Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Một, đối với đời sống và sức khỏe con người.

Sự thay đổi của thời tiết và khí hậu kết hợp với các hiện tượng thiên tai như bão, lũ lụt, nóng và hạn hán
đang trở thành mối đe dọa trực tiếp với sức khỏe người dân.
- Là môi trường sống lý tưởng cho các loài muỗi, những loài ký sinh, chuột và nhiều sinh vật mang
bệnh khác => nhiều loại dịch bệnh sẽ gia tăng dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ và hoàn
cảnh, nhất là bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, bệnh về phổi,… Đồng thời nhiều loại bệnh
khác trên người và gia súc, gia cầm sẽ có khả năng bùng nổ trên diện rộng. Những bệnh này có
diễn biến phức tạp, bất thường và gây ra những thiệt hại đáng kể, thậm chí có thể dẫn đến tử vong
và những bệnh tật nghiêm trọng khác.

- Thiên tai và BĐKH đe dọa trực tiếp môi trường sống của con người, từ đó ảnh hưởng tới đời sống
và hoạt động lao động sản xuất, công ăn việc làm của người dân. Điển hình như tình trạng ô
nhiễm môi trường gia tăng; nguồn cung cấp thực phẩm, nguyên nhiên liệu phục vụ cho sinh hoạt
và lao động, sản xuất và cả thu nhập của con người cũng sẽ thay đổi theo chiều hướng giảm
xuống. Những thiệt hại về người và tài sản là vô cùng lớn mỗi khi các thảm họa thiên tai xảy ra.
Trong đó, nhóm người nghèo, dân tộc thiểu số, những người có thu nhập thấp, phụ thuộc vào khí
hậu, người già, phụ nữ, trẻ em, người bị bệnh tật chịu sự ảnh hưởng cao nhất do thiên tai và
BĐKH. Họ sẽ phải đối mặt với những rủi ro ngày càng gia tăng. Vì vậy mà thiên tai và BĐKH sẽ
là trở ngại lớn đối với những nỗ lực giảm nghèo và các mục tiêu về an sinh xã hội khác của quốc
gia và từng người dân.

Hai, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Tùy vào điều kiện của từng vùng chịu tác động của các yếu tố khác nhau, những ngành lĩnh vực có mức
độ phơi bày và độ nhạy cao với thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan sẽ chịu ảnh hưởng nhiều
nhất.
- Là nước nông nghiệp, hiện nay, Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Khi nhiệt độ, tính
biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng, gây ra các thảm họa thiên tai, sẽ ảnh hưởng
rất lớn tới sản xuất nông nghiệp.
- Tình trạng ngập mặn, mưa bão, ngập lụt trái mùa, sạt lở đất, hạn hán, nắng nóng kéo dài, thay đổi
môi trường nước,… sẽ không chỉ làm thu hẹp diện tích và làm giảm chất lượng đất và nước canh
tác nông nghiệp mà còn làm gia tăng dịch bệnh, dịch hại trong nông nghiệp; từ đó sẽ ảnh hưởng
đến sự phân bổ của cây trồng, rau màu, vật nuôi, làm giảm năng suất nông sản
- Thiên tai và BĐKH còn ảnh hưởng tới cơ sở vật chất hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông vận
tải. Theo nghiên cứu của kịch bản BĐKH, nếu mực nước biển dâng cao 1m thì sẽ có khoảng 9%
hệ thống đường quốc lộ, 12% hệ thống đường tỉnh lộ, 4% hệ thống đường sắt sẽ bị ảnh hưởng,
trong đó tập trung nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng sông Hồng chiếm 28% đường quốc lộ và
27% đường tỉnh lộ của cả nước, tiếp đến là các tỉnh ven biển miền Trung và Đồng bằng sông Cửu
Long (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016).

- Ngoài ra ảnh hưởng rất nhiều đến ngành công nghiệp, du lịch, thương mại, năng lượng và các
hoạt động kinh tế khác một cách trực tiếp hay gián tiếp. Những ảnh hưởng này trong những năm
vừa qua đã biểu hiện khá rõ nét và mỗi ngành, lĩnh vực đều có thể đánh giá được ảnh hưởng của
BĐKH. Từ đó, thiên tai và BĐKH tác động đến năng suất, sản lượng và giảm tốc độ tăng trưởng
kinh tế, tạo nên các chu kì tăng trưởng không bền vững.
Ba, thiên tai và BĐKH sẽ làm giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng tới tài nguyên và hệ sinh thái.

- Thiên tai và BĐKH đã đẩy nhiều loài sinh vật tới tình trạng suy giảm số lượng hoặc tuyệt chủng
do môi trường sống của các loài động thực vật ngày càng bị thu hẹp.
- Khi các thảm họa thiên tai xảy ra, đặc biệt là hiện tượng sa mạc hóa, ngập mặn và nước trên các
đại dương ngày càng ấm hơn, nhiều loài không thể thích ứng kịp thời với những biến đổi trên.
Chẳng hạn, tại các khu vực ven biển, khi nước biển dâng cao, cây sẽ chết vì ngập mặn, diện tích
hệ thống rừng ngập mặn đóng vai trò là lá chắn của vùng sẽ giảm. Do đó, các loài sinh vật khác
trong hệ sinh thái rừng ngập mặn sẽ bị đe dọa.
- Đặc biệt, thiên tai và BĐKH đang làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài
nguyên nước. Trong khi nhu cầu nước sinh hoạt cho con người, nước phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, năng lượng,… đều tăng, sự suy thoái tài nguyên nước cả về số lượng và
chất lượng sẽ trở nên trầm trọng hơn bởi tình trạng lượng bốc hơi của các thủy lực (ao hồ, sông,
suối) tăng, sự thay đổi về lượng mưa, lượng nước ngầm,…
- Ngoài ra, thiên tai và BĐKH còn làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần xã sinh vật của
nhiều hệ sinh thái, nhất là trong các hệ sinh thái ven biển, các loài nhiệt đới sẽ giảm đi và có xu
hướng chuyển dịch lên các đới và vĩ độ cao hơn. Nhiệt độ tăng còn làm gia tăng khả năng cháy
rừng, nhất là các khu rừng trên đất than bùn, vừa gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, vừa tăng lượng
phát thải khí nhà kính và làm gia tăng BĐKH. Điều đó sẽ dẫn tới sự nhiễu loạn của nhiều hệ sinh
thái, sự xâm lấn của các sinh vật lạ và sinh vật biến đổi gen và vấn đề an ninh môi trường, an ninh
sinh thái càng trở nên cấp bách hơn.

You might also like