Đề Cương Sử

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC

PHẦN 1: NGƯỜI BÍ ẨN
NHÂN VẬT SỐ 1: Nguyễn Huệ
Từ khóa: Áo vải cờ đào, 5 vạn quân Xiêm, 29 vạn quân Thanh.
Lãnh đạo phong trào Tây Sơn đánh tan quân Xiêm:
- Năm 1785, Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược, giải phóng Gia Định.
- Chiến thắng này đã bảo vệ chủ quyền lãnh thổ phía Nam của Tổ quốc.
Lãnh đạo quân Tây Sơn đánh tan quân Thanh:
- Năm 1789, Quang Trung chỉ huy quân Tây Sơn đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược trong chiến dịch Ngọc
Hồi - Đống Đa.
- Chiến thắng này đã bảo vệ độc lập dân tộc, giữ vững chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
NHÂN VẬT SỐ 2:
Từ khóa: nhà quân sự kiệt xuất, chính trị ngoại giao xuất sắc, tiên phát chế nhân, Thái úy.
Lý thường kiệt
Lãnh đạo quân Đại Việt kháng chiến chống Tống 1075-1077:
- Viết tác phẩm phạt tống lộ bố văn: Một mặt, Lý Thường Kiệt kể tội các quan nhà Tống mưu xâm chiếm Giao
Chỉ nên nhà Lý phải mang quân đánh.
- Mặt khác, ông lợi dụng mâu thuẫn giữa hai phe bảo thủ (Tư Mã Quang đứng đầu) và cách tân (Vương An
Thạch đứng đầu) trong triều đình nhà Tống nhằm chia rẽ địch; ông bài xích những chính sách bốc lột, hà
khắc.của nhà Tống để kích động sự oán hận của dân Tống.
- Dân Tống thấy lời tuyên cáo đều vui mừng đồng tình, mang rượu thịt ra khao quân Lý. Từ đó mỗi khi dân
Tống thấy cờ hiệu của ông từ xa đều nói đó là quân của cha họ Lý người nước Nam và cùng nhau bày án bái
phục trên đường. Do đó uy danh quân Lý lan rất xa.
- Ông là người đã chủ trì việc đàm phán và ký kết Hiệp định Bình Yên với nhà Tống sau chiến thắng chống
quân xâm lược (1077). Hiệp định này đã góp phần giữ gìn hòa bình và ổn định cho biên giới hai nước trong suốt
một thời gian dài.
- lý Thường Kiệt là Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến.
- Ông đã đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn, sáng tạo, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Tống. Thái úy Lý Thường Kiệt cũng là người chủ động quyết định kết thúc chiến tranh bằng biện
pháp hoà bình để “không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu” của nhân dân, lại tỏ rõ thiện chí hòa bình của dân
tộc Đại Việt.
NHÂN VẬT SỐ 3:

Từ khóa: Binh thư yếu lược, Hịch tướng sĩ.


- Từ nhỏ Trần Hưng Đạo đã ham thích trò chơi đánh trận, sáu tuổi biết làm thơ. Lớn lên, học vấn rất uyên bác,
vừa giỏi văn chương vừa hiểu thấu lục thao tam lược, cưỡi ngựa, bắn cung đều thành thạo. Năm 1258, quân
Nguyên sang xâm lược nước ta lần đầu, ông được cử cầm quân giữ biên thuỳ phía Bắc. Ba chục năm sau, trong
hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1287-1288), ông lại được đề bạt
làm quốc công tiết chế Thống lĩnh toàn quân và đã giành thắng lợi lẫy lừng, đánh tan quân Nguyên ra khỏi bờ
cõi đất nước.
- Tháng 4 năm 1288, đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy rút về nước bằng đường thủy trên sông Bạch đằng. Khi
nước triều dâng cao ta nhử địch lọt vào trận địa mai phục. Khi nước triều xuống, quân ta đổ quân đánh, cuộc
chiến đấu ác liệt diễn ra Ô Mã Nhi bị bắt sống.
NHÂN VẬT SỐ 4:
Từ khóa: Trùng Hưng Nhị Thánh, chống Mông – Nguyên lần 3.
- Chiến thắng bắt Ô Mã Nhi diễn ra vào năm 1288, dưới thời vua Trân Nhân Tông. Vua Trần Nhân Tông là con
trai của vua Trần Thánh Tông
- Hai cha con vua Trần Nhân Tông và vua Trần Thánh Tông đều có công lao to lớn trong việc lãnh đạo quân dân
Đại Việt đánh tan quân Nguyên Mông.
NHÂN VẬT SỐ 5:
Từ khóa: mai phục, sông Bạch Đằng, độc lập tự chủ lâu dài
- Năm 938, vua Nam Hán là Lưu Nghiễm sai con trai Hoằng Tháo sang xâm lược nước
ta…Ngô Quyền cho quân lính đóng cọc ngầm xuống lòng sông Bạch Đằng khi nước triều lên. Khi quân Nam
Hán tiến vào sông Bạch Đằng,…Ngô Quyền cho quân mai phục hai bên bờ sông. Nước triều rút, cọc nhọn nhô
lên,
đâm thủng thuyền địch. Quân Nam Hán hoảng loạn, cố gắng thoát ra nhưng bị quân ta tấn công dữ
dội…Hoằng Tháo tử trận, quân Nam Hán tan tác.
PHẦN 2: CÂU HỎI MỞ RỘNG
Câu 1: Tại sao các cuộc kháng chiến của nhân dân ta thành công?
Câu 2: Vì sao có những cuộc kháng chiến của nhân dân ta lại thất bại?

You might also like