Bu I 3 - Bài Nhóm 13 - Fight & Shine

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Luật Kinh Doanh Khoa Luật- ĐH Kinh Tế Tp.

HCM

BÀI HỌC SỐ 02
Lớp (sáng/chiều thứ): Chiều thứ ba
Phòng: B2.311 Nhóm (số và chữ): 13. Fight & Shine

Tham gia
STT Họ và tên thành viên [hay không tham gia thảo
luận nhóm]
1 Lê Thành Đạt TG

2 Lý Hiểu Du TG

3 Lý Gia Phúc TG

4 Hà Khánh Duy TG

5 Trần Thị Hiền TG

[Các bạn lưu ý:

- Câu trả lời được ghi ngắn gọn và có cơ sở pháp lý


- Nếu được yêu cầu nộp online, đại diện nhóm nộp 01 file duy nhất
- Đặt tên file khi nộp online: Bài học số. Nhóm số. Ngày tháng năm. Ví dụ: Bài học số 1. Nhóm 7.1.
25102021]

1. Ai là thành viên hợp danh và ai là thành viên góp vốn?


- Thành viên hợp danh: Hoàng An, Hồng Ngọc, Ngọc Linh vì ba người cùng góp vốn thành lập Công ty
Hợp danh An Ngọc Linh.
- Thành viên góp vốn: Công ty FTT vì để làm thành viên hợp danh thì phải là cá nhân, căn cứ theo Điều
177.1b LDN 2020.
CÓ HAI TRƯỜNG HƠP, TRƯỜNG HỢP 2 CHỈ CÓ 2 THÀNH VIÊN HỢP DANH

2. Hoàng An (là thành viên hợp danh) muốn mở một doanh nghiệp tư nhân. Anh ấy có thể thực hiện
được không?
Hoàng An có thể mở một Doanh nghiệp tư nhân nếu được hai thành viên hợp danh còn lại nhất trí vì
theo Điều 180.1 LDN 2020: “Thành viên hợp danh không được làm chủ Doanh nghiệp tư nhân hoặc
thành viên hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại”.
Luật Kinh Doanh Khoa Luật- ĐH Kinh Tế Tp.HCM

CHỦ DNTN KHÔNG ĐƯỢC CÓ VAI TRÒ TRONG CTY KHÁC NHƯNG NÀY LÀ THÀNH VIÊN
TRONG CÔNG TY HỢP DANH VẪN CÓ QUYỀN THÀNH LẬP DNTN VÀ LÀM CHỦ NẾU CÓ SỰ
ĐỒNG Ý CỦA CÁC THÀNH VIÊN KHÁC

3. Hồng Ngọc dự định góp 200 triệu đồng cùng với bạn mình để thành lập một công ty trách nhiệm
hữu hạn chuyên xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm. Dự định của Hồng Ngọc có hợp pháp không?
(giả định: (1) Hồng Ngọc là thành viên hợp danh; (2) Hồng Ngọc là thành viên góp vốn)
- Trường hợp Hồng Ngọc là thành viên hợp danh: có thể góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn
vì không cùng ngành nghề với công ty An Ngọc Linh , theo Điều 180.2 LDN 2020.
- Trường hợp Hồng Ngọc là thành viên góp vốn: có thể góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn vì
pháp luật không có quy định cấm thành viên góp vốn trong công ty hợp danh không được góp vốn thành
lập công ty trách nhiệm hữu hạn.

4. Vào ngày 25/12, Công ty Hợp danh An Ngọc Linh ký kết hợp đồng dịch vụ với Công ty ABC. Dưới
phần ký tên, phía Công ty An Ngọc Linh là chữ ký của Ngọc Linh (Ngọc Linh là thành viên hợp
danh). Một năm sau, Công ty ABC chấm dứt hợp đồng dịch vụ này vì Ngọc Linh đã không tư vấn kịp
thời và đầy đủ các rủi ro pháp lý quan trọng cho Công ty ABC. Công ty ABC muốn khởi kiện Ngọc
Linh và yêu cầu cô phải chịu trách nhiệm cá nhân trong việc bồi thường các thiệt hại mà Công ty
ABC phải chịu. Ngọc Linh có phải chịu trách nhiệm cá nhân không?
Ngọc Linh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình vì theo Điều 177.1b LDN
2020: “Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa
vụ của công ty”. Vì Linh là người đại diện theo pháp luật của Công ty An Ngọc Linh ký kết hợp đồng và
làm cho hoạt động kinh doanh có tính pháp lý cũng như được bảo vệ trước pháp luật nên Ngọc Linh phải
chịu trách nhiệm vô hạn trong việc bồi thường các thiệt hại mà Công ty ABC phải chịu.
ĐI TỪ VIỆC NGỌC LINH CÓ QUYỀN ĐI KÝ HAY KHÔNG (LÀ CÓ VÌ LÀ THÀNH VIÊN HỢP
DANH), MẶC DÙ LÀ CHỮ KÝ CỦA NGỌC LINH NHƯNG THỰC CHẤT ĐÓ LÀ GIAO KẾT GIỮA
CTY HỢP DANH VỚI CTY ABC. NÊN LÀ CTY PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ TÀI SẢN CHỨ
KHÔNG PHẢI NGỌC LINH => NGỌC LINH CHỊU VỚI TƯ CÁCH LÀ THÀNH VIÊN HỢP DANH
CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM CÁ NHÂN

5. Hai năm sau, Công ty Hợp danh An Ngọc Linh đứng trước khoản nợ 6 tỷ đồng. Ai sẽ là người chịu
trách nhiệm chi trả cho khoản nợ này? (Giả định cả Hoàng An, Hồng Ngọc và Ngọc Linh đều là
thành viên hợp danh).
Công ty Hợp danh An Ngọc Linh đứng trước khoản nợ 6 tỷ đồng thì tất cả thành viên hợp danh là
Hoàng An, Hồng Ngọc và Ngọc Linh đều phải chịu trách nhiệm trả khoản nợ này bằng cách liên đới chịu
trách nhiệm vô hạn bằng tài sản cá nhân theo Điều 177.1b LDN 2020: “Thành viên hợp danh phải là cá
nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty”. (THÊM Đ181.đ)

6. Trong suốt quá trình vận hành doanh nghiệp, An và Linh đã phát sinh nhiều mâu thuẫn. Linh
không còn muốn tiếp tục đầu tư vào Công ty An Ngọc Linh nữa. Do đó, Linh muốn tìm cách nào đó
để rút lại 300 triệu đồng mình đã góp vào Công ty. Hãy tư vấn cho Linh? (Giả định cả Hoàng An,
Hồng Ngọc và Ngọc Linh đều là thành viên hợp danh).
Theo Điều 185.2 LDN 2020, nếu Ngọc Linh muốn rút lại 300 triệu đồng mình đã góp vào công ty thì
cần phải được sự chấp thuận của Hội đồng thành viên, phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm
Luật Kinh Doanh Khoa Luật- ĐH Kinh Tế Tp.HCM

nhất 6 tháng trước ngày rút vốn và chỉ có thể rút vốn được vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo
cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.

7. Tuấn Tài có thể trở thành thành viên trong công ty được không? Ý muốn này của Tuấn Tài có phù
hợp với quy định của pháp luật không?
Tuấn Tài có thể trở thành thành viên góp vốn trong công ty hợp danh An Ngọc Linh và ý muốn của
anh phù hợp với pháp luật vì căn cứ theo Điều 188.4 LDN 2020, chỉ doanh nghiệp tư nhân mới không
được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, còn chủ doanh nghiệp tư nhân thì không bị hạn chế.

You might also like