Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HCM


KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
-----o0o----

BÀI BÁO CÁO


MÔN: ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN THỰC PHẨM
ĐỀ TÀI: BÁO CÁO KHẢO SÁT VỀ MỨC ĐỘ QUAN TÂM,
YÊU THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỀ NGÀNH HÀNG
NƯỚC NGỌT CÓ GAS
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ HẰNG

TP.Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2024


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
-----o0o----

BÀI BÁO CÁO


MÔN: ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN THỰC PHẨM
ĐỀ TÀI: BÁO CÁO KHẢO SÁT VỀ MỨC ĐỘ QUAN TÂM,
YÊU THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỀ NGÀNH HÀNG
NƯỚC NGỌT CÓ GAS
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ HẰNG

Nhóm Bánh Canh:

Đỗ Ngọc Thuỳ Dương 2041220829

Lê Thảo Trân 2041225524

Nguyễn Thị Hoài Linh 2041222302

Võ Hồng Phong 2028223681

Ro Phi Áh 2005220001

TP.Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2024

2
MỤC LỤC

1. THÔNG TIN NGHIÊN CỨU.................................................................................4


2. KẾT QUẢ TÓM TẮT.............................................................................................4
2.1. Mức độ nhận biết sản phẩm..............................................................................4
2.2. Mức độ hài lòng................................................................................................4
2.3. Đặc điểm đối tượng uống nước ngọt nhiều nhất...............................................4
2.4. Thói quen mua..................................................................................................4
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn và mua sản phẩm.............................5
2.6. Kênh tiếp cận sản phẩm....................................................................................5
3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT..........................................................................................5
3.1. Đối tượng khảo sát............................................................................................5
3.2. Độ nhận diện.....................................................................................................7
3.3. Mức độ yêu thích..............................................................................................8
3.4. Mức độ hài lòng................................................................................................8
3.5. Thói quen mua của người tiêu dùng.................................................................9
3.6. Thói quen sử dụng của người tiêu dùng..........................................................12
3.6.1. Tần suất sử dụng......................................................................................12
3.6.2. Sở thích....................................................................................................12
3.6.3. Thời điểm sử dụng...................................................................................13
3.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn và mua sản phẩm...........................14
3.8. Chương trình khuyến mãi...............................................................................15

3
1. THÔNG TIN NGHIÊN CỨU

Phương pháp khảo sát : Nghiên cứu định lượng – trực tuyến

Thời gian khảo sát : 10.04-16.04.2024

Số mẫu khảo sát : 100

Địa điểm khảo sát : Thành Phố Hồ Chí Minh

Đối tượng khảo sát : Nam& Nữ , dưới 15 tuổi đến 45 tuổi

Điều kiện khảo sát : Sử dụng nước ngọt có ga ít nhất 1 lần / 1 tháng

Mục tiêu nghiên cứu : Khám phá mức độ quan tâm, yêu thích và thói quen sử dụng
ngành hàng nước ngọt có gas của người tiêu dùng

Phương pháp chọn mẫu : Chọn mẫu ngẫu nhiên

2. KẾT QUẢ TÓM TẮT


2.1. Mức độ nhận biết sản phẩm
Dựa vào bảng khảo sát, Coca-cola, Pepsi và Sting là ba nhãn hiệu nước được
người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất. Coca-cola là nhãn hiệu có tỷ lệ người trả lời
đang sử dụng ở vị trí cao nhất chiếm 86,5% và cao hơn đáng kể so với các nhãn
hiệu nước ngọt có gas còn lại.

2.2. Mức độ hài lòng


Mức độ hài lòng, yêu thích của người tiêu dùng đánh giá các dòng sản phẩm nước
ngọt có gas trên thị trường Việt Nam hiện nay trên thang điểm 10, Coca-cola
chiếm vị trí cao nhất trên thang điểm 10 và lần lượt là các nhãn hiệu nước ngọt có
gas như Pepsi, Sting, Redbull, 7-Up, Sprite, Wakeup 247, Mirinda, Fanta và cuối
cùng là Warrior.

2.3. Đặc điểm đối tượng uống nước ngọt nhiều nhất
Dựa vào bảng khảo sát người tiêu dùng cho ta thấy nữ giới uống nước ngọt thường
xuyên hơn nam giới, nữ giới chiếm 72,3% và độ tuổi từ 16-25 sử dụng nước ngọt
nhiều nhất.

4
2.4. Thói quen mua
Dựa vào bảng khảo sát số lượng hơn 100 người tham gia, số lượng người tiêu
dùng sử dụng nước ngọt có gas chiếm 96%, điểm phân phối bán lẻ được lựa chọn
mua nhiều nhất là cửa hàng tiện lợi (69,1%) và loại bao bì sản phẩm được yêu
thích nhất là lon nhôm (63,9%).
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn và mua sản phẩm
Giá cả, chất lượng và hương vị sản phẩm là ba yếu tố được người tiêu dùng quan
tâm nhiều nhất.

2.6. Kênh tiếp cận sản phẩm


Mạng xã hội bao gồm Tiktok, Instagram, Facebook,… là kênh tiếp cận sản phẩm
phổ biến nhất (45,4%), đứng đồng hạng 2 là Tivi và qua bạn bè, người thân.

3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT


3.1. Đối tượng khảo sát

Theo tổng hợp bản khảo sát nữ giới chiến 72,3%, nam giói chiến 27,7%. Độ tuổi khảo
sát nhiều nhất dao động từ khoảng 16-25 tuổi chiếm 81,2% trên tổng thể . Người tham
gia khảo sát chiếm vị trí cao nhất là sinh viên với hơn 43% và mức thu nhập hằng
thàng của người tiêu dùng, chưa có thu nhập là 33% cao nhất so với các mức thu nhập

còn lại.

5
3.2. Độ nhận diện
Ở Thành Phố Hồ Chí Minh , khi nhắc đến đồ uống có ga người tiêu dùng đều nghĩ
đến các tập đoàn lớn và được phân bố rộng rãi.Theo đó, ở bảng kết quả khảo sát có
thể thấy được mức độ nhận diện Coca-Cola rất cao chiếm gần khoảng trên 98%.
Tiếp đến công ty chiếm tỷ trọng cao không kém là sản phẩm Pepsi đến từ Suntory
chiếm khoảng 90%. Còn lại các công ty có thể kể đến như: Tân Hiệp
Phát ,Heneiken,Chương Dương,…

6
3.3. Mức độ yêu thích
Dựa vào bảng khảo sát, Coca-cola, Pepsi và Sting là ba nhãn hiệu nước được
người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất. Coca-cola là nhãn hiệu có tỷ lệ người trả lời
đang sử dụng ở vị trí cao nhất chiếm 86,5% và cao hơn đáng kể so với các nhãn
hiệu nước ngọt có gas còn lại.Tiếp đến nổi trội không kém là Pepsi chiếm 71,9%.
Lần lượt còn lại có thể kể đến là Sting và Redbull với tỷ lệ lần lượt : 50% và 34.4
%.
Cả nam và nữ đều tiêu thụ sản phẩm Coca-Cola ở mức rất cao hầu như đều là sự
lựa chọn hàng đầu . Khi xét đến các sản phẩm tiếp theo, giới tính nam có xu hướng
tiêu thụ sản phẩm Sting nhiều hơn giới tính nữ . Các sản phẩm còn lại tiêu thụ gần
bằng nhau.

7
3.4. Mức độ hài lòng
Dựa vào mức độ hài lòng, yêu thích của người tiêu dùng đánh giá các dòng sản
phẩm nước ngọt có gas trên thị trường Việt Nam hiện nay trên thang điểm 10.
Tổng điểm của Coca-cola chiếm vị trí cao nhất trên thang điểm 10 với số điểm là
679. Đứng vị trí thứ 2, thứ 3 lần lượt là Pepsi và Sting với số điểm lần lượt: 655 và
618. Còn lại lần lượt là các nhãn hiệu nước ngọt có gas như Redbull, 7-Up, Sprite,
Wakeup 247, Mirinda, Fanta và cuối cùng là Warrior.

8
3.5. Thói quen mua của người tiêu dùng
Dựa vào bảng khảo sát có thể thấy hiện nay người tiêu dùng rất ưa chuộng mặt
hàng nước giải khát có ga chiếm tỷ trọng lên đến 96%.

Kênh phân phối bán lẻ được người tiêu dùng lựa chọn mua sản phẩm với vị trí
đứng đầu là cửa hàng tiện lợi (69,1%), đứng thứ hai là siêu thị (63,9%), đứng thứ
ba là tạp hoá (62,9%) và địa điểm được ít sự lựa chọn nhất là chợ (21,6%).

Ở kết quả khảo sát chủ yếu là sinh viên nên số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra để mua
một sản phẩm nước ngọt có gas chủ yếu dao động từ 5.000 đến 15.000 đồng chiếm
59,4%, 15.000 đến 25.000 đồng chiếm 37,5% và các số ít còn lại.

9
Bao bì mà người tiêu dùng yêu thích khi lựa chọn mua sản phẩm là lon nhôm với tỷ lệ
cao nhất là 63,9%, chai nhựa nắp vặn với vị trí thứ hai là 23,7% và cuối cùng là chai
thuỷ tinh với tỷ lệ 12,4%.

Hầu như người tiêu dùng rất quan tâm đến những yếu tố để lựa chọn sản phẩm. Theo
khảo sát yếu tố hàng đầu gây sự ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua nước có gas là
hương vị. Sở thích cũng là một yếu tố tác động đến người tiêu dùng trong việc chọn
mua nước có gas. Theo đó, giá cả và nguồn gốc xuất sứ là hai cái người tiêu dùng
cũng khá quan tâm đến. Còn những yếu tố còn lại người tiêu dùng cảm thấy bình
thường, không có gì đáng kể.

10
3.6. Thói quen sử dụng của người tiêu dùng
3.6.1. Tần suất sử dụng
- Mức độ thường xuyên uống nước ngọt có gas cao nhất là 1-2 lần/tuần chiếm tỷ
lệ là 46,9% và 3-4 lần/tuần chiếm vị trí thứ hai với tỷ lệ là 29,2%.
- Tần suất sử dụng sản phẩm nước ngọt có gas hằng ngày chiếm 9,4%.

11
- Nam có mức độ uống nước ngọt cao hơn nữ, cụ thể là mỗi ngày hoặc 3-4

lần/tuần.

3.6.2. Sở thích
Người tiêu dùng thích sử dụng sản phẩm bằng cách rót ra ly và cho thêm đá với tỷ
lệ lựa chọn áp đảo so với các lựa chọn còn lại là 85,6%. Và lựa chọn thứ hai được
người tiêu dùng ưa thích là uống trực tiếp từ lon/chai đã được ướp lạnh.

3.6.3. Thời điểm sử dụng


Người tiêu dùng thường sử dụng nước ngọt có gas vào các thời điểm như ăn uống
cùng bạn bè hoặc vào những ngày có thời tiết nóng bức. Nhiều người có xu hướng
dùng nước ngọt có gas vào các ngày nóng bức chiếm tỷ lệ là 63,9% và trong các

12
dịp gặp mặt hay hội họp đông người. Ví dụ như họp mặt/ tiệc tùng chiếm 58,8%,
vào các ngày Tết chiếm 55,7% hay vào dịp lễ chiếm 58,8%. Và cũng có một số
người tiêu dùng sử dụng sản phẩm không cần vào những dịp đặc biệt hoặc ngày cụ
thể, uống vì yêu thích, giải khát chiếm tỷ lệ không ít là 34% và số ít còn lại là uống
nước ngọt khi chơi thế thao với tỷ lệ là 29,9%.

3.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn và mua sản phẩm
Dựa vào bảng khảo sát, yếu tố hương vị là yếu tố mà người tiêu dùng chưa hài
lòng nhiều nhất về sản phẩm nước ngọt có gas (42,1%), xếp vị trí thứ hai đồng
hạnh là giá cả và chất lượng (38,9%), đồng hạng ba là bao bì sản phẩm và chương
trình khuyến mãi (26,3%) và còn nhiều yếu tố khác như là thương hiệu của sản
phẩm, bảo quản và quảng cáo chưa phổ biến.

13
Những điều mà người tiêu dùng muốn sản phẩm nước ngọt có gas cần cải thiện là:
- Đa số người tiêu dùng mong muốn môt số sản phẩm nước uống cần giảm độ
ngọt, hạn chế lượng đường, ít chất tạo màu, lượng gas bên trong cần giảm và
thêm hương vị mới.
- Về mặt bao bì cần được trông bắt mắt không bị đại trà tăng khả năng nhận diện
sản phẩm hơn
- Về mặt nhu cầu, giá cả của một số sản phẩm cần được điều chỉnh lại để phù
hợp với thị trường kinh tế hiện nay.

14
3.8. Chương trình khuyến mãi
Các hình thức khuyến mãi mà người tiêu dùng ưa chuộng mong muốn, chiếm vị trí
đứng đầu là chương trình mua 2 tặng 1 (30,5%), thứ hai là giảm giá sản phẩm
(27,4%), thứ ba là rút thăm trúng thưởng (25,3%), vị trí tiếp theo là dùng thử miễn
phí (14,7%) và cuối cùng, lựa chọn ít nhất là chương trình tặng phiếu mua hàng.

15

You might also like