Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ PHÁP

Câu 2đ:
Câu 1: Quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ
* Quan hệ đẳng lập (liên hợp, song song, ngang hàng)
- Khái niệm: là quan hệ giữa các đơn vị ngữ pháp ngang hàng nhau, không
phân biệt vai trò chính với vai trò phụ
- Đặc điểm:
+ Các thành tố phải phụ thuộc cùng một từ loại hoặc những từ loại gần nhau
VD: Mặt trời và bầu trời.
+ Các thành tố cũng có chức năng ngữ pháp và có cùng mối quan hệ với các
thành tố nằm ngoài tổ hợp
VD: Con yêu cả bố và mẹ
+ Có tính chất tự do, lỏng lẻo ( số lượng thành tố có thể nhiều hơn hai, có thể
thêm bớt)
* Quan hệ chính phụ (quan hệ phụ thuộc)
- Khái niệm: là quan hệ giữa một thành tố đóng vai trò chính với một thành tố
đóng vai trò phụ
- Đặc điểm
+ Về nghĩa: thành tố phụ bổ sung ý nghĩa cho thành tố chính
+ Về ngữ pháp: Thành tố chính đóng vai trò chi phối quyết định đặc điểm ngữ
pháp của các thành tố phụ, đồng thời quyết định đặc điểm ngữ pháp của toàn
bộ tổ hợp
+ Không nhất thiết các thành tố cùng từ loại
+ Quan hệ giữa các thành tố chặt chẽ, không thể tự do tăng hay giảm thành tố
VD: Đó là những học sinh tiên tiến.
Câu 2: Câu đơn đặc biệt, câu đơn rút gọn

Câu 3: Câu phức và câu ghép


Câu 4: Đặc điểm và phân loại phụ từ
Câu 5: Đặc trưng của câu tiếng Việt
Câu 6: Các tiêu chí phân định từ loại
Câu 7: Tình thái từ
Câu 8: Phân biệt hiện tượng chuyển loại và hiện tượng đồng âm
Câu 9: Cụm từ tự do vs cụm từ cố định
Câu 10: Số từ
Câu 11: Cấu tạo cụm danh từ
Câu 12: Phần phụ sau của cụm động từ
Câu 13: Chức năng cú pháp của cụm C-V
Câu 14: Câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ
Câu 15: Đặc điểm của cụm từ đẳng lập
Câu 16: Động từ và đặc điểm của động từ
Câu 17: Thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu tiếng Việt
Câu 18: Vai trò của ngữ dụng học

Câu 3đ
Chứng minh “nói năng mang bản chất hành động”
Quan hệ vai giao tiếp, quan hệ liên cá nhân và ảnh hưởng đến cuộc giao
tiếp
Phân biệt câu và phát ngôn
Khái niệm của diễn ngôn và những thành phần của diễn ngôn
Các phương thức chiếu vật
Lẽ thường và đặc điểm của lẽ thường
Nguyên tắc và các phương châm cộng tác hội thoại Griee
Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn
Phân biệt tiền giả định và hàm ngôn
Câu 5đ
Dạng 1: Cho một đoạn văn sau đó thực hiện các yêu cầu: Xác định từ
loại, xđ các cụm danh từ và cấu tạo của cụm danh từ có trong đoạn văn
đó, phân tích cấu tạo ngữ pháp và kiểu câu văn trong văn bản. Xác định
và chỉ ra tác dụng của phương thức liên kết trong đoạn: (phép liên kết),
xác định chủ đề và cấu trúc đoạn văn.
Phân tích tính liên kết trong đoạn văn
Phân tích tính mạch lạc trong quan hệ giữa đề tài chủ đề các câu trong
đoạn
Xđ cụm động từ cụm tính từ trong đoạn
Phân tích tính mạch lạc biểu hiện qua quan hệ lập luận của đoạn

Dạng 2: Khái quát 3 bình diện nghiên cứu câu và phân tích 1 câu trên 3
bình diện.

Dạng 3: Cho một loạt câu để phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định kiểu
câu
Mối quan hệ giữa cấu trúc chủ vị và cấu trúc vị tố than thể. Phân biệt
phép liên kết và phương tiện liên kết. Chứng minh 1 phép liên kết có thể
sử dụng nhiều phương tiện liên kết

You might also like