Bài Tập

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

Bài tập bài 1:

1. Hãy tìm 1 vụ việc thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT. Giải thích tại sao tình
huống ấy được xem là ĐTĐC của TPQT.
Quyết định giám đốc thẩm 11/2013/KDTM-GĐT ngày 16/05/2013 của Tòa án
nhân dân tối cao
V/v: vụ án kinh doanh thương mại tranh chấp hợp đồng tư vấn đầu tư

Nội dung vụ án: Công ty TNHH IS DONGSEO có trụ sở tại Hàn Quốc
(Nguyên đơn) và Công ty Hoàng Lan (Bị đơn) ký kết hợp đồng tư vấn liên
quan đến khu đất tại Lô E7, đường Phạm Hùng, Hà Nội mặc dù biết lô đất này
đã dược phân cho một số nhà đầu tư khác, phí tư vấn là 1.000.000 USD. Công
ty IS DONGSEO đã trực tiếp thanh toán 1.000.000 USD tiền mặt cho Bị đơn
theo cam kết. Qúa trình thực hiện hợp đồng, bị đơn không thực hiện được cam
kết, kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng mặc dù đã được Nguyên đơn gửi
nhiều công văn nhắc nhở. Nguyên đơn đã ra thông báo chấm dứt hợp đồng với
Bị đơn và yêu cầu thanh toán nhưng bị đơn không thực hiện. Công ty Dongseo
khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết:
– Hủy bỏ Hợp đồng tư vấn đầu tư liên quan đến khu đất tại lô E7, Phạm Hùng,
Hà Nội giữa Công ty Ilshin và Công ty Hoàng Lan.
– Buộc Công ty Hoàng Lan hoàn trả 1.000.000 USD và tiền lãi chậm trả.
– Buộc Công ty Hoàng Lan bồi thường thiệt hại vật chất 50.000.000 đồng và
5.400.000 đồng do tổn thất tinh thần.
Tòa án Sơ thẩm tuyên: chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty DONGSEO
tuyên Hủy Hợp đồng tư vấn đầu tư ký ngày 28/01/2008 giữa Công ty Hoàng
Lan và Công ty ILSHIN; đồng thời, buộc Công ty Hoàng Lan phải hoàn trả cho
Công ty DONGSEO 1.000.000 USD và phải chịu tiền lãi chậm trả của số tiền
1.000.000 USD là 20.000 USD (được quy đổi ra VND).
Tòa án Phúc thẩm tuyên: Giữ nguyên bản án Sơ thẩm.

Nhận định của Tòa án Tối cao: Cần làm rõ Công ty DONGSEO chuyển tiền
vào Việt Nam đã đúng quy định hay chưa? việc nguyên đơn giao tiền mặt cho
bị đơn là đã vi phạm pháp lệnh ngoại hối thì hợp đồng bị vô hiệu do vi phạm
quy định của Pháp lệnh ngoại hối và các khoản 1 và 3 Điều 6 Nghị định số
160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp
lệnh ngoại hối, Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và xử lý hậu quả của hợp
đồng vô hiệu theo quy định của pháp luật. Ngoài ra việc công ty DONGSEO
biết lô đất E7, đối tượng của Hợp đồng đã được phân cho các nhà đầu tư khác
nên hợp đồng tư vấn đầu tư ký kêt ngày 28/01/2008 bị vô hiệu bởi có đối tượng
không thể thực hiện được theo quy định tại Điều 411 Bộ luật dân sự năm 2005.
Lỗi ở đây thuộc về hai công ty.

Quyết định: Hủy bản án Sơ thẩm và Phúc thẩm. giao hồ sơ vụ án cho Tòa án
nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp
luật.
→ Đây là vụ án tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài giữa doanh nghiệp VN và
doanh nghiệp nước ngoài tại VN.
Trấn Thành và Hari Won: đăng kí kết hôn → hình thành quan hệ dân sự có
YTNN→ ĐTĐC của TPQT
2. Tất cả quan hệ dân sự đều thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT?
→ Sai vì phải là quan hệ dân sự có YTNN
3. Mọi quan hệ pl có yếu tố nước ngoài đều thuộc ĐTĐC của TPQT?
→ Sai vì phải là quan hệ dân sự có YTNN, TPQT ko giải quyết các vụ án hình
sự, hành chính, qg với qg (các vụ án này do luật quốc gia chịu trách nhiệm xử
lý)
4. Quan hệ pl giữa công dân VN với công dân VN không thể là ĐTĐC của
TPQT?
→ Sai vì có thể quan hệ PL của công dân VN có YTNN như nới xác lập, thay
đổi hoặc chấm dứt quan hệ đó ở nước ngoài, Đối tượng của quan hệ dân sự đó
ở nước ngoài: “các bên tham gia đều là công nhân VN, pháp nhân VN nhưng ở
nước ngoài”

Bài tập tình huống:


1. Công dân A, quốc tịch VN cư trú VN lập di chúc tại VN để lại toàn bộ tài sản
của mình tại Pháp cho công dân B quốc tịch VN cư trú VN. Hỏi việc lập di
chúc này có phải là quan hệ dân sự? Tại sao? Có yếu tố nước ngoài ko? Có
phải là đối tượng điều chỉnh của CPQT?
→ Việc lập di chúc này là quan hệ dân sự vì đây là quan hệ tài sản, có YTNN,
là ĐTĐC của TPQT.
2. Công dân A quốc tịch Canada làm việc tại tp HCM vi phạm quy định của pl
VN về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, bị CSGT xử phạt. Hỏi tình
huống này có ytnn ko? Có là qhds ko? Có phải là đối tượng điều chỉnh của
TPQT?
→ Có YTNN, Ko là QHDS (QH hành chính), ko phải ĐTĐC của TPQT
3. Công dân VN kí hợp đồng mua bán tài sản với công dân Pháp. Hợp đồng ký
kết tại VN. Hỏi qh hợp đồng trong trường hợp này có phải là qhds? Tại sao?
Có yếu tố NN ko? Nếu có hãy xác định YTNN trong trường hợp này là gì?
→ Có là QHDS vì liên quan đến quan hệ tài sản, lợi ích cá nhân, có YTNN vì
chủ thể tham gia có công dân Pháp
4. (*) Cơ quan đại diện của Chính phủ nước Đức kí hợp đồng với công dân B
(VN) nhằm thuê nhà của B cho nhân viên ngoại giao Đức ở trong tgian công
tác tại VN. Hỏi qh hợp đồng này có phải là QHDS ko? WHY? Có YTNN ko?
Nếu có YTNN thì là gì?
→ Có là QHDS vì liên quan đến lợi ích cá nhân, quan hệ tài sản, có YTNN vì
pháp nhân là Cơ quan đại diện của Chính phủ nước Đức tham gia kí hợp đồng.
5. “ Quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân NN là
QHDS có YTNN” Hỏi nhận định trên đúng hay sai? Nêu cơ sở pháp lý để
chứng minh câu trả lời của mình?
→ Nhận định trên đúng.
Cơ sở pháp lý: CSPL: điều 663 K2 BLDS 2015, điều 464 K2 BLTTDS 2015
Điều 663 K2 BLDS 2015
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng
việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước
ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối
tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Điều 464 K2 BLTTDS 2015
Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước
ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc
xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối
tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Chị Naki:
Bài tập 1:
Ông Maro (quốc tịch Ma rốc) đến VN du lịch và qua đời ko để lại di chúc.
Hỏi:
1. Vụ việc thừa kế này có thuộc ĐTĐC của TPQT ko? Tại sao? CSPL?
2. Có hiện tượng XĐPL ko? Tại sao?
3. Căn cứ quy định PLVN hãy cho biết:
a. PL quốc gia nào được áp dụng để giải quyết việc thừa kế này? Tại sao?
b. PL quốc gia nào được áp dụng để định danh tài sản ông Maro?

1. Vụ việc có thuộc ĐTĐC của TPQT. Do đây là quan hệ dân sự có YTNN


(người NN qua đời tại VN, giải quyết thừa kế)
2. Có ht XĐPL do áp dụng PL 2 nước VN- Maroc và có thể có thêm các nước
liên quan do chưa rõ tài sản ông này ở đâu.
3. Căn cứ vào quy định PLVN:
- Áp dụng PL Maroc để giải quyết do Thừa kế được xác định theo pháp luật của
nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.
- Định danh tài sản: định danh theo luật nơi có tài sản đó nếu là BĐS, định danh
theo luật Maroc nếu là động sản.
CSPL: Điều 680 BLDS 2015: Thừa kế
1. Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có
quốc tịch ngay trước khi chết.
2. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của
nước nơi có bất động sản đó.

Bài tập 3: Ông A người Hàn Quốc, kết hôn với chị B người Việt Nam. Việc kết hôn
được tiến hành tại Sở Tư pháp TP.HCM. Liên quan đến PL được áp dụng để giải
quyết về điều kiện kết hôn đối với ông A.
Hỏi: PL quốc gia nào sẽ được áp dụng? Tại sao? Cơ sở pháp lý?
→ Pháp luật của Việt Nam sẽ được áp dụng để giải quyết.
→ Bởi vì việc kết hôn được tiến hành tại Sở Tư pháp TP.HCM
→ Cơ sở Pháp lý: Luật nơi tiến hành kết hôn (Lex loci celebrationis - Đ 126
HN&GĐ):
1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên
phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn
được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì
người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều
kiện kết hôn.
2. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về
điều kiện kết hôn.

Hai người sau đó sang định cư (thường trú tại Úc). Ông A muốn ly hôn. Giả sử TAVN
giải quyết vụ ly hôn này.
Hỏi: Vụ ly hôn này có hiện tượng XĐPL không? Vụ ly hôn này sẽ được giải
quyết theo pháp luật của Hàn Quốc hay của VN hay PL Úc? Tại sao? Cơ
sở pháp lý?
→ Có hiện tượng XĐPL vì đây là QHDS có YTNN và có thể áp dụng luật HQ
hoặc luật VN hoặc luật Úc để giải quyết.
→ Vụ ly hôn này sẽ được giải quyết theo pháp luật của Úc vì hai vợ chồng
thường trú tại Úc.
→ Cơ sở pháp lý:
+ Điều 127 Luật HN&GĐ: Ly hôn có YTNN: Trong trường hợp bên là
công dân VN không thường trú ở VN vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì
việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú
chung của vợ chồng, nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải
quyết theo pháp luật VN.
Bài tập 4: Cty A QT VN (đc thành lập tại VN là bên bán) hợp đồng bán gạo cho
cty B (QT NB). Khi gạo về tới NB thì cty B từ chối nhận vì hh ko đạt chất lượng.
Tranh chấp ps
Hỏi:
Việc tr/c trên có thuộc ĐTĐC của TPQT ko? vì sao?
Thẩm quyền của TAVN?
Tr/c này có phải XĐPL?

-> Có ít nhất 2 hệ thống PL của 2 qg khác nhau cùng có thể đc áp dụng để điều chỉnh
1 QHDS có YTNN, thứ nhất là PL VN vì doanh nghiệp QT VN, thứ 2 là PL NB vì
doanh nghiệp là QT NB.
Câu hỏi khi gặp phải tình huống này là: có ĐƯQT nào ko?
Giả sử ko có ĐƯQT: Căn cứ vào Đ683 BLDS, trong TH này PL VN đc áp dụng vì 2
bên ko thỏa thuận PL áp dụng, khi đó PL của nc có mlh gắn bó nhất với hợp đồng sẽ
được áp dụng mà nc có mlh nhất vs hợp đồng là nc nơi pháp nhân (bên bán) được
thành lập. Trong tình huống này pháp nhân bên bán đc thành lập tại VN nên PL VN
đc áp dụng. Căn cứ Đ 683, K1, K2
PLQG nào có thể ko đc áp dụng để gq tr/c? why? biết rằng các bên ko có thỏa thuận
về việc chọn luật áp dụng
Căn cứ quy định của TPQT VN hãy gq XĐPL trong tình huống này.

Bài tập 5:
Ông B người Úc, chị Naki là người Nhựt Bổn. Hai người kết hôn tại Nhựt Bổn, sau đó
đến sống và làm việc tại TP.HCM
Tại VN, hai người yêu cầu TAVN giải quyết ly hôn.
Hỏi: có hiện tượng xung đột PL không? Tại sao?
Căn cứ quy định của PLVN bạn hãy cho biết PLQG nào được áp dụng để giải quyết
việc ly hôn này? Tại sao?
- Có hiện tượng xung đột pháp luật vì đây là quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài và có thể áp dụng PL Úc, PL Nhựt Bổn để giải quyết.
- VN chưa có HTĐTTTP về dân sự với Úc và Nhật Bản → không có ĐƯQT
chung để căn cứ xác định giải quyết. → căn cứ vào PLVN
- Căn cứ theo quy định của PLVN. Theo điều 127, khoản 1. Việc ly hôn của
người Việt Nam với người nước ngoài và người nước ngoài với nhau thường
trú ở VN được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của VN theo quy định của
luật này → PL VN sẽ giải quyết vụ việc ly hôn này. Còn chia tài sản thì sao
đây? có cần nói hong. hok nha tại đề hok có yêu cầu với lại chưa xác định được
là dạng tài sản nào, ở đâu á
- Áp dụng Điều 122.K1 Luật HN&GĐ Áp dụng pháp luật đối với quan hệ
hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để giải quyết vụ việc ly hôn
giữa ông B và chị Naki
1. Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định
của điều ước quốc tế đó.

Anh Kim Young (QT Hàn Quốc) sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Qua đời
sau cơn bạo bệnh tại BV CHợ Rẫy, anh để lại khối tài sản gồm 1 sổ tiết kiệm
200.000 USD tại ngân hàng ANZ, một ô tô Audi trị giá 6 tỷ VNĐ. Anh Kim
Young có một người con nuôi (QT Việt Nam). Trong quá trình phân chia di
sản của anh thì phát sinh tranh chấp. Giả sử toà án VN giải quyết vụ việc.
Hỏi: Căn cứ quy định của PLVN bạn hãy cho biết: việc thừa kế tài sản của
anh Kim Young được xác định theo PL QG nào? Tại sao? CSPL?
→ VN và HQ không có HĐTTTP nên không thể áp dụng ĐƯQT → Áp dụng
PLVN
→ Cơ sở pháp lý: Khoản 1, Điều 680 BLDS 2015: Điều 680. Thừa kế
1. Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa
kế có quốc tịch ngay trước khi chết.
Xác định việc thừa kế là xác định thừa kế theo di chúc hay pháp luật, gồm cả
hình thức thừa kế, ai là người có quyền thừa kế (Quyền thừa kế)
Quyền thừa kế là xác định thủ tục người thừa kế được hưởng BĐS như thế nào

Nhóm 2: Căn cứ theo lựa chọn PLNN của các bên trong qhds có YTNN
Chị Mai là chủ DN X (QTVN) bán đồ trang trí nội thất nằm trên đường Liên
khu 5-6 TPHCM, bán cho ông thu (QTVN) 1 bộ bàn ghế bằng gỗ quý trị giá 1
tỷ đồng. HĐ được ký kết và thực hiện tại SG. Được biết bộ bàn ghế này được
cửa hàng của chị Mai nhập khẩu từ Lào về.
Hỏi:
- Việc mua bán giữa DN X và ông Thu có phải là ĐTĐC của TPQT
không? Tại sao? (Biết rằng bộ bàn ghế hiện đang nằm tại cửa hàng
đường Liên khu 5-6)
→ Không. Vì không có YTNN do chủ thể đều là người VN, hợp đồng mua bán được
ký kết tại VN, đối tượng của hợp đồng này là ở VN → Không phải QH TPQT
- Căn cứ vào điều 683 BLDS 2015, bạn hãy cho biết chị Mai và ông Thu có
quyền thỏa thuận chọn luật của Singapore để áp dụng cho hợp đồng mua
bán giữa họ hay không? Tại sao?
→ Căn cứ theo K1, K5 điều 683 BLDS 2015. Đây là hợp đồng mua bán hàng hóa các
bên có thể lựa chọn PLNN nhưng TH này là mua bán hàng tiêu dùng nên căn cứ và
k1 và k5 thì trường hợp này ông thu và bà mai không có quyền lựa chọn luật
Singapore để giải quyết tranh chấp này tại VN
- Trường hợp bất động sản không được sử dụng để áp dụng PL
- Nếu hai người không thoả thuận thì trường hợp này dùng PL nước nào để
giải quyết?
→ PLVN căn cứ theo K1 K2 điều 683
- Đúng sai - tại sao? không phải mọi hợp đồng mua bán đều có thể áp dụng
PLNN, chỉ có những điều quy định trong ĐƯQT mà VN là thành viên hoặc
PLVN cho phép
Điều 683. Hợp đồng
1. Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối
với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp
các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên
hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.
2. Pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó
nhất với hợp đồng:
a) Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là
pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa;
b) Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi
thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ;
c) Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập
nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng
quyền sở hữu trí tuệ;
d) Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc đối với
hợp đồng lao động. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều
nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xuyên thực
hiện công việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng lao
động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với cá nhân hoặc
thành lập đối với pháp nhân;
đ) Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu dùng.
3. Trường hợp chứng minh được pháp luật của nước khác với pháp luật được nêu tại
khoản 2 Điều này có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng thì pháp luật áp dụng là
pháp luật của nước đó.
4. Trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với
việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất
động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật
của nước nơi có bất động sản.
5. Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu
dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo
quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
6. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưng việc
thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được
hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý.

Bài tập 1:
Thương nhân A quốc tịch VN có trụ sở thương mại tại VN, ký hợp đồng bán 100 tấn
tôm đông lạnh cho thương nhân V quốc tịch Pháp, có văn phòng đại diện tại TPHCM.
Trong hợp đồng (thương nhân) hai bên thỏa thuận chọn luật của Cộng hoà Pháp để
giải quyết các tranh chấp giữa các bên
Hỏi:
a. Các bên có quyền chọn luật áp dụng như vậy không? Cơ sở pháp lý?
b. Giả sử toà án VN thụ lý giải quyết tranh chấp, Luật của Pháp có đương nhiên
được áp dụng không? Tại sao? CSPL?
c. Hãy cho biết trong trường hợp nào Tòa án VN từ chối áp dụng PLNN? Cơ sở
PL? Căn cứ vào bộ luật TTDS 2015

:
a. Các bên có quyền chọn áp dụng PL Pháp.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 683 BLDS 2015. Hợp đồng:
1. Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng
đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này.
Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của
nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.

b. Không đương nhiên được áp dụng. Chỉ được áp dụng nếu thỏa mãn quy định
tại điều 670, thứ hai, chỉ được áp dụng khi thoả mãn K2 Điều 664
BLDS 2015 Điều 670. Trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài
1. Pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến không được áp dụng trong trường hợp
sau đây:
a) Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam;
b) Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các
biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng.
2. Trường hợp pháp luật nước ngoài không được áp dụng theo quy định tại khoản 1
Điều này thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.

Điều 664. Xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài
1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo
điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt
Nam.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng
đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.
3. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó
nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.

c. PLVN sẽ từ chối áp dụng PLNN khi việc áp dụng PLNN đi ngược lại lợi ích
công cộng của VN
Căn cứ vào BLDS 2015 Điều 670. K1. Trường hợp không áp dụng pháp luật nước
ngoài
1. Pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến không được áp dụng trong trường hợp
sau đây:
a) Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam;
b) Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các
biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng.
2. Trường hợp pháp luật nước ngoài không được áp dụng theo quy định tại khoản 1
Điều này thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
BLTTDS 2015, Điều 481. K4. Xác định và cung cấp pháp luật nước ngoài để Tòa
án áp dụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Trường hợp Tòa án Việt Nam áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngoài theo quy định của luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì trách nhiệm xác định và cung cấp
pháp luật nước ngoài được thực hiện như sau:
1. Trường hợp đương sự được quyền lựa chọn pháp luật áp dụng là pháp luật nước
ngoài và đã lựa chọn áp dụng pháp luật nước ngoài đó thì có nghĩa vụ cung cấp pháp
luật nước ngoài đó cho Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự. Các đương sự chịu
trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của pháp luật nước ngoài đã cung cấp.
Trường hợp các đương sự không thống nhất được với nhau về pháp luật nước ngoài
hoặc trong trường hợp cần thiết, Tòa án yêu cầu Bộ Tư pháp, Bộ ngoại giao, cơ quan
đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc thông qua Bộ
ngoại giao đề nghị cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam cung cấp
pháp luật nước ngoài;
2. Trường hợp luật của Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên quy định phải áp dụng pháp luật nước ngoài thì đương sự có
quyền cung cấp pháp luật nước ngoài cho Tòa án hoặc Tòa án yêu cầu Bộ Tư pháp,
Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở
nước ngoài cung cấp pháp luật nước ngoài;
3. Tòa án có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về pháp luật nước
ngoài cung cấp thông tin về pháp luật nước ngoài;
4. Hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Tòa án yêu cầu cung cấp pháp luật nước ngoài
theo quy định tại Điều này mà không có kết quả thì Tòa án áp dụng pháp luật của Việt
Nam để giải quyết vụ việc dân sự đó.

Bài tập 2:
Toà án VN thụ lý giải quyết vụ tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản là động sản giữa
thương nhân A QT Pháp cư trú tại Pháp và thương nhân B QTVN (bên bán), cư trú
tại VN. Các bên không thoả thuận chọn luật áp dụng

Hỏi:
1. PL được áp dụng đối với hợp đồng là PL của Pháp hay VN? Tại sao?
CSPL?
→ PLVN sẽ được áp dụng theo Đ 683 K1 trong TH này các bên k lựa chọn
PLNN để áp dụng thì PL áp dụng là PL của nước có QH gắn bó với hợp đồng
Điều 683. Hợp đồng
1. Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối
với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp
các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên
hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.
2. Pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó
nhất với hợp đồng: (ở đây là pháp luật của nước ngoài bán được xem là PL có mqh
gắn bó nhất)
a) Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là
pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa;
b) Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi
thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ;
c) Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập
nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng
quyền sở hữu trí tuệ;
d) Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc đối với
hợp đồng lao động. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều
nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xuyên thực
hiện công việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng lao
động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với cá nhân hoặc
thành lập đối với pháp nhân;
đ) Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu dùng.

2. Theo PLVN, NLPL dân sự của A sẽ được xác định theo PL của Pháp hay
PL VN? Tại sao? CSPL?
- NLPLDS được xác định theo PL Pháp
BLDS 2015 Điều 673. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà
người đó có quốc tịch.
2. Người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt
Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.

3. Các bên có quyền chọn luật của Cộng hòa Pháp để áp dụng đối với hợp
đồng này ko? Tại sao? CSPL?
Các bên có quyền chọn luật của Cộng hòa Pháp để áp dụng đối với hợp đồng này
vì căn cứ vào điều 683 K1:
Điều 683. Hợp đồng
1. Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối
với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp
các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên
hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.

4. TH nào A-B không có quyền chọn luật?


Bài tập 3:
Công ty A quốc tịch VN (bên mua) ký hợp đồng mua bán linh kiện điện tử với công
ty B (Nhật) thành lập tại Nhật. (không nói ký kết hợp đồng tại Việt Nam nên không có
áp dụng K3 Đ 676 được. Nếu ngược lại đề có nói ký kết tại VN thì mới áp dụng K3 Đ
676)
Hỏi:
a. Vụ việc trên có phải là QHDS có YTNN không? Tại sao? CSPL?
b. Theo PLVN thì NLPL DS của các bên được xác định theo PL của QG
nào? Tại sao? CSPL?
- Pháp nhân VN- xđ theo luật Vn, Pháp nhân Nhật- xđ theo luật Nhật
- CSPL: BLDS 2015 Điều 676. Pháp nhân
1. Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân
thành lập.
2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp
luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp
nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của
pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước
mà pháp nhân có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam
thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp
luật Việt Nam.

c. Các bên có quyền chọn luật Singapore để điều chỉnh quan hệ hợp đồng
của mình không? Tại sao? CSPL? mắc gì thích Sing z???? tất cả tại sing
=))))). (linh kiện điện tử trong bài này không phải là hàng tiêu dùng) lỡ t mua
về dùng thì sao???? tại này là bán cho công ty á. Đáng suy ngẫm hỏi cô đuy
=)) cô chỉ giải thích theo những gì cô thấy đúng nhma tôi chưa thuyết phục=((
Các bên có quyền chọn luật Singapore để điều chỉnh quan hệ hợp đồng của mình. Căn
cứ vào K1 điều 683 BLDS 2015
Điều 683. Hợp đồng
1. Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối
với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp
các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên
hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.
5. Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu
dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo
quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
d. Trường hợp hai bên không chọn luật áp dụng cho hợp đồng thì PLQG nào
sẽ được áp dụng? Tại sao? CSPL?
PL Nhật Bản sẽ được áp dụng. Căn cứ theo:
Điều 683. Hợp đồng
1. Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối
với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp
các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên
hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.
2. Pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó
nhất với hợp đồng: (ở đây là pháp luật của nước người bán được xem là PL có mqh
gắn bó nhất)
a) Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là
pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa;

Bài tập 4: Ông A là người Vn định cư tại Mỹ, về Vn kết hôn với chị B (người VN, cư
trú tại VN) việc kết hôn được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của VN
Sau đó, chị B theo chồng sang Mỹ sinh sống. Sau 2 năm chung sống, chị B yêu cầu
tòa án VN giải quyết việc ly hôn.
Hỏi: PL QG nào sẽ được áp dụng để giải quyết vụ việc này? Tại sao?
Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài
với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời
điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi
thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết
theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật
của nước nơi có bất động sản đó.
Điều 469. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài
1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
trong những trường hợp sau đây:
d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương
sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
→ Thuộc thẩm quyền TA VN vì chị B là công dân VN.

VD1: Bà N (ng VN) và ông P (ng Nga) là vợ chồng sinh sống tại Moscow. 2020,
bà N về TP HCM nộp đơn xin ly hôn
- Căn cứ pháp lý nào để TAVN xác định thẩm quyền qg?
→ Căn cứ ĐƯQT và PLQG, trong trường hợp này 2 nước có hiệp định tương trợ tư
pháp nên căn cứ vào HĐTTTP Việt- Nga (ưu tiên hơn vì là ĐƯQT), nếu ĐƯQT quy
định ko rõ ràng thì áp dụng cả 2 là HĐTTTP và BLTTDS
- Trong trường hợp này PL nước nào được áp dụng?
→ Điều 26 Ly Hôn HĐTTTP Việt- Nga
2. Nếu vào thời điểm gửi đơn xin ly hôn một người là công dân của Bên ký kết này,
còn người kia là công dân của Bên ký kết kia thì điều kiện ly hôn tuân theo pháp luật
của Bên ký kết nơi họ thường trú.
Nếu một người cư trú trên lãnh thổ của Bên ký kết này, còn người kia cư trú trên lãnh
thổ của Bên ký kết kia thì áp dụng pháp luật của Bên ký kết có cơ quan đang giải
quyết việc ly hôn.

- Vụ việc này có thuộc thẩm quyền giải quyết của TAVN ko? Tại sao?
→ Có. Điều 26 khoản 3 HĐTTTP Việt- Nga
3. Việc ly hôn quy định tại khoản 2 Điều này thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ
quan tư pháp của Bên ký kết nơi cư trú của hai vợ chồng.
Nếu một người cư trú trên lãnh thổ của Bên ký kết này, còn người kia cư trú trên lãnh
thổ của Bên ký kết kia thì Cơ quan của cả hai Bên ký kết đều có thẩm quyền giải
quyết.

Ví dụ 2: Ông A QT Canada và bà M QT VN kết hôn tạI HN năm 2016, họ đang sinh


sống và làm việc tại Canada. Năm 2019 bà M nộp đơn xin ly hôn tại TA HN.
- Căn cứ pháp lý nào để TA VN xác định thẩm quyền giải quyết? → ko có hiệp
định tương trợ tư pháp nên căn cứ BLTTDS và HNGĐ
- Vụ việc này có thuộc thẩm quyền giải quyết của TA VN không? Tại sao?
- VN và Canada chưa có HĐTTTP về dân sự
Luật HNGĐ 2015 Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài
với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời
điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi
thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết
theo pháp luật Việt Nam
→ Vụ việc có thuộc thẩm quyền giải quyết của TA VN.
BLTTDS 2015 Điều 469 Khoản 1 điểm d. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt
Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương
sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
→ Bà M là người còn hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, khi bà M về HN nộp đơn vào
năm 2019 thì TA HN có thẩm quyền giải quyết

Chị Lan (ng VN) sang Nga du học. Chị kết hôn với anh P (ng Nga)tại cơ quan của
Nga. Họ định cư và làm việc tại Nga (thường trú tại Nga). CHị Lan vẫn giữ qt VN.
Căn cứ HĐTTTP Việt-Nga.
1. 2 ng ly hôn thì cơ quan tư pháp là tòa án Nga có thẩm quyền giải quyết, căn cứ
khoản 2, 3 Đ 26 HĐTTTP: là công dân 2 nước nhưng đang thường trú tại Nga.
2. PL nước nào được áp dụng để giải quyết việc ly hôn này? Tại sao? Cspl →
tuân theo pl Nga (nơi thường trú) điều 25 khoản 1 và điều 26 khoản 2
3. Nếu vụ án ly hôn này được giải quyết tại Nga thì bản án của TA Nga (đã có
hiệu lực thi hành) có được công nhận tại VN ko? Tại sao? cspl? →có nếu ko có
liên quan đến tài sản điều 423 bttds khoản 1, điều 51 hđtttp Việt- Nga, điều 52,
điều 53 khoản 1
4. Sau li hôn ko thỏa thuận được việc chia tài sản (nhà chung tại tp HCM). Để giải
quyết tranh chấp thì tòa nước nào có thẩm quyền? Tại sao? cspl? → TA VN
điều 470 blttds, điều 35 hđtttp
5. Nếu anh P kiện vụ tranh chấp nhà ra tòa nước Nga và được tòa giải quyết bằng
1 bản án (đã có hiệu lực thi hành) thì bản án đó có được công nhận và cho thi
hành tại Vn ko ? Tại sao? CSPL? → ko do điều 470: đây là vụ việc thuộc thẩm
quyền riêng biệt của TAN

__________________________________________________________________
ĐỀ THI CÔ VÂN 2022

III. Bài tập áp dụng


Bài 2: Anh Hòa (VN) sang Nga du học. Năm 1992 anh Hòa đã kết hôn với Anna
(Nga) tại cơ quan có thẩm quyền của Nga. Sau khi kết hôn họ sống tại Hà Nội 10 năm.
Từ năm 2005 họ trở lại Nga sinh sống cho đến nay. Anh Hòa và chị Anna đều có quốc
tịch VN.
Căn cứ Hiệp định tương trợ tư pháp giữa VN- Nga và những quy định có liên quan.
Hãy cho biết: (127 HN&GĐ, 469 BLTTDSVN), 439 BLTTDS
Trường hợp anh Hòa và Anna ly hôn thì cơ quan tư pháp (Tòa án) nước nào có
thẩm quyền giải quyết việc ly hôn? PL nước nào giải quyết việc ly hôn này? Tại
sao? Căn cứ pháp lý?
→ Trường hợp anh Hòa và Anna ly hôn thì cơ quan tư pháp (Tòa án) Việt Nam và
Nga đều có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn bởi vì căn cứ vào Điều 26 khoản 1
HĐTTTP VN-Nga thì vào thời điểm nộp đơn xin ly hôn, hai vợ chồng đều là công dân
Việt Nam nên TA VN có thẩm quyền giải quyết. Đồng thời vào thời điểm nộp đơn ly
hôn, hai vợ chồng đều thường trên lãnh thổ nước Nga nên TA Nga cũng có thẩm
quyền giải quyết vụ việc ly hôn này.
→ PL áp dụng là pháp luật VN. Căn cứ vào điều 26 khoản 1 HĐTTTP VN-Nga thì
vào thời điểm nộp đơn ly hôn, hai vợ chồng đều là công dân Việt Nam (đều mang QT
VN) nên việc ly hôn tuân theo pháp luật Việt Nam
Vụ án giải quyết tại Nga thì bản án có được công nhận tại VN ko? Tại sao? Căn
cứ pl?
→ Có được TAVN công nhận. Điều 51 52 53 của HĐTTTP VN-LBN
Do ko thỏa thuận được việc chia tài sản chung trong đó có căn nhà ở HN nên 2
ng phát sinh tranh chấp. Để giải quyết tranh chấp này thì tòa án nước nào sẽ có
quyền giải quyết? Tại sao? Căn cứ pl? PL nước nào sẽ được áp dụng để giải
quyết? Tại sao?
→ TAVN có thẩm quyền giải quyết. Căn cứ vào điều Điều 35.Điều 35. Bất động sản
Quan hệ pháp lý về bất động sản được xác định theo pháp luật và thuộc thẩm quyền
giải quyết của Bên ký kết nơi có bất động sản đó.
→ Căn nhà tại VN thì sẽ giải quyết theo PL VN và thuộc thẩm quyền TAVN

1. Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết
riêng biệt của Tòa án Việt Nam:
a) Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh
thổ Việt Nam;
Hiện họ đang sống tại Moscow. Sau khi ly hôn chị Anna đã kiện chia tài sản ra
TA nước Nga, TA đã ban hành phán quyết chia khối tài sản chung của họ. Trong
bản án ghi nhận toàn bộ tài sản tại Nga thuộc về chị Anna, căn nhà Hà Nội chia
cho anh Hòa. Bản án này có được công nhận và cho thi hành tại VN ko? Tại sao?
Căn cứ pháp lý.
→ Tài sản ở Nga thì đương nhiên được công nhận tại VN căn cứ vào điều 431 khoản
1 BLTTDS 2015 vì bản án không có yêu cầu thi hành tại VN và không có yêu cầu
không công nhận tại Việt Nam
Căn cứ vào điều 35 HĐTTTP VN-Nga về bất động sản, Quan hệ pháp lý về bất động
sản được xác định theo pháp luật và thuộc thẩm quyền giải quyết của Bên ký kết nơi
có bất động sản đó.
Về căn nhà Hà Nội thì không được công nhận và cho thi hành. Căn cứ vào điều 470.
Vì đây là BĐS nằm trên lãnh thổ Việt Nam nên thuộc thẩm quyền riêng biệt của
TAVN nên TAVN sẽ không công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài trong
trường hợp này.
Bài 1: Ông Kim Kai người Hàn sinh sống và kinh doanh qua đời tại VN, ông Kim
Kai sở hữu 49% khoản 12 tỷ tại cty T và một căn chung cư tại HCM. Ở hàn ông có
vợ là bà N và 2 người con là Sehun và Chanyeol. Sau khi ông chết phát sinh quan hệ
thừa kế (VN-Hàn chưa có HĐTTTP về dân sự)
1. Vụ việc thừa kế này có thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT không? Tại sao?
CSPL?
→ Có. Vì đây là quan hệ thừa kế dựa trên cơ sở bình đẳng độc lập tự do ý chí
của của công dân nên là QHDS. Yếu tố nước ngoài là chủ thể ông Kim là
người nước ngoài (quốc tịch Hàn Quốc) và vợ con ông Kim cũng là người
nước ngoài căn cứ vào điều 663 khoản 2 điểm a BLDS 2015. Vì vậy đây là
QHDS có YTNN thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT.
2. Có hiện tượng xung đột PL không. Tại sao?
→ Có hiện tượng xung đột PL vì ông K là chủ thể mang quốc tịch mang quốc
tịch Hàn Quốc có tài sản thừa kế ở Việt Nam nên vụ việc này liên quan đến 2
hệ thống pháp luật của hai nước trong việc áp dụng để giải quyết quan hệ thừa
kế này. Cụ thể là PL Việt Nam và Hàn Quốc (do giữa 2 nước chưa có
HDTTTP). Căn cứ Đ 680 K1 BLDS 2015
3. Theo PLVN việc thừa kế tài sản ông kim xác định theo PL Nước nào? Ts?
CSPL?
→ Theo PLVN việc thừa kế tài sản ông kim xác định theo PL VN và Hàn
Quốc. Căn cứ Đ 680 K1 BLDS 2015 thì thừa kế được xđ theo PL nước ng để
lại di sản có qt trước khi chết, trong trường hợp này ông Kim là ng Hàn nên PL
Hàn được áp dụng (12 tỷ tại cty T); căn cứ Đ 680 K2 BLDS 2015, riêng bất
động sản thì giải quyết theo PL Vn (căn chung cư tại HCM).
Bài I. Xác định các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1. Bộ luật 2015 quy định: “Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự tại VN thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước
ngoài đó được xác định theo pháp luật VN”. Đây là quy phạm thực chất.
→ Sai. Vì ko chỉ ra biện pháp xử lý trực tiếp mà dẫn chiếu đến 1 hệ thống PL
để xử lý (PL VN).
2. Trong mọi trường hợp năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài được
xác định theo nước người đó mang quốc tịch.
→ Đúng. Vì căn cứ Đ 673, K1 BLDS 2015 thì NLPLDS của cá nhân được xác
định theo PL mà ng đó có quốc tịch.
3. xung đột pháp luật khác với xung đột thẩm quyền xét xử.
→ Đúng. Xung đột pháp luật là hiện tượng có ít nhất 2 hệ thống pháp luật cùng có thể
được áp dụng để điều chỉnh 1 mối quan hệ dân sự có YTNN
Xung đột thẩm quyền xét xử là hiện tượng tòa án của 2 hay nhiều quốc gia khác nhau
đều cùng có thể có thẩm quyền giải quyết đối với 1 vụ việc dân sự có YTNN.
4. Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) là nguyên tắc cho phép người nước ngoài được
hưởng sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà quốc gia dành cho
công dân nước mình.
→ Sai. Vì nguyên tắc tối huệ quốc là nguyên tắc cho phép cá nhân/pháp nhân nước
ngoài được hưởng sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà quốc gia đã đang
và sẽ dành cho công dân nước thứ ba.
5. Quyền miễn trừ quốc gia là các quyền miễn trừ tài phán.
→ Sai. Bên cạnh quyền miễn trừ tài phán thì quyền miễn trừ quốc gia còn bao gồm
quyền miễn trừ đối với các biện pháp bảo đảm cho vụ kiện/ áp dụng các biện pháp
cưỡng chế thi hành án/ miễn trừ tài sản thuộc sở hữu quốc gia.

II. Xác định phần phạm vi và hệ thuộc:


1. Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác
đối với tài sản được xác định theo pl của nước nơi có tài sản, trừ trường hợp
quy định tại K2 điều này.
- Phần phạm vi: “Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở
hữu và quyền khác đối với tài sản trừ trường hợp quy định tại K2 điều
này” vì chỉ ra bối cảnh áp dụng
- Phần hệ thuộc: “được xác định theo pl của nước nơi có tài sản” vì chỉ
ra hệ thống pl được áp dụng của nước được áp dụng để giải quyết phần
phạm vi
2. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển
được xác định theo pl của nước nơi có động sanr được chuyển đến, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác.
- Phần phạm vi: “Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản
trên đường vận chuyển, trừ trường hợp có thoả thuận khác” vì chỉ ra
bối cảnh áp dụng
- Phần hệ thuộc: “được xác định theo pl của nước nơi có động sanr được
chuyển đến” vì chỉ ra hệ thống pl được áp dụng của nước được áp dụng
để giải quyết phần phạm vi

1. Nhận định đúng/sai?


1. Sai.
2. Sai. Vì căn cứ theo
3. Đúng. Xung đột thẩm quyền xét xử là hiện tượng tòa án của 2 hay nhiều quốc gia
khác nhau đều cùng có thể có thẩm quyền giải quyết đối với một vụ việc dân sự có
YTNN.
Còn Xung đột pháp luật là hiện tượng mà có ít nhất 02 hệ thống pháp luật cùng có thể
được áp dụng để điều chỉnh 01 mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
4. Sai. Vì nguyên tắc tối huệ quốc là quốc gia dành sự đối xử cho công dân nước
ngoài không kém thuận lợi hơn công dân của nước thứ ba.
5. Sai.

3. Tình huống
a. Vụ việc thừa kế này là đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Bởi căn cứ
theo điều 663, khoản 2 BLDS 2015, đây là quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài. Quan hệ dân sự thể hiện qua sự tự do ý chí thoả thuận giữa các bên trong
việc thừa kế, yếu tố nước ngoài ở đây là chủ thể tham gia (vợ và 2 người con
mang quốc tịch Hàn Quốc) đối tượng điều chỉnh của TPQT là QHDS có YTNN
b. Có hiện tượng xung đột pháp luật. Vì có thể áp dụng hệ thống pháp luật nhiều
quốc gia như áp dụng hệ thống luật Việt Nam, hệ thống luật Hàn Quốc. Cụ thể,
có thể áp dụng hệ thống pháp luật Việt Nam (do ông Kim qua đời tại Việt
Nam), áp dụng hệ thống pháp luật Hàn Quốc (do ông Kim mang quốc tịch
Hàn)
c. Do hiện nay giữa VN và HQ chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự
nên căn cứ vào pháp luật Việt Nam. Căn cứ vào điều 680, khoản 1 BLDS 2015
thì việc thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà ông Kim để lại di
sản thừa kế có quốc tịch Hàn Quốc ngay trước khi chết nên việc thừa kế tài sản
của ông Kim được xác định theo pháp luật Hàn Quốc. Vì ko có HĐTT giữa VN
và HQ nên căn cứ vào PLVN, cụ thể là theo điều Đ.680 BLDS 2015, việc thừa
kế tài sản là bất động sản của ông Kim sẽ được xác định theo PL của nước nơi
có bđs đó, trong trường hợp này là xác định theo PLVN thì ông Kim có để lại
tài sản là bất động sản (chung cư) trên lãnh thổ của VN.

bài 2
a. 1. Căn cứ vào K.1 Đ.26 HĐTTTP Nga-Việt, vì anh Hoà và chị Anna đều là
công dân VN nên TAVN có thẩm quyền. Đồng thời, hai người cũng đang sinh
sống tại Nga nên TAN cũng có thẩm quyền giải quyết vụ ly hôn này. pl vn dc
áp dung hui, theo điều đó lun (vế đầu thì pháp luật và thẩm quyền, vế sau có
thẩm quyền hui)
b. có thẩm quyền chung, vn vs nga (kh trái pl vn)
Điều 51. Công nhận quyết định về các vụ kiện không mang tính chất tài sản
1. Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về các vụ kiện dân sự không mang tính
chất tài sản do Tòa án của Bên ký kết này tuyên được công nhận trên lãnh thổ của Bên
ký kết kia mà không cần phải có một thủ tục tố tụng đặc biệt nào

c. Thẩm quyền riêng biệt và VN giải quyết Điều 35. Bất động sản
Quan hệ pháp lý về bất động sản được xác định theo pháp luật và thuộc thẩm quyền
giải quyết của Bên ký kết nơi có bất động sản đó.
d. điều 53 khoản 2. kh đc áp dụng. vn kh công nhận. toàn bộ nga thì dc công nhận
do nằm ơ nga, còn nhà hn thì kh dc công nhận

You might also like