DATN Dinh 8 1 2024

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 52

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

KHOA NÔNG NGHIỆP – THỦY SẢN

ISO 9001:2015

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

HIỆN TRẠNG MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN


TRẮNG TẠI XÃ ĐẠI AN, HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH
TRÀ VINH

Giảng viên hướng dẫn: TS. HUỲNH KIM HƢỜNG


Sinh viên thực hiện : ĐẶNG NHỰT ĐỈNH
Mã số sinh viên : 110319004
Lớp : ĐẠI HỌC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Khóa : 2019 - 2023

Trà Vinh, tháng 10 năm 2023


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
KHOA NÔNG NGHIỆP – THỦY SẢN

ISO 9001:2015

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

HIỆN TRẠNG MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN


TRẮNG TẠI XÃ ĐẠI AN, HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH
TRÀ VINH

Giảng viên hướng dẫn: TS. HUỲNH KIM HƢỜNG


Sinh viên thực hiện : ĐẶNG NHỰT ĐỈNH
Mã số sinh viên : 110319004
Lớp : ĐẠI HỌC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Khóa : 2019 - 2023

Trà Vinh, tháng 10 năm 2023


Đồ án tốt nghiệp “Hiện trạng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Đại An,
huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” do sinh viên Đặng Nhựt Đỉnh thực hiện đã được
Hội đồng chấm Đồ án (theo Quyết định số … /QĐ – ĐHTV, ngày … tháng … năm
2023) thông qua vào ngày … tháng … năm 2023.

GVHD Chủ Tịch hội đồng GV phản biện Thƣ Kí

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường i SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh


LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Hiện trạng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Đại An,
huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” được thực hiện tại Trại thực nghiệm Thủy sản

trường Đại học Trà Vinh (ĐHTV), do TS. Huỳnh Kim Hường hướng dẫn. Tôi
xin cam đoan các kết quả của đề tài là do nghiên cứu thu thập một cách chính
xác và trung thực, các nội dung trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Trà vinh, ngày .... tháng ..... năm 2023


Tác giả đồ án

Đặng Nhựt Đỉnh

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường i SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh


Đồ án tốt nghiệp DA19TS

LỜI CẢM ƠN

Lời nói đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại Học
Trà Vinh, khoa Nông Nghiệp - Thuỷ Sản đã tạo điều kiện giúp em thực hiện đề tài
tốt nghiệp.

Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp một cách hoàn chỉnh. Em xin được bày tỏ
lòng biết ơn chân thành nhất đến TS. Huỳnh Kim Hường - Phó Trưởng khoa Nông
Nghiệp - Thuỷ Sản đã tạo điều kiện hướng dẫn, quan tâm và giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Không quên gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô và tất cả các thầy cô bộ môn thuỷ
sản đã hướng dẫn em trong quá trình học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn!

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường ii SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh


Đồ án tốt nghiệp DA19TS

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................ii
MỤC LỤC.............................................................................................................. iii
DANH SÁCH BẢNG .............................................................................................. v
DANH SÁCH HÌNH .............................................................................................. vi
DANH SÁCH KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .......................................................vii
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU .................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.3 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 2
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
2.1 Hệ thống phân loại tôm thẻ chân trắng ........................................................ 3
2.2 Phân bố ............................................................................................................ 4
2.3 Đặc điểm dinh dƣỡng và sinh trƣởng ........................................................... 4
2.4 Các yếu tố thủy lý hóa ao nuôi tôm thẻ ........................................................ 4
2.5 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới ......................................... 5
2.6 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam .......................................... 7
2.7 Các mô hình nuôi tôm thẻ hiện nay .............................................................. 8
2.8 Tình hình nuôi tôm thẻ tại Trà Vinh ............................................................ 9
2.9 Điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu ...................................................... 9
CHƢƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 11
3.1 Thời gian và địa điểm ................................................................................... 11
3.2 Vật liệu nghiên cứu ....................................................................................... 11
3.3 Phƣơng pháp thu thập số liệu ..................................................................... 11
3.4 Phƣơng pháp chọn và phân bố mẫu ........................................................... 12
3.5 Các biến chủ yếu trong nghiên cứu ............................................................ 12
3.6 Phƣơng pháp phân tích số liệu .................................................................... 14
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN .............................................................. 15

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường iii SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

4.1 Hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Trà Cú ........................................ 15
4.2 Thông tin chung về kĩ thuật nuôi ................................................................ 17
4.3 Thuận lợi và khó khăn của hộ nuôi tôm ..................................................... 26
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT .............................................................. 28
5.1 Kết luận ......................................................................................................... 28
5.2 Đề xuất ........................................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 29

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường iv SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh


Đồ án tốt nghiệp DA19TS

DANH SÁCH BẢNG

Tên Bảng Trang


Bảng 4.1: Kinh nghiệm của chủ hộ ......................................................................... 15
Bảng 4.2 Trình độ học vấn hộ nuôi tôm .................................................................. 16
Bảng 4.3 Nguồn kĩ thuật hộ nuôi tôm ...................................................................... 16
Bảng 4.4 Thông tin kĩ thuật ao nuôi ......................................................................... 17
Bảng 4.5 Thông tin về con giống ............................................................................. 19
Bảng 4.6 Thông tin kĩ thuật nuôi tôm thẻ ................................................................ 19
Bảng 4.7 Các chỉ tiêu tài chính ................................................................................ 23
Bảng 4.8 Lợi nhuận của mô hình nuôi TTCT .......................................................... 26

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường v SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh


Đồ án tốt nghiệp DA19TS

DANH SÁCH HÌNH

Tên Hình Trang


Hình 2.1 Tôm thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei) ........................................... 2
Hình 3.1 Bản đồ tỉnh Trà Vinh................................................................................. 11
Hình 4.1 Cải tạo ao nuôi. ......................................................................................... 18
Hình 4.2 Ao nuôi cá lóc chuyển sang nuôi tôm ....................................................... 21
Hình 4.3 Số hộ lời, số hộ lỗ...................................................................................... 23
Hình 4.4: Các bệnh thường gặp của hộ nuôi .......................................................................24
Hình 4.5: Một số phương pháp người dân đã áp dụng trị bệnh trên tôm ................. 25

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường vi SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh


Đồ án tốt nghiệp DA19TS

DANH SÁCH KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Tôm thẻ chân trắng TTCT


Hệ sộ thức ăn FCR
Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL
White spot syndrome virus WSSV
Khấu hao KH
Nông nghiệp Thủy sản NNTS
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NN&PTNT

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường vii SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề

Tôm thẻ chân trắng (TTCT) Litopenaeus vannamei là một loài thủy sản có
giá trị kinh tế cao, được nuôi phổ biến ở nhiều vùng nước ngọt và nước lợ của Việt
Nam, trong đó có huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Trong những năm gần đây, nhu cầu
tiêu thụ tôm thẻ chân trắng ngày càng tăng, dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của
ngành nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam. Theo UBND, Huyện Trà Cú, tỉnh Trà
Vinh (2020), ngành nuôi TTCT cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có
tình trạng môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh và biến đổi khí hậu và giá cả thị trường.

Huyện Trà Cú là một trong những địa phương có diện tích nuôi tôm thẻ chân
trắng lớn của tỉnh Trà Vinh. Năm 2015, do giá cá lóc giảm, có thời điểm chỉ còn
18.000 - 20.000 đồng/kg, thấp hơn giá thành từ 11.000 - 13.000 đồng/kg, khi đó các
hộ nuôi bị thua lỗ, Mặc khác, do ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu tình
hình dịch bệnh trên cá lóc ngày càng tăng do đó người nuôi đã có sự chuyển đổi mô
hình từ nuôi đơn cá lóc sang nuôi tôm thẻ Phòng Nông nghiệp huyện Trà Cú (2018).
Vì vậy, để góp phần phát triển bền vững ngành nuôi TTCT ở huyện Trà Cú, cần có
những nghiên cứu về đánh giá thực trạng các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên
địa bàn huyện Trà Cú. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về
chỉ tiêu kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ được chuyển từ ao cá lóc
sang. Chính vì vậy, đề tài “Hiện trạng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Đại
An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” được thực hiện.

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

1
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Xác định rõ hiện trạng của mô hình nuôi (TTCT) làm cơ sở cho việc nghiên cứu đa
dạng hóa mô hình nuôi thủy sản.
1.3 Nội dung nghiên cứu

Khảo sát hiện trạng nuôi TTCT ở Trà Cú.


Phân tích thông tin chung về hộ nuôi TTCT và đặc điểm về kỹ thuật, tài chính của
mô hình nuôi TTCT.

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

2
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Hệ thống phân loại tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei (Boone,1931)) là loài bản địa ở
đông Thái Bình Dương từ Sonora ở Mexico đến bắc Peru. Các nguồn cung cấp
TTCT chủ yếu là Ecuador, Mexico và Brasil. Tôm thẻ chân trắng được bán trên thị
trường Mỹ chủ yếu từ Mexico và Ecuador. Một số nhỏ hiện tại được nuôi ở Mỹ (Hệ
thống phân loại tích hợp Lipopenaeus vannamei, Bách Khoa Toàn Thư, 2010).

Phân loại

Ngành: Arthropoda
Lớp: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidae
Giống: Litopenaeus
Loài: Lipopenaeus vannamei (Boone, 1931).

Hình 2.1 Tôm thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei)


(Nguồn: http://tomgionghungtu.vn, ngày truy cập 09/10/2023)

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

3
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

2.2 Phân bố

Tôm thẻ đã được thuần hóa, di giống sang các nước ở Châu Á vào thập niên
1980 – 1990 nuôi thử và thành công như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Việt
Nam. Theo Nguyễn Khắc Hường (2007), tôm thẻ phân bố tập chung các nơi có độ
sâu từ 0 – 72 m, nền đáy cát bùn. Tôm con phân bố tại các vùng cửa sông, tôm
trưởng thành sống tại các vùng biển sâu.

2.3 Đặc điểm dinh dƣỡng và sinh trƣởng

Tôm thẻ chân trắng là ăn tạp với nguồn thức ăn rộng, khả năng tìm kiếm săn
bắt con mồi khỏe ngoài tự nhiên thức ăn từ mùn bã hữu cơ đến động vật thủy sinh
dựa vào kích cỡ mà TTCT mà sẽ lựa chọn phù hợp. Trong điều kiện nuôi thâm canh
TTCT có hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) trong khoảng 1,1 - 1,3 Trần Viết Mỹ
(2009).

Tôm thẻ chân trắng khi sử dụng thức ăn công nghiệp protein cho khẩu phần
ăn giao động không cao từ 25 - 35%, tôm vẫn phát triển tốt hơn những tôm cùng họ
khác là 36 - 42% Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2009).

Tôm thẻ chân trắng có màu trắng đục lớp vỏ mỏng, chân bò của tôm có màu
trắng nên được gọi là TTCT, tôm đực khi trưởng thành sẽ có kích thước bé hơn tôm
cái, chiều dài tôm đạt kích thước tối đa 230 mm. Trong tự nhiên, tôm đực có trọng
lượng cơ thể tối đa 80 g và tôm cái đạt trọng lượng là 120g của Hoàng Tùng (2006).

2.4 Các yếu tố thủy lý hóa ao nuôi tôm thẻ

2.4.1 Ảnh hƣởng của nhiệt độ

Nhiệt độ tăng sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tôm tăng, tôm sẽ tăng
cường hô hấp và quá trình tiêu hóa cũng nhanh hơn Jesus Ponce - Palafox, và ctv
(1997). Nhưng, lượng men tiêu hóa trong cơ thể lại có hạn nên sẽ khó có thể hấp
thụ được chất dinh dưỡng trong thức ăn như ở nhiệt độ thích hợp, tôm sẽ tiêu tổn
nhiều thức ăn mà hiệu quả không cao. Quá trình phân hủy sẽ xảy ra nhanh ở điều

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

4
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

kiện nhiệt độ cao, tiêu hao oxy gây thiếu oxy cục bộ ở tầng đáy, dẫn đến sinh ra
nhiều khí độc H2S và vi khuẩn gây bệnh. Tôm chỉ có thể sử dụng và hấp thụ thức ăn
hiệu quả nhất khi sống trong khoảng nhiệt độ phù hợp 28 - 30°C Đỗ Thị Thanh
Hương và ctv, 2004; Đỗ Văn Bước và ctv (2019).

2.4.2 Ảnh hƣởng của pH

Trong ngành nuôi trồng thủy sản yếu tố pH ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh
trưởng phát triển của động vật thủy sản. Nghiên cứu Chanratchakool (2003) nên
khống chế pH ở 8.3 để cân bằng các ion của độ kiềm trong ao nuôi. Khi pH lớn hơn
8,5 độc tính của khí NH3 sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tôm, pH quá thấp khí độc H2S
sẽ sinh ra gây ảnh hưởng sự sinh trưởng của tôm.

2.4.3 Ảnh hƣởng của độ kiềm

Độ kiểm thể hiện khả năng trung hòa acid của nước, nhờ đó giữ vai trò rất
quan trọng có khả năng làm cho độ pH ổn định Chanratchakool et al (1995). Theo
Limsuwan (2005), độ kiềm trong ao tôm thẻ chân trắng phải ở mức trên 80 mg
CaCO3/L. Độ kiểm thấp trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình lột xác, làm cho TTCT
bị mềm vỏ, chậm lớn và có tỷ lệ sống thấp. Độ kiểm quá thấp (dưới 20 mg
CaCO3/L) gây màu nước thường rất khó. Do trong nước có nhiều chất có tính kiềm
như muối bicarbonate (HCO), carbonate (CO2), phosphate, silicate, OH- và các hợp
chất hữu cơ, (Boyd and Tucker 1992) . Độ kiểm cao (200 – 300 mg CaCOL) kết
hợp với pH lớn hơn 8,5 lại ngăn cản quá trình lột xác của TTCT do lượng muối có
trong môi trường nước lớn. Sử dụng phèn chua (20 – 30 mg/L) nhằm giảm độ kiểm
và độ đục trong ao nuôi, Boyd et al (2002).

2.5 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới

Tôm thẻ chân trắng trên thế giới được nuôi khoảng thập niên 80 theo FAO
Fishery Statistic (2010), đạt 8000 tấn và phát triển dần. Năm 1992 TTCT được nuôi
phổ biến ở các nước Nam Mỹ, Wedner and Rosenberry (1992). Đến năm 1998 sản

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

5
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

lượng tăng lên 194.000 tấn vào năm 2000 sản lượng giảm xuống 143.000 tấn do có
các dịch bệnh tấn công đặc biệt là bệnh đốm trắng (WSSV), Châu Á nuôi thử
nghiệm các nước phát triển nhanh năm 1990 là Đài Loan, Trung Quốc (Chiu Liao
and Yew Hu Chien, 2011).

Các nước Đông Nam Á sợ lây bệnh cho tôm sú đã tìm cách hạn chế phát triển
tôm chân trắng. Do nuôi tôm thẻ chân trắng có hiệu quả kinh tế cao khiến nhiều
nước đã phát triển nuôi loài TTCT. Sản lượng TTCT tăng nhanh, góp phần đẩy sản
lượng tôm thế giới tăng gấp 2 lần vào năm 2000 (Tổng Cục Thủy Sản, 2013).

Từ đó sản lượng tôm liên tục tăng nhanh qua các năm, đến năm 2010 sản
lượng tôm đạt khoảng 2,7 triệu tấn FAO (2011). Năm 2012 sản lượng tôm đạt
khoảng 4 triệu tấn (GOAL, 2013). Các nước nuôi tôm thẻ chủ yếu trên thế giới
gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, và các nước khu vực Đông Nam Á (FAO,
2012). Trong năm 2018, Trung Quốc có sản lượng thủy sản cao nhất thế giới đạt
khoảng 49.2 triệu tấn.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) 10 tháng đầu
năm, sản lượng xuất khẩu tôm của Ecuador đạt 886.000 tấn, vượt qua con số
842.000 tấn của năm 2021. Sản lượng tôm của Ecuador tăng từ 1 triệu tấn năm 2021
lên 1,3 triệu tấn trong năm 2022. VASEP nhận định sản lượng tăng trưởng tốt cộng
với duy trì khối lượng xuất khẩu sang Trung Quốc cao sẽ là động lực giúp ngành
tôm Ecuador có thể vượt mốc xuất khẩu hơn 1 triệu tấn và doanh thu cao kỷ lục
trong năm 2022. Với sản lượng xuất khẩu 886.000 tấn, ngành tôm đã mang về cho
Ecuador kim ngạch xuất khẩu khoảng 5,6 tỷ USD. Xuất khẩu tôm sang thị trường
Mỹ có xu hướng giảm nhưng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng rất
mạnh.Riêng trong tháng 10, xuất khẩu tôm Ecuador sang Trung Quốc đạt mức cao
kỷ lục với 58.000 tấn, tăng 71% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 10 tháng đầu
năm nay, xuất khẩu tôm Ecuador sang Trung Quốc đạt 490.000 tấn, tương đương
hơn 3 tỷ USD, tăng 63% về lượng và tăng 76% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

6
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

Trong khi đó thị trường xuất khẩu tôm Ecuador sang Mỹ trong tháng 10 đã chậm
lại với 13.000 tấn, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 10 tháng đầu năm,
xuất khẩu tôm Ecuador sang Mỹ đạt 161.000 tấn, tương đương 1,1 tỷ USD, tăng 7%
về lượng và ăng 22% về giá trị. Tương tự, xuất khẩu tôm Ecuador sang EU trong
tháng 10 cũng giảm 5% so với cùng kỳ, xuống còn 17.000 tấn. Lũy kế 10 tháng đầu
năm, xuất khẩu tôm sang Ecuador đạt 160.000 tấn, đi ngang so với cùng kỳ năm
2021 (vasep.com).

2.6 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam

Việt nam có bờ biển dài 3.260 km, nằm phía tây biển đông là một phần của
Thái Bình Dương. Với vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2, vùng nội
thuỷ và lãnh hải có diện tích rộng 226.000 km2 và có hơn 4.000 hòn đảo tạo nên 12
vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160 km2.

Hệ thống sông ngồi Việt Nam dày đặc với thế mạnh đường bờ biển dài thích
hợp cho việc khai thác và nuôi trồng thủy sản. Theo Hiệp Hội CB & XK Việt Nam
(2017), trong 17 năm qua sản lượng bình quân trung bình tăng 9.07%/năm duy trì
tăng trưởng ở mức ổn định.

Tôm thẻ chân trắng nuôi thử nghiệm tại Việt Nam đầu tiên ở các tỉnh như:
Phú Yên, Quảng Ninh và Bạc Liêu vào năm 2001, Bộ NN&PTNT (2010). Ngày
25/01/2008 Bộ NN&PTNT (2010), Bộ NN&PTNT cho phép việc phát triển nuôi
TTCT tại các tỉnh phía Nam. Đến nay diện tích và sản lượng TTCT ngày càng được
phát triển nhanh.

Năm 2012, trong tổng số 94.200 ha cả nước thì có khoảng 87.900 ha tôm tại
ĐBSCL tôm bị thiệt hại nặng nề (chiếm 93%). Nguyên nhân thiệt hại chính: do
ngập măn, thời tiết, dịch bệnh, môi trường nước bị ô nghiễm và tác nhân bên trong
là do thức ăn kém chất lượng, bố trí chưa hợp lý, con giống chưa rõ ràng Nguyễn
Ngọc Anh (2017).

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

7
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

Năm 2020 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng cả nước lên đến 103.568 ha
Tổng cục thủy sản (2020). Từ đó Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích
khoảng 78,329 ha (chiếm 76%) diện tích nuôi cả nước. Năm 2021, Việt Nam đã
nhập khẩu gần 240,3 nghìn con tôm thẻ chân trắng bố mẹ và sản xuất được 21 nghìn
con tôm thẻ chân trắng bố mẹ trong nước. Sản lượng tôm nuôi 11 tháng đầu năm đạt
902,7 nghìn tấn, trong đó tôm thẻ chân trắng chiếm 597,5 nghìn tấn, Tổng cục thủy
sản (2021).

2.7 Các mô hình nuôi tôm thẻ hiện nay

Mô hình quảng canh là dựa vào thức ăn tự nhiên mà trong ao có mật độ nuôi
thấp nhưng diện tích ao lớn sử dung con giống tự nhiên mô hình với chi phí vận
hành thấp, chi phí thức ăn không cần bỏ ra, tận dụng ao đầm có sẳn, nguồn lao động
ít Bộ NN & PTNT (2009). Theo Nguyễn Tài Phúc (2005), hình thức này có năng
suất lợi nhận thấp, diện tích nuôi lớn quản lý khó khăn và hình dạng ao đầm tự
nhiên có hình dạng rất khác nhau.

Mô hình thâm canh là nuôi dựa vào nguồn thức ăn công nghiệp, diện tích
nuôi vừa không quá lớn 0,5 - 1 ha ao nuôi được thiết kế để nuôi tôm TCT có trang
bị các trang thiết bị máy móc, chủ động cấp nước hay thay nước với chi phí vận
hành lớn, đòi hỏi tay nghề kĩ thuật cao. Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc
Hải (2009), phương thức thâm canh ngoài vụ nuôi chính là vụ khô nhưng có thể vận
hành theo phương thức bán thâm canh để hạn chế rủi ro cho trại. Trong những năn
gần đây nuôi thâm canh trong ao bạt đuwọc áp dụng để nuôi TTCT. Theo Nguyễn
Văn Phụng và Phan Thanh Lâm (2019), đây là hình thức nuôi áp dụng phương pháp
mới trong ngành nuôi tôm để giúp kiểm soát tốt hơn chất lượng nước, kiểm soát
chất thải và đồng thời ngăn ngừa dịch bệnh. Hình thức lót bạt cả ao nuôi có thể xem
là phương pháp tối ưu nhằm giúp giảm thiểu chi phí sản xuất và gia tăng lợi nhuận.
Đối với ao nuôi lót bạt giúp đơn giản hóa quá trình thu gom chất thải dưới đáy ao
bằng việc kết hợp với xiphon giúp người nuôi dọn sạch chất thải nơi đáy ao một

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

8
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

cách nhanh gọn, đảm bảo tôm luôn được sống trong môi trường sạch sẽ và giảm khả
năng nhiễm những bệnh không đáng có. Ao nuôi và ao lắng sẳn sàng được che bằng
lưới lan để giảm được nhiệt độ trong ao nuôi để tôm nhanh lớn, đồng thời hạn chế
tảo xuất hiện vì vậy việc kiểm soát nguồn nước được thuận lợi. Hiện nay người nuôi
tôm thẻ đang chuyển sang diện tích ao nhỏ khoảng 0,12 - 0,25 ha. Có sự chuyển đổi
này là do gần đây việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đã mang lại hiệu
quả. Trong đó đánh dấu cho sự thay đổi này là sự chuyển từ hình thức nuôi ao đất
sang ao lót bạt đáy và mật độ nuôi cao (từ 100 – 300 con/m2 ).

2.8 Tình hình nuôi tôm thẻ tại Trà Vinh

Theo Wikipedia (2019), Trà Vinh có tổng chiều dài hệ thống sông ngòi là
578km, với hai nhánh sông lớn là sông Cổ Chiên và sông Hậu. Tại Trà Vinh có hai
cửa sông chính hợp lưu đổ ra biển là cửa Cung Hầu và cửa Định An.

Tại tỉnh Trà Vinh diện tích nuôi và sản lượng TTCT không ngừng được
tăng lên qua các năm gần đây, năm 2015 tỉnh Trà Vinh có diện tích nuôi TTCT là
5.150 ha, sản lượng 22.333 tấn; năm 2016 diện tích 6.000 ha, sản lượng 25.000 tấn;
năm 2017 diện tích 6.174 ha, sản lượng 28.954 tấn; năm 2018 diện tích là 7.817 ha,
sản lượng 40.408 tấn; năm 2019 diện tích 8.500 ha, 49.000 tấn và năm 2020 diện
tích nuôi tôm thẻ chân trắng tiếp tục tăng lên đến 9.500 ha, sản lượng 56.800 tấn,
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh (2019). Nhìn chung sản lượng tôm thẻ chân
trắng tại Trà Vinh năm 2023 rất được quan tâm và tôm thẻ chân trắng là đối tượng
phát triển chủ lực của ngành thủy sản trong thời gian tới

2.9 Điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu

Theo UBND, Huyện Trà cú, tỉnh Trà Vinh (2020) cho biết Trà Cú là một
huyện duyên hãi thuộc tỉnh Trà Vinh, với khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển phân
chia mùa nắng và mùa mưa rõ rệt. Trà Cú có hệ thống sông rạch chằng chịt thuận
lợi cho phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Sông Hậu qua huyện là 1 trong 2
nhánh chính của đoạn cuối sông Hậu phân cách bởi cù lao Dung, nhánh qua huyện

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

9
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

có mặt rộng 1,5 - 2,5 km, sâu trên 10 m. Các sông rạch chính: Rạch Trà Cú - Vàm
Buôn dài khoảng 18 km. Chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều biển Đông, nên chế
độ thuỷ triều trong ngày nước lên xuống hai lần, mỗi tháng có hai lần triều cường
sau ngày mồng một và ngày 15 âm lịch (từ 2 - 3 ngày), biên độ triều hàng ngày rất
lớn, nhất là khu vực gần cửa sông. Vùng đất phía Tây Quốc lộ 53 của huyện bị xâm
nhập mặn, chủ yếu từ sông Hậu như rạch Trà Cú, Tổng Long, Vàm Ray. Những
năm gần đây, Trà cú bị ảnh hưởng bỡi xâm nhập mặn ảnh hưởng rất nhiều cho
ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt nhưng cũng là cơ hội để phát triển thêm các
đối tượng nước lợ mặn trong đó TTCT được chọn là đối tượng nuôi trong những
năm gần đây.

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

10
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

CHƢƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm

- Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 5/2023 - 9/2023

- Địa điểm: Khảo sát được tiến hành tại xã Đại An, huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh.

Hình 3.1 Bản đồ tỉnh Trà Vinh


(Nguồn: http://www.travinh.gov.vn, ngày truy cập 9/10/2023)
3.2 Vật liệu nghiên cứu

Các tài liệu và các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài.

Bảng phỏng vấn nông hộ, giấy, viết.

Máy chụp hình (điện thoại di động).

3.3 Phƣơng pháp thu thập số liệu

3.3.1 Số liệu thứ cấp

Thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu có s n như các báo cáo Sở/phòng, ban
ngành cấp tỉnh/ huyện, internet,... về tình hình sản xuất và tiêu thụ cũng như các vấn
đề liên quan đến nuôi tôm thẻ.

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

11
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

3.3.2 Số liệu sơ cấp

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp được thu bằng cách phỏng vấn trực tiếp
41 hộ đang nuôi cá lóc sang nuôi TTCT để có những thông tin chung về hộ nuôi,
thông tin về kỹ thuật, kinh tế, thuận lợi, khó khăn của mô hình nuôi TTCT.

3.4 Phƣơng pháp chọn và phân bố mẫu

Chuẩn bị phiếu khảo sát soạn s n. Phương pháp khảo sát dựa trên danh sách
hộ nuôi TTCT do xã Đại An cung cấp các nông hộ có mô hình nuôi tôm thẻ chân
trắng ở xã Đại An thuộc các ấp Cây Da 14 phiếu, Mé Rạch B 6 phiếu, Mé Rạch E 4
phiếu, Trà Kha 7 phiếu, Giồng Đình 3 phiếu, Giồng Đình A 3 phiếu, Xà Lôn 2
phiếu. Tổng số phiếu khảo sát là 39 phiếu.

3.5 Các biến chủ yếu trong nghiên cứu

3.5.1 Các thông tin chung của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng

 Trình độ học vấn.


 Kinh nghiệm (tự nuôi, học của hộ dân khác, tham gia lớp tập quấn của ấp
xã, tham gia lớp tập huấn của công ty).
 Số năm nuôi TTCT.
 Ao nuôi cá lóc hiện nay chuyển thành ao nuôi tôm.
 Lý do chuyển ao nuôi cá lóc sang nuôi TTCT (do nuôi cá lóc lỗ, do nước
mặn, do nuôi tôm thẻ hiệu quả hơn cá lóc).
 Thuê nhân công.

3.5.2 Các biến thông tin kỹ thuật của mô hình nuôi TTCT

 Diện tích thủy sản.


 Diện tích nuôi TTCT.
 Cải tạo ao trước khi thả giống.
 Hóa chất diệt tạp
 Ao lắng có hay không

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

12
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

 Ao nuôi có lót bạt hay không


 Kích cở giống.
 Nguồn gốc của giống.
 Tháng thả giống.
 Mật độ nuôi.
 Số lượng tôm giống thả.
 Ương giống có hay không.
 Thời gian ương giống, mật độ ương có hay không.
 Thức ăn, thuốc và hóa chất.
 Cách cho ăn.
 Thay nước trong quá trình nuôi.
 Thay/cấp nước vào ao nuôi.
 Chu kỳ thay hoặc cấp nước.
 Tỉ lệ thay/cấp nước.
 Hệ thống tái sử dụng có hay không.
 Độ mặn.
 Các loại bệnh thường gặp.
 Sử dụng hóa chất cải tạo ao (liều lượng sử dụng, cách sử dụng).

 Thu hoạch (sản lượng, kích cỡ, năng suất)

3.5.3 Các thông tin kinh tế của hộ tôm thẻ chân trắng

 Nguồn vốn
 Chi phí cố định (xây ao, thuê đất/thuế đất, trang thiết bị, khấu hao chi phí
cố định).
 Chi phí biến đổi (thuê lao động, con giống, thức ăn, thuốc và hóa chất, cải
tạo ao, nhiên liệu, điện, các vật dụng).
 Thu nhập từ nuôi TTCT .
 Lợi nhuận.

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

13
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

 Tỷ suất lợi nhuận, số hộ nuôi có lời, lỗ.


 Tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch (nguồn tiêu thụ, thanh toán).
 Các công thức tính toán:
 Tổng thu = Giá bán x Sản lượng

 Tổng chi = Chi phí cố định (khấu hau 3 năm) + chi phí biến đổi
 Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi

 Tỉ suất lợi nhuận = lợi nhuận/Tổng chi

3.5.4 Các biến có liên quan về nhận thức

 Thuận lợi trong mô hình nuôi luân canh.


 Khó khăn trong mô hình nuôi luân canh.

3.6 Phƣơng pháp phân tích số liệu

Nhập và xử lý số liệu bằng các phần mềm máy tính Excel 19 và SPSS 20.0.

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

14
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Trà Cú

4.1.1 Kinh nghiệm nuôi của chủ hộ

Bảng 4.1 trình bày kết quả kinh nghiệm nuôi của chủ hộ tham gia nuôi TTCT
tại huyện Trà Cú - Trà Vinh. Các hộ nuôi TTCT có kinh nghiệm 1 - 3 năm chiếm tỉ
lệ 56,4%, số hộ có kinh nghiệm nuôi 4 - 6 năm là 28,2% và kinh nghiệm nuôi 7 - 10
năm chiếm chỉ 15,4%. Từ kết quả này cho thấy nghề nuôi TTCT mới phát triển gần
đây tại Trà Cú.

Bảng 4.1: Kinh nghiệm của chủ hộ nuôi tôm

Kinh nghiệm nuôi Số hộ (n=39) Tỉ lệ (%)


Kinh nghiệm chủ hộ (1-3 năm) 22 56,4
Kinh nghiệm chủ hộ (4-6 năm) 11 28,2
Kinh nghiệm chủ hộ (7-10 năm) 6 15,4
Tổng 39 100

4.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ

Kết quả Bảng 4.2 cho ta thấy trình độ trung học cơ sở chiếm 51,3% chiếm tỉ
lệ cao nhất tiếp đó lần lượt là trình độ tiểu học chiếm 38,5%, trung học phổ thông
7,7% và thấp nhất là đại học chiếm chỉ 2,6%.

Từ trên kết quả trình độ học vấn hộ nuôi TTCT là một trong những vấn đề trở
ngại lớn cho nhành nuôi TTCT tại nơi khảo sát nói riêng và tại Trà Vinh nói chung,
trình độ học vấn là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng cảm
ứng và tiếp cận ứng dụng những kĩ thuật của ngành nghề nuôi trồng thủy sản. Qua
kết quả khảo sát các hộ dân nuôi TTCT điều gặp khó khăn về kĩ thuật của mình
trong sản xuất.

Tuy nhiên đã có thể khắc phục bằng cách dưới sự hỗ trợ chăm sóc và quản lý

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

15
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

từ các doanh nghiệp công ty, đại lý và thông qua các buổi tập huấn từ địa phương
các ấp, xã đã góp phần nâng cao trình độ học vấn của mình để áp dụng khoa học
công nghệ mới vào sản xuất.

Bảng 4.2: Trình độ học vấn hộ nuôi tôm

Trình độ học vấn Số hộ (n=39) Tỉ lệ (%)


Tiểu học 15 38,5
Trung học cơ sở 21 51,3
Trung học phổ thông 3 7,7
Đại học 1 2,6
Tổng 39 100
4.1.3 Nguồn kĩ thuật của chủ hộ

Tỉ lệ hộ nuôi TTCT tham gia tập huấn tại đến tham gia tập huấn ở xã 2,6%,
tham gia lớp tập huấn do công ty thuốc thủy sản tổ chức là 12,8% tiếp đây cũng là
vấn đề nan giải để giúp mọi người tiếp cận với khoa học công nghệ mới vào sản
xuất. Các hộ nuôi tự tìm hiểu kỹ thuật nuôi TTCT chiếm 69,2% và học từ các nông
dân khác 12,8% phần lớn hộ nuôi sẽ trải nghiệm và tự truyền đạt những kinh
nghiệm đã ứng dụng vào sản xuất cho nhau, cho thấy mối quan hệ liên kết giữa hộ
nuôi TTCT và các đội ngũ kĩ thuật từ công ty, xã ấp vẫn còn chưa phổ biến rộng
dẫn đến hiệu quả năng suất không cao (Bảng 4.3).

Bảng 4.3: Nguồn kĩ thuật hộ nuôi tôm

Nguồn kỹ thuật Số hộ (n=39) Tỉ lệ (%)


Kinh nghiệm tự có 27 69,2
Học từ nông dân khác 6 15,4
Tham gia lớp tập huấn ở xã 1 2,6
Tham gia tập huấn của công ty 5 12,8
Tổng 39 100

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

16
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

4.2 Thông tin chung về kĩ thuật nuôi

4.2.1 Thông tin chuẩn bị ao nuôi

Ao nuôi TTCT hiện tại được chuyển từ ao nuôi cá lóc trước đây (100% hộ
khảo sát) . Kết quả khảo sát cho thấy 100% hộ nuôi chuyển từ nuôi cá lóc sang nuôi
tôm thẻ do giá cá lóc thấp, nuôi cá không đạt lợi nhuận.

Cải tạo ao là khâu rất quan trọng trong nuôi tôm. Bảng 4.4 cho thấy hộ nuôi
TTCT sử dụng thuốc diệt cá tạp là 12,3% và sử dụng hóa chất khác là 89,7%, các hộ
nuôi cải tạo ao nuôi bằng máy 100% các hộ nuôi quan tâm đến tầm quan trọng của
việc cải tạo ao sau các vụ nuôi đây là khâu quan trọng quyết định đến kết quả nuôi
vì trong ao nền đáy bùn bã hữu cơ tìm ẩn mầm bệnh.

Bảng 4.4: Thông tin chuẩn bị ao nuôi

Thông tin về chuẩn bị ao nuôi Số hộ Tỉ lệ (%)


Cải tạo ao bằng máy 39 100
Có ao lắng 10 25,6
Không có ao lắng 29 74,4
Sử dụng thuốc cá để diệt cá tạp 4 12,3
Sử dụng hóa chất khác 35 89,7
Lót bạt bờ 10 25,6
Không lót bạt bờ 29 74,4
Bảng 4.4 cho thấy các hộ nuôi không ao lắng chiếm tỉ lệ lớn với 74,4%
So với có ao lắng, lót bạt đáy chiếm 25,6%. Ưu điểm không ao lắng sẽ tiết kiệm
được chi phí và diện tích nuôi TTCT hơn so với ao lắng có lót bạt đáy, tuy nhiên
nhược điểm không ao lắng là nguồn nước cũng như khâu nuôi chăm sóc ao nuôi sẽ
không đảm bảo cho TTCT. Cải tạo ao sau vụ nuôi đối với ao lót bạt được hộ nuôi
áp dụng như chà sạch bạt, phơi khô khoảng 2 - 3 ngày và dùng chlorine vệ sinh bề
mặt bạt tiếp theo phơi nắng ao sau đó xịt nước vệ sinh lại là có thể nuôi tôm. Các hộ
không có ao lắng chiếm 74,4%, vì phần lớn hộ dân nuôi TTCT trước đây là nuôi cá

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

17
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

lóc lỗ chưa có kinh phí để làm ao lắng hoặc không đủ diện tích nuôi nên đã tận dụng
để chuyển sang nuôi TTCT. Các hộ không có ao lắng phải cần thời gian vệ sinh lâu
hơn bơm nước ra sau đó cào gom bùn bã mới tiến hành bón vôi và chlorine với liều
lượng nhiều.

Hình 4.1 Cải tạo ao nuôi

4.2.2 Thông tin về con giống

Kết quả khảo sát Bảng 4.5 cho thấy các hộ nuôi TTCT lấy nguồn tôm trong
tỉnh là 100% và các hộ nuôi không ương giống chỉ thả trực tiếp xuống ao nuôi, đa
phần các hộ nuôi sẽ chọn con giống với giá rẻ từ các cơ sở nhỏ lẻ giới thiệu thích
hợp với môi trường nuôi tại Trà Cú - Trà Vinh.

Hiện nay về chất lượng con giống chưa được kiểm soát mạnh mẽ, các loại
giống chưa được kiểm dịch, kém chất lượng vẫn còn bán trên thị trường. Kết quả
khảo sát cho thấy nguồn tôm giống tại tỉnh Trà Vinh vẫn còn chưa truyền thông
rộng rãi đến người tiêu dùng, chưa đáp ứng được nhu cần hộ nuôi TTCT. Nguyên
nhân các cơ sở nhỏ lẻ chưa có sức hút và chưa có đủ sản xuất số lượng lớn do số trại
đủ điều kiện sản xuất TTCT không nhiều nên chưa đủ thiết phục người nuôi chọn
và đồng hành lâu dài.

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

18
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

Bảng 4.5: Thông tin về con giống


Thông tin về con giống Tỉ lệ (%)
Số hộ (n=39)
Địa điểm mua Trong tỉnh 39 100
giống Ngoài tỉnh 0 0
Ương giống 0 0
Không ương giống 39 100

4.2.3 Thông tin kỹ thuật nuôi

Kết quả Bảng 4.6 đã cho thấy các hộ nuôi TTCT tổng diện tích nuôi trung
bình là 0,36±0,33 ha/hộ. Diện tích nuôi thấp nhất là 0,06 ha/hộ và diện tích nuôi lớn
nhất là 1,6 ha/hộ. Theo FAO (2005), hệ thống nuôi tôm trong ao đất được nuôi
nhiều ở Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Úc, diện tích ao nuôi của hệ
thống này từ 0,1 - 1,0 ha.

Bảng 4.6: Thông tin kỹ thuật nuôi tôm thẻ

Trung bình ±
Chỉ tiêu kĩ thuật ĐLC (n=39) Nhỏ nhất Lớn nhất
Tổng diện tích nuôi tôm (ha) 0,36±0,33 0,06 1,6
Diện tích ao nuôi (ha) 0,24±0,14 0,06 0,6
Độ sâu ao (m) 2,39±0,14 2 2,5
Mức nước trong ao (m) 1,6±0,09 1,5 1,7
Mật độ nuôi (con/m2) 37,59±19,49 7 83,3
Thời gian nuôi (tháng) 2,59±0,56 0,6 3,5
Chu kì cấp nước (ngày/lần) 1,18±0,45 1 3
Lượng nước cấp (%) 17,95±4,54 10 20
Năng suất (tấn/ha) 6,63±3,61 1,33 16

Các hộ nuôi tại địa bàn Trà Cú - Trà vinh nơi khảo sát tận dụng dụng diện tích
cũ trước đây đã nuôi cá lóc chuyển sang phần những hộ nuôi nhỏ lẻ chưa đủ tìm lực
kinh tế để mở rộng diện tích nên các hộ không sử dụng ao lắng 74,4% thường có
diện tích nhỏ, vừa diện tích thấp nhất là 0,06 ha, những hộ nuôi có diện tích lớn có

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

19
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

ao lắng chiếm 25,6% thường là những hộ nuôi có đủ tìm lực kinh tế và nuôi với vi
mô lớn tập chung gần nhau diện tích lớn nhất là 1,6 ha.

Bảng 4.6 cho thấy trung bình độ sâu 2,39±0,14 m, hầu như các hộ nuôi tại địa
bàn khảo sát có sâu từ 2 - 2,5 m cao hơn so với các vùng nuôi khác chỉ 1,5m vì các
hộ nuôi đều tận dụng ao các lóc để cải tạo lại sử dụng.

Kết quả Bảng 4.6 cho thấy về mực nước trong ao trung bình là 1,6±0,09 m,
mực nước trong ao nuôi thấp nhất 1,5 m và cao nhất là 1,7 m. Theo Nguyễn Văn
Tiếp và ctv, (2018), khảo sát nuôi tôm thẻ tại Cầu Ngang và Duyên Hải mức nước
của mô hình nuôi trong ao lót bạt (1,61 m) cao hơn so với mô hình nuôi trong ao đất
(1,49 m). Cho thấy khu vực nuôi tôm TCT tại Trà Cú - Trà Vinh có mực nước sâu
hơn các vùng khác từ 0,3 m đến 0,5 m.

Kết quả Bảng 4.6 cũng cho thấy mật độ nuôi cũng vô cùng quan trọng nó
quyết định đến năng suất, lợi nhuận cao hay thấp các chi phí thức ăn, con giống,
nguyên liệu. Mật độ nuôi trung bình là 37,59±19,49 con/m2 cao nhất là 83,3 con/m2
và thấp nhất là 7 con/m2, nhìn chung mật độ nuôi tại Trà Cú không quá dày tôm có
thể phát triển ổn định và hạn chế tình trạng tôm tìm thức ăn cào nền đáy vì nền đáy
sâu 2 m - 2,5 m có thể trào phèn, khí độc. Theo Nguyễn Văn Tiếp và ctv, (2018),
mật độ nuôi tôm ao đất là 80±24,73 con/m2 và ao bạt là 195±50,18 con/m2.

Theo kết qua quả khảo sát thời gian nuôi TTCT trung bình là 2,59±0,56 tháng.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Phùng (2019), thời gian nuôi TTCT trong ao bạt 2,72
tháng. Tuy nhiên 1 số hộ chỉ nuôi tôm được 0,6 tháng và có hộ nuôi đến 3,5 tháng.
Thời gian nuôi của các hộ càng ngắn thì mức thu lợi nhuận không nhiều và hòa vốn,
thời gian nuôi dài sẽ có lợi nhuận nhưng sẽ chú ý về giá cả thị trường hơn vì giá có
thể thấp hơn chi phí bỏ ra.

Số hộ cấp nước mới vào chiếm 95% nhìn chung cho thấy tại Trà Cú - Trà
Vinh nguồn nước khá hạn chế do ô nhiễm khá nặng do trước đây tại Trà Cú các hộ
nuôi cá lóc số lượng rất lớn và thay nước nhiều có thể tăng nguy cơ xâm nhập của

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

20
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

các sinh vật khác vào ao nuôi khó kiểm soát hơn cấp nước nên lựa chọn cấp nước
nhiều hơn so với thay nước, lượng cấp nước mới vào với tỉ lệ 17,95±4,54. Chu kì
cấp nước mới là 1,18±0,45 ngày/lần (Bảng 4.6).

Năng suất trung bình là 6,63±3,61 tấn/ha từ các hộ nuôi TTCT cho thấy người
nuôi xây dựng ao nuôi với diện tích phù hợp là 0,06 ha đến 0,6 ha lần lượt năng suất
thấp nhất là 1,33 tấn và cao nhất là 16 tấn. Theo Võ Nam Sơn và ctv (2014), so sánh
đặc điểm kỹ thuật và chất lượng môi trường giữa ao nuôi tôm sú và TTCT thâm
canh tại tỉnh Sóc Trăng thì ở mật độ nuôi trung bình từ 80,7 – 90,0 con/m2 thời gian
nuôi trung bình từ 101 – 104 ngày thì năng suất từ 12,9 – 15 tấn/ha. Năng suất có
thể bị ảnh hưởng từ nhiều vấn đề về thời tiết, mùa vụ, vật chủ, con giống, thức ăn,
chăm sóc và quản lí, các hộ nuôi thành công với diện tích lớn sẽ khó quản lý về sức
khỏe ao nuôi, chi phí duy trì lớn lợi nhuận cao nếu giá cả thị trường tăng nhưng
không quan sát giá cả thị trường có thể bị lỗ nặng. Đối mới diện tích nhỏ chi phí
duy trì nhỏ, dễ quản lý tỉ lệ sống nhưng lợi nhuận thu được không cao hoặc hòa vốn.

Hình 4.2 Ao nuôi cá lóc chuyển sang nuôi tôm

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

21
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

4.2.4 Thông tin tài chính nuôi tôm thẻ chân trắng

Kết quả Bảng 4.7 cho thấy trung bình chi phí cố định là 31,95±19,92 triệu
đồng/vụ, trong đó nhỏ nhất là 2,78 triệu đồng/vụ và lớn nhất là 82,35 triệu đồng/vụ,
có thể thấy rằng các hộ nuôi đều đầu tư vào máy móc thiết bị nhằm phục vụ nhu cầu
nuôi. Tổng chi phí biến đổi của hội nuôi TTCT là 361,62±195,75 triệu đồng/vụ ,
trong đó nhỏ nhất là 28,75 triệu đồng/vụ và lớn nhất là 845 triệu đồng/vụ, tùy theo
diện tích, nhu cầu điều kiện tài chính của từng hộ mà lựa chọn mức độ quy mô nuôi
phù hợp như con giống, thức ăn, thuốc, nguyên liệu và điện năng.

Tổng chi phí trung bình của vụ nuôi là 393,57±206,55 triệu đồng/ha/vụ.
Trong đó chi phí nhỏ nhất là 53,75 triệu đồng/ha/vụ, chi phí lớn nhất là 925 triệu
đồng/ha/vụ. Với giá bán trung bình hộ nuôi TTCT là 108±21,84 nghìn đồng/kg, chi
phí nhỏ nhất là 30 nghìn đồng/kg và chi phí lớn nhất là 145 nghìn đồng/kg, tổng thu
trung binh là 659,31±256,73 triệu đồng/ha/vụ, cho thấy các hộ nuôi nắm bắt được giá
cả thị trường là một lợi thế lớn song đó cần chú ý đến khâu chăm sóc quản lý sức
khỏe động vật thủy sản đòi hỏi kinh nghiệm vì con giống, thời gian nuôi, mật độ
quyết định đến giá cả và số lượng năng suất có đạt hay không.

Bảng 4.7 cho thấy lợi nhuận từ TTCT tại Trà Cú - Trà Vinh trung bình là
265,74±185,19 triệu đồng/ha/vụ, nhỏ nhất là -68 triệu đồng/ha/vụ và lớn nhất là 605
triệu đồng/ha/vụ với tỷ suất trung bình là 0,8±0,6 lần, nhỏ nhất là -0,5 lần và lớn
nhất là 2,5 lần tuy có vài hộ nuôi thất bại trong vụ nuôi nhưng nhìn chung lợi nhuận
trung bình các hộ nuôi TTCT có lợi nhuận cao có thể do giá tôm cao (108 ngìn
đồng/kg) và với kinh nghiệm nuôi qua nhiều năm hộ nuôi nắm được các kiến thức
cơ bản để ứng dụng vào vụ nuôi. So với kết quả nghiên cứu Nguyễn Văn Tiếp và
ctv (2018) tỉ suất lợi nhuận đối với nuôi tôm ao đất là 0,28±0,27, thì tỉ suất lợi
nhuận của nghiên cứu này cao hơn (0,78±0,58), cho thấy hộ nuôi trên địa bàn khảo
sát đạt lợi nhuận cao.

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

22
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

Bảng 4.7 Các chỉ tiêu tài chính


Trung bình± Lớn
Chỉ tiêu
ĐLC Nhỏ nhất nhất
Giá bán tôm (nghìn đồng/kg) 108±21,84 30 145
Tổng chi cố định (triệu
31,95±19,92 2,78
đồng/ha/vụ) 82,35
Tổng chi biến đổi (triệu
361,62±195,75 28,75
đồng/ha/vụ) 845
Tổng chi (triệu đồng/ha/vụ) 393,57±206,55 53,75 925
Tổng thu (triệu đồng/ha/vụ) 659,31±256,73 66 1320
Lợi nhuận từ tôm (triệu
265,74±185,19 -68
đồng/ha/vụ) 605
Tỉ suất lợi nhuận (lần) 0,8±0,6 -0.5 2,5

4.2.5 Số hộ lời, số hộ lỗ của tôm thẻ chân trắng huyện Trà Cú Tỉnh Trà Vinh

Hình 4.3 cho thấy nghề nuôi TTCT tại Trà Cú nói riêng và tỉnh Trà Vinh nói
chung đang có bước tiến mới với số hộ lời là 92,3% và số hộ lỗ là 7,7%. Theo các
hộ nuôi cho biết nguyên nhân lỗ là do tỉ lệ sống của tôm thấp, tôm bệnh nên thu
hoạch sớm. Theo Lê Xuân Sinh (2005), đa phần các mô hình nuôi thuỷ sản đều
mang lại hiệu quả nhưng cũng nhiều rủi ro.

100 92,3
90
80
70
Tỉ lệ (%)

60
50
40
30
20
7,7
10
0
Sô hộ lời Số hộ lỗ

Hình 4.3 Số hộ lời, số hộ lỗ

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

23
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

4.2.6 Các bệnh thƣờng gặp trong nuôi tôm thẻ

Hình 4.4 thể hiện kết quả về các bệnh thường gặp của hộ nuôi với phân trắng
cao nhất chiếm 30,8% lần lượt là hoại tử gan tụy 25,6%, bệnh đỏ thân (WSSV)
chiếm 23,1% cuối cùng là đóm đen 20,5%. lý do đây cũng là vấn đề nang giải của
không chỉ có ở địa bàn khảo sát mà là tất cả các vùng nuôi. Dịch bệnh rất khó trị
nếu nhưng không hiểu về bệnh, đa phần các hộ nuôi tự xem triệu chứng phán đón tự
ra các đại lý mua thuốc về chữa trị dẫn đến dịch bệnh có thể kháng thuốc, có thể
khâu chăm sóc quản lý chưa chặc chẽ có thể dẫn đến các mần bệnh từ bên ngoài
xâm nhập vào ao nuôi thông qua các vật chủ trung gian hoặc có thể con giống đã
mang mầm bệnh từ tôm bố mẹ.

35
30,8
30
25,6
25 23,1
20,5
Tỉ lệ (%)

20

15

10

0
Phân trắng Đỏ thân Hoại tử gan Đốm đen

Hình 4.4 Các bệnh thường gặp của hộ nuôi

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

24
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

4.2.7 Phƣơng pháp trị bệnh

Kết quả khảo sát Hình 4.5 cho thấy các hộ nuôi TTCT sử dụng kháng sinh
chiếm 41% rất cao so với men vi sinh 20,5%, sử dụng vitamin 10,3%, sử dụng
khoáng là 5,1% và một số phương pháp khác là 23,1%. Theo Moss et al (2006)
trong thức ăn của TTCT người nuôi thường bổ sung thêm một số chất như: Vitamin,
khoáng, men vi sinh, nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm để chống lại mầm
bệnh, kích thích tăng trưởng nhanh và tăng độ tiêu hóa, mặc dù tôm thẻ chân trắng
có khả năng sử dụng một tỷ lệ nhất định thức ăn tự nhiên, hấp thụ các vitamin và
muối khoáng từ môi trường nước.

Từ nhận định trên có thể thấy nhu cầu sử dụng kháng sinh hay men vi sinh
các hoạt chất thiết yếu như khoáng, vitamin trong nuôi trồng thuỷ sản là không thể
thiếu nhưng sử dụng sau cho hợp lý là vấn đề khó khăn của các hộ nuôi đa số các hộ
nuôi có trình độ học vấn trung học là 51,3% và tiểu học là 38,5% chiếm tỉ lệ vô
cùng lớn có thể chưa am hiểu kĩ về phương pháp sử dụng thuốc trị bệnh tôm. Bên
cạnh đó các hộ nuôi chưa tìm được các cơ sở đại lý uy tín để mua con giống chất
lượng.

45
41
40

35

30
Tỉ lệ (%)

25 23,1
20,5
20

15
10,3
10
5,1
5

0
Sử dụng Sử dụng Bổ sung Bổ sung Phương
men vi sinh kháng sinh vitamin khoáng pháp khác

Hình 4.5 Một số phương pháp người dân đã áp dụng trị bệnh trên tôm

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

25
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

4.3 Thuận lợi và khó khăn của hộ nuôi tôm

4.3.1 Thuận lợi của các hộ nuôi

Có thể thấy về mô hình nuôi cá lóc chuyển sang mô hình nuôi TTCT từ các hộ
về cơ sở hạ tầng các hộ có sự quan tâm đầu tư như: các hệ thống mạng lưới điện,
các cơ sở hạ tầng cần thiết đặc biệt quan trọng trong nghành nghề nuôi trồng thủy
sản chiếm 75%. Về môi trường có 50% thời tiết ủng hộ, nguồn nước nhiều, khí hậu
và địa hình phù hợp cho ngành nuôi TTCT (Bảng 4.8).

Kết quả Bảng 4.8 cho thấy hộ nuôi đã có kinh nghiệm về nuôi tôm thẻ là
30%. Đặc biệt các hộ nuôi thường chia sẽ kiến thức của nhau nhằm ứng dụng các
mô hình nuôi tôm có hiệu quả kinh tế, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm nhằm phát
triển nghề nuôi tôm TTCT ở địa phương. Đươc sự hỗ trợ vay vốn làm ăn của các hộ
nuôi tôm có tỉ lệ là 17,5% đã cho thấy các chính sách Nhà Nước tạo công ăn việc
làm cho các hộ dân đã được nâng cao sau những vụ thua lỗ cá lóc. Ngoài ra các hộ
nuôi (12,5%) cho biết các đại lý gần nhà cũng tham gia hỗ trợ kỹ thuật trong quá
trình nuôi tôm.

Bảng4.8: Thuận lợi của mô hình nuôi TTCT


Số hộ
Thuận lợi (n=39) Tỉ lệ (%)
Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tôm 30 75
Môi trường 20 50
Có kinh nghiệm nuôi 12 30
Được hỗ trợ vay vốn 7 17,5
Chăm sóc từ công ty 5 12,5

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

26
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

4.3.2 Khó khăn của các hộ nuôi

Bảng 4.9 cho thấy các khó khăn của hộ nuôi TTCT về vấn đề ô nghiễm
nguồn nước là vấn đề phổ biến nhất hiện tại với 66,1% về ý thức của một vài hộ
nuôi chưa tuân thủ về quy định sả thải trực tiếp thay ra các kênh, sông ngòi.

Tình hình dịch bệnh cũng đang diễn biến phức tập theo khảo sát có 53,9%
quan tâm về vấn đề này công tác kiểm soát dịch của từng hộ nuôi còn khá yếu kém
dẫn đến tình trang dịch bệnh lây lan hàng loạt.

Về kinh nghiệm nuôi 28,2% đa số các hộ dân tự học hoặc học từ nông dân
khác dẫn đến có thể chỉ phương pháp xử lý khắc phục hậu quả sai dẫn đến tình trạng
dịch bệnh kéo dài làm hao hụt chi phí.

Thời tiết thay đổi chiếm 10,25% một số hộ nuôi thêm các vụ nuôi đã nuôi trái
với thời tiết vào mùa mưa nên khâu quản lý khó khăn.

Bảng 4.9: Khó khăn của mô hình nuôi TTCT

Khó khăn Số hộ (n=39) Tỉ lệ (%)


Nguồn nước ô nhiễm 25 66,1
Dịch bệnh 21 53,9
Kinh nghiệm nuôi 11 28,2
Thời tiết thay đổi 4 10,25

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

27
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT

5.1 Kết luận

Tổng diện tích ao nuôi TTCT trung bình là 0,36±0,33 ha, diện tích ao nuôi nuôi
trung bình là 0,24±0,14 ha, mật độ nuôi 37,59±19,49 con/m2, nhìn chung có thể
thấy các hộ nuôi tại địa bàn có quan tâm về diện tích, mật độ, để đáp ứng nhu cầu
phù hợp cho TTCT phát triển. Các tháng nuôi trung bình của các hộ là 2,59±0,56
tháng, năng suất đạt là 6,63±3,61 tấn/ha.

Tổng chi phí trung bình của vụ nuôi là 393,57±206,55 triệu đồng/ha/vụ, lợi
nhuận từ tôm là 265,74±185,19 triệu đồng/ha, có thể thấy các hộ nuôi tại Trà Cú -
Trà Vinh sau khi chuyển đổi từ nuôi cá lóc sang nuôi TTCT đã có kết quả khả thi
khi hầu hết các hộ nuôi đều có lợi nhuận cao góp phần cải thiện kinh tế cho các hộ
sau những kì nuôi cá lóc không thuận lợi.

5.2 Đề xuất

Những người nuôi nên tuân thủ theo lịch thời vụ, các cơ quan tại địa phương
cần có biện pháp thuyết phục người dân tham gia các hoạt động tập huấn, hội thảo
nhằm tiếp nhận các kinh nghiệm từ đó giúp cho người nâng cao tay nghề nuôi để
phản ứng kịp thời những khó khăn trong quá trình nuôi.

Người nuôi tôm cần nắm bắt được các thông tin truyền thông nhanh nhất để
phản ứng kịp thời với giá cả thị trường, dịch bệnh tại các vùng lân cận cũng như tại
địa phương.

Nguồn nước thải từ các hoạt động cá lóc có thể gây ô nhiễm do đó người
tôm cần theo mô hình có ao lắng sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

28
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

[1] Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, (2010). Báo cáo Nuôi Trồng
Thủy Sản năm 2009.

[2] Bộ Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn (2009). “Từ điển thuật ngữ nuôi
trồng thủy sản của FAO năm 2008, Dự án hợp phần hỗ trợ phát triển nuôi
trồng bền vững SUDA, NXB Nông nghiệp, Hà Nội”.

[3] Cục thủy sản, (2013). Chương trình phát triển thủy sản 2011 - 2015.

[4] Chi Cục Thủy Sản Trà Vinh (2017), Báo cáo của thủy sản Trà Vinh năm
2017.

[5] Đỗ Văn Bước, Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Đỗ Thị Thanh
Hương, Châu Tài Tảo, Tsushilshimatsu, 2019. Ảnh hưởng của CO2 lên tăng
trưởng, tỷ lệ sống, enzyme tiêu hóa và Glucose của tôm thẻ chân trắng (giai
đoạn tôm bột lên tôm giống). Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
55(3): 58-77.

[6] Hoàng Tùng, (2020). “Nuôi tôm là nuôi nước”. Standard method, 2320B.
titration method, trang 4-26 đến 4-27.

[7] Hiệp Hội CB & XK Việt Nam, 2017. “Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam”.

[8] Hà Anh (2017). Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam 2017.

[9] Lê Xuân Sinh, 2006. “Tác động về mặt xã hội của các hoạt động Nuôi trồng
thủy sản mặt lợ ven biển Đông Bằng Sông Cửu Long”, Tạp chí khoa học,
quyển 2, Đại học Cần Thơ, trang 220-234.

[10] Nguyễn Khắc Hường (2007). “Sổ tay kĩ thuật nuôi trồng hải sản, nhà xuất
bản Khoa học Kỹ Thuật Hà Nội”.

[11] Nguyễn Ngọc Anh, 2017. “Quy hoạch và phát triển vùng nuôi tôm nước lợ ở

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

29
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2020, tầm nhìn 2030”, 148 trang.

[12] Nguyễn Tài Phúc (2005), “ Nghiên cứu phát triển nuôi trồng thủy sản vùng
đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế”, Luận án tiến sĩ, Đại học Huế.

[13] Nguyễn Thanh Phương & Trần Ngọc Hải (2009), “ Kỹ thuật sản xuất giống
và nuôi giáp xác”. Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ.

[14] Nguyễn Văn Phụng và Phan Thanh lâm, 2019. Phân tích hiệu quả kỹ thuật
của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Đồng bằng sông Cửu
Long. Tạp chí nghề cá sông Cửu Long, (2019) (15) ; (43-56).

[15] Nguyễn Văn Phùng, 2019. Đề tài: “Xây dựng và hoàn thiện quy trình nuôi
tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) hai giai đoạn thích ứng biến đổi khí
hậu ở tỉnh Trà Vinh”

[16] Trần Viết Mỹ, (2009), Cẩm nang nuôi tôm thẻ chân trắng. Nhà xuất bản
nông nghiệp.

[17] Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2009), Nguyên lý và kỹ thuật
nuôi tôm sú. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh, tr 203.

[18] Tổng Cục Thủy Sản, (2021). Tổng sản lượng thủy sản 11 tháng năm 2021.

[19] UBND, Huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, 2020. Trang thông tin điện tử huyện
Trà Cú.

[20] Võ Nam Sơn, Trương Tấn Nguyên và Nguyễn Thanh Phương, 2014. “So
sánh đặc điểm kỹ thuật và chất lượng môi trường giữa ao nuôi tôm sú và tôm
thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Sóc Trăng”. Tạp chí khoa học Đại học Cần
Thơ, số chuyên đề Thủy sản (2014) (2): 70-80.

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

30
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

Tài liệu nƣớc ngoài

[1] Boyd C.E. and Bartholomew W. Green, 2002. Coastal water quality monitoring
in shrimp areas: An Example from Honduras. Report of the World Bank, NACA,
WWF và FAO consortium progam on Shrimp farmming and the Enviroment.

[2] Chanratchakool, P.., 2003. Problem in Penaeus monodon culture in low salinity
areas. Aquaculture Aisa, January-March 2003 (Vol. VIII No 1): 54-55.

[3] Chanratchakool, P., J.F. Turnbull, S.J. Funge-Smith, I.H. Macrae và C.


Limsuwan, 1995. Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi. Tái bản lần thứ 4. Người
dịch: Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Phương, Đặng Thị Hoàng Oanh, Trần
Ngọc Hải. Danida-Bộ Thủy sản 2003. 153 p.

[4] FAO, 2005. “Cultured Aquatic Species Information Programme – Penaeus


monodon. Text by Kongkeo, H. In FAO Fisheries and Aquaculture Department
[online]. Rome”, Updated 29 Jul 2005. [Cited 19 Oct 2008].

[5] FAO Fishery Statistic, 2010. “Fishery and Aquaculture Statistics. 2010”.

[6] FAO, 2011. “The State of World Fisheries and Aquaculture”.

[7] FAO, 2012. Penaeus vannamei.

[8] GOAL, 2013. “ Global Outlook for Aquaculture Leadership 2013”.

[9] I Chiu Liao, Yew Hu Chen, 2011. The Pacific White Shrimp, Litopenaeus
vannamei, in Asia: The World’s Most Widely Cultured Alien Crustacean. In the
Wrong Place - Alien Marine Crustaceans: Distribution, Biology and Impacts -
Springer Series in Invasion Ecology. Volume (6,2011) page 489 - 519.

[10] Jesus, P., Carlos, A., Martinez, P. and Lindsay, G. R., 1997. The effects of
salinity and temperature on the growth and survival rates of juvenile white
shrimp Penaeus vannamei Boone, 1931. Aquaculture 157(1-2): 107-115.

[11] Limsuwan, Charlor. 2005. Cultivo intensivo de camarón blanco. Boletín

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

31
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

Nicovuta, Edición Octubre-Diciembre 2005.

[12] Moss SM, Forster IP, Tacon AGJ (2006) Sparing effect of pond water on
vitamins in shrimp diets. Aquaculture 258: 388-395.

[13] Wedner & Rosenberry, 1992. World shrimp farming. Page 1-21 in J. Wyban,
editor. Pro-ceedings of the Word Aquaculture Society Special Session on
Shrimp Farming. World Aquaculture Society, Baton Rouge, Louisiana, USA.

Tài Liệu Internet

[1] https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/tom/xuat-nhap-khau/xuat-khau-tom-10-thang-dau-
nam-2022-cua-ecuador-vuot-ca-nam-2021-25869.html.

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

32
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT

BIỂU MẪU PHỎNG VẤN NÔNG DÂN

I. Thông tin chung

1. Họ và tên chủ hộ
2. Địa chỉ: ấp..... Xã huyện:
3. Số năm kinh nghiệm nuôi tôm
4. Trình độ văn hóa:
1. Cấp 1 2. Cấp 2 3. Cấp 3 4. Khác
5. Nguồn kỹ thuật:
1. Tự có 2. Học từ nông dân khác 3. Tham gia lớp tập huấn của ấp, xã
4. Tham gia lớp TH của công ty
6. Diện tích nuôi thủy sản……………………. ha
7. Diên tích mỗi ao nuôi: ………………..ha
8. Độ sâu ao……m
9. Mức nước trong ao……m
10. Ao nuôi tôm hiện nay là:
1. Ao nuôi trước đây là ao cá lóc 2. Ao nuôi chuyên tôm thẻ
11. Lý do chuyển từ nuôi cá lóc sang nuôi tôm thẻ:
1. Do nuôi cá lóc lỗ 2. Do nước mặn 3. Do tôm thẻ hiệu quả hơn nuôi
cá 4. Khác
II. Quản lý ao nuôi
1. Cách sên vét ao: 1. tay 2. máy
2.Có ao lắng hay không:
1: có 2: Không có
3. Hóa chất diệt tạp: Thuốc cá liều lượng ......... kg/ha
Thuốc hóa chất khác liều lượng....
4. Ao nuôi:

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

33
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

1. Có lót bạt:2. không lót bạt:0


5. Độ mặn khi thả giống:......Phần ngàn
6. Nguồn tôm giống:
1. Trong tỉnh 2. Ngoài tỉnh 3. Không rõ nguồn gốc
7. Kích cỡ tôm giống: cm
9. Mật độ thả giống: …….. con/m2
10. Có ương giống:
1. Có 2. Không
11. Nếu có ương: Thời gian ương là……ngày; Mật độ ương…….con/m2, mật
độ thả…..con/m2 khi đã ương
12.Loại thức ăn cho tôm : ……………………………………………………
13. Cách cho ăn:.........lần/ngày
14. Quản lý nước:
- Chu kỳ thay hoặc cấp nước (ngày/lần):………………………………….
- Tỷ lệ thay /cấp nước (%/lần):
………………………………………….......
- Phương pháp thay/cấp nước: …………………………..
- Có hệ thống tái sử dụng nước…………………..
- Các loại hóa chất dùng sử dụng trong quá trình nuôi:

III. Bệnh thƣờng gặp và cách phòng trị:

Loại bệnh Cách phòng trị Kết quả

1.

2.

--------------------------
IV. Thu hoạch:
+ Thời điểm thu (số tháng sau khi nuôi):…………..…………………

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

34
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

+ Kích cỡ tôm (con/kg): …………………………………………….


+ Tổng sản lượng tôm thu (kg):……………..
V. Hiệu quả tài chính:
a) Tổng chi…………………………………………………triệu đồng
1. Chi mua máy mọc thiết bị:…………………………… triệu đồng
2. Chi cải tạo ao:………………………………. triệu đồng
3. Chi giống:……………………………… triệu đồng
4. Chi thuốc + hóa chất:…………………….. triệu đồng
5. Chi thức ăn:………………………………….. triệu đồng
6. Chi điện:……………………………………….. triệu đồng
7. Chi thuê công lao động………………………… triệu đồng
8. Chi khác: ………………………… triệu đồng
b)Tổng thu nhập:………...........................................................triệu đồng
- Giá bán trung bình 1 kg tôm:............................................................................
- Lợi nhuận (vụ, năm):........................................................................................
V. Thuận lợi
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
V. Khó khăn
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Trà Cú., ngày.........tháng........năm 2022
Ngƣời điều tra

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

35
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH HỘ KHẢO SÁT

TT Họ và tên Xã
1 Trịnh Thanh Tâm Đại An
2 Kim Chương Đại An
3 Đoàn Văn Lừng Đại An
4 Quánh Văn Dũ Đại An
5 Lê Hoàng Lượng Đại An
6 Lữ Minh Đến Đại An
7 Trần Văn Tâm Đại An
8 Lâm Thanh Tùng Đại An
9 Dương Minh Đệ Đại An
10 Lâm Phúc Lợi Đại An
11 Tăng Phước Tiền Đại An
12 Lê Hoàng Khu Đại An
13 Trần Phát Đại An
14 Điệp Hên Đại An
15 Trần Keo Đại An
16 Trần Văn Hậu Đại An
17 Nguyễn Thị Hồng Đại An
18 Trần Hùng Đại An
19 Tăng Quốc Việt Đại An
20 Huỳnh Thái Phượng Đại An
21 Hứa Văn Tuấn Đại An
22 Tú Ba Vinh Đại An
23 Lâm Thanh Trà Đại An
24 Huỳnh Văn Hết Đại An
25 Nguyễn Văn Hiền Đại An
26 Tăng Minh Hạnh Đại An
27 Kim Chung Đại An
28 Hà Minh Hải Đại An

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

36
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

29 Trần Văn Bình Đại An


30 Trần Văn Liêm Đại An
31 Nguyễn Văn Ly Đại An
32 Tăng Hoàng Tất Đại An
33 Trần Văn Thuận Đại An
34 Lữ Minh Phụng Đại An
35 Thạch Chea Đại An
36 Tăng Thị Thanh Nhanh Đại An
37 Lữ Văn He Đại An
38 Quánh Văn Lễ Đại An
39 Tăng Thành Lực Đại An

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

37
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

PHỤ LỤC 3: XỬ LÝ SỐ LIỆU

Frequency Table
Trinhdohocvan
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Tiểu học 15 38,5 38,5 38,5
Trung học cơ sở 20 51,3 51,3 89,7
Trung học phổ thông 3 7,7 7,7 97,4
Đại học 1 2,6 2,6 100,0
Total 39 100,0 100,0

Nguon ky thuat: 1. Tuco, 2. Hocnongdan khac;


3. Tham gia TH xa; 4. Thamgiataphuan công ty
Percent Valid Percent Cumulative
Percent

69.2 69.2 69.2


15.4 15.4 84.6
2.6 2.6 87.2
12.8 12.8 100.0
100.0 100.0

Co; khongcoaolang
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid có ao lắng 10 25,6 25,6 25,6
Không có ao lắng 29 74,4 74,4 100,0
Total 39 100,0 100,0

Thuoc caHoa chat

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Thuốc cá 4 10,3 10,3 10,3
Hóa chất 35 89,7 89,7 100,0
Total 39 100,0 100,0

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

38
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

Lotvakhonglotbat

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid Có lớt bạt 10 25,6 25,6 25,6
Không lót bạt 29 74,4 74,4 100,0
Total 39 100,0 100,0

Frequencies

Frequency Table
Coaolang(1);khongco:2

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid 1 10 25.6 25.6 25.6
2 29 74.4 74.4 100.0
Total 39 100.0 100.0

Colotbat(1);khongco(2)

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid 1 10 25.6 25.6 25.6
2 29 74.4 74.4 100.0
Total 39 100.0 100.0

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

39
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

Sonamnuoi 39 1 10 3.73 2.341


Dientich nuoi(ha) 39 .0000 1.6000 .367838 .3418263
Dientichao(ha) 39 .0000 .6000 .244054 .1507658
Thoigiannuoi 39 .6000 3.5000 2.537838 .6242112
Tónganluong 39 400 5000 1856.16 1155.735
kichcotomth 39 45 300 77.43 53.177
Chiphicodinh(ha) 39 2.7778 82.3529 32.196655 21.1687700
Chiphibiendoi(ha) 39 28.7500 845.0000 361.244855 195.7526897
Tongchi(ha) 39 53.75 925.00 393.7269 206,5392
Giá bán trung bình 1kg tôm (
39 23 145 108.77 21.843
Nghìndong/kg)
Tongthu(ha) 39 66.6667 1320.0000 659.310171 361.7578459
Loinhuan(ha) 39 -68 605.0000 259.763051 200.5107778
TSLN 38 -.5000 2.5217 .824256 .6850139
Matdonuoi 39 7.2917 83.3333 37.522665 20.6794398

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation


tongdientichnuoi(ha) 39 .06 1.60 .3592 .33346
Dientichao(ha) 39 .06 .80 .2603 .16598
Dosauao(m) 39 2.0 2.5 2.387 .1490
Mucnuocao(m) 39 1.5 1.7 1.600 .0889
Matdonuoi(co/m2) 39 10.00 138.89 45.3127 28.17072
Thoigiannuoi(thang) 39 .6 3.5 2.595 .5647
Chukicapnuoc(ngay/lan)
39 1 3 1.18 .451

Luongnuoccap 39 10.0 25.0 17.949 4.5477


Sanluong (kg) 39 400 5000 1880.00 1171.782
Nangsuat(tan/ha) 39 1.33 16.67 6.6329 3.61552
Valid N (listwise) 39

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

40
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

Frequencies

Frequency Table
Loaithucan(1:Thanglong; 2tongwei;2:;3UV;4:khác)

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid 1 13 33.3 33.3 33.3
2 14 35.9 35.9 69.2

3 9 23.1 23.1 92.3


4 3 7.7 7.7 100.0
Total 39 100.0 100.0

Soholoi(1;soholo:0)

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid .0 3 7.7 7.7 7.7
1.0 36 92.3 92.3 100.0
Total 39 100.0 100.0

Benhtom(1:Phantrang;2.Dothan;3:hoatugantuy;4Domden)

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid 1 12 30.8 30.8 30.8
2 9 23.1 23.1 53.8
3 10 25.6 25.6 79.5
4 8 20.5 20.5 100.0
Total 39 100.0 100.0

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

41
Đồ án tốt nghiệp DA19TS

0Cachtri(1.Sudungmenvisinh;2.sudungkhangsin;3bosungvitamin;4
bosungkhoang5:khac

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Valid 1 8 20.5 20.5 20.5
2 16 41.0 41.0 61.5
3 4 10.3 10.3 71.8
4 2 5.1 5.1 76.9
5 9 23.1 23.1 100.0
Total 39 100.0 100.0

GVHD: TS. Huỳnh Kim Hường SVTH: Đặng Nhựt Đỉnh

42

You might also like