Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

PHÁP LUẬT VỀ CHIẾT KHẤU CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG VÀ CÁC GIẤY

TỜ CÓ GIÁ KHÁC CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
I. Tổng quan về chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác
của tổ chức tín dụng đối với khách hàng
1. Khái niệm chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác của
tổ chức tín dụng đối với khách hàng
Trong lĩnh vực ngân hàng, hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá được biết đến với 2
loại hình nghiệp vụ có mục đích khác nhau, do 2 chủ thể khác nhau thực hiện
- Nghiệp vụ chiết khấu GTCG do ngân hàng trung ương thực hiện đối với khách
hàng là TCTD với mục đích thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
- Nghiệp vụ chiết khấu GTCG do TCTD thực hiện đối với khách hàng là tổ chức,
cá nhân với mục đích kinh doanh thu lợi nhuận
* Khái niệm: Chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác của TCTD
đối với khách hàng là nghiệp vụ tín dụng, theo đó TCTD thỏa thuận mua giấy tờ có giác
của khách hàng trước hạn thanh toán
- Tái chiết khấu: Giấy tờ có giá đã chiết khấu 1 lần tại TCTD nhưng sau đó được
TCTD này đem chiết khấu lại tại các TCTD khác hoặc tại NHNN
=> Điểm khác nhau cơ bản giữa chiết khấu và tái chiết khấu
- Đối tượng:
+ Chiết khấu: giao dịch mua bán lần đầu các giấy tờ có giá
+ Tái chiết khấu: giao dịch mua, bán lại các giấy tờ có giá đã được chiết khấu 1 lần
theo phương thức mua đứt, bán đoạn
- Chủ thể:
+ Chiết khấu: TCTD – tổ chức, khách hàng
+ Tái chiết khấu: TCTD – TCTD or TCTD – NHNN
2. Đặc điểm chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác của
tổ chức tín dụng đối với khách hàng
* Thứ nhất, chủ thể của hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá
- Bên cung ứng tín dụng: TCTD
- Bên thụ hưởng tín dụng: Khách hàng xin chiết khấu giấy tờ có giá (tổ chức, cá
nhân có giấy tờ có giá xin chiết khấu giấy tờ có giá ở TCTD)
- Bên có nghĩa vụ hoàn trả tiền vay: Người mắc nợ theo giấy tờ có giá (tổ chức
phát hành ra giấy tờ có giá)
* Thứ hai, hình thức pháp lý của hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá
- Hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác của tổ
chức tín dụng đối với khách hàng được thực hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp
đồng chiết khấu giấy tờ có giá, không phải hợp đồng tín dụng.
- Về bản chất, hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá giống như hợp đồng mua bán
giấy tờ có giá.
=> So sánh hợp đồng chiết khấu với hợp đồng tín dụng
* Thứ ba, quy trình nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá
- Ngoài thủ tục thẩm định hồ sơ chiết khấu, khách hàng được chiết khấu còn phải
làm thêm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho người mua là TCTD để
được nhận khoản tiền bán giấy tớ có giá do TCTD thanh toán
-> Sự kết hợp kĩ thuật nghiệp vụ tín dụng với kĩ thuật pháp lý trong hợp đồng mua
bán giấy tờ có giá
* Thứ tư, đối tượng chiết khấu
- Các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán ngắn hạn (dưới 1 năm) là đối tượng
chiết khấu tại TCTD
- Các loại giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán ngắn được TCTD chấp nhận chiết
khấu bao hồm hồi phiếu, séc, tín dụng kho bạc, tín phiếu NHNN, các khế ước cho vay
ngắn hạn, trái phiếu, kí phiếu, …
* Thứ năm, giá bán của giấy tờ có giá
- Theo nguyên tắc, các bên tham gia hợp đồng chiết khấu có quyền thỏa thuận với
nhau về giá bán
- Trên thực tế, giá bán của giấy tờ có giá bao giờ cũng thấp hơn giá trị của giấy tờ
có giá được mua bán. Vì
+ Khi chấp nhận chiết khấu giấy tờ cso giá của khách hàng trước thời hạn thanh
toán, TCTD phải chờ thêm một thời gian mới có thể đòi tiền của người mắc nợ theo
giấy tờ có giá
+ Sự chênh lệch giữa mệnh giá của giấy tờ có giá và giá bán thực tế được gọi là lợi
tức chiết khấu – thu nhập của TCTD trong hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá
(Có sự chênh lệch này là bởi TCTD đã chấp nhận rủi ro mà đáng lẽ rủi ro này phải
thuộc về khách hàng xin chiết khấu)
* Thứ sáu, luật áp dụng
- Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá bị điều chỉnh bởi các quy tắc chung về hợp
đồng mua bán giấy tờ có giá và quy định pháp luật về hoạt động ngân hàng
II. Pháp luật về chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng
1. Chủ thể tham gia giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá
* Bên được chiết khấu
- Là tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin chiết khấu giấy tờ có giá
- Trong trường hợp tái chiết khấu thì khách hàng là TCTD đang sở hữu giấy tờ có
giá
- Điều kiện chiết khấu giấy tờ có giá:
+ Chủ thể xin chiết khấu phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
+ Giấy tờ có giá đề nghị chiết khấu, tái chiết khấu có đủ các tiêu chuẩn như:
 Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng
 Chưa đến hạn thanh toán
 Được phép giao dịch
 Được thanh toán theo quy định của pháp luật
* Bên nhận chiết khấu:
- Là TCTD
- Điều kiện:
+ Có giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng do NHNN cấp, trong đó ghi rõ
nghiệp vụ chiết khấu, tài chiết khấu giấy tờ có giá
+ Có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá
+ Có điều lệ được NHNN chuẩn y
+ Có người đại diện hợp pháp đủ năng lực và thẩm quyền để kí kết hợp đồng chiết
khấu giấy tờ có giá
+ Ngoài ra, đảm bảo về nguồn vốn, yêu cầu kĩ thuật nghiệp vụ, ….
2. Hình thức và nội dung của giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá
* Hình thức
- Giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá được xác lập và thực hiện thông qua hình thức
là hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá
- Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá là thỏa thuận bằng văn bản giữa TCTD với
khách hàng, theo đó TCTD cam kết mua giấy tờ có giá của khách hàng trược hạn thanh
toán, với điều kiện khấu trừ ngay một số tiền nhất định tính theo tỷ lệ phần trăm trên
mạnh giá của giấy tờ có giá được chiết khấu trong thời gian chiết khẩu
- Theo quy định hiện hành, hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá phải được lập thành
văn bản và có các nội dung phù hợp với pháp luật cũng như phù hợp với hợp đồng mẫu
do Hiệp hội ngân hàng ban hành
* Nội dung
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chiết khấu:
+ Quyền yêu cầu khách hàng được chiết khấu chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có
giá của mình theo quy định của pháp luật về chuyển nhượng giấy tờ có giá
+ Quyền được khấu trừ khoản lợi tức chiết khấu, lợi tức tái chiết khấu từ mệnh giá
của giấy tờ có giá
+ Quyền được truy đòi khoản nợ ghi trên giấy tờ có giá đối với người xin chiết
khấu, nếu giấy tờ có giá không được thanh toán bởi người mắc nợ vào ngày đáo hạn
+ Nghĩa vụ thanh toán số tiền mua giấy tờ có giá cho khách hàng được chiết khấu,
sau khi đã trừ phần phần lợi tức chiết khấu theo thỏa thuận trong hợp đồng chiết khấu
+ Nghĩa vụ bồi thường các thiệt hại vất chất đã xảy ra cho khách hàng được chiết
khấu do hành vu có lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện hợp đồng chiết khấu
- Quyền và nghĩa vụ của bên được chiết khấu
+ Nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá được chấp nhận chiết khấu
cho TCTD theo phương thức do pháp luật quy định
+ Nghĩa vụ thực hiện các yêu cầu hợp pháp khác của bên nhận chiết khấu liên quan
đến giấy tờ có giá được chiết khấu
+ Quyền yêu cầu bên nhận chiết khấu trả tiền mua giấy tờ có giá theo giá cả thỏa
thuận trong hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá
+ Quyền khiếu nại và khởi kiện đối với bên nhận chiết khấu về các hành vi vi
phạm hợp đồng
3. Thủ tục chiết khấu giấy tờ có giá
4. Các phương thức chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với
khách hàng
* Chiết khấu có thời hạn giấy tờ có giá
- Là việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua và nhận chuyển nhượng
quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán từ
khách hàng. Đồng thời, khách hàng cam kết sẽ mua lại giấy tờ có giá đó sau một
khoảng thời gian được xác định tại hợp đồng chiết khấu
- Trường hợp nếu đến hạn mua lại mà khách hàng không thực hiện cam kết mua lại
hoặc TCTD không thực hiện cam kết bán lại -> vi phạm nghãi vụ hợp đồng -> sẽ bị áp
dụng các chế tài tương ứng theo thỏa thuận trong hợp đồng chiết khấu hoặc theo quy
định pháp luật
* Chiết khấu có bảo lưu quyền truy đòi
- Là việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua và nhận chuyển nhượng
quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán từ
khách hàng. Khách hàng phải có trách nhiệm hoàn trả đối với số tiền chiết khấu, lãi
chiết khẩu và các chi phí hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động chiết khấu trong
trường hợp TCTD, chi nhân ngân hàng nước ngoài không nhận được đầy đủ số tiền
được thanh toán từ người có trách nhiệm thanh toán công cụ chuyển nhượng, người phát
hành giấy tờ có giá khác
- Quyền truy đòi chỉ được thực hiện đối với các công cụ chuyển nhượng và một số
loại giấy tờ có giá như tín phiếu, trái phiếu, kì phiếu, …

You might also like