhắc lại câu đáp (1 phần hoặc hoàn toàn)
một số KLPV có responsory ngắn (neumatic) theo sau bởi 1 đoạn đọc Kinh ngắn
5.2.3. Gradual

7
- melismatic hơn responsories
- ở 1 số gradual, giai điệu cuối câu xướng có thể nhắc lại hoặc biến tấu từ câu đáp
- trong biểu diễn, quản ca bắt đầu câu drasp và dàn nhạc tiếp nối, sau đó soloist hát câu xướng và
dàn nhạc tham gia ở câu cuối
5.2.4. Alleluia
- Có 1 câu đáp có “alleluia” và nhắc lại
- jubilus
- âm hưởng vui sướng
- giai điệu có trang sức, âm điệu bình ổn theo làn sóng duyên dáng, đi bình ổn hoặc q3
5.2.5. Offertories
- melismatic hơn Gradual nhưng chỉ có câu đáp thôi: được xướng trong lúc dâng bánh và rượu
- dàn hợp xướng đảm nhiệm 1 câu đáp và 2 câu trang sức hoặc nhiều hơn được soloist đảm
nhiệm
5.2.6. Tracts (drawn out: kéo dài)
- Thánh ca dài nhất trong các thánh ca, bao gồm một số câu xướng psalm (gđiệu hoa mỹ)
- Trước diễn kiểu direct (ko có đáp), mỗi câu xướng đi kèm 1 câu kể nma giờ diễn như Graduals
- Ở mode 2 hoặc mode 8, kết, đường nét giai điệu và nét luyến (melismas) có nét tương đồng
giữa các câu xướng (lịch sử truyền miệng)
- nguồn gốc từ responsory và psalm ko đối đáp
- có tính solo: những đoạn luyến dài thể hiện giọng hát, những giai điệu có tính ứng tác dựa trên
1 khung cơ bản

Tất cả các thể loại chant đều gắn với Kinh Thánh (trừ Offertory)
5.1. Ordinary Chants
Khi tiếng Latin biến đổi thành các ngôn ngữ riêng, Ordinary chants không còn được hát
bởi tất cả mọi người trong nhà thờ nữa mà chỉ để dàn HX hát => các nhạc sĩ tạo đổi mới trong
sáng tác hơn
- Cấu trúc thường dựa trên text
- Hát bởi dàn hợp xướng
- Giai điệu có nhiều nét trang sức hơn
- Mode được thể hiện rõ hơn, các nốt được tập trung thể hiện rõ hơn

8
- Giai điệu có sự lặp lại nhiều hơn
- Giai điệu ở mỗi bài có nét cá tính riêng
- Hầu như không còn ngâm vịnh trên 1 nốt (recitation)

Bổ sung vào các chants có sẵn


Kể từ TK IX, vốn giai điệu của chants đã được tiêu chuẩn hoá, song các nhạc sĩ vẫn tiếp
tục bổ sung vào đó như sáng tác các giai điệu mới trong Ordinary chants, sáng tác nhạc mới mỗi
khi có thêm 1 ngày Thánh mới hoặc những sự kiện được thêm vào trong Lịch nhà thờ,… Qua sự
bổ sung này đã xuất hiện 3 types of chants mới: tropes, sequences và liturgical dramas

tropes sequences liturgical dramas

tonality The system, common since the late seventeenth century, by which a piece of music is organized around a
tonic note, chord, and key, to which all the other notes and keys in the piece are subordinate.

key In tonal music, the hierarchy of notes, chords, and other pitch elements around a central note, the tonic. There
are two kinds of keys, major and minor

mode (1) A scale or melody type, identified by the particular intervallic relationships among the notes in the mode.

scale A series of three or more different pitches in ascending or descending order and arranged in a specific pattern.

You might also like