Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 33

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN DƯỢC ĐỘNG HỌC

Câu 1. Kể tên các điều kiện để một số thuốc qua màng tế bào? Phân tích điều kiện:
thuốc phải có độ hòa tan lipid/ nước thích hợp? ............................................................ 3
Câu 2. Trình bày định nghĩa, đặc điểm chung (các yếu tố) ảnh hưởng đế sự hấp thu
của thuốc trong cơ thể .................................................................................................... 7
Câu 3. Trình bày các đặc điểm của sự hấp thu thuốc qua niêm mạc dạ dày. Cho ứng
dụng trong lâm sàng? - Đặc điểm của sự hấp thu thuốc qua niêm mạc dạ dày: (không
phải nơi hấp thu tốt) ....................................................................................................... 8
Câu 4. Trình bày các đặc điểm của sự hấp thu thuốc qua niêm mạc ruột non. Cho ứng
dụng trong lâm sàng? Aspirin pH8 anh chị hiểu như thế nào? Hướng dẫn cách dùng
AspirinpH8 cho bệnh nhân ? ........................................................................................ 10
Câu 5. Trình bày các đặc điểm của sự hấp thu thuốc qua niêm mạc đại tràng, trực
tràng. Ứng dụng trong lâm sàng? Một thuốc chuyển hóa bước 1 nếu phải đặt trực
tràng thì đặt nông hay sâu, giải thích tại sao ? ............................................................. 12
Câu 6. So sánh ưu - nhược điểm của sự dùng thuốc qua đường uống và đường tiêm ?
Ứng dụng trong lâm sàng? .......................................................................................... 14
Câu 7. Thế nào là chuyển hóa bước 1 của thuốc, đặc điểm chuyển hóa bước 1 và ứng
dụng trong lâm sàng ? Anh, chị giải thích tại sao không được dùng thuốc nhóm thuốc
Statin cùng với nước ép bưởi ? .................................................................................... 16
Câu 8. Trình bày các đặc điểm sự liên kết thuốc với protein huyết tương, ý nghĩa
trong lâm sàng và ứng dụng trong lâm sàng ? ............................................................. 17
Câu 9. Trình bày các đặc điểm của sự phân bổ thuốc đến các tổ chức: Qua não và dịch
não tuỷ, và ứng dụng trong lâm sàng ? ........................................................................ 19
Câu 10. Trình bày kết quả chuyển hóa đối với tác dụng sinh học và độc tính của thuốc
? .................................................................................................................................... 22
Câu 11. Trình bày hiện tượng cảm ứng men chuyển hóa thuốc: Định nghĩa, ý nghĩa và
ứng dụng lâm sàng ....................................................................................................... 23
Câu 12. Trình bày hiện tượng ức chế men chuyển hóa thuốc: Định nghĩa, ý nghĩa và
ứng dụng lâm sàng ....................................................................................................... 24
Câu 13. Trình bày đặc điểm thải trừ thuốc qua cầu thận, ống thận và nêu ứng dụng
trong lâm sàng ? ........................................................................................................... 25
Câu 14. Trình bày thông số của sự hấp thu thuốc - diện tích dưới đường cong (AUC):
Định nghĩa, công thức, ý nghĩa và ứng dụng lâm sàng ? ............................................. 27

1
Câu 15. Trình bày sinh khả dụng của thuốc: Định nghĩa, công thức, ý nghĩa và ứng
dụng lâm sàng) ? .......................................................................................................... 27
Câu 16. Trình bày sinh khả dụng tuyệt đối của thuốc: Định nghĩa, công thức tính, ý
nghĩa và ứng dụng ........................................................................................................ 28
Câu 17. Trình bày sinh khả dụng tương đối của thuốc: Định nghĩa, công thức tính, ý
nghĩa và ứng dụng ? ..................................................................................................... 29
Câu 18. Trình bày thông số của sự phân bổ thuốc - về thể tích phân bố (Vb): Định
nghĩa, công thức tính, ý nghĩa và ứng dụng lâm sàng ................................................. 30
Câu 19. Trình bày các thống số của sự thải trừ thuốc – độ thanh lọc (Cl): Định nghĩa,
công thức tính, ý nghĩa và ứng dụng lâm sàng? ........................................................... 31
Câu 20. Trình bày các thống số của sự thải trừ thuốc - thời gian bán thải (T1/2): Định
nghĩa, công thức tính, ý nghĩa và ứng dụng lâm sàng? ................................................ 32

2
Câu 1. Kể tên các điều kiện để một số thuốc qua màng tế bào? Phân tích
điều kiện: thuốc phải có độ hòa tan lipid/ nước thích hợp?
- Các điều kiện để 1 số thuốc qua màng tế bào: ( nếu muốn ghi chi tiết thì xem trong vở)
+ Hệ số lipid/nước thích hợp
+ Độ phân ly của thuốc: pH, pka ở tại vị trí thuốc đưa tới hoặc tại vị trị thuốc hấp thu
+ Trọng lượng phân tử thuốc (100 <... <1000 thì dễ đi qua màng tế bào)
+ Gradient nồng độ của thuốc
+ Chất mang vận chuyển thuốc
+ Năng lượng cần thiết cho vận chuyển thuốc
* Thuốc phải có độ hòa tan lipid/nước thích hợp
Vì: Cấu trúc màng tế bào bao bọc cả bào tương và nguyên sinh chất có thành phần cơ
bản là protein và lipid, trong đó quan trọng nhất là lớp phospholipid màng với thành phần chủ
yếu là lớp lipid kép gồm 2 cực có một cực ưa lipid (mỡ) và một cực ưa nước, nên muốn vận
chuyển qua màng vào trong tổ chức, thuốc phải được hoà tan cả trong lipid và trong nước với
một tỉ lệ hòa tan lipid/nước thích hợp với từng loại màng của mỗi tổ chức, cơ quan khác nhau
(theo từng tổ chức cơ quan phải thích hợp)
+ Màng tb thần kinh dày hơn lớp phospholipid màng của các tb của các tổ chức khác nên:
• Thuốc có tác dụng trên thần kinh trung ương (tác dụng toàn thân) -> phải có tỉ lệ tan
lipid/nước cao.
• Thuốc có tác dụng tại chỗ -> thuốc không tan hoặc rất ít tan trong nước, rất khó qua
được màng tế bào, khó hấp thu.
Ví dụ: Thuốc có tác dụng trên thần kinh trung ương( thuốc mê, thuốc ngủ…) (các
notron trên TKTW có lớp màng dày phospho hơn lớp phosphilipid của tổ chức khác. Thuốc
muốn xâm nhập vào TKTW) muốn vào được thần kinh trung ương phải có tỉ lệ hòa tan lipid/
nước cao, do lớp phospholipid màng của tế bào thần kinh dày hơn so với lớp phospholipid
màng của tế bào các mô khác.
* Độ ion hóa (pKa và pH)
- 1 thuốc muốn qua được màng tb phụ thuộc vào độ ion hóa của thuốc
- Nguyên tắc: 1 thuốc càng ít bị ion hóa thì càng dễ được hấp thu và dễ phân bố vào các mô
và ngược lại, 1 thuốc càng ion hóa nhiều thì càng dễ bị thải trừ và ít bị hấp thu
- 1 thuốc có bản chất là acid yếu trong mt acid thì thuốc đó dễ hấp thu vì ít bị ion hóa và ngược
lại, 1 chất có bản chất là acid yếu ở mt kiềm thì thuốc đó khó hấp thu và dễ thải trừ vì bị ion
hóa nhiều hơn
- Tương tự với thuốc có bản chất là kiềm (ghi rõ ra)

3
VD: ngộ độc acid dùng NaHCO3 để ngăn hấp thu và tăng thải trừ. Ngộ độc kiềm (alcaloid)
dùng NH4
- Còn gọi là độ ion hóa (do bản chất lý hóa mà thuốc được phân bố phát huy tác dụng.
- Độ ion hóa nhất định phụ thuộc vào pH của tổ chức mà thuốc phát huy tác dụng chính là mô
đích (đích tác dụng của thuốc; tổ chức tác động như gan/tim/máu)
- Phân tích:
+ Những thuốc bản chất là acid yếu. Nếu ở trong môi trường là acid thì thuốc ít bị phân ly và
thuốc hấp thu tốt hơn.
+ Những thuốc bản chất là kiềm.
Nếu ở trong môi trường kiềm thuốc ít bị phân ly và dễ hấp thu hơn (Hấp thu tốt hơn)
Nếu thuốc ở môi trường acid thì thuốc bị phân ly nhiều hơn và thuốc hấp thu ít hơn và dễ thải
trừ
Thuốc càng ít bị phân ly thì càng dễ vận chuyển qua màng tế bào và càng dễ được hấp thu.
Ngược lại thuốc càng bị phân ly thì càng khó được hấp thu và dễ thải trừ.
* Trọng lượng phân tử thuốc (ptl nhỏ)
- Thuốc có ptl càng nhỏ càng dễ được vận chuyển vào các tổ chức sâu hơn; nếu ptl lớn, thuốc
kh qua được màng tb nên cũng kh được hấp thu
- Thuốc có phân tử lượng càng nhỏ thì càng có khả năng vượt qua màng tế bào tốt hơn, xâm
nhập được vào tổ chức, cơ quan sâu hơn nên thải trừ chậm hơn
- Nếu phân tử lượng lớn, thuốc không qua được màng tế bào nên cũng không được hấp thu.
Ví dụ: MgSO4 do phân tử lượng lớn nên hầu như không được hấp thu. Khi uống, thuốc lưu ở
ruột làm tăng áp lực thẩm thấu nên kéo và giữ nước trong lòng ruột gây tăng nhu động ruột
cho tác dụng nhuận tràng và tảy.
- Thuốc có phân tử lượng càng nhỏ càng dễ được vận chuyển vào các tổ chức sâu hơn. Điều
này rất có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu sản xuất các thuốc có trọng lượng phân tử thấp để
tối ưu hóa động học của thuốc nhằm phát huy tác dụng tối đa của thuốc, đạt hiệu quả điều trị
cao.
Ví dụ: những năm gần đây lâm sàng đã sử dụng heparin phân tử lượng thấp(1000 -10000DA)
như: enoxaparin(Lovenox), dalteparin(Fragmin) để chống huyết khối trong các tổ chức sâu
của cơ thể( huyết khối ở bắp cơ lớn, gan, thận...) hiệu quả tốt hơn so với heparin phân tử lượng
cao. - Ứng dụng: Trong lâm sàng: Heparin (thuốc chống đông máu) dùng để điều trị huyết
khối.
+ Phân tử lượng cao trong mạch
+ Phân tử lượng thấp: chui sâu huyết khối trong mạch, huyết khối trong mô chậm thải trừhơn
(Heparin) phân tử lượng cao.Trong quá trình chuyển hóa thuốc cũng cần phải có trọng lượng

4
phân tử thấp mới vào được trong tế bào( chủ yếu tế bào gan) để chuyển hóa. Nếu thuốc ở dạng
liên kết với protein huyết tương, phân tử lượng sẽ lớn, thuốc không qua màng để vào trong tế
bào được nên không được chuyển hóa.
(?) Những chất chui qua được màng lọc cầu thận (màng Baoman)
+ Nhỏ dưới < 300 A
+ Nếu lớn hơn > 300 A → bài tiết qua gan, mật, phổi
Thuốc ở dạng liên kết với protein huyết tương, phân tử lượng sẽ lớn, thuốc không lọc được
qua màng Baoman nên không thải trừ qua thận được
* Gradient nồng độ
- Nếu thuốc vận chuyển theo hình thức thụ động hoặc vận chuyển thuận lợi thì là thuốc được
vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
- Nếu thuốc vận chuyển theo hình thức vận chuyển tích cực thực thụ là thuốc đượcvận chuyển
ở nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao
- Trong qt lọc ở cầu thận, thuốc cũng phải có nồng độ cao trong dòng máu được lọc qua thận
* Chất mang (cariers)
- Vận chuyển các chất qua màng theo hình thức vận chuyển tích cực cần phải có chất mang.
Chất mang(cariers) là một điều kiện không thể thiếu, cần thiết cho sự vận chuyển các chất,
các thuốc qua màng sinh học theo hình thức vận chuyển tích cực(cả khuyếch tán thuận lợi và
tích cực thực thụ).
Ví dụ: các ion Ca2+, Na+,..muốn qua được màng tế bào phải có chất mang. Các chất mang này
mang tính đặc hiệu cho mỗi loại ion gắn vào chất mang giúp ion vận chuyển qua màng. Để
biểu thị tính đặc hiệu đó người ta gọi các chất mang này là “kênh”. Cụ thể như kênh Ca2+,
kênh Na+… Khi chẹn( phong tỏa, ức chế) các kênh này sẽ làm ách tắc quá trình vận chuyển
các ion nói trên, dẫn đến thay đổi hoạt động của các tế bào ở các cơ quan, tổ chức.
Áp dụng đặc tính này của quá trình vận chuyển thuốc qua màng sinh học, các nghiên cứu về
Dược đã cho ra đời các thuốc có tác dụng chẹn kênh vận chuyển các ion qua màng tế bào dẫn
đến chuyển biến được quá trình sinh lý bệnh thành quá trình sinh lý( nghĩa là có tác dụng chữa
bệnh). Ví dụ: trong lâm sàng đã sử dụng các thuốc chẹn kênh Ca2+ (nifedipine, amlodipine…)
để điều trị các trường hợp tăng huyết áp. Dùng các thuốc chẹn kênh kênh Na+ để làm thuốc
gây mê, thuốc gây
* Năng lượng (các enzym ATPase)
Một trong các điều kiện bắt buộc cho sự vận chuyển các chất, các thuốc qua màng sinh học
theo hình thức vận chuyển tích cực thực thụ là phải có sự cung cấp năng lượng cho quá trình
vận chuyển này. Trong các tế bào của các mô có nhiều enzyme(men) cung cấp năng lượng
cho sự vận chuyển các chất như: Na+/K+ATPase có nhiều ở tế bào cơ tim, tế bào ống thận..
cung cấp năng lượng giúp cho ion Na+, K+qua màng. Enzyme H+/K+ATPase có nhiều ở tế bào

5
viền( tế bào thành) dạ dày cung cấp năng lượng giúp cho ion H+, K+qua màng. Khi nguồn
cung cấp năng lượng này bị phong bế, sự vận chuyển các chất trên sẽ bị ngưng trệ, dẫn đến
thay đổi hoạt động của các tổ chức, cơ quan.Trên lâm sàng đã sử dụng nhiều thuốc có tác dụng
ức chế các enzyme cung cấp năng lượng cho các hoạt động của các tế bào để điều trị như: các
thuốc nhóm PPI(omeprazole, lansoprazole…) ức chế enzyme H+/K+ ATPase(bơm proton) có
nhiều ở tế bào viền ( tế bào thành) dạ dày, làm ngưng trệ vận chuyển H+ qua màng vào trong
lòng dạ dày( bề mặt niêm mạc dạ dày) kết hợp với Cl → có trong dịch kẽ của dạ dày tạo acid
HCl – thành phần chính của dịch vị. Vì vậy ức chế bài tiết acid dịch vị, làm giảm viêm, giảm
loét dạ dày- tá tràng.
Một ví dụ khác: trong điều trị suy tim cung lượng thấp( suy tim mạn) được dùng thuốc thuộc
các chế phẩm của Digitalis(digoxin, digitoxin). Các chế phẩm này đã ức chế enzyme
Na+/K+ATPase có nhiều ở tế bào cơ tim làm ắc tắc sự vận chuyển Na+ đi từ ngoài vào trong
tế bào trao đổi với K+, Cl- từ trong tế bào ra ngoài, dẫn đến tăng nồng độ Ca2+trong tế bào cơ
tim làm tim đập mạnh, tăng cung lượng tim, cải thiện được tình trạng suy tim.
? Một bệnh nhân bị viêm phổi nhẹ được chỉ định dùng Streptomycin (Streptomycin có
dạng viên và dạng tiêm). Anh/chị chọn dùng đường nào? Tại sao?
Nếu thuốc không tan hoặc rất ít tan trong nước, rất khó qua được màng tế bào, khó hấp thu
nên không có tác dụng toàn thân. Ví dụ streptomycine nếu dùng theo đường uống, thuốc chỉ
có tác dụng tại chỗ, do thuốc không được hấp thu, nên chỉ điều trị được nhiễm khuẩn đường
tiêu hóa mà không điều trị được nhiễm khuẩn ở các mô theo đường toàn thân (phổi, tụy, lách,
hạch…). Muốn diều trị được nhiễm khuẩn ở mô trên cần phải dùng dạng bào chế theo đường
tiêm. Mặt khác cấu trúc màng tế bào còn có các phân tử protein đã tạo thành các kênh (canal)
chứa đầy nước xuyên qua màng giúp các chất tan trong nước có phân tử nhỏ dễ dàng khuếch
tán qua màng. + Bệnh nhân bị viêm phổi nhẹ nên muốn điều trị nhiễm khuẩn ở mô theo đường
toàn thân (phổi) nên cần phải dùng dạng bào chế theo đường tiêm.
=> Kết luận: Một bệnh nhân bị viêm phổi nhẹ được chỉ định dùng Streptomycin
(Streptomycin có dạng viên và dạng tiêm) thì phải dùng dạng bào chế theo đường tiêm.

6
Câu 2. Trình bày định nghĩa, đặc điểm chung (các yếu tố) ảnh hưởng đế sự
hấp thu của thuốc trong cơ thể
Hấp thu là sự xâm nhập của thuốc vào vòng tuần hoàn chung của cơ thể dưới dạng còn hoạt
tính.
Hấp thu thuốc là quá trình vận chuyển thuốc từ nơi theo đường dùng thuốc (uống hoặc tiêm...)
vào vòng tuần hoàn chung của cơ thể dưới dạng còn hoạt tính để tới các tổ chức, cơ quan, đặc
biệt đến các tổ chức, cơ quan bị bệnh để phát huy tác dụng.
Thuốc được coi như là một đồ ăn, thức uống đặc biệt (sinh lý của bộ máy tiêu hóa)
Tuần hoàn chung: Thức ăn → Miệng → Dạ dày → Ruột non → Tĩnh mạch cửa → Gan →
Tính mạch trên gan → Tính mạch chủ dưới.
* Đặc điểm chung ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc trong cơ thể:
- Những yếu tố thuộc về thuốc:
+ Độ hòa tan của thuốc: thuốc muốn hấp thu được vào vòng tuần hoàn chung của cơ thể
phải có tỉ lệ hòa tan lipid/nước thích hợp. Nhìn chung, thuốc dùng dưới dạng dung dịch nước
dễ hấp thu hơn dạng dầu, dịch treo hay dạng cứng.
+ Chênh lệch nồng độ thuốc giữa 2 bên màng
+ Độ ion hóa: Thuốc càng ít bị phân ly thì càng dễ được hấp thu, ngược lại, thuốc càng bị
phân ly thì càng khó hấp thu và dễ thải trừ
+ Dạng bào chế thuốc: dạng viên tác dụng nhanh, dạng viên phóng thích kéo dài, dạng viên
đạn, miếng dán thẩm thấu qua da, dung dịch tiêm,...
- Thuộc về nơi hấp thu:
+ pH tại chỗ hấp thu: vì có ảnh hướng đến độ ion hóa và độ tan của thuốc tại nơi hấp thu:
• Thuốc có tính acid yếu thì hấp thu tốt trong môi trường acid
• Thuốc có tính base yếu thì hấp thu tốt trong môi trường base
+ Nồng độ của thuốc tại nơi hấp thu: nồng độ càng cao thì càng hấp thu nhanh
+ Tuần hoàn tại vùng hấp thu: càng nhiều mạch, càng hấp thu nhanh, vì thuốc được hấp thu
là thuốc phải vào vòng tuần hoàn chung
+ Diện tích vùng hấp thu: các tổ chức có diện tích lớn, hấp thu nhanh: phổi, niêm mạc ruột...
+ Chất mang
- Đối tượng sử dụng: người già, trẻ em, phụ nữ có thai... (đối tượng đặc biệt)

7
Câu 3. Trình bày các đặc điểm của sự hấp thu thuốc qua niêm mạc dạ dày.
Cho ứng dụng trong lâm sàng? - Đặc điểm của sự hấp thu thuốc qua niêm
mạc dạ dày: (không phải nơi hấp thu tốt)
+ Phụ thuộc vào tốc độ rỗng của dạ dày:
• Thường khi đói (dạ dày rỗng), thuốc hấp thu nhanh hơn đối với những thuốc hấp thu
bị ảnh hưởng bởi thức ăn -> những thuốc này nên uống trước bữa ăn hoặc uống xa
bữa ăn
• Tuy nhiên, có 1 số thuốc được tăng hấp thu khi có mặt của thức ăn nên uống thuốc
trong ăn hay ngay sau ăn
+ Biểu mô dạ dày dày (có tận 3 lớp)
+ Hệ mao mạch ít, không phong phú, lại chứa nhiều cholesterol nên 1 số thuốc có hệ số
lipid/nước cao mới được hấp thu qua niêm mạc dạ dày
+ Diện tích tiếp xúc ít, nhỏ, không có nhung mao, tế bào nội mô xếp khít nhau
+ Các tế bào dạ dày chủ yếu là tế bào tiết -> hấp thu kém
+ pH dạ dày thấp (pH=1-3) -> dạ dày có tính acid
• Chỉ hấp thu các thuốc có bản chất acid yếu, ít bị ion hóa như aspirin, barbiturat
• Có thể phá hủy 1 số thuốc có bản chất base -> hầu như không hấp thu thuốc có bản
chất kiềm yếu như alkaloid, amphetamin
- Ứng dụng trong lâm sàng: trong giải độc: bị ngộ độc cấp: rửa dạ dày trong vòng 6h đầu kể
từ khi bắt đầu ngộ độc), nếu ngộ độc thuốc có bản chất kiềm như thuốc alkaloid có thể rửa dạ
dày tới trước 12h (tính từ thời gian sau khi ngộ độc)
Viên bao tan trong ruột nghĩa là gì?
- Viên bao tan trong ruột là dạng bào chế để thuốc đi qua dạ dày còn nguyên vẹn và chỉ tan ở
phần đầu ruột non (tá tràng) và phóng thích dược chất ở ruột.
- Mục đích của dạng thuốc này là:
+ Ngăn ngừa dược chất bị phân hủy trong môi trường acid của dạ dày chẳng hạn như các
thuốc ức chế bơm proton NEXIUM (esomeprazole), OVAC (omeprazole)
+ Ngăn ngừa dược chất phóng thích ở dạ dày, gây hại cho niêm mạc dạ dày (như viên nén
bao tan ở ruột aspirin pH=8)
Giải thích tại sao omeprazole được bào chế dạng viên bao tan trong ruột?
+ Omeprazole có bản chất là acid nên bị phá huỷ trong môi trường acid, do đó thuốc được
bào chế dưới các dạng bao tan trong ruột để tránh sự phá huỷ của pH dịch dạ dày. Omeprazole
được hấp thu ở ruột non trong vòng 3 – 6 giờ, sinh khả dụng đường uống khoảng 60%

8
Hướng dẫn cách dùng thuốc có dạng bào chế viên bao tan trong ruột?
+ Nuốt nguyên vẹn viên thuốc, không được nhai (hay bẻ, vỡ), không được ngậm viên thuốc
+ Thời điểm dùng thuốc tốt nhất là trước ăn 30 phút để tối ưu hóa hiệu quả của thuốc. Vì:
• Uống trước ăn thì thuốc ít bị ảnh hưởng của hoạt động co óp của dạ dày có thể vỡ
viên thuốc
• Uống trước ăn 30 phút để thuốc phát huy tác dụng đúng thời điểm nhất vì lúc này
enzyme H+/K+ ATPase hoạt động mạnh nhất để bài tiết H+ giúp cho việc bài tiết dịch
vị chuẩn bị cho tiêu hóa thức ăn vào bữa ăn

9
Câu 4. Trình bày các đặc điểm của sự hấp thu thuốc qua niêm mạc ruột
non. Cho ứng dụng trong lâm sàng? Aspirin pH8 anh chị hiểu như thế
nào? Hướng dẫn cách dùng AspirinpH8 cho bệnh nhân ?
- Các đặc điểm của sự hấp thu thuốc qua niêm mạc ruột non: (là nơi hấp thu tốt)
+ Có diện tích tiếp xúc lớn nhất trong ống tiêu hóa
• Vì ruột non là phần dài nhất trong ống tiêu hóa
• Có nhiều các nhung mao và vi nhung mao -> tăng diện tích tiếp xúc rất rất nhiều
• Ruột non có nhu động ruột -> làm thuốc được trải đều ở dải ruột non -> tăng khả
năng tiếp xúc -> tăng diện tích tiếp xúc
+ Hệ thống mao mạch tại ruột non cực kì phong phú
+ Dải pH rộng, có thể kéo dài từ pH có acid yếu đến base yếu:
• Ruột non có 3 vùng
✓ Đoạn 1: tá tràng (pH=5-6)
✓ Đoạn 2: hỗng tràng (pH=6-7)
✓ Đoạn 3: hồi tràng (pH=7-8)
• Ưu điểm của dải pH rộng: các thuốc kể cả tính chất acid yếu hay base yếu đều được
hấp thu ở ruột non
+ Chất mang (hệ thống protein vận chuyển phong phú): thích hợp cho cả các thuốc vận
chuyển tích cực và khuếch tán thụ động
+ Có nhiều hình thức vận chuyển:
• Vận chuyển tích cực
• Khuếch tán thụ động => Thuốc vận chuyển theo cách thức nào
• Lọc thì cũng được hấp thu ở ruột non
• Ẩm bào, thực bào
+ Dịch tiêu hóa: dịch tụy, dịch ruột, dịch mật, chứa nhiều enzyme tiêu hóa -> tạo điều kiện
môi trường hấp thu tốt 1 số thuốc. VD: 1 số vtm tan trong dầu: A, D, E, K hấp thu trong mt
có nhiều dịch mật. Tuy nhiên ở dịch ruột có 1 số men có thể thủy phân gây hiện tượng chuyển
hóa bước 1 đối với 1 số thuốc (mất 1 phần hoạt tính)
- Ứng dụng trong lâm sàng: đối với 1 số thuốc bị ảnh hưởng bởi tác dụng của chuyển hóa
bước 1 ở các men ở ruột hay ở gan -> Cách khắc phục khi bị chuyển hóa bước 1:
+ Bào chế phải tính toán hàm lượng nâng lên để bù đắp lại phần bị chuyển hóa bước 1 (khi
chức năng gan, ruột bình thường)
+ Khi gan, ruột có vấn đề (viêm gan, suy gan...) thì bên Dược lâm sàng phải tính toán hướng
dẫn sử dụng thuốc cho hợp lí.

10
- Aspirin pH8 hiểu như thế nào?
+ Aspirin pH8 có chứa hoạt chất acid acetylsalicylic 500mg, dạng viên nén bao phim. Viên
thuốc này chỉ tan khi gặp môi trường ph=8, tức là ở ruột non
+ Giải thích: Vì aspirin có bản chất là acid (acid salicylic), dễ tan trong acid. Aspirin thuộc
nhóm NSAIDs có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày -> viêm loét dạ dày -> bào chế dưới dạng
viên bao tan trong ruột vì để tránh sự kích thích gây cồn cào, đau dạ dày, tránh tác dụng phụ
của aspirin
- Hướng dẫn cách dùng Aspirin pH8 cho bệnh nhân ?
+ Thuốc Aspirin pH8 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và dùng theo đường uống
+ Uống nguyên viên, không được nhai hay nghiền ra, vì làm như thế có thể ảnh hưởng đến
hấp thu của thuốc
+ Nếu quên 1 liều thì hãy uống thuốc aspirin pH8 ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu đã gần
đến thời điểm sử dụng liều tiếp theo, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo đúng
lịch trình. Tuyệt đối không sử dụng gấp đôi liều vì có thể làm trầm trọng các tác dụng phụ

11
Câu 5. Trình bày các đặc điểm của sự hấp thu thuốc qua niêm mạc đại
tràng, trực tràng. Ứng dụng trong lâm sàng? Một thuốc chuyển hóa bước
1 nếu phải đặt trực tràng thì đặt nông hay sâu, giải thích tại sao ?
- Các đặc điểm của sự hấp thu thuốc qua niêm mạc đại tràng: (không phải nơi hấp thu tốt)
+ Diện tích tiếp xúc ngắn (tuy có 3 phần nhưng không dài bằng ruột non)
+ Không có hệ thống nhung mao, vi nhung mao như ruột non
+ Ít enzym tiêu hóa
+ Hệ thống chất mang không có nhiều (nhiệm vụ chính của đại tràng là tái hấp thu nước và
ion nên sự vận chuyển ít -> chất mang ít)
+ Hệ thống mao mạch cũng ít
+ Thuốc đến đại tràng thì phải đi qua ruột non -> ở ruột non cũng đã hấp thu nhiều nên ở
đại tràng chỉ là hấp thu nốt các chất mà ở ruột non hấp thu chưa hết -> hấp thu ít => Đại tràng
chủ yếu hấp thu 1 số thuốc có tính tan trong lipid
+ Ở đại tràng, 1 số thuốc có thể bị ảnh hưởng tới sự hấp thu bởi hệ vi khuẩn chí (hệ vi khuẩn
có lợi)
- Ứng dụng trong lâm sàng (đại tràng):
+ Bệnh nhân bị suy tim mạn tính -> được dùng 1 trong các chế phẩm như digoxin có đặc
điểm: thuốc thường bị chuyển hóa bước 1 bởi các men của hệ vi khuẩn chí
Nếu 1 người bị viêm đại tràng mạn -> dẫn tới rối loạn hệ vi khuẩn chí mà lại bị suy tim,
được chỉ định dùng digoxin -> thì digoxin sẽ bị giả hoặc mất chuyển hóa bước 1 do rối loạn
hệ vi khuẩn chí -> thuốc tăng sinh khả dụng (tăng hấp thu) -> tăng hiệu dụng, tăng tác dụng
quá mức -> có thể dẫn đến tăng độc tính của digoxin
=> Dược sĩ nắm chắc kiến thức, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn

12
- Các đặc điểm của sự hấp thu thuốc qua niêm mạc trực tràng:
+ Dùng đường uống: (không phải nơi hấp thu tốt)
• Có diện tích tiếp xúc ít, không có nhung mao và vi nhung mao
• Hầu như không có men tiêu hóa
+ Dạng viên đặt ở hậu môn: (vị trí hấp thu tốt)
• Hệ thống tĩnh mạch nhiều, phong phú
• Trực tràng chia 2 đoạn
✓ 2/3 dưới trực tràng: thuốc hấp thu -> đổ về tĩnh mạch chủ dưới (đổ về tim) -
> không đi qua gan để chuyển hóa
✓ Còn lại: thuốc hấp thu -> đi qua gan rồi chuyển hóa
=> Không nên đặt sâu vì có thể 1 phần thuốc sẽ chuyển hóa qua gan bước 1
• Ít dịch -> thuốc đạt nồng độ cao -> phù hợp điều kiện khuếch tán thụ động
• Nồng độ đậm đặc -> tác dụng toàn thân
- Ứng dụng trong lâm sàng (trực tràng):
+ Thuốc đặt trực tràng hầu hết có tác dụng tại chỗ (thuốc tác dụng ngay tại nơi đưa thuốc,
thuốc chưa được hấp thu ở vòng tuần hoàn)
• Dùng viên daspon -> điều trị trĩ
• Bị táo bón -> dùng thuốc sổ
+ Tuy nhiên, 1 số thuốc đặt trực tràng cho tác dụng toàn thân (tác dụng thuốc tại mô đích
sau khi thuốc đã hấp thu vào vòng tuần hoàn)
• VD: hạ sốt cho trẻ em bằng paracetamol, đặt dưới dạng viên đạn
- Một thuốc chuyển hóa bước 1 nếu phải đặt trực tràng thì đặt nông hay sâu, giải thích
tại sao
+ Trực tràng có hệ thống tĩnh mạch phong phú:
• Nhánh tĩnh mạch trực tràng trên: máu về gan qua tĩnh mạch cửa
• Nhánh tĩnh mạch trực tràng giữa và dưới: máu đổ thẳng vào tĩnh mạch chủ dưới,
không qua gan
+ Vì thế, ứng dụng trong lâm sàng, nếu 1 thuốc bị chuyển hóa bước 1, có chỉ định đặt trực
tràng, nên đặt nông vì thuốc sẽ được hấp thu qua nhánh của tĩnh mạch trực tràng giữa và dưới,
vào tĩnh mạch chủ dưới (vào vòng tuần hoàn chung mà không qua gan) nên sẽ hạn chế được
chuyển hóa qua gan bước 1

13
Câu 6. So sánh ưu - nhược điểm của sự dùng thuốc qua đường uống và
đường tiêm ? Ứng dụng trong lâm sàng?
* Ưu điểm của đường uống:
- Dễ dùng vì là đường hấp thu tự nhiên
- Không gây đau
- Dễ thực hiện việc uống thuốc, không cần sự trợ giúp của cán bộ y tế
- Tiện lợi (thuốc đường uống rất phong phú, đa dạng, gần như ai cũng uống được)
- Kinh tế (rẻ hơn so với thuốc dùng đường tiêm)
- An toàn (TDKMM nhẹ hơn và chậm hơn so với đường tiêm)
* Nhược điểm của đường uống:
- Hấp thu khó dự đoán, không hoàn toàn
+ Tốc độ rỗng của dạ dày
+ Nhu động ruột
=> Khó dự đoán, khả năng hấp thu của mỗi người là khác nhau
- Phụ thuộc vào sự tuân thủ của người bệnh
- Nguy cơ trong sự tương tác thuốc – thuốc, thuốc – thức ăn, đồ uống
+ VD: Không dùng amstatin với nước ép bưởi
- 1 số thuốc gây kích ứng niêm mạc tiêu hóa gây rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, viêm, loét..)
=> Khắc phục: uống thuốc sau ăn, dùng dạng bào chế viên bao tan trong ruột, dùng phối
hợp với thuốc chống viêm loét dạ dày- tá tràng (omeprazol...)
- 1 số thuốc bị ảnh hưởng bởi tác dụng của chuyển hóa bước 1 ở các men ở ruột hoặc ở
gan
=> Khắc phục khi bị chuyển hóa bước 1:
+ Bào chế phải tính toán hàm lượng nâng lên để bù đắp lại phần bị chuyển hóa bước 1
(khi chức năng gan, ruột bình thường)
+ Khi bị suy gan, viêm gan...(chức năng gan, ruột có vấn đề) thì bên dược lâm sàng phải
tính toán hướng dẫn sử dụng thuốc cho hợp lí
- 1 số thuốc bị phá hủy ở đường tiêu hóa:
+ VD1: penicilin G: dùng đường uống thì bị pH dạ dày phá hủy => Khắc phục: dùng
dạng tiêm hoặc thay bằng penicilin V

14
+ VD2: Thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton (PPI) (omeprazole...) bị phá hủy ở dạ dày
=> Khắc phục: khống chế dưới dạng uống, làm viên bao tan trong ruột non (tức là viên nguyên
vẹn ở dạ dày, đến khi xuống ruột non thì bao mới tan ra)
- Dược chất có mùi khó chịu, kích ứng => Khắc phục:
+ Cho thêm tá dược điều hương vị cho dễ uống
+ Kích ứng: làm viên bao tan ruột...
- Không dùng được đối với bệnh nhân bị hôn mê, khó nuốt (hay nôn, tắc ruột, bán tắc
ruột..) => Khắc phục: bắt buộc dùng đường tiêm
* Ưu điểm của đường tiêm: khắc phục được nhược điểm của đường uống
- Hấp thu hoàn toàn, nhanh chóng, trọn vẹn
- Liều chính xác và kiểm soát được liều lượng
- Dùng trong trường hợp khẩn cấp: bệnh cấp cứu (nguy hiểm tính mạng) và bệnh cấp tính
chưa hẳn nguy hiểm tính mạng nhưng tình trạng có vẻ nặng nề hơn so với bệnh mạn tính (đợt
cấp tính của bệnh mạn tính)
- Tránh được sự chuyển hóa qua gan bước 1
- Không bị ảnh hưởng bởi môi trường không thuận lợi, đặc biệt là môi trường acid dịch vị
dạ dày và enzym tiêu hóa
* Nhược điểm của đường tiêm: ngược lại với ưu điểm của đường uống
- Gây đau
- Giá cao so với thuốc dùng đường uống
- Khó khăn khi dùng thuốc, người bệnh không tự sử dụng được mà cần có cán bộ chuyên
môn và cần được giám sát chặt chẽ trong quá trình sử dụng
- Khi hấp thu thuốc hoàn toàn -> dễ xảy ra tính toán không hợp lí (tình trạng bệnh, đối
tượng sử dụng: người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai...) -> dễ gây quá liều
+ VD: thuốc có thể gây trụy tuần hoàn do quá liều thuốc, thuốc trị sốt rét bằng đường
tiêm như quinin sulfat
=> Khắc phục: tiêm chậm, tính toán liều lượng thận trọng trước khi tiêm
- Có thể bị lây, nhiễm khuẩn, HIV, viêm gan virus => Khắc phục: dùng bơm, kim tiêm 1
lần

15
Câu 7. Thế nào là chuyển hóa bước 1 của thuốc, đặc điểm chuyển hóa bước
1 và ứng dụng trong lâm sàng ? Anh, chị giải thích tại sao không được
dùng thuốc nhóm thuốc Statin cùng với nước ép bưởi ?
Chuyển hóa bước 1 là:
- xảy ra trước khi thuốc vào vòng tuần hoàn chung. Chỉ xảy ra với một số thuốc nên kết quả
làm giảm hấp thu thuốc, giảm sinh khả dụng, giảm tác dụng. → Trong bào chế với những
thuốc bị chuyển hóa bước một thường phải nâng hàm lượng lên, bù đắp phần chuyển hóa bước
một.

16
Câu 8. Trình bày các đặc điểm sự liên kết thuốc với protein huyết tương, ý
nghĩa trong lâm sàng và ứng dụng trong lâm sàng ?
- Thuốc sau khi hấp thụ vào vòng tuần hoàn chung, thuốc thường được kết hợp với
protein huyết tương, tùy theo đặc tính lý hóa của thuốc mà các thuốc có thể liên kết với Pr với
những tỷ lệ khác nhau nhiều hay ít (tùy thuộc vào ái lực của thuốc đối với Pr huyết tương),
những thuốc liên kết mạnh với protein trên 75% là những thuốc cần phải thận trọng khi dùng
trong lâm sàng vì những thuốc liên kết mạnh với Pr ht thường gây các biến đổi về sinh lý và
sinh hóa trong các tổ chức cơ quan của cơ thể gọi là những thuốc thay đổi có ý nghĩa lâm
sàng.
- Các thuốc liên kết với Pr ht theo liên kết lỏng lẻo không bền vững nên sự liên kết này
luôn ở trạng thái cân bằng động theo phương trình:
Thuốc (1) + Protein ↔ Protein - Thuốc (2)
(1): thuốc ở dạng tự do. (2): thuốc ở dạng liên kết với protein huyết tương
- Chỉ có thuốc ở dạng tự do mới phát huy được tác dụng dược lý. Thuốc ở trạng thái
phức hợp không phát huy được tác dụng dược lý nên được coi như là một dạng dự trữ
thuốc. Thuốc ở dạng tự do & dạng liên kết theo phương trình trạng thái cân bằng động cụ thể:
Nếu nồng độ thuốc ở dạng tự do tại mô đích của thuốc ( mô đích là nơi mà tổ chức bị
bệnh, nơi nhận tác dụng chính của thuốc) giảm xuống thì phương trình sẽ chuyển theo chiều
ngược lại để giải phóng thuốc ra dạng tự do, thuốc ở dạng tự do này theo tuần hoàn đến mô
đích để phát huy tác dụng .
➔ Ý nghĩa của đặc điểm này: Sự liên kết của thuốc với Pr huyết tương
+ Góp phần vào việc giảm bớt độc tính của thuốc.
+ Góp phần vào việc điều hòa nồng độ thuốc giữa mô đích và huyết tương trong cơ thể.
- Các thuốc có bản chất là acid yếu thường gắn với albumin huyết tương. Các thuốc có
bản chất là kiềm yếu thường gắn với globulin huyết tương. → Vì vậy, khi dùng 2 liều hay
nhiều thuốc phối hợp với nhau thì các thuốc có thể xảy ra sự cạnh tranh. Nếu 2 thuốc cùng
gắn mạnh với Pr huyết tương, cụ thể những thuốc có ái lực mạnh với Pr huyết tương sẽ đẩy
thuốc có ái lực yếu hơn ra khỏi Pr huyết tương → Dẫn đến làm cho nồng độ tự do của thuốc
bị đẩy ra khỏi Pr huyết tương tăng lên → Dẫn đến tăng tác dụng quá mức Thường là độc
tính cũng tăng theo.
→ Ứng dụng trong lâm sàng: Nếu phối hợp 2 thuốc dùng gắn mạnh với Pr huyết
tương thì phải điều chỉnh liều theo hướng “Giảm” liều của thuốc bị đẩy.
VD: Dùng thuốc chống đông máu (Warfarin). Đồng thời dùng thuốc NSAIDs
(Phenylbutazon, Ibuprofen). Thấy chảy máu chân răng, chảy máu cam rồi lấm chấm xuất huyết
dưới cẳng tay trái. NSAIDS đẩy warfarin ra khỏi protein huyết tương làm cho warfarin tăng
quá mức → Gây xuất huyết → Phải giảm liều của warfarin.

17
VD: Trường hợp chảy máu do dùng đồng thời các thuốc chống đông nhóm coumarol
với các thuốc có ái lực cao với protein huyết tương cũng theo cơ chế tương tự, như phần lớn
các thuốc thuộc nhóm NSAIDs. Tuy nhiên về cơ chế tăng cường tác dụng chống đông máu
của nhóm thuốc chống viêm mới đây đang có những ý kiến khác nhau.
Trong 1 số trạng thái bệnh lý làm giảm sổ lượng, chất lượng của Pr huyết tương như
các bệnh đường ruột, viêm dạ dày mạn, viêm đại tràng mạn → kém hấp thu acid amin, các
bệnh lý của gan làm suy giảm chức năng gan như viêm gan virus, xơ gan cổ trướng... →
Những trường hợp này làm cho sự gắn, sự liên kết thuốc với Pr huyết tương bị giảm xuống.
→ Dẫn đến nồng độ thuốc ở dạng tự do tăng lên →vLàm tăng tác dụng quá mức → Tăng độc
tính .
Ý nghĩa trong điều trị: Nếu sử dụng các thuốc liên kết mạnh với Pr huyết tương trong
các trạng thái bệnh lý trên thì phải điều chỉnh liều theo hướng “Giảm liều của thuốc”.
Một số các thuốc có tính kháng nguyên kém (bán kháng nguyên) nhưng khi được kết
hợp với Pr huyết tương lại trở lại thành những kháng nguyên hoàn toàn (có tính KN mạnh) →
Cần phải thận trọng đối với những người có cơ địa dị ưng để hạn chế tính kháng nguyên của
thuốc có thể gây ra tình trạng dị ứng thuốc hoặc làm cho gây ra tình trạng dị ứng thuốc nặng
thêm.

18
Câu 9. Trình bày các đặc điểm của sự phân bổ thuốc đến các tổ chức: Qua
não và dịch não tuỷ, và ứng dụng trong lâm sàng ?
- Sự phân bố thuốc vào các tổ chức: Sau khi thuốc được hấp thu vào vòng tuần hoàn
thì sẽ theo tuần hoàn tới các mô đích để phát huy tác dụng chính, ngoài ra còn tùy thuộc vào
đặc tính lý hóa của thuốc, là độ hòa tan lipid/nước, độ ion hóa trong mỗi môi trường của tổ
chức cơ quan.
- Sự liên kết của thuốc với Pr huyết tương: Nếu thuốc ở trạng thái phức hợp (thuốc ở
dạng trạng thái liên kết với Pr huyết tương) thì thuốc không phân bố được vào trong các tổ
chức nên không phát huy được tác dụng dược lý. Chỉ có thuốc ở dạng tự do thì mới vào được
các tổ chức để phát huy tác dụng dược lý. Ngoài ra, thuốc vào trong tổ chức còn phụ thuốc
vào sự tưới máu trong các tổ chức.
- Thuốc vào trong cơ thể còn phụ thuộc vào ái lực đặc biệt của thuốc: Khi thuốc được
hấp thu theo tuần hoàn sẽ được phân bố đến mô đích để phát huy tác dụng chính (theo phản
xạ hướng hóa động của cơ thể). Song tùy theo đặc tính lý hóa của thuốc và ái lực của thuốc
với các tổ chức khác nhau mà thuốc còn được phân phối vào các tổ chức khác ngoài mô đích
như niêm mạc dạ dày gây kích ứng làm viêm loét dạ dày.
VD: thuốc chữa tim, mô đích là tim nhưng thuốc vẫn đến gan, phổi, thận để tích lũy.
Khi nồng độ thuốc ở tim giảm thì thuốc từ gan, phổi, thận sẽ quay lại tim.
NSAID (mô đích là ổ viêm) hay còn đi vào niêm mạc dạ dày gây kích ứng, loét dạ dày;
Diboxim (Mô đích là vào tim, do đặc tính lý hóa thì nó còn đi vào gan, phổi, máu → Lại đi
vào tim)
- Thuốc được ưu tiên vào các mô đích để phát huy tác dụng chính của thuốc.
VD: Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn ở phổi được chỉ định dùng kháng sinh. → KS đi vào ổ
nhiễm khuẩn trước để diệt vi khuẩn tại ổ nhiễm khuẩn. Xong tùy theo đặc tính lý hóa, ái lực
của kháng sinh với tổ chức khác mà KS có thể phân phối vào các tổ chức khác ngoài mô đích,
chủ yếu là có thể gây ra các TDKMM ở các tổ chức này. VD như KS Amilo.
- Tuy nhiên, có những thuốc ngoài sự phân bố vào mô đích để phát huy tác dụng chính,
thuốc còn phân bố vào các mô khác để tích lũy rồi sau đó thuốc lại được phân phối lại. VD:
Thuốc trợ tim.
3.3/ Sự phân bố thuốc trong tổ chức mỡ
(?) 2 người cùng cân nặng như nhau trong đó cos 1 người béo, 1 người gầy cùng phẫu thuật
1 loại bệnh (viêm ruột thừa). Liều thuốc mê như nhau, ai sẽ mê trước? Tổng liều thuốc mê ai
nhiều hơn?
- Đích tác dụng của thuốc là hệ thần kinh trung ương.
Người gầy sẽ gây mê thuốc trước (xuất hiện tác dụng trước) vì người gầy ít tổ chức mỡ (nếu
có sẽ tác dụng nhiều, giảm hàm lượng của thuốc mê) nên thuốc sẽ đi thẳng lên TKTW sớm

19
hơn chứ không đi lòng vòng → Thời gian người gầy sẽ nhanh hơn. Người béo lâu mê hơn vì
còn đi vào tổ chức mỡ trước rồi mới lên TKTW.
-Tổng lượng thuốc mê đưa vào người béo ít hơn người gầy. Với điều kiện là cân nặng
như nhau đều phẫu thuật bệnh như nhau
+ Vì người béo có lượng dự trữ ở trong tổ chức mỡ nên chuyển hóa chậm sử dụng từ từ lượng
thuốc dư → Nên không cần tiêm thuốc mê.
+ Vì người gầy không có lượng dự trữ ở các tổ chức → Chuyển hóa nhanh rồi thải trừ nên bác
sĩ phải đưa thêm thuốc bổ sung.
3.4/ Đặc điểm của sự phân bố thuốc qua hàng rào máu não
- Đặc điểm của hàng ràoTKTW:
+ HR máu não (bao trùm TKTW)
+ HR máu – dịch não tủy
+ HR dịch não tủy - não
- Bình thường thì hàng rào TKTW được bảo vệ rất chặt chẽ khó cho chất lạ đi qua bởi
các lớp tế bào nội mô ở các mao mạch trên TKTW (cấu trúc thành mạch lớp trong cùng đều
được cấu tạo bởi nội mô – không có cơ trơn – Nhiệm vụ: Trao đổi chất) xếp kít với nhau, dày
hơn lớp TB nội mô ở các mạch máu ở các tổ chức cơ quan khác.
- 3 hàng rào tạo thành 3 ngăn (mạch máu - mao mạch; dịch não tủy; não) → Thuốc
muốn qua được phải qua 3 hàng.
- Trước khi vào TKTW, ở TKTW có lớp TB hình sao dày đặc để bắt được thông tin từ
các nơi được đứng khít nhau, dày đặc để lên não tủy vào TKTW. Hầu hết các chất lạ bình
thường rất khó qua được hàng rào TKTW. Tuy nhiên, khi não bị tổn thương thì các vết thương
tạo lỗ hổng lớn có thể cho qua 1 số chất, 1 số thuốc.
VD: Thuốc điều trị lao màng não bình thường thuốc không đi qua được nhưng khi bị
nhiễm lao thì thuốc sẽ qua được hàng rào máu não.
- Nhìn chung, thuốc khó qua hàng rào máu não nhưng vẫn có một số thuốc vẫn qua
được hàng rào máu não nhưng gây độc với TKTW với liều cao. Những trường hợp này khắc
phục không khuyến cáo sử dụng thuốc liều cao và phải sử dụng chặt chẽ. Nếu bắt buộc phải
dùng thì phải theo dõi sát các TDKMM của thuốc trên TKTW để xử lý kịp thời.
3.5/ Phân bố thuốc qua nhau thai/rau thai
- Bánh nhau được coi là hàng rào vận chuyện các chất giữa mẹ và con, là nơi cung cấp
máu nuôi dưỡng thai nhi.
- Diện tích bánh rau lớn 50m2, bề dày 2,5cm, lưu lượng máu giữa mẹ-con cao
500ml/phút. Nhau thai có hệ thống vận chuyển phong phú có nhiều chất mang carrier → Giúp
cho vận chuyển thuốc, chất theo hình thức tích cực, có các ống lọc.

20
→ Hầu hết, các thuốc đều qua đưuọc nhau thai theo tỷ lệ nhiều ít khác nhau. Phụ thuộc
vào các đặc tính lý hóa của thuốc. Duy nhất cho đến nay có một thuốc không qua được nhau
thai là “Haparin (Thuốc chống đông máu)” thuốc đã qua được nhau thai thì ít nhiều cũng ảnh
hưởng đến sức khỏe của thai nhi. → Chống chỉ định đối với những thuốc hướng thần (Thuốc
ngủ, thuốc gây mê)

21
Câu 10. Trình bày kết quả chuyển hóa đối với tác dụng sinh học và độc tính
của thuốc ?
Sau khi thuốc phát huy tác dụng tại mô đích thì thuốc sẽ được chuyển hóa để thải trừ ở
gan (cơ quan chuyển hóa thuốc lớn nhất của cơ thể vì gan tổng hợp rất nhiều men chuyển hóa
thuốc)
- Nói chung qua chuyển hóa, phần lớn các thuốc bị giảm hoặc mất độc tính, giảm hoặc mất
tác dụng. VD: + Procain bị thủy phân thành acid para aminobenzoic và diethylamino ethanol
không còn tác dụng gây tê
+ 6-mercaptopurin bị oxy hóa thành 6-mercapturic acid không còn tác dụng chống ung thư
+ Mặt khác, qua chuyển hóa, thuốc dễ dàng bị thải trừ. Chính vì những lí do trên nên có thể
nói quá trình chuyển hóa là quá trình khử độc của cơ thể đối với thuốc.
- 1 số thuốc qua chuyển hóa, chất chuyển hóa vẫn giữ được tác dụng dược lý như chất mẹ
nhưng mức độ tác dụng có thể bị thay đổi ít nhiều. => Nếu phải điều trị các bệnh mãn tính mà
phải dùng thuốc lâu dài -> điều chỉnh liều theo hướng giảm liều, tốt nhất là điều trị thành từng
đợt ngắn. VD:
+ desipramin là chất chuyển hóa của imipramin có tác dụng chống trầm cảm tương tự
imipramin => Nếu điều trị lâu dài các bệnh mãn tính thì điều chỉnh liều theo hướng giảm liều,
tốt nhất là nên điều trị thành từng đợt ngắn
+ Chất chuyển hóa của acetohexaid là 1-hydroxyhexamid có tác dụng hạ đường huyết mạnh
hơn chất mẹ
- 1 số thuốc chỉ sau khi chuyển hóa mới có tác dụng. VD: + Levodopa có tác dụng chống
parkinson là do khi vào cơ thể bị chuyển hóa thành dopamin
+ Vitamin D3 bị chuyển hóa thành 1,2-dihydroxycalciferol có tác dụng tăng hấp thu calci ở
ruột
- Đặc biệt có 1 số chất sau khi bị chuyển hóa lại tăng độc tính. => Khắc phục: cắt bỏ hoặc thay
thế nếu có thuốc mới, nếu chưa có thuốc thay thế mà cần dùng những thuốc đó thì nên dùng
thuốc thành đợt ngắn ngày. VD: + Carbon tetracorid (CCl4) gây hoạt tử tế bào gan là do trong
cơ thể tạo thành CCl3
+ Primaquin trong cơ thể bị oxy hóa tạo thành 5 hydroxy hoặc 5,6 dihydroxy primaquin có
thể gây độc với máu (giả bạch cầu, tan máu...). Primaquin (diệt gian bào của kí sinh trùng sốt
rét) -> chỉ sử dụng khi cần thiết và điều trị ngắn ngày.
+ Pyramidon (giảm sốt, co giật) gây hội chứng xanh xao do chất chuyển hóa gây độc ->
thay thế bằng paracetamol

22
Câu 11. Trình bày hiện tượng cảm ứng men chuyển hóa thuốc: Định nghĩa,
ý nghĩa và ứng dụng lâm sàng
❖ Định nghĩa
- Là hiện tượng làm tăng hoạt tính của men chuyển hóa thuốc (chủ yếu ở gan) được gọi
là hiện tượng gây cảm ứng men.
- Những thuốc có tác dụng làm tăng hoạt tính của men chuyển hóa thuốc được gọi là
những thuốc gây “Cảm ứng men”.
❖ Ý nghĩa trong tương tác thuốc
- Những thuốc gây cảm ứng men thường làm chuyển hóa nhanh các chất hoặc các thuốc
được chuyển hóa nhanh qua các men này dẫn đến làm thuốc đó nhanh bị thải trừ → Thuốc
nhanh mất tác dụng và độc tính cũng giảm theo.
- Ý nghĩa trong phối hợp thuốc: Một thuốc được dùng đồng thời với một thuốc gây cảm
ứng men thì thuốc đó nhanh bị chuyển hóa → Nhanh bị thải trừ → Dẫn đến nhanh bị giảm
hoặc mất tác dụng.
❖ Ứng dụng lâm sàng: Một thuốc dùng đồng thời phối hợp với môt thuốc gây cảm
ứng men thì phải điều chỉnh liều theo hướng “Tăng liều của thuốc dùng cùng với thuốc gây
cảm ứng men”.
VD1: Một bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp đang được dùng prednisolon, nay bị tăng
bilirubin huyết được chỉ định dùng phenobarbital thì nên tăng liều prednisolone.
VD2: Khi dùng quá liều dicoumarol có thể dùng Barbital để giải độc.

23
Câu 12. Trình bày hiện tượng ức chế men chuyển hóa thuốc: Định nghĩa, ý
nghĩa và ứng dụng lâm sàng
❖ Định nghĩa
- Là hiện tượng giảm hoặc ức chế hoạt tính của men chuyển hóa thuốc được gọi là hiện
tượng gây ức chế men.
- Những thuốc có tác dụng làm giảm hoặc mất hoạt tính của men chuyển hóa thuốc
được gọi là những thuốc gây “Ức chế men”.
❖ Ý nghĩa những thuốc ức chế men trong phối hợp thuốc:
Một thuốc dùng cùng với thuốc gây ức chế men cho nên thuốc đó sẽ chậm bị chuyển
hóa, chậm bị thải trừ → Thuốc kéo dài tác dụng, độc tính của thuốc cũng tăng theo.
❖ Ứng dụng lâm sàng:
Nếu phải phối hợp đồng thời một thuốc với một thuốc ức chế men chuyển hóa tăng thì
sẽ phải điều chỉnh liều theo hướng “Giảm liều của thuốc dùng cùng với thuốc gây ức chế
men.”
VD: Một bệnh nhân bị viêm loét dạ dày được chỉ định dùng Cimetidin (Thuốc điều trị
ngắn hạn viêm loét dạ dày) dẫn đến stress, mất ngủ phải dùng Diazepam → Phải giảm liều
của Diazepam.

24
Câu 13. Trình bày đặc điểm thải trừ thuốc qua cầu thận, ống thận và nêu
ứng dụng trong lâm sàng ?
5.1. Thải trừ qua thận
- Chức năng của thận: Lọc độc và thải qua nước tiểu
5.1.1/ Lọc qua cầu thận
- Thuốc lọc qua được cầu thận là thuốc tan được nhiều trong nước.
- Những thuốc có trọng lượng phân tử nhỏ (< 300 dalton) mới lọc qua được cầu thận.
- Những phần thuốc tự do không liên kết với protein huyết tương mới lọc qua đc cầu thận.
- Nồng độ thuốc phải cao ở trong máu.
- Lưu lượng máu qua cầu thận phải lớn (1 phút có 18 lít máu qua cầu thận).
5.1.2/ Tái hấp thu, thải trừ qua ống thận (Ống lượn gần…. → Ống góp)
Phụ thuộc vào các yếu tố
❖ Độ hòa tan lipid/H2O ở các thuốc
- Các thuốc tan nhiều trong lipid sẽ chuyển hóa chậm ở gan thành các chất phân cực và
thải trừ chậm qua thận. Ngược lại, những thuốc tan nhiều trong H2O sẽ chuyển hóa nhanh,
thường là chuyển hóa hoàn toàn ở gan để tạo thành những chất phân cực và thải trừ nhanh qua
thận.
- Những chất tan trong lipid nhiều thì còn có khả năng tái hấp thu trở lại dịch kẽ qua tế
bào ống thận. Sự tái hấp thu và thải trừ cũng có sự cạnh tranh khi dùng 2 hay phối hợp nhiều
thuốc.
❖ Mức độ ion hóa của thuốc
- Thuốc có bản chất là acid yếu → Sẽ giảm thải trừ trong môi trường là acid. Ngược
lại, sẽ tăng thải trừ trong môi trường nước tiểu có pH là base.
- Thuốc có bản chất là base yếu → Sẽ giảm thải trừ trong môi trường nước tiểu pH là
base. Tăng thải trừ trong môi trường nước tiểu pH là acid.
? Tại sao gọi là “Kiềm hóa nước tiểu” mà không phải kiềm hóa máu?
→pH máu = 3,36 tương đối ổn định (môi trường kiềm). Kiềm truyền vào máu → Thải ra nước
tiều → Chỉ thay đổi pH của nước tiểu mà không thay đổi pH máu.
❖ Ứng dụng:
UD1: Điều trị ngộ độc điều trị thuốc: Tùy thuộc vào bản chất lý hóa của thuốc là acid
hay base mà người ta thay đổi pH nước tiểu bằng cách truyền 1 dung dịch có bản chất đối lập
với bản chất hóa học của thuốc.
- Nếu muốn kéo dài tác dụng của 1 thuốc ta có thể phối hợp với 1 thuốc khác có

25
cùng bản chất hóa học để kéo dài tác dụng của thuốc. VD: Một thuốc là acid ở môi trường
acid sẽ giảm thải trừ do ít bị ion hóa. Chất có bản chất kiềm cũng ít bị ion hóa trong môi trường
kiềm.
VD1: Aspirin bản chất là acid acetylsalicylic nếu muốn kéo dài tác dụng thì sử dụng
có cùng bản chất như vitamin C.
VD2: Các kháng sinh thuộc nhóm Penicilline. nhóm Probenecid làm giảm thải trừ
Penniciline
❖ Điều trị nhóm nhiễm khuẩn nặng phải dùng liều cao.
VD: Nhiễm khuẩn huyết. Người ta có thể truyền tĩnh mạch liên tục 30 triệu UI đến 50
triệu UI Penicilline, nếu phối hợp với Probenecid người ta truyền phối hợp (1g với nam; 0,5g
với nữ) sẽ giảm được 1/3 liều penicilline → Giảm được độc tính của Penicilline.

26
Câu 14. Trình bày thông số của sự hấp thu thuốc - diện tích dưới đường
cong (AUC): Định nghĩa, công thức, ý nghĩa và ứng dụng lâm sàng ?
6.1.1. Diện tích dưới đường cong (AUC)
❖ AUC: Diện tích dưới đường cong là diện tích nằm dưới đường cong của đồ thị biểu
diễn sự biến thiên của nồng độ thuốc trong huyết tương theo thời gian.
❖ Ý nghĩa: AUC cho biết lượng thuốc được hấp thu vào trong cơ thể sau những
khoảng thời gian nhất định.
❖ Cách tính:
- Tính theo quy tắc hình thang.
- AUC dùng để tính toán các liều lượng hợp lý và nhịp đưa thuốc hợp lý cho từng
thuốc cụ thể, đặc biệt là trong việc tính toán liều đưa thuốc, nhịp đưa thuốc của các KS phụ
𝐴𝑈𝐶
thuộc vào chỉ số trên đoán hiệu quả của KS:
𝑀𝐼𝐶

MIC: nồng đồ tối thiểu của thuốc để ức chế sự phát triển vi khuẩn trên một bệnh nhân cụ thể.

Câu 15. Trình bày sinh khả dụng của thuốc: Định nghĩa, công thức, ý
nghĩa và ứng dụng lâm sàng) ?
* Đn: Sinh khả dụng của thuốc kí hiệu là F: là tỉ lệ phần trăm lượng thuốc vào vòng tuần hoàn
chung của cơ thể ở dạng còn hoạt tính so với liều đã dùng, mức độ (Cmax) và tốc độ (Tmax)
thuốc thâm nhập được vào vòng tuần hoàn chung.
AUC . Cl
* CT tính: F= (4)
D
D: liều dùng.
Cl: độ thanh lọc

Hoặc dựa trên các thông số khác của dược động học:

Cl.Css.t
F= (5)
D
Cl: độ thanh lọc
CSS: nồng độ ổn định
t: khoảng cách thời gian giữa các lần dùng thuốc

* Ýn: Sinh khả dụng phản ánh lượng thuốc vào được vòng tuần hoàn chung so với tổng lượng
thuốc được dùng

27
Câu 16. Trình bày sinh khả dụng tuyệt đối của thuốc: Định nghĩa, công
thức tính, ý nghĩa và ứng dụng
* Đn: Sinh khả dụng tuyệt đối là tỉ lệ giữa sinh khả dụng của các đường dùng thuốc khác
(thường là đường uống) so với sinh khả dụng đường tiêm tĩnh mạch của cùng 1 thuốc.
* CT: (trong vở)

* Ýn: Sinh khả dụng tuyệt đối là thông số dùng để đánh giá khả năng thuốc vào tuần hoàn
chung, từ đó:
- Giúp lựa chọn đường dùng thuốc hợp lí
+ Thuốc có sinh khả dụng tuyệt đối thấp -> nên dùng đường tiêm
+ Thuốc có sinh khả dụng tuyệt đối cao -> nên dùng đường uống
VD: Ampicilin có F=30-40% -> nên chọn đường tiêm tĩnh mạch, hoặc cân nhắc tiêm
bắp
+ Tùy theo mức độ bệnh (cấp, mạn tính, nhẹ, nặng...) và tình trạng của bệnh nhân để lựa
chọn đường dùng thuốc hợp lí
• Trường hợp bệnh cấp cứu -> nên chọn đường tiêm, truyền tĩnh mạch
• Trường hợp bệnh mạn tính, điều trị duy trì -> dùng đường uống
• Trường hợp bệnh cấp (VD như viêm phế quản cấp) -> nên dùng đường tiêm tĩnh
mạch hoặc tiêm bắp, song nếu thuốc có sinh khả dụng tuyệt đối cao (>=80%)
theo đường uống thì vẫn có thể dùng đường uống
- Giúp lựa chọn thuốc:
+ Thuốc cùng tác dụng -> thông thường chọn thuốc có sinh khả dụng cao hơn thì hiệu
quả tốt hơn
VD: Ampicilin (F=30-40%), Amoxicilin (F=60-70%), 2 thuốc đều có cùng tác dụng
nhưng nên chọn Amoxicilin vì có sinh hả dụng cao hơn. Nếu dùng đường uống thì Ampicilin
bị hủy trong acid dạ dày (Dùng Ampicilin khi no sẽ không có tác dụng) => KL: nên chọn
Amoxicilin đường uống
+ Trong 1 số trường hợp đặc biệt nên dùng thuốc có sinh khả dụng thấp: Trường hợp
hông muốn thuốc tác dụng vào vòng tuần hoàn chung mà chỉ tác dụng tại chỗ
VD: thuốc gây tê (Lidocain...), thuốc tẩy giun

28
Câu 17. Trình bày sinh khả dụng tương đối của thuốc: Định nghĩa, công
thức tính, ý nghĩa và ứng dụng ?
* Đn: Sinh khả dụng tương đối là tỉ lệ so sánh giữa 2 giá trị sinh khả dụng của cùng 1 hoạt
chất, cùng 1 đường đưa thuốc, cùng 1 mức liều nhưng của 2 nhà sản xuất khác nhau hoặc của
2 dạng bào chế khác nhau.
* CT: (trong vở)

* Ýn:
- Sinh khả dụng tương đối cho biết khả năng thay thế nhau trong điều trị (tương đương
sinh học)
- Nếu chế phẩm thử có sinh khả dụng =80-125% so với chế phẩm đối chiếu thì được coi là
tương đương sinh học với chế phẩm đối chiếu.
- Xác định tương đương sinh học, nhằm đảm bảo chất lượng thuốc, giúp lựa chọn được
đúng chế phẩm thay thế. Chỉ có những chế phẩm tương đương sinh học với nhau mới được
dùng thay thế được cho nhau trong điều trị. Khi các thông số đặc trưng AUC, Cmax, Tmax
của thuốc thử và thuốc đối chứng nằm trong phạm vi cho phép 80-125%, thì 2 thuốc được coi
là tương đương sinh học.

29
Câu 18. Trình bày thông số của sự phân bổ thuốc - về thể tích phân bố
(Vb): Định nghĩa, công thức tính, ý nghĩa và ứng dụng lâm sàng
* Đn: Thể tích phân bố là thể tích giả định của các dịch cơ thể mà thuốc có trong cơ thể phân
bố với nồng độ bằng nồng độ thuốc trong huyết tương
* CT:

=> Tùy theo đặc điểm lí hóa của thuốc mà thuốc có thể phân bố nhiều hay ít ở các mô đích
của thuốc và các mô của thuốc có ái lực. Người ta chia Vd thành 2 loại
- Vd > 0,7 l/kg: Thuốc có Vd lớn: thuốc có khả năng tập trung ở các tổ chức đặc biệt
- Vd < 0,7 l/kg: Thuốc có Vd trung bình hoặc thấp: Thuốc lưu thông nhiều trong huyết
tương, ít phân bố trong tổ chức
* Ýn:
- Cho biết được khả năng phân phối thuốc vào trong các cơ quan, tổ chức là nhiều hay ít,
hoặc lớn hay nhỏ để từ đó giúp cho việc lựa chọn thuốc hợp lí.
+ Thể tích phân bố lớn có nghĩa là thuốc có khả năng phân bố cao (tập trung nhiều) trong
các tổ chức, cơ quan đặc biệt
+ Thể tích phân bố nhỏ có nghĩa là thuốc có khả năng phân bố cao trong huyết tương
VD1: trong trường hợp bị viêm các tổ chức sâu (như viêm xương tủy), nên chọn các
thuốc có Vd lớn (khả năng phân bố lớn) để thuốc phân bố được vào trong các tổ chức sâu ->
chọn kháng sinh nhóm Quinolon: Ciprofloxacin, Metronidazol
VD2: Thuốc có Vd cao: digitoxin, digoxin dùng để điều trị suy tim -> phân bố tập trung
chủ yếu ở tim, phổi, gan, thận
- Từ Thể tích phân bố (Vd) cho trước, ta có thể tính được liều lượng thuốc cần đưa để đạt
được 1 nồng độ Cp nào đó.
=> CT:
- Giúp ước đoán nồng độ đạt với liều khuyến cáo

30
Câu 19. Trình bày các thống số của sự thải trừ thuốc – độ thanh lọc (Cl):
Định nghĩa, công thức tính, ý nghĩa và ứng dụng lâm sàng?
* Đn: Độ thanh lọc (Cl) (hệ số thanh thải) của có thể đối với 1 thuốc là thể tích máu hoặc
huyết tương được cơ thể loại bỏ hoàn toàn thuốc đó trong 1 đơn vị thời gian.
* CT:

VD1: Kháng sinh Cephaloxin có Cl là 4,3 ml/phút.kg => Cl ở người có 50kg là 215ml/phút
-> Ýn: cứ sau mỗi một phút thì có 215ml máu hoặc huyết tương sẽ thải hết thuốc ra khỏi cơ
thể
VD2: Thuốc A có Cl=130ml/phút =>Ýn: Trong 1 phút, cơ thể loại bỏ được hoàn toàn thuốc
trong 130ml máu hoặc huyết tương
* Ýn:
- Qua hệ số thanh thải giúp cta tính toán được sau bao lâu thuốc được thải hết ra khỏi cơ
thể để điều chỉnh nhịp đưa thuốc cho hợp lý
+ VD1: Kháng sinh Cephaloxin có Cl là 4,3 ml/phút.kg => Cl ở người có 50kg là
215ml/phút -> Ýn: cứ sau mỗi một phút thì có 215ml máu hoặc huyết tương sẽ thải hết thuốc
ra khỏi cơ thể
- Thuốc có Cl lớn là thuốc được thải trừ nhanh, vì thế thời gian bán thải (T1/2) sẽ ngắn
- Dùng Cl để tính liều lượng thuốc có thể duy trì được nồng độ ổn định trong huyết tương.
Nồng độ này đạt được khi tốc độ thải trừ bằng tốc độ hấp thu
=> Ct số 18 trong giáo trình trang 90
- Biết Cl để hiệu chỉnh liều trong trường hợp bệnh lý suy gan, suy thận

31
Câu 20. Trình bày các thống số của sự thải trừ thuốc - thời gian bán thải
(T1/2): Định nghĩa, công thức tính, ý nghĩa và ứng dụng lâm sàng?
* Đn: thời gian bán thải (T1/2) của thuốc là thời gian cần thiết để nồng độ thuốc trong huyết
tương giảm đi còn 1 nửa.
* CT:

* Ýn:
- Có thể biết được sau bao lâu thuốc sẽ đạt nồng độ ở trạng thái ổn định (Css) kể từ khi đưa
thuốc vào cơ thể
+ Thực tế, người ta thường lấy máu để xác định nồng độ thuốc ở trạng thái cân bằng
(Css) sau 5 T1/2 bởi vì từ giai đoạn này trở đi quá trình bài xuất cân bằng với quá trình phân
bố do đó nồng độ thuốc dao động ít
+ Sau khi ngừng thuốc khoảng 7 lần T1/2 thì coi như thuốc đã bị thải trừ hoàn toàn khỏi
cơ thể
- Giúp tính toán khoảng cách dùng thuốc
- Xác định được nồng độ tối đa của thuốc trong huyết tương, nồng độ của thuốc ở thời
điểm cần biết và điều chỉnh nồng độ thuốc
* Ứng dụng:
- T1/2 phụ thuộc vào Cl và Vd. Khi Cl hay Vd thay đổi giá trị thì T1/2 cũng thay đổi theo:
+ T1/2 giảm khi Cl tăng hoặc Vd giảm
+ T1/2 tăng khi Cl giảm hoặc Vd tăng
=> Cần hiểu rõ mối quan hệ này để điều chỉnh liều, khoảng cách liều trong các trạng thái bệnh
lý, sinh lý
- Giá trị của T1/2 cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lứa tuổi, trạng thái bệnh lí (suy giảm
chức năng gan, thận..), thai nghén, di truyền... Vì vậy, khi dùng thuốc cho các đối tượng này
cần phải chú ý để hạn chế những tai biến hoặc độc tính do thuốc gây ra. Đối với trẻ em, người
cao tuổi, người suy giảm chức năng thận trong những trường hợp cần thiết phải tính toán hoặc
điều chỉnh liều cho thích hợp.

32
* Ứng dụng lâm sàng của các thông số DĐH:
- Mối liên quan giữa các thông số DĐH có sự khác nhau. Có những thông số độc lập đối
với nhau, nhưng cũng có những thông số phụ thuộc nhau. => Cần hiểu rõ mối quan hệ này để
điều chỉnh liều, khoảng cách liều trong các trạng thái bệnh lý, sinh lý
- Giá trị của các thông số DĐH cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lứa tuổi, trạng thái
bệnh lí (suy giảm chức năng gan, thận..), thai nghén, di truyền... Vì vậy, khi dùng thuốc cho
các đối tượng này cần phải chú ý để hạn chế những tai biến hoặc độc tính do thuốc gây ra. Đối
với trẻ em, người cao tuổi, người suy giảm chức năng thận trong những trường hợp cần thiết
phải tính toán hoặc điều chỉnh liều cho thích hợp

33

You might also like