SHPT

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

SINH HỌC PHÂN TỬ DƯỢC

Câu 1: Liên kết giữa 3’-OH và 5’-PO4


A. Disulphur B. Phosphodiester C. Peptid D. Hydro
Câu 2: Hoạt tính 3’→5’ exonuclease của ADN polymerase còn gọi là hoạt tính
A. Phân hủy đoạn Okazaki C. Sửa lỗi
B. Kéo dài chuỗi D. Phân hủy khuôn mẫu
Câu 3: Giai đoạn kéo dài phiên mã gắn thêm
A. Ribonucleotit diphostphat C. Ribonucleotit tetraphostphat
B. Ribonucleotit triphostphat D. Ribonucleotit monophostphat
Câu 4: Acid amin khởi đầu chuỗi peptid ở prokaryote
A. Formyl-methion B. Methionin C. Lysin D. Cystein
Câu 5: Yếu tố tái sử dụng ribosom
A. IF B. EF C. RF D. RRF
Câu 6: Codon khởi đầu ở vi khuẩn
A. GUG B. AUU C. UGA D. AGG
Câu 7: Đặc điểm KHÔNG PHẢI của sao chép ADN tế bào nhân nguyên thủy
A. Chỉ có 1 điểm khởi sự sao chép C. ADN polymerase di chuyển nhanh
B. Tốc độ sao chép nhanh D. Đoạn Okazaki 1000 - 2000 Nu
Câu 8: Protein gắn sợi đơn ADN trong sao chép
A. Tất cả B. SSB protein C. Protein B D. N - protein
Câu 9: Đặc điểm ADN phage lamda
A. Vòng, đơn B. Vòng, đôi C. Thẳng, đơn D. Thẳng, đôi
Câu 10: Chọn ý SAI cho phiên mã
A. Cần ribonucleotit triphosphate C. Cần mồi
B. Cần Mn2+ D. 1 mạch ADN làm khuôn
Câu 11: Phiên mã ở prokaryote KHÔNG CÓ đặc điểm
A. Phiên mã và dịch mã xảy ra đồng thời
B. mARN chứa thông tin nhiều gen nối tiếp nhau
C. Nhiều loại ARN pol phiên mã cho nhiều loại ARN
D. ARN pol gắn trực tiếp lên promoter
Câu 12: Quá trình phiên mã bắt đầu tại
A. Hộp TATA B. Base purin C. Hộp GC D. Promoter
Câu 13: Kết thúc phiên mã độc lập yếu tố Rho
A. Cần oligo A trên ADN C. Cần năng lượng từ ATP
B. Cần trình tự kết thúc giàu A-T D. Cần 1 protein gồm 6 tiểu đơn vị
Câu 14: Tổng hợp một chuỗi polypeptid nhân tạo từ ba loại nucleotid A, G và T. Trên chuỗi
polypeptid này sẽ có tối đa bao nhiêu loại codon khác nhau
A. 27 B. 9 C. 8 D. 64
Câu 15: Chọn ý SAI cho yếu tố σ của prokaryote
A. Xúc tác thành lập liên kết phosphodiester C. Gắn lên vùng promoter
B. Gắn lên vùng -35 trên ADN ở prokaryote D. Khởi động phiên mã
Câu 16: Trong thí nghiệm Meselson & Stahl, sợi ADN ở thế hệ F1
A. N15-15, N14-14 B. N15-15 C. N14-14 D. N14-15
Câu 17: Giai đoạn hoạt hoá acid amin của quá trình dịch mã nhờ năng lượng từ sự phân giải
A. Glucose B. ATP C. ADP D. Lipit
Câu 18: Các base nitơ liên kết với nhau bằng liên kết
A. Ion B. Sigma C. Cộng hóa trị D. Hydro
Câu 19: Protein nào tham gia vào sự sao chép DNA ở Prokaryote có hoạt tính ATPase:
A. Helicase B. DNA polymerase III C. Primase D. SSB protein
Câu 20: Yếu tố KHÔNG tham gia dịch mã
A. ADN B. tARN C. Acid amin D. Ribosom
Câu 21: Bào quan có ADN
A. Nhân, ribosom B. Lục lạp, bộ golgi C. Nhân, ty thể, lục lạp D. Nhân, ty thể
Câu 22: Bước nào KHÔNG có trong sao chép trên sợi muộn
A. Nối các đoạn Okazaki C. Tổng hợp đoạn Okazaki
B. Tổng hợp mồi D. Nối các mồi
Câu 23: Promoter của vi khuẩn KHÔNG CÓ đặc điểm
A. Vùng -35
B. Vùng -25
C. Vùng trình tự/ADN nằm ngược hướng phiên mã
D. Vùng -10
Câu 24: Trình tự Shine-Dalgarno là
A. Trình tự giàu pyrimidin C. Vị trí khởi đầu phiên mã
B. Vị trí kết thúc dịch mã D. Vị trí gắn của ribosom
Câu 25: Sao chép ở eukaryote so với prokaryote có đặc điểm
A. Tốc độ di chuyển của ADN pol trên ADN nhanh
B. Tốc độ sao chép nhanh
C. Đoạn Okazaki có kích thước lớn hơn
D. Đoạn Okazaki có kích thước 1000-2000 nucleotid
Câu 26: Chọn ý ĐÚNG cho phức hợp khởi đầu chuỗi polypeptit
A. TĐV 30S – mARN – tARNfMet – TĐV 50S
B. TĐV 50S – mARN – tARNfMet – TĐV 30S
C. TĐV 40S – mARN – tARNfMet – TĐV 50S
D. TĐV 30S – mARN – tARNfMet – TĐV 60S
Câu 27: Trong phân tử ADN các nucleotid trên mạch đơn liên kết với nhau bằng
A. Liên kết phosphodiester C. Liên kết peptit
B. Liên kết hydro D. Liên kết glycosid
Câu 28: Đặc điểm KHÔNG CÓ trong quá trình sao chép của phage λ
A. Thành lập phức nối C. Sao chép theta
B. Vòng hóa bộ gen D. Sao chép lăn vòng
Câu 29: Phương trình phản ứng sao chép ADN
A. d(NDP)n + dNTP → d(NDP)n+1 + PPi C. d(NMP)n + dNDP → d(NMP)n+1 + PPi
B. d(NMP)n + dNTP → d(NMP)n+1 + PPi D. d(NMP)n + dNDP → d(NMP)n+1 + Pi
Câu 30: Tiến trình khởi đầu dịch mã ở prokaryote như sau
A. tARN-mARN- Tiều đơn vị nhỏ ribosom -Tiểu đơn vị lớn ribosom
B. mARN-Tiểu đơn vị nhỏ ribosom-tARN-Tiểu đơn vị lớn ribosom
C. mARN-Tiểu đơn vị lớn ribosom-tARN-Tiểu đơn vị nhỏ ribosom
D. tARN-Tiểu đơn vị nhỏ ribosom-mARN-Tiểu đơn vị lớn ribosom
Câu 31: Chọn ý SAI cho ARN pol
A. Có hoạt tính sửa sai B. Xúc tác thành lập liên kết phosphodiester
C. Cắt liên kết hydro trên ADN D. Di chuyển từ 5’ - 3’ trên mARN
Câu 32: Đặc điểm trong quá trình sao chép của phage T7
A. Thành lập phức nối C. Sao chép sợi đôi RF1
B. Vòng hóa bộ gen D. Sao chép theta
Câu 33: tRNA không tham gia phản ứng
A.Gắn yếu tố kết thúc C.Aminoacyl hóa
B.Nhận diện codon - anticodon D.Formyl hóa tRNA khởi đầu
Câu 34: Eukaryote, ARN polymerase I phiên mã
A. tARN B. rARN C. hnARN D. mARN
Câu 35: Chọn ý SAI cho mồi
A. Bản chất là deoxyribonucleic acid
B. Sẽ bị hủy trên sợi sớm trong quá trình sao chép
C. Chiều dài 5 – 10 Nu
D. Do primosom tổng hợp
Câu 36: Eukaryote, loại tARN kết hợp với AUG khởi đầu
A. Bất kỳ loại ARN nào C. tARNiMet
B. tARNfMet D. tARNmMet
Câu 37: Giai đoạn kéo dài phiên mã giải phóng
A. Pyrophosphat B. Triphostphat C. Monophosphat D. Tetraphosphat
Câu 38: Hoạt tính exonuclease 3’-5’ KHÔNG CÓ ở
A. ADN pol β B. ADN pol α C. ADN pol ε D. ADN pol δ
Câu 39: Hướng sao chép của ADN
A. 3’→ 5’ C. Cả hai chiều
B. 3’→ 5’ trên sợi dẫn và 5’→ 3’ trên sợi muộn D. 5’→ 3’
Câu 40: Trong phân tử acid nucleic, phân tử carbon nào của đường deoxyribose gắn với
phosphate, với nhóm hydroxyl (OH) và với base nitơ
A. C2’ với base nitơ, C3’với OH, C5’ với phosphat
B. C3’ với base nitơ, C1’với OH, C5’ với phosphat
C. C1’ với base nitơ, C3’với OH, C5’ với phosphat
D. C5’ với base nitơ, C3’với OH, C1’ với phosphat
Câu 41: Hoạt tính exonuclease 3’ - 5’ có ở
A. ADN pol 𝛽 B. ADN pol 𝛼 C. ADN pol 𝛼, 𝛽, 𝛾 D. ADN pol 𝛾
Câu 42: Enzyme sao chép chính ở tế bào nhân nguyên thủy
A. ADN polymerase II C. ADN polymerase I
B. ADN polymerase III D. ADN polymerase IV
Câu 43: Enzyme KHÔNG sửa sai trong nhân
A. ADN pol III B. ADN pol 𝛾 C. ADN pol 𝛿 D. ADN pol 𝛽
Câu 44: Điểm nào không phải là khác biệt cấu trúc ADN và ARN
A. Deoxyribose và ribose C. Thymine và uracil
B. Polynucleotid D. Mạch kép và mạch đơn
Câu 45: ADN có khả năng dị xúc tác vì có thể
A. Bị cắt bởi ADNse C. Làm khuôn mẫu tổng hợp phân tử ARN
B. Nhân đôi D. Sửa sai
Câu 46: Co-factor của ADN polymerase
A. K+ B. Mn2+ C. Na+ D. Mg2+
Câu 47: rARN 16S là thành phần của ribosom
A. 30S B. 60S C. 40S D. 50S
Câu 48: ARN polymerase hoạt động cần co-factor
A. Fe2+ B. Ca2+ C. Na+ D. Mg2+
Câu 49: Trong thí nghiệm Meselsom & Stahl, sợi ADN ở thế hệ F0
A. N14-14 B. N14-15 C. N15-15 D. N14-14, N15-15
Câu 50: Hoạt tính hủy mồi
A. Polymer hóa 5’ – 3’ C. Exonnuclease 5’ – 3’
B. Endonuclease 3’ -5’ D. Exonnuclease 3’ – 5’
Câu 51: Lõi xúc tác ARN polymerase gồm
A. 𝛼𝛽𝛽′𝜎 B. 𝛼𝛽𝛽′ C. 𝛼𝛽𝛽′𝛽′ D.𝛼𝛼𝛽𝛽′
Câu 52: Phản ứng sao chép giải phóng
A. Pyrophosphat B. Tetraphosphat C. Monophosphat D. Triphosphat
Câu 53: Vấn đề gặp phải khi sao chép kiểu dạng thẳng
A. ADN ngắn ở đầu 3’ -OH C. ADN ngắn ở đầu 5’-PO4
B. Siêu xoắn dương D. Siêu xoắn âm
Câu 54: Tiến trình khởi đầu dịch mã ở eukaryote như sau
A. tARN-mARN- Tiều đơn vị nhỏ ribosom -Tiểu đơn vị lớn ribosom
B. mARN-Tiểu đơn vị nhỏ ribosom-tARN-Tiểu đơn vị lớn ribosom
C. mARN-Tiểu đơn vị lớn ribosom-tARN-Tiểu đơn vị nhỏ ribosom
D. tARN-Tiểu đơn vị nhỏ ribosom-mARN-Tiểu đơn vị lớn ribosom
Câu 55: Basenito thuộc nhóm pyrimidin
A. T, C B. A, G C. G, C D.A, T
Câu 56: Đuôi polyA được gắn vào đầu 3’ mARN tế bào eukaryote nhờ nhận diện trình tự
A. CpG B. GUGUGU C. AAUAAA D. AUCGAUCG
Câu 57: Cho (1): vòng hóa bộ gen, (2): sao chép lăn vòng, (3): sao chép theta. Chọn thứ tự đúng
cho sao chép ở phage Lamda
A. 1-2-3 B. 1-3-2 C. 2-3-1 D. 2-1-3
Câu 58: Cho (1) Hộp TATA, (2)Hộp GC, (3) Hộp CAAT, (4) Hộp TTGACA. Promoter nhân
nguyên thủy
A.1-3-2 B.1-4 C.1-4-2 D.1-2-3-4.
Câu 59: Loại ARN là chất kết nối giữa TTDT được mã hóa ở mARN với trình tự a.a của protein
tương ứng
A. mARN B. rARN C. snARN D. tARN
Câu 60: Nguyên tắc cắt, nối từ pre-mARN thành mARN
A. 5’ GU – 3’AG B. 3’GG – 5’AA C. 3’GU -5’AG D. 5’GG – 3’AA
Câu 61: Trong quá trình mũ hóa mARN, có mấy cách methyl hóa
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 62: Enzyme sao chép ADN ty thể
A. ADN pol 𝛾 B. ADN pol 𝛿 C. ADN pol 𝛼 D. ADN pol 𝛽
Câu 63: Đặc điểm KHÔNG PHẢI của sao chép ADN ty thể
A. Theo hai chiều không cùng lúc C. Theo cả 2 chiều cùng lúc
B. Sản phẩm ADN mạch vòng D. Kiểu sao chép chữ D
Câu 64: Enzym cắt đứt liên kết hydro trên ADN
A. Primase B. Helicase C. ADN polymerase D. Topoisomerase
Câu 65: Ai đã chứng minh trên ADN, tỉ lệ A=T, G=C
A. Hershey và Chase B. Meselson và Stahl C. Griffith D. Chargaff
Câu 66: Trong thí nghiệm Meselson và Stahl sợi ADN ở thế hệ F2
A. N14 – 15 B. N14 -14, N14 – 15 C. N14 -14, N15 – 15 D. N15 -15
Câu 67: Phát minh của Watson và Crick:
A. Mô hình xoắn kép của AND C. Biến nạp của vi khuẩn
B. Bộ mã di truyền D. Kỹ thuật PCR
Câu 68: Các đoạn mồi ARN sẽ bị loại khỏi chuỗi ADN mới tổng hợp bởi
A. Exonuclease C. ADN polymerase II
B. ADN polymerase III D. ADN polymerase I
Câu 69: Học thuyết trung tâm
A. Do Francis Crick phát biểu đầu tiên
B. Do Francis Crick và James Watson phát biểu đầu tiên
C. Do James Watson phát biểu đầu tiên
D. Nói về sự luân chuyển thông tin từ protein đến ADN
Câu 70: Phương pháp lai phát hiện protein
A. Southern blot B. Western blot C. Eastern blot D. Northern blot
Câu 71: ADN được viết tắt bởi
A. Acid deoxyribonucleosid C. Acid deoxyribonucleotit
B. Acid deoxyribonucleic D. Acid ribonucleic
Câu 72: Base nitơ thuộc nhóm purin
A. T, C B. A, G C. A, T D. G, C
Câu 73: Học thuyết có vai trò quan trọng đối với sự phát triển sinh học phân tử :
A. Học thuyết lai C. Học thuyết phân tử
B. Học thuyết di truyền D. Học thuyết trung tâm
Câu 74: Đặc điểm ADN phage T7
A. Vòng, đôi B. Thẳng, đơn C. Thẳng, đôi D. Vòng, đơn
Câu 75: Dịch mã khởi sự khi
A. mRNA gắn vào đơn vị nhỏ.
B. mRNA gắn vào đơn vị lớn.
C. mRNA gắn vào đơn vị nhỏ, rồi đơn vị lớn ráp vào.
D. mRNA gắn vào đơn vị lớn, rồi gắn vào đơn vị nhỏ.
Câu 76: 2 tiểu đơn vị của ribosom tách ra hay gắn lại tùy thuộc
A. K+ B. Mg2+ C. Fe2+ D. Mn2+
Câu 77: Enzyme nào tham gia tổng hợp mạch chậm DNA trong sao chép:
A. Ligase B. DNA polymerase III C.Primase D.Tất cả đều đúng
Câu 78: Ông tổ của ngành di truyền học
A. Frederick Griffith B. Oswald Avery C. Friedrich Miescher D. Gregor Mendel
Câu 79: Quá trình tổng hợp ARN từ DNA
A. Dịch mã B. Phiên mã C. Phiên mã ngược D. Sao chép
Câu 80: Ở tế bào eukaryote, quá trình biến đổi pre-ARN xảy ra tại
A. Nhân B. Tế bào chất C. Ti thể D. Ribosome
Câu 81: Codon là:
A. 4 nucleosid kế tiếp mã hóa cho 1aa C. Bộ ba đối mã
B. Bộ ba mã hóa D. 3 nucleosid kế tiếp mã hóa cho 1 aa
Câu 82: hnARN là pre-ARN của
A. rARN B. scARN C. tARN D. mARN
Câu 83: Ý nào không đúng cho tARN
A. Chiều dài 73-93 nucleotit C. Mỗi tARN chỉ vận chuyển 1 loại aa
B. Cấu trúc hình lá chẻ 3 D. Vị trí gắn aa 5’-PO4
Câu 84: Tiểu đơn vị 40S gồm
A. 28S, 3S protein B. 5S, 21 protein C. 16S, 21 protein D. 18S, 33 protein
Câu 85: Prokaryote, loại ARN từ pre-ARN thành ARN
A. tARN, rARN, mARN B. mARN C. tARN, mARN D. tARN, rARN
Câu 86: Quy trình tổng hợp DNA từ ARN
A. Phiên mã ngược B. Sao chép C. Dịch mã D. Phiên mã
Câu 87: ARN chiếm tỉ lệ cao nhất trong tế bào
A. tARN B. snARN C. mARN D. rARN
Câu 88: Sinh học phân tử là khoa học
A. Nghiên cứu sự sống ở cấp độ phân tử
B. Nghiên cứu về sự sống nói chung
C. Nghiên cứu chức năng các đại phân tử sinh học
D. Nghiên cứu chức năng của protein
Câu 89: Học thuyết trung tâm cho rằng thông tin di truyền
A. Không chuyển sang RNA được
B. Không chuyển từ RNA sang DNA được
C. Không chuyển từ protein sang acid nucleotide được
D. Được luân chuyển tự do trong tế bào
Câu 90: Học thuyết trung tâm phát biểu về sự chuyền thông tin di truyền theo trật tự:
A. ARN – ARN – Protein C. ARN – DNA – Protein
B. DNA – ARN - Protein D. Protein – ARN - DNA
Câu 91: Chiều dài DNA ở người vào khoảng
A. 3.10^6 cặp base B. 3.10^3 cặp base C. 3.10^12 cặp base D. 3.10^9 cặp base
Câu 92: Ai đã tiến hành thí nghiệm biến nạp đầu tiên ở vi khuẩn
A. Griffith B. Chargaff C. Meselson và Stahl D. Hershey và Chase
Câu 93: ADN E.coli có mấy relicon
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 94: Ribosome prokaryote có hệ số lắng
A. 70S B. 60S C. 80S D. 50S
Câu 95: Vùng không mã hóa của mARN có vai trò
A. Tạo cấu trúc bậc hai của mARN C. Giúp ARN tồn tại lâu trong tế bào chất
B. Giảm tốc độ dịch mã D. Quy định trình tự aa
Câu 96: Ý nào KHÔNG ĐÚNG cho phản ứng của tARN trong sinh tổng hợp protein
A. Aminoacyl hóa C. Formyl hóa tARN mở đầu
B. Gắn yếu tố nối dài D. Metyl hóa
Câu 97: Ý nào KHÔNG ĐÚNG cho mARN prokaryote
A. Hầu như không biến đổi C. Vùng mã hóa là polycistron
B. Thời gian tồn tại ngắn D. Vùng 5’-UTR, vùng mã hóa, đuôi poly A
Câu 98: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tRNA được gọi là
A. Codon B. Amino acid C. Anticodon C. Triplet
Câu 99: ADN polymerase có chức năng
A. Tháo xoắn C. Tạo liên kết phosphodiester
B. Tổng hợp mồi D. Tạo liên kết peptid
Câu 100: Loại ARN mang thông tin quy định trình tự protein đến ribosom
A. mARN B. tARN C. snARN D. rARN
Câu 101: Tiểu đơn vị 30S gồm
A. 16S, 21 protein B. 5S, 21 protein C. 18S, 33 protein D. 28S, 33 protein
Câu 102: Pre-mARN là
A. snoARN B. snARN C. hnARN D. scARN
Câu 103: Chọn ý SAI cho cấu trúc vòng của mARN
A. Giúp rbs khởi đầu chu trình dịch mã mới nhanh chóng
B. Có ở eukaryote
C. Có ở prokaryote và eukaryote
D. Được xúc tác bởi Poly A binding protein
Câu 104: Yếu tố khởi đầu dịch mã ở eukaryote
A. IF1, IF2, IF3 C. eIF1, eIF2, eIF3,...
B. RF D. EF-Tu, EF-Ts, EF-G
Câu 105: Ở E. coli đột biến, DNA polymerase I bị mất hoạt tính do đó sẽ không có vai trò:
A. Phiên mã C. Tháo xoắn DNA
B. Sửa sai bằng cách cắt bỏ D. Tái tổ hợp DNA
Câu 106: Ai là người chứng minh ADN sao chép theo cơ chế bán bảo tồn
A. Jacob & Monod C. Meselson & Stahl
B. Saiki & Mulis D. Watson & Crick
Câu 107: Phản ứng kéo dài gắn thêm
A. Baso nito C. Triphosphat deoxyribonucleotid
B. Deoxyribose D. Nucleosid
Câu 108: Bản chất của mồi
A. ARN B. ADN C. ARN và ADN D. Protein
Câu 109: Yếu tố nào không tham gia quá trình nhân đôi (sao chép) ADN
A. RNAse H B. Mg2+ C. Mn2+ D. ADN khuôn mẫu
Câu 110: Đặc điểm tổng hợp của sợi muộn
A. Không cần mồi C. Được tổng hợp từ sợi khuôn 5’ – 3’
B. Sợi có hướng 5’ – 3’ D. Được tổng hợp từ sợi khuôn 3’ – 5’
Câu 111: Giải quyết vấn đề sao chép AND thảng nhờ giải pháp 𝜆 cần
A. Sao chép theta C. Sao chép lăn vòng và theta
B. Không câu nào đúng D. Vòng hóa bộ gen nhờ trình tự cos
Câu 112: rARN 28S là thành phần của ribosom
A. 50S B. 40S C. 30S D. 60S
Câu 113: Cơ chế sao chép của ADN
A. Bảo tồn B. Bán bảo tồn và bảo tồn C. Bán bảo tồn D. Phân tán
Câu 114: Ý nào KHÔNG ĐÚNG cho tARN
A. Eukaryote, trình tự kết thúc 3’-CCA được thêm vào sau phiên mã
B. Prokaryote &amp: Eukaryote, pre-tARN thành tARN
C. Prokaryite, trình tự kết thúc 3’-CCA được thêm vào sau phiên mã
D. Prokaryote, pre-tARN có trình tự kết thúc 3’-CCA
Câu 115: Cấu trúc bậc 1 điển hình của rARN
A. Methyl hóa C. Cuộn xoắn với rARN khác
B. Cuộn xoắn với protein D. Formyl hóa
Câu 116: ADN ở E.coli có mấy replicon
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 117: ADN polymerase có vai trò sửa chữa ở tế bào nhân thật
A. II B. 𝛽 C. I D. 𝛼
Câu 118: rARN 23S là thành phần của ribosom
A. 60S B. 50S C. 30S D. 40S
Câu 119: Đặc điểm của sợi sớm
A. Không cần mồi C. Được tổng hợp từ sợi khuôn 5’-3’
B. Được tổng hợp từ sợi khuôn 3’-5’ D. Sợi có hướng 3’-5’
Câu 120: Ribosom eukaryote có hệ số lắng
A. 60S B. 80S C. 70S D. 50S
Câu 121: Đặc điểm thể sao chép RF1 của Phage M13
A. Thẳng, đơn B. Vòng, đơn C. Vòng, đôi D. Thẳng, đôi
Câu 122: Eukaryote, yếu tố nối dài mang các aminoacyl-tARN tới các vị trí A của rbs
A. EF - G B. EF - Ts C. EF - 1𝛼 D. EF - Tu
Câu 123: Quá trình aminoacyl tARN giải phóng
A. 1 phosphat B. 4 phosphat C. 2 phosphat D. 3 phosphat
Câu 124: Đặc điểm KHÔNG PHẢI của sợi sớm
A. Sao chép liên tục C. Được tổng hợp từ sợi mẹ 3’ – 5’
B. Không cần mồi D. Chiều 5’ – 3’
Câu 125: Eukaryote, yếu tố nối dài thực hiện bước chuyển vị cuối cùng
A. EF - 2 B. EF - Tu C. EF - 1𝛼 D. EF - G
Câu 126: Phản ứng kéo dài chuỗi ADN gắn thêm
A. Base nito C. Triphosphat deoxyribonucleotid
B. Nucleosid D. Acid amin
Câu 127: tARN vận chuyển a.a đầu tiên trong sinh tổng hợp protein ở vi khuẩn là
A. tARNiMet B. tARNMet C. tARNfMet D. tARNfMet, tARNiMet
Câu 128: Sao chép kiểu theta cho ADN mới ở dạng
A. Xoắn B. Thẳng C. Vòng D. Siêu xoắn
Câu 129: Phiên mã ngược sử dụng mồi từ
A. rARN B. tARN C. Không cần mồi D. mARN
Câu 130: Tính phổ biến của mã di truyền
A. 1 a.a được mã hóa bởi 1 codon C. 1 codon mã hóa cho nhiều acid amin
B. Sử dụng chung cho tất cả các loài sinh vật D. 1 acid amin được mã hóa bởi nhiều codon
Câu 131: Quá trình phiên mã bắt đầu tại
A. Hộp TATA B. Hộp GC C. Promoter D. Base purin
Câu 132: Enzyme cắt 2 sợi đơn ADN
A. Gyrase B. RNAse C. Helicase D. Topoisomerase I
Câu 133: Phân tử mARN chứa trình tự 5’…AGUAGCA…3’. Xác định trình từ mạch ADN mẹ
A. 5’…TCATCGT…3’ C. 5’…ACCTACT…3’
B. 5’…AGTACCA…3’ D. 5’…TGCTACT…3’
Câu 134: Tiểu đơn vị 50S gồm :
A. 23S, 5S, 31 protein C. 28S, 5.8S, 21 protein
B. 28S, 5S, 31 protein D. 18S, 23S, 21 protein
Câu 135: Đặc điểm của ADN ty thể
A. Thẳng, đơn B. Vòng, đơn C. Thẳng, đôi D. Vòng, đôi
Câu 136: Sao chép theo kiểu lăn vòng cho ADN mới ở dạng
A. Siêu xoắn B. Xoắn C. Thẳng D. Vòng
Câu 137: Loại tARN kết hợp với AUG nằm giữa phân tử mARN
A. tARNfMet C. Bất kỳ loại ARN nào
B. tARNmMet D. tARNiMet
Câu 138: Yếu tố nào KHÔNG tham gia vào quá trình sao chép
A. Topoisomerase C. ADN pol phụ thuộc ARN
B. SSB protein D. Primase
Câu 139: Chọn ý SAI cho phức hợp khởi đầu chuỗi polypeptid
A. TARNiMet/tARNfMet định vị tại A/rbs C. A/rbs trống cho chu kỳ kéo dài dịch mã
B. AUG định vị tại P/rbs D. P/rbs: codon/mARN đã được dịch mã
Câu 140: Quá trình dịch mã khởi đầu khi ribosom nhận diện codon
A. AUG B. UAG C. UGA D. GUA
Câu 141: Vật liệu di truyền của retrovirus
A. ADN đôi B. ADN đơn C. ARN đơn D. Protein
Câu 142: Chọn ý SAI cho promoter của prokaryote
A. CAAT B. TATAAT C. TTGACA D. Pribnow
Câu 143: Acid amin mở đầu chuỗi polypeptit eukaryote
A. Trytophan B. Formyl-trytophan C. Formyl-methionne D. Methionine
Câu 144: Tính suy thoái của mã di truyền
A. Sử dụng chung cho tất cả các sinh vật C. 1 acid amin được mã hóa bởi 1 codon
B. 1 acid amin được mã hóa bởi nhiều codon D. 1 codon mã hóa cho nhiều acid amin
Câu 145: Đặc điểm trong quá trình sao chép của phage M13
A. Vòng hóa bộ gen C. Thành lập phức nối
B. Sao chép theta D. Sao chép sợi đôi RF1
Câu 146: Sản phẩm của quá trình aminoacyl hóa tARN
A. Aminoacyl-tARN B. Aminoacyl-AMP C. Aminoacyl-ATP D. Aminoacyl-ADP
Câu 147: Primase hoạt động với sự hỗ trợ của
A. Protein N B. Protein SSB C. Protein histon D. Protein B
Câu 148: Enzyme nào tổng hợp các mồi RNA ngắn trong sao chép:
A. RNA polymerase III B. 3'-5' exonuclease C. Ligase D. Primase
Câu 149: Đặc điểm KHÔNG PHẢI của mồi
A. Chiều dài 5-10 base C. Cung cấp đầu 5’-OH tự do
B. Bản chất là ARN D. Được tổng hợp bởi primosome
Câu 150: Chọn ý SAI cho Rho
A. Có hoạt tính helicase C. Có áp lực với ADN
B. Là protein D. Có áp lực với ARN
Câu 151: Đặc điểm KHÔNG PHẢI của phiên mã tế bào nhân thật
A. Phiên mã và dịch mã xảy ra đồng thời
B. Trình tự promoter biến thiên
C. Mỗi loại ARN polymerase phiên mã cho mỗi loại ARN khác nhau
D. mARN là monocistron
Câu 152: Từ acid amin thứ hai trở đi, tARN mang acid amin vào vị trí nào
A. Điểm P rồi chuyển sang điểm A C. Điểm A rồi chuyển sang điểm P
B. Điểm P D. Điểm bất kỳ đúng theo codon
Câu 153: Yếu tố KHÔNG tham gia kết thúc dịch mã ở prokaryote
A. RF1 B. HRF C. RF2 D. EF-Tu
Câu 154: Tên của bào quan nơi codon và anticodon bắt cặp với nhau
A. Ribosome B. Lưới nội chất C. Tế bào chất D. Màng tế bào
Câu 155: Chọn ý đúng cho aminoacyl-tARN synthetase
A. Enzym thủy phân liên kết peptid giữa acid amin và tARN
B. Enzym hình thành liên kết peptid giữa 2 acid amin
C. 20 loại enzym cho 20 acid amin
D. Hơn 20 loại enzym cho acid amin
Câu 156: Enzym cắt rời vòng lồng ghép
A. Helicase B. Topoisomerase l C. Ligase D. Gyrase
Câu 157: Các đoạn mồi ADN sẽ bị loại khỏi chuỗi ADN mới tổng hợp bởi
A. Phosphoryl hóa nucleotit C. Metyl hóa nucleotit
B. Aminoacyl hóa nucleotit D. Formyl hóa nucleotit
Câu 158: Trong quá trình dịch mã
A. Một tARN-aminoacyl synthetase cho mỗi loại acid amin
B. tARN-aminoacyl synthetase kéo dài chuỗi peptid
C. Một tARN-aminoacyl synthetase chung cho tất cả các acid amin
D. Mỗi tARN có một tARN-aminoacyl synthetase tương ứng
Câu 159: Vai trò yếu tố kết thúc
A. Đẩy các tARN ra khỏi rbs C. Tất cả đều đúng
B. Thu hồi bộ máy dịch mã D. Thùy phân chuỗi polypeptit khỏi tARN
Câu 160: Đầu mút 3’ của tARN có trình tự kết thúc nào là nới gắn acid amin
A. CCA B. CAA C. AAC D. ACC
Câu 161: Vị trí P trên ribosom
A. tARN vào vị trí này sẽ được phóng thích
B. Peptidyl - tARN
C. Aminoacyl - tARN
D. Vị trí codon kế tiếp trên mARN chưa được dịch mã
Câu 162: Chọn ý SAI cho polyribosom
A. Thúc đẩy quá trình dịch mã C. Chỉ có ở prokaryote
B. Chuỗi ribosom trên mARN D. Hiện diện ở cả prokaryote và eukaryote
Câu 163: Quá trình khởi đầu phiên mã bắt đầu tại
A. Vùng khởi động promoter C. Bong bóng phiên mã
B. Bộ ba khởi đầu D. Trình tự tăng cường (enhancer)
Câu 164: Cho (1) Tryptophan, (2) Methionin, (3) Alanin. Acid amin chỉ được mã hóa bởi 1codon
A. 1-2 B. 1-2-3 C. 1-3 D. 2-3
Câu 165: Cấu tạo ARN pol
A. ααββ' B. ααββ'α C.  D. ββ'α
Câu 166: Giai đoạn nối dài trong quá trình sinh tổng hợp protein cần có:
A. Các yếu tố EF, tARN và ADP C. Các yếu tố EF, aminoacyl-tARN, GTP
B. Các yếu tố EF, aminoacyl-tARN D. Các yếu tố EF
Câu 167: Cấu trúc vòng của mARN được tạo thành nhờ
A. PAB B. PAPP C. PABP D. PBP
Câu 168: Dạng nucleic acid nào gắn với amino acid đặc hiệu và được phóng thích rời ra khỏi
điểm P trên rbs trong sinh tổng hợp protein
A. Protein B. tARN C.mARN D. rARN
Câu 169: Bước nào KHÔNG có trong quá trình phiên mã
A. ARN polymerase di chuyển đến vị trí kết thúc
B. ARN polymerase nhận diện promoter
C. DNA được tháo xoắn cục bộ
D. Topoisomerase I tách ARN ra khỏi DNA
Câu 170: Ion kim loại cần cho sự sao chép
A. Na+ B. Mg2+ C. Ca2+ D. Mn2+
Câu 171: Liên kết giữa các nucleotit trên ADN
A. Ester B. Phosphodiester C. Peptid D. Hydro
Câu 172: Đặc điểm trong quá trình sao chép của phage λ
A. Thành lập các phức nối C. Sao chép cấu trúc chữ D
B. Vòng hoá bộ gen D. Sao chép sợi đôi RF1
Câu 173: Promoter là vùng
A. Kết thúc phiên mã C. Khởi động phiên mã
B. Kết thúc sao chép D. Khởi sự sao chép
Câu 174: Năng lượng cần cho quá trình kéo dài chuỗi polypeptit
A. CTP B. GDP C. GTP D. GMP
Câu 175: Bản sao ADN vòng được tổng hợp, tách ra khỏi bản gốc nhờ
A. Topoisomerase I C. Phần Tyrosine của Topoisomerase
B. Việc tháo xoắn âm D. Topoisomerase II
Câu 176: Đặc điểm ADN phage M13
A. Vòng, đơn B. Vòng, đôi C. Thẳng. đơn D. Thẳng, đôi
Câu 177: Khi nào đầu 5’-mARN tách khỏi phức hợp lai với ADN
A. Phiên mã được 5 Nu
B. Đầu 5’-mARN gắn với ADN trong suốt phiên mã
C. Phiên mã kết thúc
D. Phiên mã được 12 Nu
Câu 178: Chức năng dị xúc tác của ADN
A. Làm khuôn tổng hợp protein C. Tất cả
B. Làm khuôn tổng hợp ARN D. Làm khuôn tổng hợp ADN
Câu 179: Protein nào tham gia vào sự sao chép DNA ở Prokaryote có hoạt tính ATPase
A. Helicase B. Primase C. SSB protein D. DNA polymerase III
Câu 180: Quá trình dịch mã kết thúc khi
A. Codon kết thúc ở bất kỳ vị trí nào/rbs C. UAA ở vị trí P/rbs
B. UAG ở vị trí A/rbs D. UGA ở vị trí E/rbs
Câu 181: Prokaryote, yếu tố khởi đầu cần năng lượng từ sự thủy phân GTP
A. IF2 B. IF3 C. IF1 D. IF1α
Câu 182: Sợi muộn được tạo ra ở E.coli không nhờ
A. Sao chép không liên tục
B. Các đoạn ngắn Okazaki 1000-2000 nucleotid
C. ADN ligase
D. Các đoạn ngắn Okazaki 400-500 nucleotid
Câu 183: tARN vận chuyển acid amin đầu tiên trong sinh tổng hợp protein tế bào eukaryote là
A. tARNMet C. tARNiMet
B. tARNfMet D. tARNfMet, tARNiMet
Câu 184: Enzyme xúc tác phản ứng gắn acid amin với tARN
A. Aminoacyl-tARN synthetase C. Không cần enzyme
B. Aminoacyl-AMP synthetase D. Peptidase
Câu 185: Monocistron
A. Có ở tế bào prokaryote
B. Gen chứa thông tin của nhiều protein
C. Gen thường chứa thông tin của 1 protein
D. Các gen mã hoá nằm kế tiếp nhau trên nhiễm sắc thể
Câu 186: Vị trí A trên ribosom
A. Chuỗi polypeptid còn gắn với tARN
B. tARN vào vị trí này sẽ được phóng thích
C. Peptidyl – tARN
D. Vị trí codon kế tiếp trên mARN chưa được dịch mã
Câu 187: Liên kết được hình thành giữa acid amin và tARN
A. Ester B. D-glycosid C. Hydro D. Photphodiester
Câu 188: Vai trò của yếu tố kết thúc loại 1
A. Tách rời 2 tiểu đơn vị rbs với mARN C. Nhận diện codon stop
B. Tách yếu tố kết thúc loại 1 ra khỏi rbs D. Tách rARN ra khỏi rbs
Câu 189: Chọn ý SAI cho yếu tố α của prokaryote
A. Khởi động phiên mã C. Gắn lên vùng promoter
B. Xúc tác thành lập liên kết phostphodiester D. Gắn lên vùng -35 trên ADN ở prokaryote
Câu 190: Cho (1): ARN - cADN, (2): ARN sợi đơn, (3):cADN, (4): ADN sợi đôi. Chọn trình tự
đúng cho phiên mã ngược
A. 2-1-3-4 B. 4-1-3-2 C. 2-3-1-4 D. 4-3-1-2
Câu 191: Kết thúc phiên mã phụ thuộc yếu tố Rho KHÔNG CÓ ĐẶC ĐIỂM
A. Rho có ái lực cao với ARN
B. Cần năng lượng từ ATP
C. Cần oligo A trên ADN
D. Rho nhận diện trình tự nhiều C, ít G trên ARN
Câu 192: ARN bắt đầu được phiên mã tại vị trí
A. +2 B. +1 C. -35 D. -10
Câu 193: Thành phần của ARN polymerase xúc tác thành lập liên kết phosphodiester giữa 3’-OH
và 5’-PO4
A. ααββ’ B. σ C. δ D. β
Câu 194: Quá trình aminoacyl hóa gồm mấy bước
A. 3 B. 2 C. 5 D. 4
Câu 195: Quá trình dịch mã khởi đầu khi
A. Rbs nhận diện tARNfMet C. Rbs nhận diện tARNiMet
B. Rbs nhận diện AUG khởi đầu/mARN D. Rbs nhận diện đầu 5’-mARN
Câu 196: Bước đọc sửa sai trong dịch mã nằm ở giai đoạn
A. Nhận diện codon khởi đầu trong trình tự Shine-Dalgarno
B. Quá trình nối dài nhờ yếu tố EF
C. Aminoacyl hóa tARN
D. Sự kết thúc của 2 bán đơn vị ribosome
Câu 197: Bước đọc sửa sai trong quá trình dịch mã được thực hiện bởi
A. Ribosome C. tARN
B. Enzym aminoacyl-tARN synthetase D. mARN
Câu 198: Prokaryote, yếu tố khởi đầu ngăn không cho aminoacyl-tARN thường gắn vào vị trí A
A. IF1 B. IF3 C. eIF3 D. IF2
Câu 199: Vai trò eIF2 trong tổng hợp protein ở eukaryote
A. Hoạt hoá aa cần để nối dài C. Mang aminoacyl-tARN đến vị trí A
B. Tái hồi EF-Tu D. Gắn tARNiMet vào rbs
Câu 200: Acid amin gắn với tARN tại
A. Vòng D B. Vòng đối mã C. Đầu 3’-OH D. Đầu 5’P
Câu 201: Acid amin nối với acid amin nhờ enzym
A. ATP-synthetase. C. Peptidyl transferase.
B. Aminoacyl tRNA synthetase. D. Không có cái nào kể trên.
Câu 202: Trình tự kết thúc phiên mã
A. Giàu A-T bất kỳ C. Giàu G-C (đối xứng 2 bên)
B. Giàu A-T (đối xứng 2 bên) D. Giàu G-C bất kỳ

ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN


Câu 203: Trong hệ thống Operon, vùng nào không bao giờ phiên mã:
A. Regulatose. B. Promoter. C. Gen cấu trúc I D. Gen cấu trúc II
Câu 204: Encanher phiên mã có thể nằm ở:
A. Vùng 5’ của gen C. Trong vùng intron của gen
B. Vùng 3’ của gen D. Tất cả đều đúng
Câu 205: Ở tế bào E.coli, tryptophan sau khi được tổng hợp dư thừa nó sẽ thành chất gì ?
A. Chất kìm hãm. C. Chất kìm hãm các gen cấu trúc.
B. Chất kìm hãm RNA polymerase. D.Chất đồng kìm hãm.
Câu 206: Mục nào sau đây đúng cho Operon lactose:
A. Đóng lại khi có cơ chất. C. Đóng lại khi chất cần tổng hợp dư thừa.
B. Mở ra khi có cơ chất. D. Lúc nào cũng mở.
Câu 207: Ở vi khuẩn, các gen cấu trúc được phiên mã khi:
A. Thiếu chất cảm ứng. C. Promotor bất hoạt.
B. Protein kìm hãm bất hoạt. D. Operator bị đóng.
Câu 208: Ở hệ thống cảm ứng, mRNA được tạo ra đến khi nào thì dừng:
A. Chất kìm hãm không được tạo ra.
B. Chất cảm ứng đã hết.
C. Chất kìm hãm gắn với Operator.
D. Chất kìm hãm có hoạt tính gắn với chất cảm ứng.
Câu 209: Khi lactose xâm nhập tế bào E. coli thì:
A. Lactose gắn với protein kìm hãm. C. Lactose gắn với Regulator.
B. Chất kìm hãm gắn với Regulator. D. Chất kìm hãm gắn với RNA polymerase.
Câu 210: Chất cảm ứng có khả năng là:
A. Chất gắn với operator để hoạt hóa.
B. Chất gắn với các gen cấu trúc để hoạt hóa.
C. Chất gắn với repressor (chất kìm hãm) để làm bất hoạt.
D. Chất gắn với đoạn promoter để hoạt hóa.
Câu 211: Trong hệ thống Operon lactose, RNA polymerase:
A. Gắn với operator để phiên mã.
B. Gắn với promoter khi repressor bất hoạt.
C. Gắn với promoter khi lactose hoạt hóa regulator.
D. Gắn với các gen cấu trúc.
Câu 212: Sẽ xảy ra điều gì khi tế bào E. coli không có đường lactose:
A. Protein regulator gắn với operator. C. Protein regulator bị bất hoạt.
B. Protein regulator gắn với promoter. D. Protein regulator gắn với RNA polymerase.
Câu 213: Không thuộc thành phần của một operon nhưng có vai trò quyết định hoạt động của
operon là
A. Vùng vận hành B. Vùng mã hóa C. Gen điều hòa D. Gen cấu trúc
Câu 214: Protein ức chế khác với protein hoạt hóa ở chỗ
A. Gắn vào operator ngăn cản phiên mã gen cấu trúc
B. Thuộc dạng điều hòa ức chế
C. Gắn vào vị trí khởi đầu trên promoter
D. Gắn vào vị trí tăng cường (enhancer)
Câu 215: Tryptophan được gọi là đồng ức chế vì:
A. Ức chế đồng thời các gen tổng hợp enzyme
B. Ức chế đồng thời các quá trình tổng hợp tryptophan
C. Ức chế đồng thời khi gắn với chất ức chế gốc
D. Ức chế đồng thời khi gắn vào operator.
Câu 216: Điểm bám của protein hoạt hóa (Activator)
A. Gen điều hòa và gen cấu trúc C. Promoter và gen điều hòa
B. Trình tự tăng cường (Enhancer) và promoter D. Ehancer và Operator
Câu 217: Điều hòa Lac operon có đặc điểm
A. Khi thiếu lactose, repressor sẽ bám vào gen cấu trúc
B. Chất cảm ứng hệ này là allolactose.
C. Khi lactose xuất hiện, lactose sẽ khởi động phiên mã
D. Điều hòa cảm ứng dương
Câu 218: Theo mô hình operon Lac, vì sao protein ức chế bị mất tác dụng?
A. Vì lactose làm mất cấu hình không gian của nó.
B. Vì protein ức chế bị phân hủy khi có lactose.
C. Vì lactose làm gen điều hòa không hoạt động.
D. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt.
Câu 219: Protein ức chế ở tryptophan operon khác với lac operon ở chỗ
A. Tạo ra ở dạng hoạt động C. Gắn trực tiếp lên Operator
B. Chỉ hoạt động khi gắn với chất cảm ứng D. Cần kết hợp với tryptophan để hoạt động
Câu 220: Protein đóng vai trò enzym xúc tác các phản ứng chuyển hóa được mã hóa bởi
A. Gen điều hòa B. ARN C. Exon và Intron D. Gen cấu trúc
Câu 221: Gen đang đóng phiên mã, xuất hiện chất làm gen phiên mã được là kiểu điều hòa
A. Kìm hãm ngược B. Cảm ứng âm C. Ức chế ấm D. Tất cả
Câu 222: Protein ức chế của hệ Tryptophan operon có đặc điểm
A. Là protein không hoạt tính
B. Luôn bám vào operator ức chế phiên mã tryp operon
C. Được mã hóa bởi gen cấu trúc của tryp operon
D. Còn gọi là cất đồng ức chế

ĐỘT BIẾN GEN


Câu 1: Đột biến sinh dưỡng
A. Không di truyền, có thể gây ung thư C. Có thể di truyền tùy theo mô liên kết
B. Phát sinh không định hướng D. Chỉ có a và b đúng
Câu 2: Chuyển vị là loại đột biến
A.Thay nu này bằng nu khác bất kì C. Thay purin thành pyrimindin
B. Thay nu này bằng nu khác cùng loại D.Thay pirimidin thành purin
Câu 3: Đột biến tự nhiên là do
A. Hóa học B. Vật lý C. Sinh học D. Tất cả đều đúng
Câu 4: Những loại đột biến gen nào sau đây ít gây hậu quả nghiêm trọng hơn cho sinh vật?
A. Thay thế và mất 1 cặp nu. C. Thay thế và chuyển đổi vị trí của 1 cặp nu.
B. Chuyển đổi vị trí và mất 1 cặp nu. D. Thay thế và thờm 1 cặp nu.
Câu 5: Loại đột biến gen nào sau đây không được di truyền bằng con đường sinh sản hữu tính?
A. Đột biến giao tử. C. Đột biến ở giai đoạn tiền phôi.
B. Đột biến ở hợp tử. D. Đột biến soma.
Câu 6: Loại đột biến gen có biểu hiện nào sau đây được di truyền bằng phương thức sinh sản hữu
tính?
A. ĐB làm tăng khả năng sinh sản của cá thể C. ĐB gây chết cơ thể trước tuổi trưởng thành
B. ĐB gây vô sinh cho cỏ thể D. ĐB tạo ra thể khảm trên cơ thể
Câu 7: Tính chất biểu hiện của đột biến gen chủ yếu là:
A. Có hại cho cơ thể C. Có lợi cho cơ thể.
B. Vừa có lợi vừa có hại cho cơ thể. D. Có lợi, có hại và trung tính.
Câu 8: Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen trong đời cá thể như thế nào?
A. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp.
B. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp và ở thể dị hợp.
C. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ở thể dị hợp.
D. Đột biến gen lặn khụng biểu hiện được.
Câu 9: Những dạng đột biến gen nào thường gây nghiêm trọng cho sinh vật?
A. Mất và chuyển đổi vị trí của 1 cặp nu. C. Mất và thay thế 1 cặp nu.
B. Thêm và thay thế 1 cặp nu. D. Thêm và mất 1 cặp nu.
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit?
A. Chỉ liên quan tới 1 bộ ba.
B. Dễ xảy ra hơn so với các dạng đột biến gen khác.
C. Làm thay đổi trình tự nu của nhiều bộ ba.
D. Dễ thấy thể đột biến so với các dạng đột biến gen khác.
Câu 11: Hậu quả của base đồng đẳng gây đột biến
A.Thay đổi cấu trúc base C.Làm gãy phân tử DNA
B.Thay đổi đặc tính bắt cặp D.Tạo dạng hỗ biến
Câu 12: Ethidium bromide là chất gây đột biến thuộc nhóm:
A.Chèn vào DNA C.Chất khử amin
B.Thay đổi cấu trúc DNA D.Chất alkyl hóa
Câu 13: Đột biến nào không có tính hồi biến
A. Đột biến lặn C. Đột biến vô nghĩa
B. Đột biến lệch nghĩa D. Đột biến do gen nhảy
Câu 14: Đột biến tự phát có thể do
A.Hỗ biến của base
B.Khử amin base đồng đẳng
C.Đột biến lệch khung khi polymerase sao chép các đoạn lặp lại của 1 nucleotide
D.Bị cảm ứng bởi hóa chất
Câu 15: Enzyme photolyase không
A.Xúc tác phản ứng cắt dimer pyrimidin C.Có nhiều trong vi khuẩn
B.Cần có ánh sang để hoạt hóa D.Có trong động vật
Câu 16: Sản phẩm của đột biến do oxi hóa là
A. Bromouracin B. 5-methylcytocin C. 8- hydroxy guanin D. Aminopurin
Câu 17: Đột biến sinh dưỡng KHÔNG có đặc điểm
A. Xảy ra ở các tế bào không phải là tế bào mầm
B. Chỉ phát hiện được khi hợp tử có 2 bản của allel đột biến
C. Không di truyền được
D. Gây thay đổi có tính cục bộ
Câu 18: Nguyên nhân gây đột biến tự nhiên
A. Khử amin B. Phẩm màu C. Hydrocarbon đa vòng D. Chất alkyl
Câu 19: Đặc điểm KHÔNG ĐÚNG với đột biến
A. Là biến đổi di truyền xảy ra từ từ
B. Thay đổi hoạt động, độ ổn định hoặc vai trò của enzym
C. Ảnh hưởng đến chuyển hóa trong tế bào
D. Ảnh hưởng đến thành phần cấu trúc của tế bào
Câu 20: Hậu quả của đột biến tự nhiên theo cơ chế khử amin
A. Chuyển cytosin thành uracil, không thể sửa chữa nhờ ARN polymerase
B. Chuyển 5 methyl-cytosin thành adenin, có thể sửa chữa nhờ ADN polymerase
C. Chuyển cytosin thành uracil, có thể sửa chữa nhờ ADN polymerase
D. Chuyển 5 methyl-cytosin thành adenin, có thể sửa chữa nhờ ARN polymerase
Câu 21: Các chất alkyl hóa KHÔNG gây
A. Liên kết chéo giữa các mạch của 1 hay các ADN khác nhau
B. Làm đứt mạch ADN
C. Tạo dimer giữa các base purin
D. Bắt cặp bổ sung sai các nucleotid
Câu 22: Loại UV nào KHÔNG CÓ trong ánh sáng mặt trời, có tính sát trùng mạnh nhất, gây chết
A. UV-B B. UV-D C. UV-A D. UV-C
Câu 23: Loại UV nào có trong ánh sáng mặt trời là nguyên nhân gây đột biến cao nhất
A. UV-A B. UV-C C. UV-D D. UV-B
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT
Câu 1: Enzyme cắt hạn chế có 3 loại, trong đó loại II được sử dụng nhiều vì.
A. Có vị trí cắt dễ xác định C. Tạo đầu bằng nhiều
B. Giá thành rẻ D. Tất cả đều đúng
Câu 2: E.Coli được sử dụng trong tạo dòng gen vì:
A. Bộ máy di truyền được nghiên cứu đầy đủ C. Khả năng gây bệnh thấp
B. Tốc độ tăng trưởng nhanh D. Tất cả đều đúng
Câu 3: Vector tạo dòng là
A. Thể mang DNA dạng chuẩn
B. Có đặc tính lạ so với DNA nhiễm sắc thể
C. Là vật liệu di truyền trung gian có nhiệm vụ chuyển và lưu trữ gen tái tổ hợp trong tế bào chủ.
D. Có thể cắt, nối và tạo phức đa hệ với DNA nhiễm sắc thể của tế bào vi khuẩn và người.
Câu 4: Yếu tố đánh dấu để chọn lọc dòng tái tổ hợp có đặc tính nào sau đây:
A. Phân biệt plasmid nhỏ và lớn
B. Phân biệt đặc tính của plasmid trong sinh dưỡng và di truyền tế bào
C. Thường mang một hoặc vài gen kháng kháng sinh
D. Có tính thiết yếu cho sự sống còn của tế bào động thực vật mang gen chuyển.
Câu 5: Bước nào sau đây không có trong tách chiết DNA
A. Phá vỡ tế bào, bộc lộ tế bào chất
B. Tách DNA ra khỏi hổn hợp trên bằng Phenol/Chlorofrom/isoaminalcohol
C. Cắt giới hạn DNA
D. Tinh sạch DNA bằng phương pháp tủa với cồn và ion hóa trị 1
Câu 6: Trong công nghệ gen, để đưa gen tổng hợp insulin của người vào vi khuẩn E. coli, người
ta đã sử dụng thể truyền là
A. Tế bào thực vật. B. Plasmid C. Tế bào động vật D. Nấm
Câu 7: Giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β - carôten (tiền chất tạo ra vitamin A) trong
hạt được tạo ra nhờ ứng dụng
A. Phương pháp cấy truyền phôi. C. Phương pháp nhân bản vô tính.
B. Phương pháp lai xa và đa bội hoá. D. Công nghệ gen.
Câu 8: Trong kĩ thuật chuyển gen, các nhà khoa học thường chọn thể truyền có gen đánh dấu để
A. Nhận biết các tế bào đã nhận được DNA tái tổ hợp.
B. Dễ dàng chuyển DNA tái tổ hợp vào tế bào nhận.
C. Giúp enzyme giới hạn nhận biết vị trí cần cắt trên thể truyền.
D. Tạo điều kiện cho enzyme nối hoạt động tốt hơn.
Câu 9: Trong kĩ thuật tạo DNA tái tổ hợp, enzym được sử dụng để gắn gen cần chuyển với thể
truyền là
A. Restrictase. B. ARN polymerase. C. Ligase D. DNA polymerase
Câu 10: Chủng vi khuẩn E.coli mang gen sản xuất insulin của người đã được tạo ra nhờ
A. Nhân bản vô tính C. Dung hợp tế bào trần
B. Công nghệ gen D. Gây đột biến nhân tạo
Câu 11: Trong kĩ thuật chuyển gen, để chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, người ta có thể sử dụng
hai loại thể truyền là
A. Plasmid và virus C. Nhiễm sắc thể nhân tạo và virus
B. Plasmid và nấm men D. Nhiễm sắc thể nhân tạo và plasmid
Câu 12: Trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, thể truyền plasmid cần phải mang gen
đánh dấu
A. Dể chuyển DNA tái tổ hợp vào tế bào được dễ dàng.
B. Vì plasmid phải có các gen này để có thể nhận DNA ngoại lai.
C. Để giúp cho enzyme restrictase cắt đúng vị trí trên plasmiD.
D. Để dễ dàng phát hiện ra các tế bào vi khuẩn đã tiếp nhận DNA tái tổ hợp.
Câu 13: Chu trình nhiệt của PCR bao gồm
A. Gắn mồi → biến tính → kéo dài C. Biến tính →gắn mồi → kéo dài
B. Gắn mồi → kéo dài → kết thúc D. Biến tính → gắn mồi → kết thúc
Câu 14: Thành phần nào sau đây không có trong phản ứng PCR?
A. DNA khuôn C. Enzyme cắt RE
B. Mồi ARN, các dNTPs D. Mg2+, Taq DNA polymerase
Câu 15: Kỹ thuật Northern blot được sử dụng để
A. Phát hiện gen C. Phát hiện RNA
B. Nghiên cứu sự biểu hiện gen D. Phát hiện protein
Câu 16: Cách thu hồi DNA từ dịch nước
A. Tủa với cồn tuyệt đối C. Sắc ký hấp phụ
B. Tủa với isopropanol D. Tất cả đều đúng
Câu 17: Enzyme cắt giới hạn (RE) được ứng dụng nhiều nhất là loại:
A.I B.II C.III D.Tất cả đều đúng
Câu 18: Tm trong lai acid nucleotide
A. Là nhiệt độ làm phân tử DNA sợi đôi tách thành sợi đơn
B. Là nhiệt độ tại đó phản ứng lai xảy ra
C. Là giá trị xác định độ đặc hiệu của sự lai
D. Là giá trị xác định độ bền vững của sự lai
Câu 19: Để đạt được hiệu ứng khuếch đại PCR cần sử dụng mấy mồi
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 20: Tính đặc hiệu của phản ứng PCR phụ thuộc vào
A. Thiết kế mồi C. Nhiệt độ ở bước biến tính
B. Loại polymerase được sử dụng D. Nhiệt độ ở bước kéo dài
Câu 21: Nhược điểm của PCR
A. Tốn thời gian B. Độ nhạy thấp C. Có thể bị ngoại nhiễm D. Giá thành cao
Câu 22: Trong kỹ thuật giải trình tự Sanger cải tiến người ta sử dụng mấy ống phản ứng
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 23: Đặc điểm không thuộc RE loại II
A. Trình tự nhận diện gồm 4 - 8 nucleotide C. Cắt tạo đầu bằng hoặc sole
B. Trình tự nhận diện có cấu trúc palindrome D. Cắt cách trình tự nhận diện khoảng 20 nu
Câu 24: PCR dựa trên đặc điểm của quá trình
A. Sao chép B. Phiên mã C. Điều hòa biểu hiện D. Dịch mã
Câu 25: PCR là chữ viết tắt của chữ
A. Polymer chromosome reaction C. Polymer cytochrome reaction
B. Polymerase chromosome reaction D. Polymerase chain reaction
Câu 26: Định lượng DNA bằng quang phổ kế ở bước song
A.230 nm B.260 nm C.280 nm D.320 nm
Câu 27: Hai acid nucleotide sợi đơn trong điều kiện thích hợp có thể bắt cặp tạo sợi đôi, gọi là
A. Lai phân tử B. Khuếch đại gen C. Giải trình tự D. Tạo dòng gen
Câu 28: Hạn chế của kỹ thuật PCR
A. Trang thiết bị đắt tiền B. Không đặc hiệu C. Ngoại nhiễm D. Khó ứng dụng
Câu 29: Kỹ thuật PCR sử dụng tác nhân nào để tách mạch ADN
A. Tia tử ngoại B. Nhiệt độ cao C. Hóa chất (kiềm) D. Helicase
Câu 30: Enzyme cắt giới hạn là
A. Các enzyme nối DNA C. Các enzyme thủy phân DNA
B. Các enzyme tổng hợp DNA D. Các enzyme thủy phân liên kết Hidro
Câu 31. Cơ sở vật chất của di truyền của vi khuẩn là:
A. DNA. B. RNA. C. DNA và RNA. D. Nhiễm sắc thể.
Câu 32. Mỗi gen quyết định :
A. Sự tổng hợp các enzym C. Sự tổng hợp một protein đặc hiệu
B. Sự hình thành các cấu trúc của tế bào D. Sự tổng hợp DNA
Câu 33. Tần suất đột biến rất nhỏ:
A. 10-6 - 10-8 B. 10-5 - 10-7 C. 10-4 - 10-6 D. 10-5 - 10-9
Câu 34. Sự biến nạp là :
A. Sự vận chuyển gen của nhiễm sắc thể giữa các tế bào
B. Sự vận chuyển DNA hòa tan của nhiễm sắc thể từ tế bào cho sang tế bào nhận
C. Sự vận chuyển DNAcủa nhiễm sắc thể giữa các tế bào qua tiếp xúc
D. Sự vận chuyển DNA của nhiễm sắc thể giữa các tế bào
Câu 35. Trong thí nghiệm của Griffith:
A. Tiêm phế cầu S1 sống vào chuột thì chuột không chết
B. Tiêm phế cầu R1 sống vào chuột thì chuột chết
C. Tiêm phế cầu S1 chết vào chuột thì chuột chết
D. Tiêm hỗn hợp phế cầu S1 chết và R1 sống thì chuột chết
Câu 36. Nhân tố biến nạp là:
A. RNA. B. RNA và DNA C. DNA. D. DNA và protein.
Câu 37. Trong biến nạp người ta nhận thấy trong một quần thể vi khuẩn có:
A. Một quần thể tế bào có khả năng tiếp nhận DNA hòa tan
B. Nhiều tế bào có khả năng tiếp nhận DNA hòa tan
C. Một tế bào có khả năng tiếp nhận DNA hòa tan
D. Một số nhỏ tế bào khả nạp có khả năng tiếp nhận DNA hòa tan
Câu 38. Sự tải nạp ở vi khuẩn là:
A. Sự sao chép nhiễm sắc thể
B. Sự tích hợp DNA tổng hợp vào nhiễm sắc thể
C. Quá trình vận chuyển gen qua tiếp xúc
D. Quá tình vận chuyển gen qua trung gian của phage
Câu 39. Sự tải nạp chung:
A. Được khám phá lần đầu ở E.coli. C. Do Lederberg và Tatum khám phá.
B. Được khám phá lần đầu ở SalmonellA. D. Do Avery và MaC.Leod khám phá.
Câu 40. Phage P22:
A. Được tìm thấy ở môi trường nuôi cấy L2 C. Độc lực với L22 nhưng ôn hòa vơi L2
B. Độc lực với L2 nhưng ôn hòa với L22 D. Được tìm thấy ở môi trường nuôi cấy L22

You might also like