Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

CHỦ ĐỀ 06: PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH

CHUYỂN ĐỔI SỐ
Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển thị trường lao động trong bối cảnh chuyển đổi số
1.3. Tác động của chuyển đổi số đến phát triển thị trường lao động
1.3.1. Khái niệm và bối cảnh chuyển đổi số
Khái niệm:
Chuyển đổi số là một quá trình biến đổi, phát triển một cách toàn diện. Chuyển đổi số vừa
có thể là sự thay đổi cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa vào các công nghệ
số. Vừa có thể là sự chuyển giao, tích hợp công nghệ mới trong các lĩnh vực nói chung.
Bên cạnh đó, chuyển đổi số không chỉ là sự ứng dụng công nghệ mà còn là sự tác động để
con người thay đổi tư duy, trau dồi kỹ năng trong công việc và cuộc sống.
Bối cảnh chuyển đổi số:
Chuyển đổi số xảy ra dưới sự thúc đẩy của sự phát triển nhanh chóng của thời đại công
nghệ 4.0. Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), mạng xã hội, điện toán đám mây, …
đã mang lại những sự thuận tiện đáng kể cho đời sống con người, thúc đẩy sự chuyển đổi số diễn
ra nhiều hơn trong các lĩnh vực cuộc sống.
Đối với mỗi quốc gia, chuyển đổi số còn giúp sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tài nguyên
cũng như cải thiện các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giao thông. (VD: Các ứng dụng y tế, Mã số
định danh điện tử, …)
Nhu cầu cải thiện chất lương cuộc sống kết hợp với sự tiếp cận Internet rộng rãi của người
dân Việt Nam hiện nay đã thúc đẩy các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phải trang bị nhiều kỹ
năng hơn để có thể cạnh tranh lẫn nhau. Do đó mà chuyển đổi số được thôi thúc thực hiện mạnh
mẽ.
1.3.2. Quan điểm về tác động của chuyển đổi số đến phát triển thị trường lao động
Tác động tích cực:
Chuyển đổi số thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp mới, tạo ra thêm nhiều cơ
hội việc làm cho người dân trong các lĩnh vực như Công nghệ thông tin, cơ sỡ dữ liệu, trí tuệ
nhân tạo, làm việc từ xa,…
Áp dụng các công nghệ mới vào trong quá trình sản xuất giúp tăng năng suất lao động, tạo
thêm khoảng trống thời gian để thoải mái sáng tạo hay nghiên cứu.
Năng suất làm việc của người lao động được nâng cao sẽ gắn liền với phần thưởng xứng
đáng là mức thu nhập cũng tăng theo.
Ngoài ra, chuyển đổi số còn mang lại một số mặt tiện lợi nhất định trong cuộc sống của
con người. Chẳng hạn như bảo mật vân tay hay bằng khuôn mặt, mua hàng trực tuyến, mã số
định danh điện tử, bỏa hiểm xã hội điện tử,…
Tác động tiêu cực:
Công việc trở nên dễ dàng hơn khi có sự kết hợp của công nghệ khiến cho công việc đó
không còn cần quá nhiều nhân công. Từ đó dẫn đến việc người lao động dần sẽ bị thay thế bởi
máy móc.
Càng nhiều công nghệ được áp dụng thì càng đòi hỏi cao về kỹ năng chuyên môn. Người
lao động cần trau dồi thêm kỹ năng chuyên môn, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn
đề,… để có thể thích nghi kịp thời.
Chuyển đổi số tạo ra nguy cơ gia tăng bất bình đẳng. Khoảng cách thu nhập giữa người có
kỹ năng số và người không theo kịp kỹ năng số sẽ ngày càng gia tăng.
Chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu và mang lại nhiều lợi ích cho thị trường lao động.
Tuy nhiên để phát triển bền vững, cân bằng cũng như vận dụng tối đa các lợi ích này thì cần sự
phối hợp chặt chẽ giữa người lao động, doanh nghiệp và Chính phủ:
Chính phủ và doanh nghiệp thực hiện các chính sách tổ chức chương trình đào tạo, bồi
dưỡng kỹ năng số cho người lao động.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ việc làm cho người lao động đang thất nghiệp bởi cắt giảm
nhân sự từ chuyển đổi số.
1.4. Khung phân tích

You might also like