TKUD - 23D1STA50800506 - 5 Thành Viên

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG
KINH TẾ VÀ KINH DOANH
Đề tài: Khảo sát mức độ ảnh hưởng của ứng dụng TikTok đến
sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Giảng viên: Nguyễn Văn Sĩ


Mã lớp học phần: 23D1STA50800506
Sinh viên thực hiện: Võ Trọng Tín (31221026433)
Hồ Thị Quỳnh Nga (31221026429)
Chí San San (31221020903)
Trà Trần Tuyền (31221026434)
Cao Nguyên Hạ (31221026423)

TP Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 05 năm 2023.


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Stt Họ và tên Mã số sinh viên Tỷ lệ % đóng góp

1 Võ Trọng Tín (Nhóm trưởng) 31221026433 100%

2 Hồ Thị Quỳnh Nga 31221026429 100%

3 Chí San San 31221020903 100%

4 Trà Trần Tuyền 31221026434 100%

5 Cao Nguyên Hạ 31221026423 100%

NỘI DUNG
I. TÓM TẮT
Theo nghiên cứu năm 2022 của một ứng dụng quản lý dành cho phụ huynh, người
dùng dưới 18 tuổi đã dành trung bình 1 giờ 47 phút mỗi ngày để sử dụng TikTok. Đây là
một con số cho thấy mức độ tiếp cận, sử dụng của giới trẻ dành cho ứng dụng này. Cùng
với những nội dung thông tin, giải trí hay học hỏi, điều đó cũng cho thấy những nguy cơ
mà giới trẻ có thể gặp phải khi lạm dụng ứng dụng TikTok. Vì thế, nhóm sinh viên nghiên
cứu chúng tôi đã tiến hành Khảo sát mức độ ảnh hưởng của ứng dụng TikTok đến sinh viên
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là kết quả của cuộc khảo sát được thực hiện bởi sinh viên UEH đang theo học bộ
môn Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh. Khảo sát này được tiến hành bằng
cách sử dụng các biểu mẫu của Google và được phân phối bằng Facebook hoặc được gửi
đến những người đang học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Qua kết quả khảo sát 150 sinh viên bất kỳ, chúng tôi đã có được những số liệu cụ thể
về thời gian họ dùng ứng dụng TikTok trong ngày, mục đích sử dụng, chủ đề thường xem,
các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng TikTok, đánh giá mức độ sử dụng TikTok của
người dùng vả cả những ảnh hưởng tích cực/tiêu cực của TikTok đối với cá nhân người sử
dụng. Tất cả được thể hiện rõ ràng và chi tiết trong bài báo cáo sau đây.
II. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ
1. Mục tiêu dự án
Mục tiêu chính của dự án là thực hiện khảo sát, thu thập thông tin, thiết lập biểu đồ
thanh và biểu đồ tròn, sau đó nghiên cứu thống kê về mức độ ảnh hưởng của ứng dụng
TikTok đến sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Phân tích sức ảnh hưởng của mạng xã hội ở bộ phận sinh viên qua những yếu tố: thời
gian, mục đích, ảnh hưởng tích cực, tác động tiêu cực,... Từ đó, có thể đề xuất những giải
pháp phù hợp trong việc sử dụng mạng xã hội, cụ thể là nền tảng TikTok, nhằm giúp sinh
viên sử dụng một cách an toàn và hiệu quả.

1
Từ bộ phận nhỏ sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh kể trên, chúng ta có thể
đề xuất để giúp người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội hợp lý, an toàn và đúng với quy
định của pháp luật. Đồng thời giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia sử dụng
mạng xã hội văn minh trên thế giới.
2. Đối tượng và phạm vi khảo sát
- Đối tượng nghiên cứu: Mức độ ảnh hưởng của ứng dụng TikTok đến sinh viên trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phương pháp khảo sát : Tiến hành tạo biểu mẫu gồm những câu hỏi liên quan đến chủ
đề qua Google Form, gửi link đi khảo sát và thu thập kết quả và xử lý số liệu.
- Thời gian khảo sát từ ngày 19/05/2023 đến ngày 21/05/2023
- Số mẫu khảo sát : n = 152
- Đối tượng khảo sát : sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

1. Các bước thực hiện

Bước 1: Tìm ra chính xác những gì cần thiết để đạt được.

Việc thu thập dữ liệu định lượng hoặc định tính có thể được yêu cầu, tùy thuộc vào các
câu hỏi nghiên cứu:

• Dữ liệu định lượng được thể hiện bằng số và đồ thị và được phân tích thông qua các
phương pháp thống kê.

• Dữ liệu định tính được thể hiện bằng lời và được phân tích thông qua các diễn giải
và phân loại.

Bước 2: Chọn phương pháp thu thập dữ liệu.

Dựa trên thông tin cần thiết, một cách tiếp cận phù hợp để khảo sát được lựa chọn, cho
phép người khảo sát tìm hiểu về các đặc điểm hoặc ý kiến chung của một nhóm

Bước 3: Lập kế hoạch thủ tục thu thập dữ liệu.

2
2. Cơ sở lý thuyết

a) Phương pháp thống kê:

Sau khi khảo sát xong, chúng tôi sẽ sử dụng thống kê mô tả và thống kê suy diễn để xử
lý số liệu còn mang tính hỗn độn và dữ liệu chưa đáp ứng được cho quá trình nghiên cứu
nhằm tìm về mức độ ảnh hưởng của ứng dụng TikTok đến sinh viên theo nhiều khía cạnh.
b) Phương pháp chọn mẫu:
Nhằm để dễ dàng và thuận tiện hơn cho quá trình chọn mẫu, nhóm đã thực hiện một
cuộc khảo sát trực tuyến tối thiểu 150 sinh viên. Các sinh viên thực hiện khảo sát bằng
cách điền form khảo sát online được nhóm đăng tải trên các hội nhóm của trường đại học
hoặc gửi trực tiếp link form khảo sát đối với sinh viên thông qua Facebook, Zalo. Sau đó
nhóm sẽ tổng hợp thu thập dữ liệu qua bảng câu hỏi online được đề cập trong form khảo
sát.
c) Các thang đo khảo sát :
Thang đo là công cụ dùng để xác định và phân loại các biến thành các nhóm khác
nhau, mô tả bản chất của các giá trị được gán cho các biến trong tập dữ liệu cũng như tạo
ra một thang điểm để đánh giá đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
Có 4 loại thang đo:
- Thang đo định danh:
+ Thang đo định danh là loại thang đo định nghĩa thuộc tính nhận dạng của dữ liệu
thông qua việc gán các con số hoặc ký tự.
+ Nhãn ký tự hoặc mã số có thể được sử dụng
- Thang đo thứ bậc:
+ Thang đo thứ bậc là loại thang đo dùng các con số để định nghĩa thuộc tính dữ
liệu và có sự sắp xếp về thứ bậc hay sự hơn kém của các thuộc tính theo một quy
ước cụ thể, nhưng không chỉ ra mức độ chênh lệch giữa chúng
+ Nhãn ký tự hoặc mã số có thể được sử dụng
- Thang đo khoảng:
+ Thang đó khoảng là loại thang đo định lượng chứa các thuộc tính giá trị của dữ
liệu danh nghĩa được sắp xếp theo một thứ tự nhất định với các khoảng cách bằng
nhau và cho phép so sánh sự khác biệt giữa các thứ tự đó.
+ Dữ liệu khoảng luôn là số liệu.
- Thang đo tỷ lệ: Thang đo tỷ lệ là loại thang đo có đầy đủ các đặc tính của thang đo
khoảng nhưng cho phép người dùng có thể lấy tỷ lệ để so sánh giá trị giữa các biến
số.

3
3. Độ tin cậy và độ giá trị
a) Yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy và chính xác của dữ liệu thu thập:
- Chất lượng của câu hỏi khảo sát: hình thức, ngôn từ, phương án trả lời.
- Cách thức tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu chưa thực sự đáng tin cậy.
- Thái độ khảo sát: người được khảo sát có thể còn chưa thành thật.
- Sai sót trong quá trình xử lý dữ liệu.
b) Cách đề phòng và khắc phục:
- Thiết kế bảng khảo sát với mục tiêu khiến người đọc hiểu được tầm quan trọng của
việc khảo sát từ đấy giúp nâng cao độ tin cậy và giá trị.
- Khảo sát đúng đối tượng nhờ những câu hỏi sàng lọc.
- Người được khảo sát có thái độ tốt trong việc khảo sát.
- Tỉ mỉ trong việc xử lý và kiểm tra số liệu.

IV. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Giới tính của bạn là?

Qua số liệu thu thập được từ các đối tượng khảo sát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh,
ta thấy trong tổng số người trả lời có sự chênh lệch về giới tính khá lớn giữa nam và nữ. Số
lượng người trả lời là nữ chiếm 71,7% trong khi đó nam chỉ chiếm 28,3%. Cụ thể, nữ gồm
109 người, gấp 2,5 lần nam chỉ với 43 người.

4
Giới tính Số lượng Tần suất Phần trăm (%)

Nam 43 0,283 28,3

Nữ 109 0,717 71,7

Tổng 152 1,00 100


Bảng 1. Phân phối giới tính của các đối tượng tham gia khảo sát

2. Bạn là sinh viên trường nào ?

Từ kết quả phân tích ta có thể thấy, khảo sát nhận được câu trả lời của sinh viên đến từ hầu
hết các trường đại học trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như Trường đại học Kinh Tế
TP.HCM (UEH), Trường đại học Ngoại Thương (FTU), Trường đại học Kinh tế - Tài
chính (UFM), Trường đại học Bách Khoa (HCMUT),... Phần lớn các câu trả lời đến từ sinh
viên UEH chiếm 61,8% trong tổng số, theo sau đó là các trường FTU, UFM với 3,3%;
HCMUT, UEL với 2,6%;... và cuối cùng là các trường như VHU, HCMUTE, YDS, HIU…
chỉ với 0,7%.

5
3. Bạn là sinh viên năm mấy?

Qua kết quả hiển thị trên biểu đồ, ta thấy được đa số các câu trả lời nhận được đến từ
sinh viên năm 1 với 135 câu trả lời (chiếm 88,8%), có 9 câu trả lời từ sinh viên năm 2
(chiếm 5,9%), tiếp đó là sinh viên năm 3 với 5 câu trả lời (chiếm 3,3%) và ít nhất trong
tổng số chỉ với 3 câu trả lời của sinh viên năm 4 (chiếm 2,0%). Không có câu trả lời cho
phần khác.

6
4. Bạn có sử dụng nền tảng TikTok hay không?

Số liệu trên biểu đồ chỉ ra trong 152 câu trả lời có 130 câu trả lời của sinh viên là có sử
dụng nền tảng TikTok - chiếm đến 85,5%, trong khi đó số lượng sinh viên cho biết không sử
dụng TikTok cụ thể là 22 sinh viên chỉ chiếm 14,5%. Qua đó ta thấy được TikTok là một
mạng xã hội phổ biến mà đại đa số sinh viên hiện nay đều sử dụng.

Những dữ liệu trên chỉ ra rằng có rất nhiều lý do để nhiều sinh viên trên địa bàn TP HCM
chọn không sử dụng TikTok, đa số là vì tốn thời gian và nội dung độc hại, sai lệch hoặc phản
cảm. Ngoài ra còn có một số lý do khác như đã có Facebook, Instagram,...

7
Lý do Số câu trả Tần suất Phần trăm có trong
lời câu trả lời (%)

Tốn thời gian 18 0,429 81,8

Nội dung độc hại, sai lệch hoặc phản 14 0,326 63,6
cảm

Điện thoại không đủ dung lượng 4 0,093 18,2

Vấn đề bảo mật 4 0,093 18,2

Không biết cách sử dụng 2 0,047 9,1

Lý do khác: vì đã có Facebook, 1 0,023 4,5


Instagram,...

Tổng 43 1,0 100


Bảng 2. Các lý do vì sao không sử dụng TikTok

Trong các lý do không sử dụng TikTok thì tốn thời gian và nội dung độc hại, sai lệch hoặc
phản cảm là hai lý do chính dẫn đến việc không sử dụng TikTok của sinh viên trên địa bàn TP
HCM, hai lý do này lần lượt chiếm 81,8% và 63,3% trong tổng số. Bên cạnh đó các lý do
khác như điện thoại không đủ dung lượng (chiếm 18,2%), vấn đề bảo mật (chiếm 18,2%),
không biết cách sử dụng (chiếm 9,1%),... cũng là những lý do khiến sinh viên không sử dụng
TikTok.
Như vậy, chỉ tính riêng trên địa bàn TP HCM, hầu hết sinh viên đến từ các trường đại học
đều sử dụng TikTok. Với số lượng người dùng đông đảo như vậy, liệu TikTok có gây nghiện
và gây ra những mối nguy hại gì đến người dùng hay không, điều này sẽ tiếp tục được làm rõ
qua các kết quả nghiên cứu bên dưới đây.
5. Bạn sử dụng TikTok bao nhiêu tiếng một ngày?

8
Thời gian Số câu trả lời Tần suất Phần trăm (%)
(giờ/ngày)

0,5 8 0,062 6,2

1 24 0,185 18,5

1,5 2 0,015 1,5

2 34 0,262 26,2

3 33 0,254 25,4

4 17 0,131 13,1

5 4 0,031 3,1

6 1 0,008 0,8

7 1 0,008 0,8

8 2 0,015 1,5

10 1 0,008 0,8

12 2 0,015 1,5

18 1 0,008 0,8

Tổng 130 1,0 100


Bảng 3. Số giờ sử dụng TikTok của sinh viên trên địa bàn TP HCM

Kết quả nhận được từ khảo sát được thể hiện qua biểu đồ trên, ta thấy được thời gian sử
dụng mạng xã hội TikTok của sinh viên trên địa bàn TP HCM phân bố không đồng đều. Phần
đông ta thấy được thời gian sử dụng TikTok của những người được khảo sát là 2 tiếng và 3
tiếng, trong đó:
- Thời gian từ 2 tiếng với 34 câu trả lời chiếm 26,2%, từ 3 tiếng với 33 câu trả lời chiếm
25,4%.
- Bên cạnh đó, số sinh viên sử dụng TikTok 1 tiếng/ngày cũng chiếm đa số với 24 câu trả
lời chiếm 18,5%. Với mức sử dụng 4 tiếng/ngày có 17 câu trả lời đến từ sinh viên (chiếm
13,1%).
- Số thời gian còn lại là 5 tiếng/ngày với 4 câu trả lời chiếm 3,1%. Ở mức sử dụng 8 và 12
tiếng/ngày, mỗi mức chiếm 1,5% và cuối cùng là 6, 7 và 10 tiếng/ngày đều chiếm 0,8%.
Từ đó cho thấy phần lớn sinh viên tham gia khảo sát sử dụng TikTok trong khung thời gian
hợp lý được khuyến nghị từ các tổ chức y tế, tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận dùng thời gian
cho mạng xã hội quá 180 phút (trên 3 tiếng) mỗi ngày sẽ dẫn đến những hệ lụy không tốt cho
sức khỏe và đời sống tinh thần.

9
6. Mục đích bạn sử dụng TikTok.

Mục đích Số lựa chọn Tần số Phần trăm có trong câu


trả lời (%)

Giải trí 127 0,436 97,7

Học tập 81 0,278 62,3

Mua sắm 57 0,196 43,8

Tạo mối quan hệ mới 14 0,048 10,8

Tìm kiếm thêm thu nhập 9 0,031 6,9

Khác 3 0,01 2,3

Tổng 291 1,0 100


Bảng 4. Mục đích sử dụng TikTok của sinh viên trên địa bàn TP HCM.

Qua số liệu nói trên cho thấy:


- Đa số sinh viên trên địa bàn TP HCM sử dụng TikTok với mục đích giải trí, xuất hiện
đến 97,7% trong các câu trả lời của sinh viên (127/130 câu trả lời).
- Theo sau đó là mục đích học tập với 81/130 câu trả lời, phần trăm xuất hiện là 62,3%.
Điều đó chỉ ra rằng TikTok còn là một nền tảng cung cấp kiến thức hữu ích mà sinh viên
sử dụng thường xuyên để truy cập và tìm kiếm
- Ngoài ra, TikTok còn cung cấp dịch vụ mua sắm và nhận được sự ưa chuộng từ sinh viên
khi có phần trăm xuất hiện trong các câu trả lời khá nhiều: 43,8% với 57/130 câu trả lời.
- Về mục đích kiếm thêm thu nhập, vì thu nhập được tạo ra từ việc nhận booking quảng
cáo hoặc buôn bán sản phẩm,... nên hiện nay trên địa bàn TP HCM có khá ít sinh viên

10
chọn đây là mục đích để sử dụng TikTok. Bằng chứng là nó chỉ xuất hiện trong 9/130 câu
trả lời, chiếm 6,9%.
- Cuối cùng là sử dụng TikTok vào mục đích khác như để tìm thông tin với 3/130, chiếm
2,3%.

7. Mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng TikTok

Ý kiến của sinh viên về những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng TikTok được thể hiện
như sau:
- Mức độ rất không đồng ý chiếm từ 2,3 - 25,4%, không đồng ý chiếm từ 3,1 - 29,2%, trung
lập chiếm từ 23,1 - 38,5%, đồng ý chiếm từ 10-40,8% và rất đồng ý chiếm từ 3,8 - 30,8%
- Yếu tố giải trí của TikTok là yếu tố ảnh hưởng nhất đến hành vi sử dụng nền tảng TikTok
với 71,6% đồng ý và rất đồng ý, theo sau đó là yếu tố trào lưu TikTok khi dịch bệnh Covid-19
bùng nổ và yếu tố văn hóa sử dụng ở Việt Nam với 58,5% và 45,3%. Hơn nữa, yếu tố môi
trường như bạn bè, gia đình sử dụng hay yếu tố lạc hậu cũng ảnh hưởng đến hành vi sử dụng
TikTok của sinh viên. Với yếu tố mong muốn thể hiện bản thân và yếu tố mong muốn trở nên
nổi tiếng để kiếm thêm thu nhập là 2 yếu tố khá nhiều sinh viên cảm thấy không ảnh hưởng
đến hành vi sử dụng TikTok của mình với 45,4% và 50,8% hoàn toàn không ảnh hưởng và
không ảnh hưởng.

11
Các tác động Rất không Không Trung lập Đồng ý Rất đồng Tổng
đồng ý đồng ý ý
Dịch bệnh Covid 19 bùng 6 4,6% 10 7,7% 38 29,2% 47 36,2% 29 22,3% 130 100%
nổ dẫn đến trào lưu sử
dụng TikTok
Bạn bè, gia đình cũng sử 12 9,2% 20 15,4% 50 38,5% 38 29,2% 10 7,7% 130 100%
dụng TikTok nên bạn
muốn tham gia chung
Sợ bị lạc hậu 13 10% 24 18,5% 49 37,75 28 21,5% 16 12,3% 130 100%
Mong muốn thể hiện bản 21 16,2% 38 29,2% 45 34,6% 21 16,2% 5 3,8% 130 100%
thân
Mong muốn trở nên nổi 33 25,4% 33 25,4% 42 32,3% 13 10% 9 6,9% 130 100%
tiếng và kiếm thêm thu
nhập
Văn hóa sử dụng mạng xã 7 5,4% 15 11,5% 49 37,75 44 33,8% 15 11,5% 130 100%
hội ở Việt Nam
Mong muốn giải tỏa áp 3 2,3% 4 3,1% 30 23,1% 43 40,8% 40 30,8% 130 100%
lực, giải trí
Bảng 5. Mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng TikTok.

8. Bạn thường lướt TikTok vào khoảng thời gian nào?

Khoảng thời gian Số lựa chọn Tần số Phần trăm có trong câu
trả lời (%)

Lúc vừa thức dậy 37 0,125 28,5

Khi ăn sáng/trưa/tối 44 0,149 33,8

Trong giờ học 17 0,058 13,8

Giờ giải lao 75 0,254 57,7

Thời gian rảnh rỗi 118 0,037 90,8

Khác 4 0,014 3,2

Tổng 295 1,0 100


Bảng 6. Khoảng thời gian sử dụng TikTok.

12
Qua số liệu ta có thể thấy được:
- Sinh viên trên địa bàn TP. HCM đa số sử dụng Ứng dụng TikTok vào thời gian rảnh
rỗi, xuất hiện đến 90,8 % trong các câu trả lời của sinh viên (118/130).
- Theo sau đó là khoảng thời gian giờ giải lao với 75/130 câu trả lời, phần trăm xuất
hiện là 57.7%. Điều đó chứng minh rằng phần lớn sinh viên sử dụng TikTok trong
khoảng thời gian phù hợp không ảnh hưởng đến việc học tập, và công việc.
- Ngoài ra, sinh viên còn hay sử dụng TikTok vào thời gian ăn uống khi có phần trăm
xuất hiện trong các câu trả lời là 33.8% với 44/130 câu trả lời.
- Lúc thức dậy, có khá nhiều sinh viên sử dụng TikTok khi có phần trăm xuất hiện là
28.5% tương đương với 37/130 sinh viên.
- Tồn tại một nhóm nhỏ sinh viên sử dụng TikTok trong giờ học khoảng 13,8 % tương
đương với 17/130 sinh viên.
- Cuối cùng là sử dụng TikTok vào khoảng thời gian khác như lúc gần ngủ, lúc đi vệ
sinh,.. xuất hiện khoảng 3.2% với 4/130 câu trả lời.
Từ đó ra rút ra được nhận xét: phần lớn sinh viên tham gia khảo sát đều sử dụng TikTok
vào những khoảng thời gian phù hợp không ảnh hưởng đến học tập và công việc.

13
9. Chủ đề bạn thường hay xem trên TikTok?

Chủ đề Số lựa Tần Phần trăm có trong câu


chọn số trả lời (%)

Giáo dục, học tập, nghiên cứu 93 0,166 71,5

Thời sự, tin tức, đời sống 56 0,0998 43,1

Động lực - lời khuyên 67 0,119 51,5

Review đồ ăn, thức uống 100 0,178 76,9

Làm đẹp, chăm sóc cơ thể 78 0,139 60

Mẹo vặt cuộc sống 51 0,091 39,2

Âm nhạc, phim ảnh, nhảy múa 95 0,169 73,1

Review các sản phẩm 65 0,116 50

Khác 2 0,003 1,6

Tổng 561 1,0 100


Bảng 7. Chủ đề thường hay xem trên TikTok.

Qua số liệu và biểu đồ thu được, ta có thể thấy được:


- Sinh viên trên địa bàn TP. HCM sử dụng TikTok với mục đích review đồ ăn, thức
uống là nhiều nhất, với sự xuất hiện là 76,9% tương đương 100/130 câu trả lời.
- Sử dụng TikTok với mục đích thưởng thức âm nhạc, phim ảnh, nhảy múa xuất hiện
nhiều thứ hai trong số câu trả lời với 73,1% tương đương 95/130 câu trả lời.

14
- Hơn ⅔ sinh viên trên địa bàn TP. HCM còn sử dụng TikTok với mục đích giáo dục,
học tập, nghiên cứu, 71,5% với 93/130 câu trả lời.
- 60% câu trả lời sinh viên, 78/130 câu : Sinh viên sử dụng TikTok với mục đích làm
đẹp, chăm sóc cơ thể
- Sinh viên sử dụng TikTok với mục đích Động lực - lời khuyên xuất hiện 51,5%,
tương đương với 67/130 câu trả lời.
- Sinh viên sử dụng nền tảng TikTok để xem review các sản phẩm xuất hiện 50%,
tương đương với 65/130 câu trả lời.
- Nền tảng TikTok cung cấp thông tin về thời sự, tin tức cho khoảng 43,1% sinh viên
trên địa bàn TP.HCM, 56/130 câu trả lời.
- Sinh viên trên địa bàn TP. HCM còn sử dụng TikTok với mục đích mẹo vặt cuộc sống
với sự xuất hiện 3,8% tương đương 5/130 câu trả lời.
Nhận xét: Đa số sinh viên sử dụng TikTok với mục đích giải trí, ăn uống và học tập. Bên
cạnh đó, sinh viên còn sử dụng nền tảng này với mục đích làm đẹp, thời sự, …
10. Đánh giá mức sử dụng TikTok của bạn.
Các tác động Rất hiếm Hiếm Đôi khi Thường
Rất Tổng
xuyên
thường
xuyên
Dành nhiều thời gian suy 17 13,1% 35 26,9% 49 37,7% 22 16,9% 7 5,4% 130 100%
nghĩ về TikTok hoặc các
video TikTok mà bạn đăng
lên.
Cảm thấy thôi thúc cần phải 23 17,7% 35 26,9% 52 40% 17 13,1% 3 2,3% 130 100%
sử dụng TikTok nhiều hơn
nữa.
Sử dụng TikTok để quên đi 12 9,2% 22 16,9% 61 47% 32 24,6% 3 2,3% 130 100%
những vấn đề trong cuộc
sống.
Đã cố gắng giảm và kiểm 13 10% 27 20,8% 51 39,2% 27 20,8% 12 9,2% 130 100%
soát thời gian sử dụng
TikTok nhưng không thành
công.
Trở nên lo lắng hoặc bồn 31 23,9% 45 34,6% 35 26,9% 17 13,1% 2 1,5% 130 100%
chồn khi không thể sử dụng
TikTok.
Thường xuyên sử dụng 37 28,5% 32 24,6% 41 31,5% 18 13,9% 2 1,5% 130 100%
TikTok đến mức ảnh hưởng
xấu đến cuộc sống.
Bảng 8. Đánh giá mức độ sử dụng TikTok.

15
Từ bảng và biểu đồ, phần lớn mức độ sử dụng TikTok của sinh viên trong địa bàn
TP.HCM nằm ở mức hiếm cho đến đôi khi. Cụ thể như sau:
Mức độ rất hiếm chiếm từ 9 - 28%, mức độ hiếm chiếm từ 16 - 34%, mức độ đôi khi
chiếm từ 26 - 47%, mức độ thường xuyên chiếm từ 13 - 24% và mức độ rất thường xuyên
chiếm từ 1 - 9%.
Từ đó, ta thấy được phần lớn sinh viên vẫn kiểm soát được mức độ sử dụng TikTok của
bạn thân, không cảm thấy quá lo lắng, bồn chồn khi không được sử dụng TikTok trong thời
gian dài và không để TikTok ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của họ.
11. Ảnh hưởng tích cực của TikTok đối với bản thân bạn.

16
Các tác động Rất Không Trung lập Đồng ý Rất đồng ý Tổng
không đồng ý
đồng ý
TikTok cung cấp cho bạn 3 2,3% 3 2,3% 40 30,8% 54 41,5% 30 23,1% 130 100%
thêm kiến thức
#LearnOnTikTok
TikTok kích thích sự sáng tạo 2 1,5% 9 6,9% 56 43,1% 49 37,7% 14 10,8% 130 100%
của bạn (Content creator)
Tạo được nguồn thu nhập 29 22,3% 30 23,1% 44 33,8% 17 13,1% 10 7,7% 130 100%
cho bạn
Bạn được thư giãn bởi nội 1 0,8% 5 3,8% 32 24,6% 58 44,6% 34 26,2% 130 100%
dung giải trí, hài hước
Bạn xem được review thật về 5 3,8% 8 6,2% 49 37,7% 48 36,9% 20 15,4% 130 100%
sản phẩm cần mua
Bạn có thể tạo nhiều mối 15 11,5% 33 25,4% 53 40,8% 19 14,6% 10 7,7% 130 100%
quan hệ, kết thêm bạn mới
TikTok giúp lan tỏa được 3 2,3% 9 6,9% 40 30,8% 49 37,7% 29 22,3% 130 100%
nhiều chiến dịch cộng đồng
có ích
Bạn có thể mua sắm dễ dàng 7 5,4% 9 6,9% 45 34,6% 46 35,4% 23 17,1% 130 100%
với nhiều ưu đãi
TikTok là nơi để bạn thể hiện 21 16,1% 23 17,7% 58 44,6% 20 15,4% 8 6,2% 130 100%
bản thân, trở nên nổi tiếng
Bảng 9. Ảnh hưởng tích cực của TikTok.

Các ý kiến của sinh viên về những ảnh hưởng tích cực của TikTok được thể hiện như
sau:
Mức độ rất không đồng ý chiếm từ 0,8 - 22%, không đồng ý chiếm từ 2 - 25%, trung lập
chiếm từ 24 - 44%, đồng ý chiếm từ 13 - 41% và rất đồng ý chiếm từ 6 - 26%
Gần 1/2 sinh viên trong địa bàn TP.HCM đồng ý hoặc rất đồng ý với những ảnh hưởng
tích cực mà TikTok mang lại, cụ thể là các yếu tố đến từ việc được cung cấp các kiến thức,
kĩ năng, giúp lan tỏa các chiến dịch cộng đồng có ích, mua sắm dễ dàng và có được nhiều
ưu đãi trên nền tảng tikok. Đặc biệt là có hơn 70% sinh viên đồng ý rằng TikTok là ứng
dụng giúp thư giãn bởi những nội dung giải trí, hài hước.Vẫn có số ít các sinh viên không
đồng ý với những ảnh hưởng tích cực mà TikTok mang lại nhưng không đáng kể, chiếm
khoảng 18%

17
12. Ảnh hưởng tiêu cực của TikTok đối với bản thân bạn.
Các tác động Rất không Không Trung lập Đồng ý Rất đồng Tổng
đồng ý đồng ý ý
Sử dụng TikTok làm lãng phí 2 1,5% 11 8,5% 3 48,5% 32 24,6% 22 16,9% 130 100%
thời gian của bạn
TikTok ảnh hưởng đến việc làm 1 0,8% 24 18,4% 61 46,9% 33 25,4% 11 8,5% 130 100%
và học tập của bạn
TikTok dẫn đến sự học đòi, 7 5,4% 27 20,85 51 39,2% 31 23,8% 14 10,8% 130 100%
chạy theo xu hướng quá đà
TikTok truyền bá những tư 6 4,6% 14 10,8% 62 47,7% 34 26,1% 14 10,8% 130 100%
tưởng sai lệch, xấu xa
Nền tảng TikTokshop không 2 1,5% 9 7% 62 47,7% 41 31,5% 16 12,3% 130 100%
loại bỏ được mua bán hàng giả,
hàng kém chất lượng
TikTok gây mệt mỏi, rối loạn 5 3,8% 27 20,8% 64 49,2% 23 17,7% 11 8,5% 130 100%
ăn uống/giấc ngủ; mỏi mắt,
giảm thị lực
Sử dụng TikTok khiến bạn dễ 5 3,8% 17 13,1% 56 43,1% 39 30% 13 10% 130 100%
dàng tiếp cận nội dung không
lành mạnh
TikTok khiến bạn sống vô cảm, 14 10,8% 28 21,5% 57 43,8% 22 16,9% 9 7% 130 100%
ít giao tiếp với những người
xung quanh
Sử dụng TikTok dễ bị lừa đảo, 5 3,8% 16 12,3% 70 53,9% 28 21,5% 11 8,5% 130 100%
thông tin cá nhân bị rò rỉ
Bảng 10. Ảnh hưởng tiêu cực của TikTok.

Từ biểu đồ, ta có thể thấy được mức độ đồng tình của sinh viên trong địa bàn TP.HCM
về những ảnh hưởng tiêu cực của TikTok như sau

18
Mức độ rất không đồng ý chiếm từ 0,8-10%, đồng ý chiếm từ 7-21%, trung lập chiếm từ
39-53%, đồng ý chiếm từ 16-31% và rất đồng ý chiếm từ 7-16%
Khác với tác động tích cực, phần lớn các bạn sinh viên không có ý kiến, cảm nhận về
những ảnh hưởng tiêu cực của TikTok đối với bản thân họ, cụ thể là gần 46,7% sinh viên
cảm thấy bình thường ( trung lập). Phần trăm sinh viên đồng ý và rất đồng ý chiếm khoảng
34,5% và phần còn lại là các sinh viên không đồng ý và rất không đồng ý với các yếu tố
ảnh hưởng trên ( 18,8%).
13. Mức độ TikTok ảnh hưởng đến đời sống của bạn?

Mức độ Nam Nữ Tổng


Rất tiêu cực 0 0% 1 1.00% 1 0.80%
Tiêu cực 2 5.90% 6 6.30% 8 6.20%
Bình thường 20 58.80% 57 59.40% 77 59.20%
Tích cực 9 26.50% 27 28.10% 36 27.70%
Rất tích cực 3 8.80% 5 5.20% 8 6.20%
Tổng 34 100% 96 100% 130 100%
Bảng 11. Mức độ ảnh hưởng của TikTok.
Từ số liệu ta thấy là 33,8% sinh viên trong địa bàn TP.HCM nhận thấy rằng mức độ ảnh
hưởng của TikTok đến đời sống của họ là tích cực hoặc rất tích cực, 59,20% cảm thấy bình
thường, không ảnh hưởng. Số ít còn lại cảm thấy TikTok ảnh hưởng tiêu cực hoặc rất tiêu
cực lên đời sống của họ (7,0%). Nhìn chung, TikTok vẫn là một nền tảng tích cực, không
quá ảnh hưởng đến đời sống sinh viên trên địa bàn TP.HCM.

19
Từ biểu đồ ta có thể thấy được mức độ ảnh hưởng của TikTok lên đời sống sinh viên
như sau:
Mức độ rất tiêu cực chiếm 0,8%, tiêu cực chiếm 6,2%, bình thường chiếm 59,2%, tích
cực chiếm 27,7% và rất tích cực chiếm 6,2%.

14. Bạn cảm thấy TikTok là một nền tảng tốt hay không?

Mức độ Nam Nữ Tổng

Rất không tốt 0 0% 0 0% 0 0%

Không tốt 2 5,9% 2 2,1% 4 3,1%

Trung lập 18 52,9% 42 43,7% 60 46,2%

Tốt 11 32,4% 43 44,8% 54 41,5%

Rất tốt 3 8,8% 9 9,4% 12 9,2%


Bảng 12. Cảm nhận về TikTok.
Hơn 1/2 sinh viên trên địa bàn TP.HCM cảm thấy rằng TikTok vẫn là một nền tảng tốt
và rất tốt (50,7%), trong khi có rất ít sinh viên cảm thấy TikTok không phải là một nền tảng
tốt, cụ thể là phần trăm sinh viên không tốt là 3,1% và không có sinh viên nào cảm thấy rất
không tốt. Qua đó, ta thấy cảm nhận mà sinh viên dành cho TikTok là vẫn đang ở mức tốt,
vẫn phù hợp để sử dụng cho các mục đích cá nhân.

Mức độ cảm nhận về nền tảng TikTok của sinh viên trên địa bàn TP.HCM được biểu
hiện như sau:

20
Mức độ rất không tốt chiếm 0%, không tốt chiếm 3,1%, trung lập chiếm 46,2%, tốt
chiếm 41,5% và rất tốt chiếm 9,2%.

V. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ, THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA BÀI NGHIÊN
CỨU:

1. Kết luận:

TikTok ngày càng được nhiều người sử dụng nhất là đối tượng sinh viên vì sự giải trí,
những thông tin bổ ích và những tiện ích mà nó mang lại. Đi cùng với sự phổ biến của
TikTok, các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng này dần hoàn thiện và chuyên nghiệp hoá
nội dung video đăng tải lên. Sau khi thông qua 150 đối tượng nghiên cứu đã thực hiện
khảo sát về dự án: “Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của ứng dụng TikTok đến sinh viên
trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh”, việc sử dụng TikTok đã có một sự ảnh hưởng nhất định
đến hành vi và thái độ của các sinh viên trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh hiện nay. Sự ảnh
hưởng đó có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực nhưng những mặt tiêu cực chi chiếm một phần
nhỏ so với những mặt tích cực mà những nội dung trên video trên TikTok đem lại. Bên
cạnh đó, nhóm nghiên cứu đưa ra sự khác biệt giữa các nhóm hành vi và thái độ với các
thông tin chung về sinh viên. Từ đó xây dựng một cái nhìn tổng quan về những nội dung
video trên TikTok đã có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực ra sao đối với sinh viên Tp. Hồ Chí
Minh hiện nay. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất cần đưa ra những khuyến nghị về
việc sử dụng TikTok trở nên bổ ích, lành mạnh hơn giúp cho những người sử dụng đặc biệt
là sinh viên trở thành những người dùng thông minh và sáng tạo hơn trong thời kỳ đất
nước đang phát triển, công nghệ bùng nổ và các nền tảng mạng xã hội xuất hiện ngày càng
nhiều như hiện nay.

2. Khuyến nghị:

- Sinh viên nên sắp xếp và quản lý thời gian sử dụng TikTok hợp lý để tránh ảnh hưởng
đến công việc và học tập của mình.
- Nhận thức được ý nghĩa và sự thiết thực của các xu hướng trên TikTok, không nên
chạy theo xu hướng quá đà, xu hướng có ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, không ủng hộ và
tham gia những thử thách nguy hiểm được lan truyền trên TikTok.
- Có sự chọn lọc thông tin khi sử dụng TikTok, sinh viên nên xem những video có nội
dung đúng đắn, trích nguồn uy tín, tránh tiếp thu những thông tin sai lệch, độc hại, mang
tính bạo lực, nhạy cảm. Cân nhắc xem video có gắn mắc nội dung bạo lực, 18+.
- Sinh viên khi tham gia mua sản phẩm trên nền tảng TikTok Shop nên lựa chọn kỹ
càng các shop uy tín với hàng hoá có nguồn gốc rõ ràng, chứng từ và giấy phép kinh doanh
hợp pháp, đọc kỹ feedback từ những người đã mua sản phẩm để có một trải nghiệm mua
sắm chất lượng, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
- Ý thức được sự rủi ro về việc bị đánh cắp thông tin cá nhân, lừa đảo trên ứng dụng
TikTok. Không nên nhắn tin và cung cấp những thông tin cá nhân (địa chỉ; số điện thoại;
hình ảnh, số CMND/CCCD/hộ chiếu; thông tin tài khoản ngân hàng, ví điện tử;...) với
người lạ, vào những đường link không xác thực, kém uy tín.

21
3. Thuận lợi và khó khăn:

Tổng quan dự án đã hoàn thành dựa trên sự đóng góp, góp ý của tất cả thành viên trong
nhóm và đã đạt được những kết quả như mong muốn. Tuy nhiên trong quá xây dựng dự án,
nhóm cũng có được những mặt thuận lợi nhưng do thiếu sót kinh nghiệm và kỹ năng
chuyên môn nên nhóm cũng gặp không ít khó khăn.
- Thuận lợi:
+ Với sự giúp đỡ nhiệt tình của giảng viên Nguyễn Văn Sĩ - giảng viên môn học
Thống kê ứng dụng, nhóm đã có thể áp dụng được những lý thuyết từ môn học vào
thực tiễn và nhận được những góp ý về dự án để nhóm hoàn thiện hơn.
+ Với mạng xã hội phát triển như hiện nay, nhóm đã có thể dễ dàng gửi khảo sát đến
các bạn sinh viên.
+ Các bạn trong nhóm nhiệt tình, năng nổ, có tinh thần đoàn kết, hợp tác và trách
nhiệm cao trong dự án này.
- Khó khăn:
+ Một số bạn sinh viên trả lời câu hỏi khảo sát còn hời hợt, trả lời cho có làm cho
giảm độ chính xác của số liệu, kết quả.
+ Số mẫu thu thập vẫn còn nhỏ chưa tổng quát hết được nhu cầu của sinh viên.
+ Câu hỏi đôi lúc chưa có tính chuyên môn.

22

You might also like