ĐỀ CƯƠNG MÔN CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC MẦM NON

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 37

ĐỀ CƯƠNG MÔN CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC MẦM NON

Câu 1: Khái niệm hoạt động trải nghiệm của trẻ mầm non:
Có thể nhìn nhận hoạt động trải nghiệm dưới các góc độ khác nhau:
- “Trải nghiệm” có thể là một hình thức tổ chức giáo dục: hoạt động trải nghiệm sẽ
là một trong số các hình thức giáo dục để tổ chức các hoạt động giáo dục, là một “cách” để
trẻ chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành năng lực, phẩm chất.
- Trải nghiệm có thể được hiểu là một nội dung giáo dục, bao gồm nhiều nội dung
nhỏ khác như: đời sống xã hội, văn hóa – nghệ thuật, thể thao, khoa học kĩ thuật, ngôn ngữ, . .
. được nhà giáo dục thiết kế nhằm phát triển nhân cách một cách toàn diện cho trẻ.
- “Trải nghiệm” có thể được hiểu là bản chất của một hoạt động: như vậy, hoạt
động trải nghiệm là hoạt động có mục đích, đối tượng... . cụ thể:
- Chủ thể: trẻ và các lực lượng liên quan.
+Đối tượng: Tri thức, kinh nghiệm xã hội, giá trị, kĩ năng xã hội.
+ Mục tiêu: Giáo dục toàn diện và phát huy tốt tiềm năng, khả năng sáng tạo của
mỗi trẻ.
+Kết quả: Hệ thống các kĩ năng, năng lực, phẩm chất.
- Hoạt động trải nghiệm của trẻ mầm non còn được hiểu là hoạt động giáo dục
được tổ chức trong trường mầm non dưới vai trò chủ đạo của giáo viên (lập kế hoạch, tổ chức
hoạt động, hướng dẫn, tạo điều kiện cho trẻ,...) nhằm hình thành, phát triển nhân cách cho trẻ
theo mục tiêu giáo dục. Vì vậy, nó sẽ có nội dung, phương pháp, hình thức, cách đánh giá,. . .
được thiết kế cụ thể, nhằm mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Bản thân hoạt động trải nghiệm được có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau tùy
vào quan điểm, nghiên cứu của mỗi người. Với mỗi cách nhìn, nó lại được tổ chức thực hiện
theo cách khác nhau.
Theo nghĩa chung nhất, khi nhìn nhận hoạt động trải nghiệm như một hình thức tổ
chức dạy học tích cực: Hoạt động trải nghiệm của trẻ mầm non là một hình thức giáo dục,
trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, trẻ được tham gia trực tiếp vào các
hoạt động thực tiễn khác nhau của môi trường xung quanh với tư cách là chủ thể của hoạt
động, được thể hiện sự sáng tạo của bản thân, qua đó tăng cường kiến thức,hình thành và phát
triển kĩ năng của bản thân.
Câu 2: Bản chất hoạt động trải nghiệm của trẻ mầm non:
Bản chất hoạt động trải nghiệm của trẻ mầm non là hoạt động giáo dục được tổ
chức theo con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với
hành động, hình thành và phát triển cho trẻ những năng lực cần thiết phù hợp với lứa tuổi.
Thứ nhất, bản chất của hoạt động trải nghiệm chính là hoạt động giáo dục, được
tổ chức theo phương thức tạo điều kiện tối đa để trẻ trực tiếp thực hiện hoạt động và tham gia
các quan hệ xã hội.
Thứ hai, hoạt động trải nghiệm nói riêng là làm đúng theo bản chất của quá
trình giáo dục, nghĩa là: bằng hoạt động và thông qua hoạt động.
Vì vậy, điểm khác biệt giữa hoạt động giáo dục trước đây và hoạt động trải
nghiệm hiện nay không nằm ở bản chất của hoạt động và trong nhận thức về cách làm của
những người làm giáo dục.
- Họat động trải nghiệm nhấn mạnh vai trò của kinh nghiệm đối với hình thành
năng lực và vai trò của cảm xúc, đối với sự hình thành thái độ, động cơ, hứng thú của trẻ.
- Hình thành xúc cảm tích cực là nét bản chất quan trọng của hoạt động trải nghiệm.
- Qua hoạt động trải nghiệm, trẻ được giải phóng năng lượng thần kinh và cơ
bắp, điều đó được thể hiện ở việc được đi lại, nói cười, vận động, bộc lộ cảm xúc..
điều mà các hoạt động không có trải nghiệm không có được.
- Họat động trải nghiệm cùng với các hoạt động giáo dục khác là một quá trình gắn bó, thống
nhất nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục.
- Họat động trải nghiệm đòi hỏi phải có thời gian dài mới có kết quả, bởi có
những trải nghiệm lần đầu lại chỉ để lại cảm xúc tiêu cực, phải qua quá trình trẻ mới hiểu,
mới thích. Điều này rất rõ rệt ở trẻ mầm non.
Lưu ý rằng: Không nên quan niệm cứng nhắc, phải tổ chức hoạt động giáo dục
ngoài trời, đi thực tế mới là trải nghiệm; khi tham gia hoạt động trải nghiệm, trẻ có thể được
trải nghiệm ở một hoặc nhiều mức độ trải nghiệm khác nhau tùy theo nội dung và hình thức
hoạt động; không phải lúc nào trẻ có hoạt động chân tay mới là trải nghiệm, trong một số
trường hợp, trải nghiệm có thể diễn ra trong đầu trẻ (sự suy nghĩ, hồi ức...) — đó cũng là một
trải nghiệm rất thú vị.
Câu 3: Các dạng hoạt động trải nghiệm của trẻ ở trường mầm non
Hoạt động trải nghiệm là loại hình hoạt động rất đa dạng và phong phú. Tương
ứng với mỗi yêu cầu, mục tiêu giáo dục cụ thể, phù hợp với những điều kiện, hoàn
cảnh sẽ có những dạng trải nghiệm khác nhau;
- Căn cứ vào hình thức giáo dục của trường mầm non, có hoạt động trải nghiệm
trong các hoạt động giáo dục khác (hoạt động học, hoạt động chơi,...); dưới hình thức các
hoạt động ngoại khóa như lễ hội, tham quan, dã ngoại, lao động...và các hoạt động khác phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ.
- Căn cứ vào đặc điểm phát triển tâm lý, nhận thức và hành vi của trẻ với các
hoạt động chủ đạo trong từng gia đoạn phát triển lứa tuổi, có có hoạt động trải nghiệm giao
lưu cảm xúc (trẻ nhà trẻ), hoạt động trải nghiệm tư duy,...
- Căn cứ vào nội dung giáo dục theo các lĩnh vực của đời sống xã hội, có hoạt
động trải nghiệm nghệ thuật, hoạt động trải nghiệm khoa học, hoạt động trải nghiệm công
nghệ
Câu 4: Đặc điểm hoạt động trải nghiệm của trẻ ở trường mầm non
- Hoạt động trải nghiệm là một loại hình hoạt động giáo dục như các hoạt động khác trong
trường mầm non, được thực hiện một cách có tổ chức trong hoặc ngoài nhà trường nhằm phát
triển, nâng cao phẩm chất, năng lực của trẻ. Thông qua hoạt động trải nghiệm, trẻ được phát
huy vai trò chủ thể, tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân.
- Về nội dung hoạt động trải nghiệm: hoạt động trải nghiệm có nội dung đã dạng và mang
tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều hoạt động giáo dục. Nội dung của hoạt
động trải nghiệm thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế. đáp ứng được nhu cầu hoạt
động của trẻ, giúp trẻ vận dụng những hiểu biết của mình hành nh ống hẳn vào thực tiễn cuộc
sống dễ dàng, thuận lợi.
- Về quy mô tổ chức: hoạt động trải nghiệm có thể tổ chức theo nhiều quy mô nhi ngh khác
nhau như: lớp, nhóm lớp, trường hoặc liên trưởng.. .
- Về địa điểm: hoạt động trải nghiệm tổ chức ở nhiều địa điểm khác nhau ở trong và ngoài
nhà trường: lớp học, phòng đa năng, sân trường, khu dịc tích, danh lam...
- Về các lực lượng tham gia: hoạt động trải nghiệm thu hút sự tham gia, phối nôi tra hợp của
nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường: Giáo viên, cán bộ đoàn hội, cha mẹ học
sinh, cơ quan tổ chức, doanh nghiệp...
- Về hình thức: hoạt động trải nghiệm có thể tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau tùy
theo lứa tuổi và điều kiện thực tế của từng trường, địa phương: tham quan dã ngoại, hội thi, lễ
hội.
Câu 5: Nguyên tắc tổ chức HĐ trải nghiệm cho trẻ mầm non:
Để tổ chức các hoạt động trải nghiệm một cách có hiệu quả, cần tuân thủ theo
một số nguyên tắc nhất định sau đây:
* Đảm bảo tính trải nghiệm và phát huy khả năng sáng tạo của trẻ tham gia
hoạt động:
Đây là yếu tố cơ bản thể hiện điểm khác biệt cũng như ưu thế của hoạt động trải nghiệm với
các hoạt động khác, đó là tính trải nghiệm và tính khám phá. Trẻ được tham gia các nội dung
mới mẻ, gắn liền với cuộc sống, thực tiễn xung quanh.Trong yêu cầu của hoạt động trải
nghiệm phải chứa đựng các tình huống có vấn đề làm nảy sinh những băn khoăn, thắc mắc
của trẻ, đòi hỏi trẻ phải vận dụng linh hoạt các kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng sẵn có của
mình trong việc giải quyết vấn đề. Sự trải nghiệm được thể hiện ở tất cả các khâu của hoạt
động, từ chỗ trẻ được chủ động lên ý tưởng, chuẩn bị, tổ chức tiến hành hay đánh giá, nhận
xét. Một đặc điểm tất yếu của hoạt động trải nghiệm đó là giáo viên phải phát huy được sự
sáng tạo của trẻ — lí thuyết và vận dụng trong tổ chức hoạt động với các cấp độ khác nhau.
Trong quá trình trải nghiệm, cùng tham gia một hoạt động với mục tiêu như nhau nhưng mỗi
cá nhân, mỗi nhóm trẻ phải có không gian để thể hiện khả năng sáng tạo của mình. ở đây, trẻ
được tự lên ý tưởng, bàn bạc, thảo luận để thực hiện ý tưởng đó giáo viên có vai trò quan sát,
động viên và giúp đỡ, gợi ý kịp thời để trẻ hoàn thành nhiệm vụ.
* Đảm bảo mục tiêu giáo dục:
hoạt động trải nghiệm mang tính tích hợp cao, cả
về nội dung, phương pháp thực hiện cũng như kết quả đạt được. Các hoạt động này
không chỉ cung cấp cho trẻ kiến thức, kĩ năng bài học yêu cầu mà còn giúp rèn luyện, hình
thành ở trẻ các năng lực, phẩm chất cần thiết cũng như bồi dưỡng khả năng sáng tạo. Khi tổ
chức một hoạt động trải nghiệm cần xác định rõ mục tiêu giáo dục cần đạt được, ưu tiên
những năng lực và phẩm chất cốt lõi trong từng hoạt động, có phương án đánh giá và kiểm tra
cụ thể. Việc xác định mục tiêu chung chung, ôm đồm sẽ làm hạn chế hiệu quả hoạt động, gây
khó khăn khi thực hiện.
* Đảm bảo tỉnh vừa sức:
Đảm bảo tính vừa sức là nguyên tắc quan trọng khi tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ
mầm non nói chung và hoạt động trải nghiệm nói riêng. Mỗi một hoạt động trải nghiệm cần
chứa dựng một chuỗi các tỉnh huống có vấn đề, đưa trẻ vào quá trình tư duy tự giác, có mong
muốn và có niềm tin rằng mình có khả năng giải quyết những vấn đề mà trước đây mình chưa
từng đối mặt hoặc chưa từng chứng kiến. Nói một cách khác, các tình huống có vấn đề được
đưa ra phải nằm trong vùng phát triển trí tuệ gần nhất của trẻ (theo L.S.Vygotxki), đi trước sự
phát triển và hướng dẫn sự phát triển. Các tỉnh huống có vấn đề cần được xây dựng dựa trên
các định hướng: tôn trọng vốn sống của trẻ, xây dựng việc dạy học và giáo dục trên mức độ
khó khăn cao và nhịp độ học nhanh, nâng mức độ khái quát hay làm cho trẻ có ý thức về toàn
bộ quá trình hoạt động.
* Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ và vai trò
chủ đạo của giáo viên:
Nguyên tắc này đòi hỏi việc tổ chức hoạt động trải nghiệm vừa phải phát huy được vai trò
chủ thể tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ, vừa phải đảm bảo vai trò tổ chức, hỗ trợ, điều
khiển của giáo viên. Vai trò chủ thể tích cực của trẻ được thể hiện ở chỗ: các em tự giác, chủ
động tham gia vào nhiều giai đoạn của hoạt động, thể hiện bản thân, có ý thức trong việc vận
dụng, phát huy những gì đã học được, phát huy tối đa tư duy phản biện, tư duy sáng tạo trong
quá trình giải quyết các tình huống có vấn đề gặp phải. Khi tổ chức hoạt động, giáo viên cần
hướng dẫn, phổ biến công việc cụ thể, kịp thời để trẻ nắm được nhiệm vụ được giao. Trong
khi hoạt động diễn ra, giáo viên phải tích cực quan sát, chú ý để có thể giúp đỡ, động viên
hoặc định hướng cho trẻ một cách kịp thời. Nguyên tắc này được đưa ra nhằm nhấn mạnh sự
kết nối chặt chẽ giữa vai trò của người giáo viên và trẻ khi tổ chức hoạt động trải nghiệm.
Hoạt động trải nghiệm đòi hỏi sự chủ động cao của trẻ song không vì lẽ đó mà giáo viên “bỏ
mặc” cho trẻ tự quyết định, tự thực hiện các nhiệm vụ mà không định hướng và kiểm soát.
* Đảm bảo nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm: Nguyên tắc này đòi hỏi, các hoạt động trải
nghiệm của trẻ phải tạo cơ hội cho trẻ tự khám phá, tự trải nghiệm để tìm tòi cáckhái niệm và
thôn tin mới với sự hỗ trợ, khuyến khích và hướng dẫn của giáo viên. Quá trình tổ chức hoạt
động phải xuất phát từ đặc điểm tâm lý, sinh lý, đặc điểm cá nhân của trẻ, nhằm thỏa mãn
nhu cầu, khả năng và lượi ích của trẻ; hướng tới việc phát triển toàn diện, có năng lực thích
ứng với sự phát triển của xã hội; biến hoạt động của giáo viên thành hoạt động tích cực, chủ
động, tự giác của trẻ. Ở đây, trẻ vừa là chủ thể, là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình tổ
chức hoạt động trải nghiệm.
* Đảm bảo cơ hội tham gia, hỗ trợ của các lực lượng giáo dục vào hoạt động trải nghiệm
theo hướng xã hội hóa:
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, về thực chất là tạo ra cơ hội cho trẻ được trải nghiệm
trong thực tiễn cuộc sống với các tình huống, hoàn cảnh đa dạng. Do vậy, nội dung các hoạt
động, địa điểm trải nghiệm, hình thức tổ chức, các đối tượng trẻ được tiếp xúc càng phong
phú càng giúp trẻ tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Khi xây dựng các hoạt động trải nghiệm
cần tính đến khả năng hỗ trợ, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của các lực lượng xã hội trong
và ngoài nhà trường. Cần xác định rõ những công việc cụ thể mà họ có thể tham gia trong các
công đoạn của hoạt động sao cho phù hợp với khả năng, thời gian, đặc điểm tài chính của
mình.
Câu 6: Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non:
Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phải dựa trên cơ sở lí luận như tâm lý học
hoạt động của Vigotxki (lí thuyết về vùng phát triển gần; về văn hoá xã hội; về thời
kỳ nhạy cảm...); lí thuyết học trải nghiệm của David Kolb (qui trình trải nghiệm); lí
thuyết trong tâm lí học nhận thức của Piaget; tâm lí học nhân văn của Maslow; tâm lí học
hành vi... Dựa trên nền tảng lí thuyết này, các hình thức được cân nhắc, lựa chọn để triển khai
hoạt động giáo dục hiệu quả nhất.
a. Hoạt động học có chủ đích
- Hoạt động học có chủ đích có nhiều ưu thế để tổ chức các hoạt động trải
nghiệm cho trẻ mầm non: Qua hoạt động học, trẻ được trải nghiệm việc khám phá các kiến
thức về tự nhiên, xã hội, nghệ thuật... từ đó, trẻ biết được nhu cầu, hứng thú, khả năng, sở
trường của mình, đồng thời được trải nghiệm các cung bậc cảm xúc khi tham gia hoạt động.
- Hoạt động học được tổ chức dưới hình thức tích hợp mục tiêu, nội dung giáo
dục và gắn bó chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống sẽ tạo điều kiện cho trẻ vận dụng
những kiến thức, kỹ năng đã lĩnh hội được vào thực tiễn.
Phương tiện của hoạt động học chính là môi trường thực tiễn, các sản phẩm
văn hóa, xã hội do con người tạo nên. Khi tham gia hoạt động, trẻ được sử dụng các phương
tiện này, đồng thời góp phần làm phong phú các phương tiện này hơn.
- Trong hoạt động học, giáo viên và trẻ có mối quan hệ rất gần gũi, gắn bó nên
giáo viên dễ dàng quan sát, điều chỉnh hoạt động sao cho phù hợp với hứng thú và khả năng
của trẻ.
Tùy từng hoạt động học có chủ đích khác nhau, giáo viên xây dựng các nội
dung trải nghiệm phù hợp và tổ chức theo đúng quy trình trải nghiệm để đạt hiệu quả cao
nhất.
b. Các hoạt động lễ hội/hội thi
Các hoạt động lễ hội hay hội thi là những hoạt động được tổ chức thường niên ở
trường mầm non theo các chủ đề trong năm học. Đây là hoạt động tập thể được trẻ rất hào
hứng tham gia, để lại cho trẻ nhiều xúc cầm tích cực và ấn tượng lâu dài, đồng thời góp phần
phát triển toàn diện nhân cách trẻ em.
Để các hoạt động này thực sự là hoạt động trải nghiệm ý nghĩa với trẻ, đòi hỏi
cách tổ chức phải đa dạng, theo hưởng tạo điều kiện cho tất cả trẻ được tham gia với tư cách
chủ thể của hoạt động. Diều này phụ thuộc vào việc biên soạn, dân dựng và tổ chức chương
trình. Tùy tùng độ tuổi, trẻ có thể tham gia trải nghiệm với vai trò là người quan sát, người
tham gia chuẩn bị, người trực tiếp tạo ra các sản phẩm trong là hội cuộc thi, người biểu diễn
nghệ thuật, người chơi trò chơi.
c. Tham quan, dã ngoại
Tham quan, dã ngoại diễn ra ngoài phạm vi nhà trường. Trong thời gian tham quan, dã ngoại,
trẻ được quan sát các sự vật, hiện tượng ngoài thiên nhiên, những thay đổi diễn ra trong môi
trường sống, quan sát tác động của người lớn vào môi trường và cách cải tạo môi trường để
đáp ứng nhu cầu cuộc sống.
Tùy địa điểm tham quan, có thể chia các loại hình tham quan môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội. Tham quan môi trường tự nhiên, bao gồm: danh lam thắng cảnh, công viên,
rừng, sông hồ, biển đảo,... để khám phá, trải nghiệm. Tham quan môi trường xã hội như: các
nơi sản xuất, chế biến (cánh đồng, trang trại, nhà máy, xí nghiệp...), các di tích lịch sử, công
trình văn hóa..., các cơ quan, tổ chức, trường học để khám phá nghề nghiệp, làm quen môi
trường mới (doanh trại quân đội, cơ quan phòng cháy, chữa cháy,... trường tiểu học,...).
d.. Hoạt động vui chơi
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo; là hoạt động được xem như
một "xã hội trẻ em" thu nhỏ khi các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội
được trẻ mô phỏng lại. Chính vì vậy, trẻ luôn hứng thú, tích cực tham gia hoạt động và tích
lũy được nhiều kinh nghiệm.
- Trong trò chơi đóng vai, trẻ có cơ hội thể hiện một cách đa dạng các tình huống mà con
người biểu hiện với nhau trong cuộc sống. Từ đó, giúp trẻ lĩnh hội các chuẩn mực hành vi
trong ứng xử với nhau và với môi trường xung quanh.
- Đối với trò chơi đóng kịch, trẻ được nhập vai các nhận vật để mô phỏng mỗi quan hệ
giữa con người với nhau và với môi trường xung quanh. Qua đó, trẻ có cơ hội được thể
hiện cảm xúc và sự sáng tạo khi nhập vai, tiếp nhận các bài học đạo đức một cách sâu sắc.
- Trò chơi học tập có nhiệm vụ nhận thức rõ ràng do người lớn đặt ra nên sẽ là
phương tiện hiệu quả để cung cấp kiến thức, kỹ năng, hành vi cho trẻ theo mục tiêu cụ thể
- Trò chơi vận động có luật chơi rõ ràng, trẻ được thể hiện các vận động cần thiết của con
người trong cuộc sống. Vì vậy, trò chơi này không chỉ giúp rèn luyện thể
lực mà còn sử dụng để hình thành và cùng cố những hành vi chuẩn mực,
- Các trò chơi sáng tạo như: lấp ghép - xây dựng, trò chơi với các vật liệu tự
nhiên như đất, cắt, sôi, nước,...tạo cơ hội cho trẻ được sáng tạo, độc lập giải quyết vấn đề và
hợp tác làm việc cùng nhau.
e. Thí nghiệm khoa học
Đây là cách thức tổ chức của giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện hay tái tạo lại
một số hiện tượng thực tế đơn giản nhằm kiểm chứng để đi tới khẳng định, bác bỏ hay chỉnh
sửa một giả thuyết khoa học nào đó. Thí nghiệm có vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức
hoạt động cho trẻ mầm non:
- Thí nghiệm là cầu nối giữa Ií luận và thực tiến, biến những cái tưởng chứng
như không thể trở thành cái có thể. Nhiều thí nghiệm rất gần gũi với đời sống, đã được con
người vận dụng trong cuộc sống, làm phong phú đời sống của mình.
- Thí nghiệm giúp trẻ được rèn luyện các kĩ năng thực hành, các thao tác tiến
hành thí nghiệm. Từ đó mà hình thành ở trẻ các năng lực quan sát, khả năng tư duy
trừu tượng, khả năng phán đoán, khả năng thực hành nhóm. Trẻ trở nên năng động,
độc lập, tích cực. Hình thành ở trẻ những đức tính cần thiết của người lao động mới cẩn thận,
kiên trì, khoa học, nhanh nhẹn và có kỉ luật.
Mỗi một thí nghiệm lại mang đến cho trẻ những hiểu biết mới về các
sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh. Từ đó mà trẻ được củng cố, mở
rộng hiểu biết về những sự vật hiện tượng mà trẻ đã được làm quen, đã được
học. Cung cấp biểu tượng mới cho trẻ và làm chính xác hóa các sự vật hiện tượng.
- Giúp trẻ thấy được mỗi liên hệ, sự tác động qua lại, mỗi tương tác,
quá trình phát triển của sự vật hiện tượng trong hiện thực khác quan. Trẻ hiểu
nguyên nhân, diễn biến, kết quả, sự vận động, biến đổi của các quá trình phát
triển của sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới
khách quan luôn có mỗi quan hệ tác động quan lại lẫn nhau, hỗ
trợ lẫn nhau trong quá trình sinh tồn và phát triển.
- Trong khi thí nghiệm, trẻ phải tập trung chú ý vào đối tượng, không
ngừng quan sát để khám phá ra những cái chưa biết, trẻ tò mò muốn biết sự
thay đổi, biến mất hay xuất hiện của một sự vật, hiện tượng. Chính những
điều đó mà tính tư duy trừu tượng, khả năng quan sát, so sánh đối chiếu, phán
đoán của trẻ được phát triển, trẻ được thỏa mãn trí tò mò, ham hiểu biết.
- Trong khi trả lời câu hỏi của cô hay khi thảo luận nhóm để tìm ra kết
quả thí nghiệm trẻ phải sử dụng từ ngữ khoa học, chính xác, phải diễn giải sao cho câu nói trở
nên mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu, có đủ thành phần chủ - vị trong
câu từ đó mà ngôn ngữ của trẻ được phát triển.
- Hình thành ở trẻ tỉnh yêu khoa học, có niềm tin và niềm đam mê khoa học,
- Tạo hứng thú học tập cho trẻ, Các tiết học khám phá khoa học về môi
trường xung quanh có sử dụng phương pháp thí nghiệm thường được trẻ rất
thích thủ, tích cực hoạt động, tích cực xây dựng bài .Ngược lại nếu tiết khám
phủ khoa học mà trẻ không được tiến hành thí nghiệm, không được thực hành
thì tiết học đó sẽ trở nên khô khan, không thu hút được sự chú ý tử phía trẻ
g. Hoạt động lao động
- Ở trường mầm non, trẻ có thể tham gia nhiều hoạt động lao động như tự phục vụ bản thân
(cắt balo, giày dép, rửa mặt, cởi trang phục...), dọp dẹp lớp học (nhặt rác, lấy- cất bàn ghế,
sắp xếp đồ dùng,...), cùng cô chuẩn bị cho bữa ăn, giờ ngủ,...vệ sinh góc chơi, sân vườn,
chăm sóc cây cảnh, rau củ và các vật nuôi.
- Hoạt động lao động của trẻ mầm non không nhằm tạo ra sản phẩm vật chất mà được sử
dụng như một tiến giáo dục. Đây cũng là cách thức cho trẻ được trải nghiệm hiệu quả với
các phương tiện lao động, đối tượng tác động khi lao động...từ đó có được nhiều kinh
nghiệm, kiến thức, kỹ năng để vận dụng trong thực tế. Trẻ được tham gia lao động dưới
hình thức tập thể hoặc nhóm, cá nhân. Khi tham gia hoạt động này, trẻ được đặt minh vào
vị trí của người lao động, trải nghiệm những xúc cảm, tình cảm của bản thân trong quá
trình lao động. Từ đó, trẻ không chỉ tích lũy được kiến thức, kỹ năng mà thái độ của trẻ với
lao động cũng được bộc lộ rõ ràng hơn, tình cảm của trẻ với người lao động trở nên tích
cực và biết trân trọng thành quả của lao động do người khác tạo nên.
Câu 7: Yêu cầu chung về môi trường tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non:
* Thứ nhất: Đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ mầm non
Xây dựng môi trường hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm
non nhằm thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách trẻ về thể chất, nhận thức, ngôn
ngữ, tình cảm - xã hội, thẩm mĩ. Trong mỗi lĩnh vực, cần phải chú ý đến phát triển tri thức,
hình thành kĩ năng và thái độ tích cực cho trẻ. Do vậy, để môi trường trải nghiệm của trẻ đáp
ứng mục đích giáo dục đề ra, người giáo viên cần quan tâm đến các vấn đề như: Bảo vệ và
tăng cường sức khoẻ của trẻ về thể chất; Thoả mãn các nhu cầu tâm, sinh lí của trẻ; Thúc đẩy
sự phát triển các kĩ năng cần thiết; Kích thích sự phát triển trí tuệ và tích luỹ kinh nghiệm cho
trẻ; Tạo cơ hội để phát triển khả năng giao tiếp xã hội cho trẻ; Hình thành ý thức tự lực của
trẻ... Tất cả các tiêu chí này cần phải tính đến khi thiết kế môi trường, lựa chọn các trang thiết
bị, đồ dùng, đồ chơi, vật liệu cho trẻ hoạt động và sắp xếp, bố trí nơi hợp lí tạo điều kiện cho
trẻ dễ dàng sử dụng và bảo quản.
* Thứ hai: Đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình hoạt động
- An toàn thể chất: cần đảm bảo chắc chắn rằng môi trường vật chất được xây
dựng đã đáp ứng các yêu cầu an toàn cho trẻ, nhằm giúp trẻ:
+ Dễ dàng sử dụng các phương tiện;
+ Trẻ có khả năng hoạt động độc lập ở mức độ cao nhất;
+ Tránh thương tích, không gây hại đến sức khoẻ trẻ.
- An toàn về tâm lí: đảm bảo cho trẻ cảm giác yên tâm, thoải mái khi ở trường
bằng cách tạo ra sự hài hoà, bình đẳng, tự do, tôn trọng trẻ.
- Loại trừ các yếu tố tiềm ẩn: Khi xây dựng trường, lớp, phòng thể chất cần loại
trừ các yếu tố mất an toàn tiềm ẩn như: thiếu tri thức về sự an toàn; quan niệm về
an toàn còn mờ nhạt; nội quy không rõ ràng; trách nhiệm chưa quy định rõ; không coi trọng
việc giáo dục an toàn... đều có thể dẫn đến các sự cố ngoài ý muốn. Do vậy, cán bộ quản lí,
giáo viên, nhân viên trong trường cần thường xuyên kiểm tra sự an toàn và có các giải pháp
để phòng.
* Thứ ba: Đảm bảo sự tương tác tích cực của trẻ trong quá trình hoạt động
Khi xây dựng môi trường trải nghiệm cho trẻ mầm non, không chỉ chú ý đến tác
dụng của môi trường đối với trẻ mà phải chú ý đến sự tương tác năng động của trẻ đối với
môi trường. Trẻ chỉ có thể phát triển được trong môi trường nếu chúng tích cực tương tác với
các đối tượng hoạt động, với bạn bè và mọi người xung quanh. Do vậy,việc xây dựng môi
trường hoạt động cần phải coi trẻ là chủ thể để phát huy tác động tương hỗ của trẻ với môi
trường: chú ý đến đặc điểm lứa tuổi, hứng thú, nhu cầu phát triển thể chất và tinh thần của
trẻ; tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào hoạt động nhiều nhất, với sự tích cực cao nhất...
* Thứ tư: Đảm bảo hiệu quả sử dụng môi trường cao nhất
Việc xây dựng môi trường thực chất là sự đầu tư về nhân lực, vật lực, tài lực
nên cần phải chú ý đến hiệu quả sử dụng:
- Cách thức tổ chức môi trường cần đáp ứng yêu cầu giáo dục: hình thức đẹp,
hợp lí, thuận tiện, không ảnh hưởng hoặc hạn chế hoạt động của trẻ.
- Bố trí, lắp đặt các đồ dùng, vật liệu có nhiều công dụng.
Ví dụ: có thể dùng bàn, tủ, rèm để tạo ra nhiều khoảng không gian có nhiều
công dụng, giải quyết mâu thuẫn giữa số lượng trẻ với diện tích trưởng lớp chật hẹp, thoả
mãn yêu cầu của trẻ, tận dụng đường đi trong sân vườn làm đường giao thông để dạy về quy
tắc an toàn giao thông.
- Các dụng cụ, tài liệu, đồ dùng, đồ chơi nên được sử dụng với chức năng thay
thế, áp dụng các giải pháp thiết thực và tiết kiệm.
Ví dụ: sử dụng các hộp giấy phế liệu làm thành các bộ phận lắp ráp trong góc
xây dựng, làm tàu hoả.
Câu 8: Các yêu cầu về xây dựng môi trường tâm lý khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cho
trẻ mầm non
- Tạo sự tự tin cho trẻ trong môi trường.
- Tạo sự tin tưởng của trẻ vào giáo viên trong môi trường:
+ Giúp trẻ tin vào sự ủng hộ và cho phép của giáo viên .
+ Dành thời gian cho trẻ.
+ Quan tâm đến trẻ và phụ huynh.
- Tạo mối quan hệ gắn bó, tôn trọng lẫn nhau giữa trẻ với bạn bè xung quanh,
+ Làm cho trẻ quan tâm đến bạn ngay khi chọn hoạt động.
+ Tạo cơ hội cho trẻ được quyền tham gia vào hoạt động chung.
- Tạo sự thoải mái cho trẻ trong môi trường.
+ Kích thích hứng thú của trẻ với vật liệu.
+ Giáo viên cần quan tâm chăm sóc môi trường.
Câu 9: Các yêu cầu về xây dựng môi trường vật chất khi tổ chức hoạt động trải nghiệm
cho trẻ mầm non
- Bố trí và tạo không gian cho các khu vực hoạt động.
- Lựa chọn các dụng cụ, tài liệu, đồ chơi cho trẻ hoạt động. Yêu cầu:
+ Có nhiều công dụng.
+ Có tính nguyên sơ.
+ Có tính phức hợp.
+ Đảm bảo số lượng.
+ Thường xuyên thay đổi.
+ Đảm bảo an toàn và vệ sinh.
- Sắp xếp, trang trí các khu vực hoạt động của trẻ
+ Tạo không gian cho trẻ hoạt động.
+ Làm biểu tượng cho các khu vực hoạt động.
+Thiết kế sơ đồ bố trí các khu vực hoạt động.
+Lập thời gian biểu về chương trình hoạt động trải nghiệm của trẻ
Câu 10: Một số yêu cầu khi tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng lấy
trẻ làm trung tâm ở trường mầm non:
Khi sử dụng mô hình tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cần
đảm bảo các yêu cầu chung sau đây:
a. Đảm bảo sự phù hợp
Việc sử dụng mô hình tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm trong
các hình thức hoạt động cần đảm bảo sự phù hợp về lứa tuổi, đặc điểm cá nhân và phù hợp về
văn hoá.
- Sự phù hợp về lứa tuổi: đề cập đến việc sử dụng mô hình tổ chức hoạt động
giáo dục theo hướng trải nghiệm phải phù hợp với sự phát triển thể chất, tình cảm, kĩ năng xã
hội và nhận thức của trẻ em ở từng lứa tuổi. Dựa trên sự hiểu biết về sự phát triển theo lứa
tuổi để xây dựng chương trình, chuẩn bị môi trường, tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp.
- Sự phù hợp về cá nhân: đề cập tới những đặc điểm khác biệt của mỗi trẻ. Mỗi
trẻ có đặc điểm và thời gian trưởng thành cũng như biến đổi về cá tính, ưu điểm, sở
thích, nguồn gốc và kinh nghiệm khác nhau. Việc tổ chức các hoạt động cần dựa trên việc
đáp ứng được những đặc điểm riêng về nhu cầu, khả năng, sở thích của từng cá nhân, phát
huy khả năng và hỗ trợ khó khăn của từng trẻ trong hoạt động.
- Sự phù hợp về văn hoá: đòi hỏi giáo viên phải hiểu rõ nguồn gốc văn hoá, xã
hội của trẻ em và các hoạt động cần được xây dựng dựa trên những hiểu biết về hoàn cảnh xã
hội, văn hoá chung của trẻ. Cùng một hoạt động nhưng ở những địa phương với các đặc
trưng văn hoá khác nhau cần được thiết kế, điều chỉnh khác nhau.
b. Đảm bảo thực hiện đủ các bước của mô hình trải nghiệm
Khi lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ,
cần đảm bảo các bước theo cấu trúc của mô hình được bắt đầu từ:
Xác định chương trình hoạt động giáo dục (bao gồm xác định đề tài, xác định
mục đích hoạt động và lập kế hoạt triển khai hoạt động); chuẩn bị môi trường trải
nghiệm cần dựa vào các tiêu chuẩn của môi trường đã được xác định; việc hướng dẫn cách tổ
chức mỗi hoạt động cần tuân thủ quy trình trải nghiệm với bốn bước từ trải nghiệm thực tế
đến chia sẻ kinh nghiệm, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân và vận dụng sáng tạo kinh
nghiệm đó vào các hoạt động và sinh hoạt hằng ngày. Sự khác biệt khi vận dụng mô hình vào
các hình thức hoạt động giáo dục là quy mô tổ chức hoạt động, cách tiến hành mỗi bước, thời
gian dành cho mỗi bước, địa điểm hoạt động
c. Linh hoạt lựa chọn chủ đề cho trẻ trải nghiệm
Tên chủ đề/ đề tài trải nghiệm thường phản ánh nội dung và quy mô tổ chức
hoạt động giáo dục trẻ. Trong khi đó, mỗi hình thức hoạt động của trẻ có quy mô lớn nhỏ
khác nhau. Do vậy, cần chọn tên chủ đề đề tài cho tương xứng với quy mô tổ chức các hoạt
động cho trẻ.
Ví dụ: Các hoạt động học, chơi, lao động: được tổ chức thường xuyên, diễn ra
trong thời gian ngắn, khoảng 30 đến 35 phút cho hoạt động trải nghiệm thực tế thì nên xác
định các chủ đề cụ thể định hướng vào hoạt động chính có nhiệm vụ rất rõ ràng như:
+ Hoạt động chơi: “Bé làm bánh trôi nước”.
+ Hoạt động lao động: “Bé dọn dẹp lớp học”.
+ Hoạt động học: “Khám phá sự chìm nổi của vật trong nước”.
Tên các hoạt động này đã cho thấy nhiệm vụ chính của trẻ và các hành động trẻ cần phải thực
hiện có liên quan đến một hoạt động cụ thể.
d. Phân bố thời gian cho các giai đoạn hoạt động của trẻ:
Mô hình trải nghiệm được triển khai theo bốn bước, thời gian thực hiện các
bước khác nhau tuỳ thuộc vào quy mô tổ chức hoạt động, đối tượng tham gia trải
nghiệm. Đồng thời, khoảng cách thời gian triển khai các bước cũng rất khác nhau.
Với các hoạt động diễn ra thường xuyên, hằng ngày như hoạt động học, chơi
(trong lớp, ngoài trời) có thể triển khai các bước trong một buổi, hoặc hai buổi:
- Nếu tiến hành trong một buổi: được bắt đầu bằng hoạt động trải nghiệm thực
tế, sau đó trẻ được chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ về các trải nghiệm đã qua; trên cơ sở đó giúp trẻ
hệ thống lại các kinh nghiệm đã lĩnh hội dưới hình thức ngắn ngọn, giúp trẻ dễ
nhớ; cuối cùng là khuyến khích trẻ vận dụng kinh nghiệm đã lĩnh hội trong quá trình sinh
hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, việc vận dụng kinh nghiệm của trẻ sẽ được tiến hành trong những
hoạt động tiếp theo.
Nếu tiến hành trong hai buổi: hoạt động trải nghiệm thực tế nên tiến hành một
buổi với thời gian phù hợp mỗi lứa tuổi, hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, rút ra kinh
nghiệm và vận dụng kinh nghiệm nên tiến hành vào buổi khác (có thể buổi chiều hoặc ngày
hôm sau). Việc vận dụng kinh nghiệm sẽ được trẻ thực hiện thường xuyên trong sinh hoạt
hằng ngày.
Với các hoạt động trải nghiệm có quy mô lớn hơn và không tiến hành thường
xuyên như lễ hội, tham quan, giao lưu thời gian trải nghiệm thực tế dài hơn do có
nhiều nội dung khác nhau và đối tượng tham gia cũng đa dạng hơn, các hoạt động chia sẻ
kinh nghiệm, rút kinh nghiệm tiến hành đồng thời trong một buổi và nhiều lần để khai thác
đến mức tối đa kinh nghiệm của trẻ; việc vận dụng kinh nghiệm của trẻ cũng được tiến hành
bằng nhiều biện pháp khác nhau.
e. Xen kẽ các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục
Việc xen kẽ các hình thức sẽ đảm bảo cho trẻ được tham gia nhiều trải nghiệm
lí thú với các hình thức tổ chức, địa bàn trải nghiệm, không gian và thành phần tham gia khác
nhau.
Xen kẽ các hoạt động có quy mô nhỏ như hoạt động học, chơi, lao động với
các hoạt động có quy mô lớn hơn như tham quan, lễ hội, giao lưu... đảm bảo cho nhà trường,
giáo viên có thời gian chuẩn bị và tổ chức hoạt động; trẻ tham gia tất cả các hoạt động không
bị mệt và có nhiều thời gian chia sẻ, đúc kết kinh nghiệm cũng như vận dụng kinh nghiệm
vào các hoạt động và sinh hoạt hằng ngày.
Việc luân phiên các hoạt động còn tính đến đặc điểm môi trường tự nhiên, các
sự kiện xã hội diễn ra ở địa phương, đảm bảo có thể khai thác tối đa các kinh nghiệm thực
tiễn của trẻ và tận dụng các điều kiện thực tế có giá trị thiết thực với trẻ để tạo môi trường
cho trẻ trải nghiệm. Đồng thời, điều này giúp nhà trường khai thác sự tham gia, hỗ trợ của các
lực lượng giáo dục ở gia đình, cộng đồng, xã hội đóng góp vào quá trình tổ chức hoạt động
trải nghiệm cho trẻ theo khả năng của họ.
Câu 11: Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non
Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm của trẻ mầm non gồm 4 giai đoạn như sau:
* Bước I/ Trải nghiệm thực tế:
- Trẻ được tham gia trực tiếp vào hoạt động. (Chất lượng phụ thuộc: mức độ tham gia của trẻ,
tình huống cụ thể, thực tế).
Giới thiệu hoạt động trải nghiệm, mục đích hoạt động: Trước khi tiến hành tổ
chức hoạt động, giáo viên cần giới thiệu cho trẻ về hoạt động các em sẽ tham gia như tên hoạt
động, mục tiêu của hoạt động, nội dung, hình thức hoạt động, các cách thức đánh giá kết quả
hoạt động. Đây là giai đoạn quan trọng cần thiết, giúp trẻ nắm được rõ những yêu cầu cần
thực hiện, từ đó chuẩn bị tâm thế sẵn sàng tham gia hoạt động. Giới thiệu hoạt động có nhiều
hình thức, có thể là các trò chơi giúp không khí trở nên sôi nổi, hào hứng.
- Phổ biến nhiệm vụ trải nghiệm cho trẻ: Đây là bước rất quan trọng khi tổ chức
hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Khi tiến hành giao nhiệm vụ cho trẻ, giáo viên cần:
+ Truyền đạt một cách rành mạch, rõ ràng, đầu đủ, bao gồm cả nội dung nhiệm vụ lẫn thời
gian, địa điểm hoặc yêu cầu; giáo viên nên nêu rõ nhiệm vụ được thực hiện tốn theo hình
thức cá nhân hay nhóm, và cần thiết thì tiến hành chia nhóm luôn
+ Giáo viên lắng nghe ý kiến phản hồi từ trẻ. Nếu các trẻ có thắc mắc, giáo viên
cần giải đáp rõ ràng.
+ Có thể gợi ý, đề xuất một số phương án về hoạt động trải nghiệm nếu trẻ cảm
thấy khó hiểu .
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Sau khi đã phổ biến tốt nhiệm vụ
hoạt động, giáo viên tổ chức cho trẻ tiến hành trải nghiệm. Trong giai đoạn này, trẻ
phải được tham gia trải nghiệm theo cá nhân hoặc theo nhóm để chủ động, sáng tạo.
Cần lưu ý để:
- Tất cả các trẻ đều tham gia trải nghiệm, không có trẻ nào chỉ làm "khán giả".
- Trong khi tiến hành nhiệm vụ, nếu có trẻ không tìm ra hướng giải quyết hay có
thắc mắc, băn khoăn, giáo viên cần đưa ra gợi ý hay giải đáp tốt những băn khoăn đó.
- Khi tổ chức hoạt động, giáo viên tôn trọng ý kiến, khả năng hay sự sáng tạo
của trẻ. Cần đảm bảo trẻ được tự mình trải nghiệm nhiều nhất có thể và phát huy đượckhả
năng sáng tạo.
* Bước II/ Chia sẻ kinh nghiệm: Kinh nghiệm của trẻ được khắc sâu, ghi nhận,
điều chỉnh, chính xác hóa và đọng lại dấu ấn cảm xúc.
(Ghi nhận thông tin ĐHiểu nguyên nhân, mối quan hệ → Cụ thể hóa).
- Bước chia sẻ kinh nghiệm, giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi, đàm thoại với
trẻ về hoạt động học đã trải qua. Các câu hỏi hướng đến việc khai thác các kinh
nghiệm liên quan về những hiện tượng, tượng gây cảm xúc mạnh tới trẻ; hướng
đến những kiến thức, kỹ năng, thái độ trẻ được lĩnh hội; đến diễn biến của hoạt động trẻ trải
nghiệm; đến các mối quan hệ và những tình huống đã xảy ra
- Cần lưu ý rằng, một bầu không khí tự nhiên, thoải mái, vui vẻ, tự nguyện khi trẻ 1
trao đổi, chia sẻ thông tin rất quan trọng. Không nên chỉ tập trung vào những trẻ nhanh nhẹn,
mà cần quan tâm, khuyến khích trẻ nhút nhát, để trẻ thể hiện quan điểm cá nhân.
- Giáo viên tổ chức dưới hình thức chơi, thi đua cá nhân để tạo cơ hội trẻ phản hồi lại kinh
nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc và mong muốn khi tham gia hoạt động trải nghiệm ở thời gian
tiếp theo. Cô dùng các phương tiện hỗ trợ để khơi gợi lại trí nhớ về hoạt động chơi như:
tranh ảnh, video, câu chuyện.
* Bước III/ Rút ra kinh nghiệm: Trẻ học được kiến thức và kinh nghiệm mới,
tạo ra những hiểu biết mới.
- Ở giai đoạn này, giáo viên khích lệ trẻ tự nói ra kinh nghiệm thu được qua hoạt
động trải nghiệm. Chính việc được tự do nói ra những kinh nghiệm hay việc trẻ tự hệ thống
lại kinh nghiệm bản thân sẽ giúp trẻ khắc sâu kiến thức và kỹ năng có được thông qua hoạt
động. Giáo viên sử dụng tranh, ảnh minh họa, tình huống có vấn đề và dùng các thủ thuật
định hướng để gây hứng thú cũng như khắc sâu kinh nghiệm cho trẻ.
* Bước IV/ Vận dụng kinh nghiệm: Trẻ sử dụng kinh nghiệm vào các bối cảnh
hoặc sự việc mới và kinh nghiệm cử thế tạo ra.
- Giáo viên nên phối hợp với cha mẹ/người chăm sóc trẻ để tạo nhiều cơ hội cho
trẻ được trao đổi, vận dụng kinh nghiệm vào thực tiễn. Ở mức độ cao hơn, giáo viên có thể đề
nghị trẻ sáng tác và kể lại chuyện theo kinh nghiệm: những câu chuyện kể về đổi tượng trẻ
khám phá; một sự việc trẻ có cảm xúc và ấn tượng mạnh mẽ. Khuyến khích trẻ sáng tác
chuyện về đồ dùng, đồ chơi; về sự vật, hiện tượng mà trẻ có ấn tượng; về diễn tiến của hoạt
động trải nghiệm... hoặc tổ chức cho trẻ vẽ tranh về những sự vật, sự việc trẻ nhớ được trong
hoạt động trải nghiệm đó.
Câu 12: Đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của trẻ
a. Căn cứ xây dựng các tiêu chi đánh giá năng lực của trẻ mầm non
Việc xây dựng tiêu chỉ đánh giá năng lực của trẻ mầm non trong hoạt động giáo
dục theo hướng trải nghiệm được xác định dựa vào các căn cứ sau:
- Các mục tiêu phát triển trẻ được đặt ra trong chương trình giáo dục mầm non theo
các lĩnh vực phát triển thể chất, nhận thức, tình cảm, thái độ, ngôn ngữ, nghệ thuật. Trong
mỗi lĩnh vực cần phát triển đồng thời cả nhận thức, kĩ năng, thái độ của trẻ.
- Đặc trưng hoạt động trải nghiệm: sự tham gia tích cực của trẻ trong suốt các giai
đoạn giáo dục (từ trải nghiệm thực tế đến chia sẻ kinh nghiệm, rút ra kinh nghiệm và vận
dụng kinh nghiệm vào cuộc sống). Do vậy, cần xác định các năng lực như: cảm xúc, chủ
động tham gia hoạt động, thực hiện hoạt động hiệu quả, đánh giá kết quả và vận dụng kinh
nghiệm vào thực tiễn.
- Sự phát triển năng lực là quá trình dược rèn luyện, bồi dưỡng thường xuyên
thông qua hoạt động và phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực của mỗi cá nhân, cũng như các
cơ hội được trải nghiệm trong môi trường và sự hưởng dẫn của nhà giáo dục. Do vậy,việc
đánh giá năng lực của trẻ cần tiến hành dựa trên việc quan sát hành vi, kết hợp trao đổi, trò
chuyện với trẻ không nên chỉ đánh giá qua một bài kiểm tra. Cần làm rõ mức độ thực sự tiến
bộ hay những dấu hiệu về sự cố gắng của trẻ trong quá trình tham gia hoạt động giáo dục.
b. Tiêu chỉ đánh giá năng lực của trẻ mầm non
Tiêu chỉ 1: Trẻ có cảm giác thoải mái trong hoạt động.
Tiêu chí 2: Trẻ chủ động tham gia vào hoạt động.
Tiêu chỉ 3: Trẻ thực hiện hoạt động có hiệu quả.
Tiêu chỉ 4: Trẻ đánh giá kết quả hoạt động.
Tiêu chỉ 5: Trẻ vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống.
Mỗi tiêu chí cần cụ thể, qua đó có thể quan sát các biểu hiện hành động, lời nói của
trẻ trong quá trình tham gia trải nghiệm thực tế sẽ kinh nghiệm, rút ra kinh nghiệm cho bản
thân và vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống. Cụ thể:
Tiêu chí 1: Trẻ có cảm giác thoải mái trong hoạt động
- Có những biểu hiện nét mặt, cử chỉ, điệu bộ thể hiện niềm vui thích, hứng thú.
- Trẻ mạnh dạn, giao tiếp hồn nhiên với bạn, với giáo viên (bằng ngôn ngữ và điệu
bộ, cử chỉ).
- Tự tin di chuyển trong môi trường hoạt động, lựa chọn đồ dùng, đồ chơi, hoạt động theo ý
thích.
- Tự tin nêu những nhận xét, ý tưởng của mình với giáo viên, với bạn.
- Hỏi bạn, hỏi giáo viên khi chưa biết điều gì hoặc không biết cách làm.
Tiêu chỉ 2: Trẻ chủ động tham gia vào hoạt động
- Tiến hành nhiều loại hoạt động khác nhau với nhiều loại đó dùng, độ dài.
- Lựa chọn được hoạt động, góc chơi, đồ dùng, đồ chơi và tự tin thực hiện các hoạt
động, chơi các trò chơi khác nhau.
- Sử dụng được các giác quan để khám phá đối tượng, vật liệu.
- Đưa ra lời nhận xét và câu trả lời phù hợp với bối cành và nội dung hoạt động.
- Thể hiện được sự cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ.
- Chủ động chuyển sang hoạt động hoặc thực hiện nhiệm vụ khác khi hoàn thành
sản phẩm hoặc tìm ra kết quả câu trả lời.
Tiêu chí 3: Trẻ thực hiện hoạt động có hiệu quả
- Trẻ thực hiện được hoạt động sau khi nghe hướng dẫn, giải thích.
- Trẻ có kĩ năng sử dụng đó dùng trực quan (các tài liệu, học liệu, liệu...) để quan
sát, nhận xét trong các hoạt động.
- Trẻ giải quyết được các nhiệm vụ trong các tình huống cụ thể với các sự vật, hiện
tượng, đối tượng khác nhau.
- Trẻ kiên tri khắc phục khó khăn để tự hoàn thành nhiệm vụ, hoặc hoàn thành
nhiệm vụ với hỗ trợ phù hợp từ giáo viên, bạn.
- Trẻ có thói quen, nền nếp thực hiện yêu cầu của giáo viên, lắng nghe khi giáo
viên hoặc bạn nói.
Tiêu chí 4: Trẻ đánh giá kết quả hoạt động
- Trẻ đánh giá đúng kết quả hoạt động của bản thân.
- Trẻ chia sẻ lại kinh nghiệm, cảm xúc đã trải qua trong hoạt động trải nghiệm với
bạn và người lớn.
- Trẻ đánh giá đúng được kết quả hoạt động của bạn, chia sẻ niềm vui với thành
quà của bạn.
- Trẻ chấp nhận thể hiện sự hài lòng với kết quả hoạt động của bản thân, nhóm.
- Xác định được nguyên nhân dẫn đến kết quả hoạt động của bản thân, nhóm.
- Tự suy ngẫm và rút ra kinh nghiệm sau khi đánh giá hoạt động.
Tiêu chí 5: Trẻ vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống
- Trẻ liên hệ được kiến thức, kĩ năng mới với kinh nghiệm của bản thân.
- Trẻ chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc đã trải qua với bạn bè, người thân.
- Trẻ chủ động vận dụng kinh nghiệm vào các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày.
- Trẻ sử dụng kinh nghiệm phù hợp với đặc điểm các hoạt động khác nhau.
Trẻ thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo khi giải quyết các tình huống bất ngờ xảy ra
trong đời sống hằng ngày.
c. Hướng dẫn đánh giá năng lực của trẻ mầm non
- Mỗi dấu hiệu chỉ báo được đánh giá theo bốn mức độ. Người giám sát đánh dấu X vào cột
phù hợp của mỗi dấu hiệu, chỉ báo.
Đánh giá năng lực mỗi trẻ dựa trên biểu hiện của từng tiêu chí.
Quan sát từng trẻ tham gia hoạt động theo các dấu hiệu của mỗi tiêu chí đã xây
dụng. Dựa trên các biểu hiện được mô tả theo các chỉ báo sẽ cho điểm theo 4 mức độ:
+Mức 4: Rất tốt: quan sát thấy hầu hết thời gian trẻ có biểu hiện về các dấu hiệu chỉ báo trong
tiêu chi đánh giá.
+ Mức 3: Tốt: quan sát thấy trên nửa thời gian trẻ có biểu hiện về các dấu hiệu chỉ
báo trong các tiêu chí đánh giá.
+ Mức 2: Có tiến bộ: quan sát thấy dưới nửa thời gian các dấu hiệu/ chi báo trong
tiêu chí đánh giá.
+ Mức 1: Cần cố gắng: quan sát thấy trẻ không có hoặc có rất ít biểu hiện về các dấu hiệu chỉ
báo trong tiêu chí đánh giá.
Dựa trên kết quả đánh giá thu được qua các dấu hiệu chỉ báo của mỗi tiêu chi sẽ
tổng hợp và cho điểm tiêu chí đó. Năng lực của mỗi trẻ được thể hiện qua kết quả các tiêu
chí.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động dựa trên tỉ lệ trẻ trong lớp đạt được các tiêu chí
đánh giá.
Quan sát số trẻ tham gia hoạt động theo các dấu hiệu của mỗi tiêu chí đã xây dựng.
- Dựa trên các biểu hiện được mô tả theo các dấu hiệu chỉ bảo sẽ cho điểm theo bốn mức độ.
Mức 4: Rất tốt: quan sát thấy hầu hết trẻ có biểu hiện về các dầu hiệu chỉ báo
Mức 3: Tôt: quan sát thấy trên nửa số trẻ có biểu hiện về các dấu hiệu chỉ bảo t
Mức 2: Có tiến bộ: quan sát thấy dưới nửa số trẻ có biểu hiện về các dấu hiệu chỉ
trong tiêu chỉ đánh giá.tiêu chỉ dánh giả.báo trong tiêu chí đánh giá.
Mức 1: Cần cố gắng: quan sát thấy không có hoặc có rất ít (1 - 2) trẻ có biểu hiện
về các dấu hiệu chỉ báo trong tiêu chí đánh giá, Hiệu quả hoạt động được thể hiện qua các
mức độ đạt được ở mỗi tiêu chí.
Kết quả đánh giá là cơ sở để điều chỉnh mô hình hoạt động trải nghiệm cho nhà
trường như:
- Điều chỉnh chương trình tổ chức hoạt động trải nghiệm.
- Điểu chỉnh môi trường trải nghiệm của trẻ mầm non.
- Điều chỉnh cách tổ chức hoạt động cho trẻ mầm non.
- Điểu chỉnh cách đánh giá hoạt động trải nghiệm.
Câu 13: Thiết kế hoạt động học theo hướng trải nghiệm
a. Hoạt động học:

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC


Chủ đề giáo dục: Động vật sống dưới nước
Lĩnh vực giáo dục: Phát triển nhận thức
Tên hoạt động: Khám phá Con cá vàng (Thử nghiệm: Cá vàng có cần nước không?)
Đối tượng: Trẻ 3 – 4 tuổi
Thời gian dự kiến: 15 – 20 phút
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhận ra được tên gọi, đặc điểm, cấu tạo đơn giản của con cá vàng; trẻ mô tả được môi
trường sống và vai trò của môi trường sống đối với con cá vàng
- Trẻ nhận ra được lợi ích của con cá vàng.
2. Kĩ năng
- Trẻ tập trung, chú ý, ghi nhớ có chủ định
- Trẻ thực hiện được kĩ năng quan sát, so sánh, phán đoán
- Trẻ lắng nghe, hiểu nghĩa từ và trả lời được câu hỏi; trẻ làm được thử nghiệm “Cá vàng có
cần nước không” dưới sự giúp đỡ của giáo viên.
3. Thái độ
- Trẻ hào hứng, thích thú, sẵn sàng tham gia vào hoạt
động khám phá
- Trẻ thể hiện sự yêu quý, mong muốn được chăm sóc, bảo vệ con cá vàng.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị cho giáo viên
- Nhạc bài hát Cá vàng bơi
- Hình ảnh con cá vàng, bể cávàng, vợt cá; hình ảnh về lợi ích của con cá vàng.
2. Chuẩn bị cho trẻ
- Trang phục gọn gàng; bút sáp màu; tranh in hình con cá vàng (dạng tranh đen trắng); bảng
trưng bày sản phẩm tranh tô của trẻ.
3. Phương pháp dự kiến
- Phối hợp các phương pháp: trực quan, dùng lời nói, nêu tình huống có vấn đề, thực hành,
đánh giá.
III. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ổn định, tạo hứng thú
- Giáo viên tập trung trẻ bằng khẩu lệnh “Các con ơi, lại - Trẻ tập trung, chú ý quanh
đây với cô/thầy nào”. giáo viên.
- Cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát “ Cá vàng bơi” - Trẻ hát và vận động theo
hướng dẫn của giáo viên
- Giáo viên và trẻ trò chuyện về nội dung bài hát để chuyển - Trẻ tích cực trò chuyện với
sang hoạt động tiếp theo. giáo viên
*Hoạt động 2: Khám phá, thử nghiệm
a. Khám phá con cá vàng
- Khám phá tên gọi, đặc điểm, cấu tạo của con cá vàng:
+ Giáo viên hướng dẫn trẻ quan sát tranh con cá vàng, đàm - Trẻ quan sát và gọi tên con
thoại với trẻ: Đây là con gì? Có màu gì? Các con đã biết gì
cả vàng; nhận xét màu sắc,
về cấu tạo của nó? cấu tạo của con cá vàng theo
hiểu biết và theo hướng dẫn
của giáo viên.
+ Giáo viên khái quát lại nội dung trẻ vừa khám phá: Đây - Trẻ lắng nghe nội dung
là con cá vàng; con cá vàng có màu vàng; con cá vàng gồm giáo viên khái quát; nhắc lại
có 3 phần, phần đầu - phần mình - phần đuôi; phần đầu cá nếu giáo viên yêu cầu.
vàng có mắt, có miệng; phần mình cá có vây.
- Khám phá môi trường sống, lợi ích của con cá vàng:
+ Giáo viên cho trẻ quan sát bể cá (có con cá vàng đang - Trẻ chú ý quan sát và trả
bơi), hướng dẫn trẻ quan sát và đàm thoại với trẻ: Con cá lời câu hỏi của giáo viên theo
vàng đang làm gì? Ngoài con cả vàng, trong bề cả còn có hiểu biết của mình: Con cá
gì? Con cá vàng bơi ở đâu? vùng đang bơi; ngoài con cá
vàng trong bể cá còn có
nước; con cá vàng đang bơi ở
trong nước
+ Giáo viên khái quát lại nội dung vừa đàm thoại với trẻ, - Trẻ hào hứng thực hiện
cho trẻ đứng lên, hướng dẫn trẻ giả làm động tác cá vàng động tác vận động theo
bơi ngoi lên, lặn xuống để thay đổi trạng thái hoạt động cho hướng dẫn của giáo viên.
trẻ.
+ Giáo viên đàm thoại với trẻ về lợi ích của cá vàng: Có - Trẻ thảo luận, trả lời câu
nhà bạn nào trong lớp mình nuôi cá vàng không? Nhà hỏi của giáo viên theo hiểu
chúng mình nuôi cá vàng để làm gì? biết của mình.
+ Giáo viên chính xác hóa nội dung kiến thức về lợi ích của + Trẻ lắng nghe, nhắc lại nội
con các vàng, kết hợp cho trẻ xem hình ảnh (con cá vàng dung nếu giáo viên yêu cầu.
bắt bọ gậy cho nước thêm sạch trong; nuôi con cá vàng để
làm cảnh).
b. Thử nghiệm: Cá vàng có cần nước không?
- Giáo viên đàm thoại, dẫn dắt trẻ vào thí nghiệm: Con cá
vàng bơi ở trong nước, làm cho nước thêm sạch trong. - Trẻ đưa ra phán đoán theo ý
Nhưng nếu cô dùng vợt cá vớt con cá vàng lên khỏi mặt hiểu của mình.
nước, theo chúng mình điều gì sẽ xảy ra với con cá vàng?
- Để xem phản đoán của chúng mình có đúng - Trẻ sẵn sàng tham gia làm
không, cô và chúng mình cùng tiến hành thí nghiệm nhé! thí nghiệm với giáo viên.
- Giáo viên hướng dẫn trẻ dùng vợt cá giáo viên đã chuẩn - Trẻ thực hiện hành động thí
bị, vớt con cá vàng lên khỏi mặt nước khoảng vài giây, nghiệm theo hướng dẫn của
hướng dẫn trẻ nhận xét hiện tượng xảy ra khi con cá vàng giáo viên. Nhận xét hiện
bị vớt lên khỏi mặt nước. tượng theo hiểu biết của
mình: con cá vàng khi bị vớt
lên khỏi nước sẽ không bơi
được nữa, con cá vàng đang
giãy giụa, "khó chịu”.
- Giáo viên hướng dẫn trẻ thả con cá vàng vào bể nước, - Trẻ chú ý lắng nghe, nhắc
khái quát lại nội dung trẻ vừa thực hiện và nhận xét: Nếu bị lại nội dung khái quát nếu
với lên khỏi mặt nước, con cá vàng sẽ không bơi được nữa, giáo viên yêu cầu.
nó giãy giụa, "khó chịu” và nước chính là mối trường sống
của con cá vàng. Nếu không có nước con cá vàng sẽ không
sống được. Vì vậy chúng mình nhớ dù có yêu thích con cá
vàng cũng không được tự ý với con cá vàng lên khỏi mặt
nước.
c. Mở rộng, giáo dục trẻ
- Giáo viên đàm thoại, hướng dẫn trẻ đưa ra hiểu biết của - Trẻ đàm thoại, quan sát, trả
mình về 1 số con cá làm cảnh khác. Ngoài con cá vàng lời theo ý hiểu dưới sự hướng
được nuôi trong bể cá cảnh, chúng mình còn biết có con cá dẫn của giáo viên.
nào cũng được nuôi để làm cảnh khác không? Cho trẻ xem
2 - 3 hình ảnh mở rộng (giới thiệu tên 2 – 3 loại cá cảnh đó
cho trẻ).
- Giáo viên hướng trẻ đến nội dung giáo dục: Các loài cá
cảnh như con cá vàng mang lại rất nhiều lợi ích cho con - Trẻ chú ý lắng nghe, nhắc
người (bắt bọ gây cho nước thêm sạch trong, làm cảnh lại nội dung nếu giáo viên
trang trí nhà cửa thêm đẹp), vì vậy chúng mình nhớ phải yêu cầu.
yêu quý, chăm sóc và bảo vệ chúng.
* Hoạt động 3: Củng cố, kết thúc
+ Giáo viên khen ngợi trẻ, dẫn dắt trẻ vào hoạt động củng - Trẻ tích cực, chủ động
cố: Tô màu tranh cá vàng. tham gia vào các hoạt động
+ Phổ biến nội dung, nhiệm vụ của trẻ: Mỗi trẻ được giáo củng cố về đối tượng do giáo
viên phát cho 1 tranh đen trắng về con cá vàng, sáp màu. viên tổ chức.
Nhiệm vụ của trẻ là phải chọn đúng màu để tô cho tranh
con cá vàng của mình. Chú ý tô đẹp, tô gọn, không bị lem
ra ngoài.
+ Sau đó giáo viên cùng trẻ thu dọn đồ dùng để chuyển - Trẻ giúp cô thu dọn đồ
sang hoạt động tiếp theo dùng để chuyển sang các
hoạt động tiếp theo.

b. Hoạt động vui chơi


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên
Đề tài: HĐCMĐ: Chơi với nước
TCVĐ: Đong nước
Chơi tự do: phấn, sỏi, nước, đu quay, cầu trượt
Đối tượng: Mẫu giáo 4 - 5 tuổi
Thời gian: 30 – 35 phút
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách chơi với nước theo hướng dẫn của giáo viên
- Trẻ biết tác dụng của nước đối với cuộc sống .
2. Kỹ năng:
- Thực hiện được các động tác múc nước vào chai khéo léo không bị đổ ra ngoài
- Trẻ biết cách chơi với các đồ chơi giáo viên đã chuẩn bị
3. Giáo dục:
- Trẻ hứng thú chơi với nước
- Thể hiện được thái độ biết giữ gìn và bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước trong sinh
hoạt.
II. Chuẩn bị
- Trẻ ăn mặc gọn gàng, phù hợp với thời tiết
- 3 Chậu nước, 3 phễu,3 chai, cốc, khăn lau tay.
- Không gian để trẻ chơi trò chơi.
- Phấn, sỏi, nước
- Đồ chơi ngoài trời ( đu quay, cầu trượt)
III. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Chơi với nước
- Giáo viên cho trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với” - Trẻ hát
- Giáo viên trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát:
+ Bài hát nói về điều gì? - Trẻ trả lời
+ Mưa đem lại thứ gì? - Trẻ trả lời
+ Nước thì có ở đâu? - Trẻ trả lời
+ Nước dùng để làm gì trong đời sống hàng ngày? - Trẻ trả lời
+ Phải sử dụng nước như thế nào để bảo vệ nguồn nước? - Trẻ trả lời
- Giáo viên đưa ra chậu nước và hỏi trẻ:
+ Trong chậu có gì đây? - Trẻ trả lời
+ Chai này dùng để làm gì? - Trẻ trả lời
+ Muốn múc được nước vào chai phải dùng cái gì? - Trẻ trả lời
+ Khi múc nước phải như thế nào? - Trẻ trả lời
- Giáo viên chia trẻ thành 3 nhóm nhỏ, cho trẻ lấy đồ dùng về - Trẻ lên lấy đồ dùng
nhóm của mình. về nhóm
- Cho trẻ lần lượt lúc nước ở chậu vào chai, trong khi trẻ chơi cô - Trẻ chơi theo hướng
bao quát giúp đỡ trẻ. dẫn
- Hướng dẫn trẻ lau khô tay sau khi múc nước.
* Hoạt động 2: TCVĐ “ Đong nước”
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội, nhiệm vụ của 2 đội là lần lướt - Trẻ về 2 đội của
các thành viên sẽ lên đong nước vào chai của đội mình, đội nào mình nghe giáo viên
đong được nhiều hơn sẽ dành chiến thắng. nói cách chơi

- Giáo viên tổ chức cho trẻ chơi - Trẻ chơi trò chơi
- Kết thúc trò chơi, giáo viên nhận xét kết quả và tuyên dương trẻ - Trẻ lắng nghe
+ Hôm nay chúng mình được chơi với gì? - Trẻ trả lời
+ Khi chơi với nước chúng mình thấy như thế nào? - Trẻ nói lên cảm nhận

=> Giáo dục: Nước là thứ cần thiết cho đời sống của con người, - Trẻ lắng nghe và rút
động vật và thực vật. Vì vậy khi dùng nước phải biết tiết kiệm, kinh nghiệm
không vứt rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước.
* Hoạt động 3: Chơi tự do
- Giáo viên giới thiệu cho trẻ các khu vực chơi đã chuẩn bị, nhắc - Trẻ lắng nghe
trẻ chơi nhẹ nhàng, đoàn kết, không chen lấn xô đẩy bạn.
- Giáo viên cho trẻ chơi, trong khi chơi bao quát trẻ. - Trẻ chơ tự do theo sở
thích
- Kết thúc: giáo viên tập trung trẻ, kiểm tra sĩ số, nhận xét giờ - Trẻ tập trung và thu
chơi. Nhắc trẻ cùng thu dọn đồ dùng và đi vào lớp. dọn đồ dùng vào lớp.
c. Hoạt động thí nghiệm khoa học
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên
Đề tài: Làm 1 số thí nghiệm về sự hòa tan của nước
Độ tuổi: Lớp 3 – 4 tuổi
Số lượng trẻ: 20-25 trẻ
Thời gian: 20 – 25 phút
I. Mục đích – Yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết được tính chất, một vài đặc điểm của nước: trong suốt, không màu, không mùi,
không vị.
- Trẻ biết được một số chất tan được trong nước: muối, đường, sữa, C sủi…
- Trẻ biết được khi hòa tan một số chất trong nước sẽ làm đổi vị và màu của nước.
2. Kỹ năng
- Trẻ có khả năng làm một số thí nghiệm đơn giản về sự hòa tan của nước.
- Trẻ có kỹ năng quan sát, nhận xét và bước đầu dự đoán về sự hòa tan của một số chất trong
nước.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú, mạnh dạn, tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm.
- Giáo dục trẻ hằng ngày biết xúc miệng bằng nước muối để phòng viêm họng và Covid
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của giáo viên
- Giáo án nội dung bài dạy
- Bài hát, nhạc “Chicken dance” Nào cùng chơi; Cho tôi đi làm mưa với; Trời nắng, trời
mưa”
- 1 chai nước lọc, 4 cốc thủy tinh trắng, 1 chiếc thìa, 1 bát muối, 1 bát đường, ngô lạc, đỗ…
- 30 túi ngô, đỗ, lạc, muối, đường…. để trẻ chơi trò chơi
2. Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ 1 chai nước lọc, 2 cốc thủy tinh trắng, 1 cái thìa, 1 bát đựng đường, 1bát đựng
muối, 1 khay nhựa.
III. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ổn định, tạo hứng thú
- Giáo viên tập trung trẻ. Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “
Nước đóng băng” - Trẻ nghe giáo viên hướng dẫn
- Giáo viên giới thiệu cách chơi: Trẻ nhún nhảy theo các - Trẻ chơi trò chơi
động tác ở bản nhạc Chicken dance. Khi nhạc dừng giáo
viên nói “Nước đóng băng” thì trẻ dừng lại trong tư thế
cuối của điệu nhảy” (trẻ chơi 1-2 lần)
* Hoạt động 2: Làm một số thí nghiệm về sự hòa tan
của nước:
a. Khai thác hiểu biết của trẻ về nước thông qua hoạt động
trải nghiệm:
- Giáo viên cho trẻ nhắm mắt lại, sau đó hô “ Úm ba la” - Trẻ nhắm mặt theo hiệu lệnh
trẻ sẽ mở mắt ra. Giáo viên hỏi trẻ: Trêm tay giáo viên có của giáo viên, trả lời câu hỏi
gì? Chai nước có màu gì? Nước có mùi gì hay không?
- Cho một vài trẻ lên ngửi xem nước có mùi gì không? - Trẻ ngửi
- Nước không có màu, không có mùi, vậy muốn biết vị - Trẻ trả lời
của nước thì phải làm gì?
- Giáo viên mời 3-4 trẻ lên nếm và hỏi trẻ: Con thấy nước - Trẻ nếm thử và trả lời
có vị gì?
=> Giáo viên khái quát: Nước là chất lỏng không màu, - Trẻ lắng nghe sau đó lấy đồ
không mùi và không vị. Nhưng nước sẽ có rất nhiều tính dùng về vị trí
chất khác nhau sau khi chúng ta làm thí nghiệm. Hôm nay
chúng ta sẽ cùng làm 1 số thí nghiệm để cảm nhận về tính
chất của nước nhé. (Cho trẻ lấy đồ dùng về chỗ)
b. Làm một số thí nghiệm về sự hòa tan của nước
* Thí nghiệm 1: Sự hòa tan của đường trong nước
- Giáo viên hỏi trẻ “ đường có vị gì?” - Trẻ trả lời
- Cho trẻ nếm thử vị của đường và đàm thoại:
+ Đường có vị gì? - Trẻ trả lời
+ Thử đoán xem khi cho đường vào nước điều gì sẽ xảy - Trẻ trả lời
ra?
- Cho trẻ rót nước ra cốc - Trẻ rót nước ra cốc
- Giáo viên hướng dẫn trẻ xúc 2 thìa đường thả vào cốc: - Trẻ xúc đường vào cốc
+ Khi cho đường vào cốc có thấy đường không? - Trẻ trả lời
- Cho trẻ dùng thìa khuấy cốc nước có đường và hỏi trẻ - Trẻ trả lời
+ Bây giờ con có thấy đường không? - Trẻ trả lời
+ Đường ở trong cốc đâu rồi? Vì sao lại không thấy - Trẻ trả lời
đường nữa? - Trẻ trả lời
+ Chúng mình kiểm tra cốc của mình xem còn đường - Trẻ trả lời
không? Bây giờ đường đâu rồi các con nhỉ? (Giáo viên
hỏi tập thể, cá nhân trẻ)
=> Giáo viên khái quát: Sau khi cho đường vào nước - Trẻ lắng nghe
khuấy lên đường sẽ tan trong nước nên chúng mình không
nhìn thấy đường nữa.
- Giáo viên hỏi trẻ nước bây giờ có vị gì? - Trẻ trả lời
- Cho trẻ nếm thử nước xem các bạn đoán có đúng - Trẻ nếm thử
không.
-> Giáo viên khẳng định: Khi cho đường vào nước. - Trẻ lắng nghe
Đường hòa tan trong nước nên nước có vị ngọt của
đường. Nước đó gọi là nước đường.
+ Giáo dục trẻ: Nước đường là một loại nước giải khát rất - Trẻ lắng nghe
tốt khi chúng ta pha với chanh, cam để giải nhiệt và tăng
sức khỏe vào mùa hè. Tuy nhiên không nên uống nhiều
quá sẽ gây ra bệnh béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe.
* Thí nghiệm 2:Sự hòa tan của muối trong nước.
- Giáo viên hỏi trẻ ngoài đường ra còn có gì giáo viên đã - Trẻ trả lời
chuẩn bị?
- Cho trẻ nếm thử vị của muối - Trẻ nếm thử
- Cho trẻ thử đoán xem, khi cho muối vào nước thì điều gì - Trẻ dự đoán
sẽ xảy ra?
- Giáo viên hướng dẫn trẻ rót nước ra cốc, múc vào cốc 2
thìa muối và hỏi trẻ:
+ Chúng mình có thấy muối không? - Trẻ trả lời
+ Khi dùng thìa quấy lên thì có thấy muối nữa không? - Trẻ trả lời
+ Muối ở trong cốc đâu rồi? - Trẻ trả lời
=> Giáo viên khái quát: chúng mình cho muối vào nước - Trẻ lắng nghe
khuấy nhẹ muối biến mất, vậy muối đã tan trong trong
nước.
+ Vậy khi khuấy tan muối trong nước nước có vị gì? - Trẻ trả lời
- Cho trẻ nếm thử vị nước muối trong cốc. - Trẻ nếm thử
=> Giáo viên khẳng định: Vì muối hòa tan trong nước nên - Trẻ lắng nghe
nước có vị mặn. Nước đó gọi là nước muối đấy các con ạ!
- Theo các con nước muối này dùng để làm gì? - Trẻ trả lời
=> Giáo dục trẻ: Nước muối tuy mặn nhưng có tác dụng - Trẻ lắng nghe
diệt khuẩn rất tốt. Vì vậy hàng ngày các con hãy thường
xuyên súc miệng bằng nước muối để phòng tránh viêm
họng và covid nhé.
- Giáo viên hỏi lại trẻ xem trẻ vừa được làm thí nghiệm - Trẻ trả lời
gì? Hỏi trẻ ngoài đường và muối ra các con còn biết chất
nào tan được trong nước nữa?( 2 -3 trẻ trả lời)
- Giáo viên chiếu hình ảnh các chất tan trong nước: Mỳ - Trẻ quan sát
chính, C sủi, sữa bột, cà phê, bột canh
c. Trò chơi củng cố
Trò chơi “Đội nào giỏi nhất”
Cách chơi: Giáo viên tổ chức chia lớp thành 3 đội (đội 1,
2, 3) Nhiệm vụ của ba đội là khi nhạc nổi lên bạn đứng
đầu hàng bật qua con suối lên tìm và lấy chất tan được - Trẻ lắng nghe
trong nước. Sau đó nhanh chân chạy về chạm vào tay bạn
kế tiếp. Bạn kế tiếp lại bật qua con suối lên lấy 1 chất lấy
chất tan được trong nước. Cứ như vậy cho đến khi kết
thúc bản nhạc.
-Luật chơi: Đội nào lấy sai yêu cầu của sẽ không được - Trẻ lắng nghe
tính điểm. Sau khi kết thúc bản nhạc đội nào lấy được
nhiều hơn, đội đó sẽ chiến thắng.
- Cho trẻ chơi 1-2 lần - Trẻ chơi trò chơi
Sau mỗi lần chơi cho trẻ kiểm tra và đếm kết quả
( Giáo viên tuyên dương đội chiến thắng, động viên các
đội chưa làm tốt)
* Hoạt động 3: Kết thúc
- Giáo viên hỏi lại trẻ hôm nay được làm thí nghiệm gì,
động viên, khen trẻ và chuyển hoạt động. - Trẻ trả lời
d. Hoạt động lao động

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG


Chủ đề: Trường Mầm Non
Đề tài: Lao động vệ sinh sân trường
Lứa tuổi: 5-6 T
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết thu gom rác, lá cây đúng nơi quy định
- Biết phân loại rác bảo vệ môi trường.
- Biết phân công nhiệm vụ trong nhóm
2. Kỹ năng:
- Giáo dục trẻ có thói quen bỏ rác đúng nơi quy định
- Trẻ hài lòng và tự hào vì đã góp phần làm cho sân trường sạch đẹp
II. Chuẩn bị:
- trang phục gọn gàng, mũ che nắng cho trẻ
- 3 thùng rác, 6 chổi quét (loại nhỏ)
- Hót rác, xô đựng rác.
III. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Gây hứng thú


- Giáo viên và trẻ hát bài “ Trường chúng cháu là trường mầm - Trẻ hát cùng giáo viên
non”
- Hỏi trẻ:
+ Chúng mình đang đứng ở đâu? - Trẻ trả lời
+ Sân trường để làm gì? - Trẻ trả lời
+ Để sân trường sạch sẽ chúng mình phải làm gì? - Trẻ trả lời
* Hoạt động 2: Hướng dẫn trẻ thực hiện
- Giáo viên hướng dẫn và giao nhiệm vụ:
+ Để thu gom lá cây rụng con cần những dụng cụ gì? - Trẻ trả lời
+ Sử dụng chúng như thế nào? - Trẻ trả lời
+ Rác khi được thu gom sẽ được tập kết tại đâu? - Trẻ trả lời
+ Nếu có vỏ sữa hay nilong chúng mình làm gì? - Trẻ trả lời
- Giáo viên hướng dẫn trẻ phân loại rác: rác khô, vỏ nilong, - Trẻ chú ý lắng nghe
chai nhựa...
- Giáo viên chia trẻ thành 3 nhóm, phân công nhóm trưởng và - Trẻ chia thành 3 nhóm
công việc
- Trước khi thu gom rác hướng dẫn trẻ xắn cao tay áo( đối với - Trẻ lắng nghe
trẻ mặc áo dài) .
- Giáo viên hướng dẫn trẻ lấy đồ dùng về các nhóm - Trẻ lấy đồ dùng về
* Trẻ tiến hành lao động nhóm
- Giáo viên cho trẻ thực hiện công việc nhặt lá cây rụng trên - Trẻ thực hiện gom rác
sân trường, túi nilong hoặc vỏ sữa, các loại rác trong các bồn trên sân trường
cây - Trẻ phân loại rác
- Để vào thùng rác theo từng loại rác
- Giáo viên bao quát , khuyến khích trể trẻ thực hiện.
- Giáo viên cùng làm và cùng trò chuyện tạo không khí vui vẻ - Trẻ thực hiện
trong buổi lao động.
- Lao động xong giáo viên hướng dẫn trẻ để đồ dùng đúng nơi - Trẻ cất đồ dùng đúng
quy định nơi qui định
- Cho trẻ được nhận xét kết quả lao động - Trẻ nhận xét
- Giáo viên nhận xét chung, khen ngợi trẻ.
* Trẻ chia sẻ, phản hồi kinh nghiệm:
- Giáo viên đàm thoại với trẻ về buổi lao động vừa thực hiện
+ Chúng mình vừa được tham gia hoạt động gì? ở đâu? - Trẻ trả lời
+ Con đã làm được gì? Làm cùng với ai? - Trẻ trả lời
+ Sau khi hoàn thành công việc con cảm thấy như thế nào? - Trẻ trả lời
* Trẻ rút kinh nghiệm cho bản thân:
- Giáo viên hỏi trẻ khi lao động cùng một nhóm con phân công - Trẻ trả lời
công việc như thế nào?
- Để làm tốt công việc của nhóm mọi người phải làm việc như - Trẻ trả lời
thế nào?
- Nếu nhóm con làm xong việc rồi mà nhóm khác chưa xong - Trẻ trả lời
con nên làm gì? Tại sao?
=> Giáo dục trẻ: Vậy hằng ngày khi đến lớp chúng mình phải
giữ gìn vệ sinh chung, uống sữa hoặc ăn quà bánh xong phải - Trẻ lắng nghe
vứt vỏ vào thùng rác, cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định.
Khi về nhà chúng mình cũng phải giữ vệ sinh, bỏ rác đúng nơi
đúng chỗ.
* Trò chơi: “ chuyển nước”
- Giáo viên hướng dẫn trẻ chơi và tổ chức cho trẻ chơi - Trẻ chơi trò chơi
- Nhận xét kết quả chơi
* Hoạt động 3: Kết thúc
- Giáo viên cho trẻ đi rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ và chuyển - Trẻ đi rửa tay
hoạt động

Câu 14: Thiết kế giáo án tổ chức một hoạt động theo hướng trải nghiệm cho trẻ mẫu
giáo, chủ để tự chon.

a. HĐ ngày hội ngày lễ:


KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Hoạt động: Trải nghiệm
Đề tài: Bé vui đón tết
Chủ đề: Tết - Mùa xuân
Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Thời gian: 30 – 35 phút
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ có cơ hội được trải nghiệm, hiểu biết thêm một số hoạt động chuẩn bị đón Tết cổ truyền
của dân tộc: Gói bánh chưng, trang trí cây đào, cây mai…
- Biết cách làm, tên gọi, hương vị của một số món ăn trong ngày tết: Bánh chưng, bánh rán,
nem rán, một số loại quả (thanh long, quả cam, dưa hấu, lê…)
2. Kỹ năng
- Thực hiện được các thao tác cắt, dán hoa đào, hoa mai, kĩ năng lăn tròn để làm bánh rán
- Thực hiện được kĩ năng gấp, xếp lá dong để gói bánh chưng, cuốn nem, xoáy để làm nước
cam, hoa quả dầm.
- Thể hiện được sự tự tin, mạnh dạn trong hoạt động tập thể.
3. Thái độ
- Trẻ yêu thích hoạt động trải nghiệm, tích cực tham gia vào hoạt động, đoàn kết, giúp đỡ
nhau trong quá trình thực hiện hoạt động
- Trẻ biết yêu quý, giữ gìn các phong tục đẹp trong ngày Tết cổ truyền.
- Giữ gìn vệ sinh chung khi tham gia vào hoạt động.
II. CHUẨN BỊ.
1. Địa điểm: Trong sân trường.
2. Đồ dùng của cô
- Sân khấu ngoài trời.
- Chậu cây hoa đào, cây cam, bóng bay, phong bao lì xì, dây kim tuyến, đèn nháy…
- Một số loại hoa, lẵng, lọ cắm hoa…
- Lá dong, gạo nếp, đỗ xanh, nhân thịt, lạt buộc nồi, bếp luộc bánh.
- Bột nếp, bột mì, đường kính, túi bóng kính, mẹt, nồi, bếp.
- Bàn ghế cho trẻ.
- Găng tay, tạp dề, kéo, keo, giấy mầu… cho trẻ thực hiện.
3. Đồ dùng của trẻ
- Trang phục gọn gàng, tâm thế vui vẻ, thoải mái.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú


- Người dẫn chương trình phát biểu: Nhiệt liệt chào mừng các -Trẻ hưởng ứng.
vị đại biểu, các cô giáo và các bé đến với hoạt động trải nghiệm
“Bé vui đón tết” trong chủ đề Tết- Mùa xuân.
Trước khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm xin kính mời các - Trẻ chú ý lắng nghe cô
cô giáo và các các bé thưởng thức một tiết mục văn nghệ vô
cùng đặc sắc, các con cùng đếm ngược với cô để tiết mục được
bắt đầu.
- Nhóm trẻ biểu diễn bài “
- Giáo viên bật nhạc bài “Tết là tết”
Tết là tết”, các bạn còn lại
hưởng ứng
- Tết đang đến gần ạ.
- Sau khi xem các bạn biểu diễn thì các con có cảm nhận gì?
2. Hoạt động 2: Bài mới
Bước 1: Trải nghiệm cụ thể
- Ngày tết Nguyên Đán là
- Giáo viên hỏi trẻ: Các con biết gì về ngày tết Nguyên Đán?
ngày tết cổ truyền của dân
tộc ạ.
- Trẻ lắng nghe cô
Giáo viên khái quát lại: Tết Nguyên Đán là ngày tết cổ truyền
của dân tộc Việt Nam, vào ngày tết mọi người được nghỉ làm,
các con nghỉ học, các gia đình đoàn tụ cùng nhau chúc mừng
năm mới. - Con thưa cô trang trí nhà
- Chuẩn bị đón tết gia đình con thường làm gì? Cho trẻ xem cửa, trang trí cành đào, cây
video cam, cắm hoa… ạ
- Vì hoa đào, hoa mai là
- Tại sao ngày tết gia đình nào cũng chuẩn bị cây hoa đào, hoa hoa đặc trưng của mùa
mai để đón tết? xuân ạ!
- Con thưa cô gói bánh
- Ngoài trang trí cây hoa đào mỗi khi tết đến gia đình con còn chưng, làm bánh rán, làm
chuẩn bị những gì nữa? nem, hoa quả dầm…
- Trẻ quan sát.
- Giáo viên giới thiệu các nguyên vật liệu đã chuẩn bị sẵn cho
trẻ quan sát.
- Trẻ quan sát các nguyên
Bước 2: Quan sát, phản hồi
liệu cô đã chuẩn bị và chú
Giáo viên cho trẻ quan sát các nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi đã
chuẩn bị. ý lắng nghe cô

- Con thưa cô giấy mầu,


keo…
* Nhóm trang trí: - Con sẽ trang trí thêm để
- Hỏi trẻ xem những đồ dùng gì đã được chuẩn bị đây? cây đào thêm đẹp, con sẽ
cắm hoa…
- Với những đồ dùng và nguyên vật liệu này các con dự định sẽ
làm gì? - Trẻ nhận nhóm chơi

- Bạn nào muốn tham gia ở nhóm trang trí cành đào, cắm hoa?
* Nhóm làm bánh chưng bánh rán, nem rán: - Con sẽ gói bánh chưng ạ
- Giáo viên giới thiệu cho trẻ những nguyên vật liệu, đồ dùng để
làm bánh, rán nem và đàm thoại: - Trẻ nhận nhóm trải
+ Với những đồ dùng và nguyên vật liệu này các con dự định sẽ nghiệm.
làm gì? Con thưa cô: Thịt lợn, và
+ Ai muốn thể hiện tài năng gói bánh chưng? rốt, su hào, bột…

+ Các con quan sát xem cô đã chuẩn bị nguyên liệu gì nữa đây? - Con sẽ làm bánh đa nem
ạ…
- Trẻ nhận nhóm trải
+ Với những nguyên liệu này các con sẽ thể hiện tài năng gì? nghiệm

+ Những bạn nào muốn thể hiện sự khéo tay của mình qua - Con thưa cô: các loại
việc làm bánh rán, nem rán?
* Nhóm làm hoa quả dầm, pha nước cam: quả, đồ vắt nước cam…
- Còn đây là những nguyên liệu gì? - Con sẽ làm hoa quả dầm,
pha nước cam…ạ
- Các con dự định sẽ làm gì?

- Trẻ chú ý lắng nghe cô.


Bước 3: Hình thành khái niệm:
- Giáo viên hỏi lại trẻ và khái quát lại cách làm hoa và trang trí
cành đào, cắm hoa; cách làm hoa quản dầm; cách làm bánh
chưng rán và nem rán
- Các con chú ý trong khi làm chúng mình nhớ giữ gìn vệ sinh
chung, để rác đúng nơi quy định… - Trẻ về nhóm chơi, thỏa
Bước 4. Trẻ trải nghiệm tích cực thuận, phân công nhiệm vụ
- Giáo viên cho trẻ về nhóm của mình và chúc buổi trải nghiệm cho từng thành viên trong
của trẻ thật vui, ý nghĩa và các bạn sẽ đoàn kết thể hiện sự khéo nhóm.
léo của mình để chuẩn bị đón tết. - Trẻ nêu ý tưởng.

- Trẻ thực hiện.


- Giáo viên đến từng nhóm hỏi trẻ cách thể hiện ý tưởng, cách
làm của từng nhóm. - Trẻ mang sản phẩm lên
- Giáo viên quan sát, động viên các nhóm thực hiện. trại trưng bày và dự tiệc.
- Đại diện của nhóm giới
- Khi sản phẩm của trẻ đã xong giáo viên cho trẻ mang sản thiệu sản phẩm của đội
phẩm trưng bày và tổ chức tiệc cho trẻ. mình làm được và các bạn
- Nhận xét sản phẩm của từng nhóm. khác bổ sung ý kiến
- Trẻ lắng nghe

* Giáo viên khái quát: Có rất nhiều các hoạt động chuẩn bị cho
ngày tết Nguyên Đán như trang trí nhà cửa, trang trí cành đào, - Trẻ thưởng thức món ăn
gói bánh trưng, làm bánh, làm giò… Đó là các phong tục đẹp mà trẻ vừa làm ra.
trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc cần được gìn giữ.
-Cho trẻ thưởng thức một số món ăn trẻ vừa làm. - Trẻ chú ý lắng nghe cô.
* Hoạt động 3: Kết thúc - Trẻ nhận phong bao lì xì.
- Giáo viên nhận xét, kết thúc buổi trải nghiệm.
- Phát phong bao lì xì cho các bé.
b. Hoạt động tham quan, dã ngoại
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Hoạt động: Trải nghiệm
Đề tài: HĐCMĐ: Tham quan trường tiểu học
TCVĐ: Kéo co
Chơi tự do: đồ chơi trên sân trường
Chủ đề: Mùa hè của em
Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Thời gian: 30 – 35 phút
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu rõ hơn về đặc điểm của trường tiểu học. Làm quen với trường tiểu học có bàn ghế,
bảng phấn...
- Trẻ có được sự mạnh dạn tự tin khi bước vào trường tiểu học.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện tốt kỹ năng quan sát, nhận xét về ngôi trường và ghi nhớ có chủ định.
- Có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, linh hoạt
3. Giáo dục:
- Trẻ vui tươi, phấn khởi và hào hứng.
- Trẻ mong muốn được lên lớp Một, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước vào lớp Một.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên trao đổi trước với Hiệu trưởng trường Tiểu học gần trường mầm non
- Bài thơ, bài hát về chủ đề
III. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Trẻ hát và vận động
- Giáo viên và trẻ hát bài “ Tạm biệt búp bê”
- Hỏi trẻ:
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Khi học hết lớp 5 tuổi chúng mình lên lớp mấy? - Trẻ trả lời
+ Bạn nào biết trường tiểu học ở đâu? - Trẻ trả lời
+ Hôm nay chúng mình cùng đi tham quan trường tiểu học - Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
nhé
- Giáo viên kiểm tra sức khỏe trẻ xem có bạn nào ốm hay - Trẻ trả lời
mỏi mệt không
- Trẻ trả lời
- Hỏi trẻ khi đi các con phải chú ý điều gì ?
- Giáo viên nhắc nhở trẻ chú ý khi đi trên đường phải đi - Trẻ lắng nghe
giầy dép và phải tuân theo hiệu lệnh thầy/cô , không chạy
nhảy lung tung, chơi đoàn kết bạn bè và thực hiện tốt các
yêu cầu của thầy/ cô đưa ra
- Cho trẻ đi giày dép và đi theo giáo viên - Trẻ đi giày dép và đi theo
giáo viên
* Hoạt động 2: Trải nghiệm thăm quan trường tiểu học
* Quan sát, thăm quan trường tiểu học
- Khi đến trường tiểu học, giáo viên cho trẻ gặp gỡ người đại - Trẻ gặp gỡ Hiệu trưởng và
diện của trường Tiểu học ( Hiệu trưởng). chào hỏi
- Nhắc nhở trẻ về một số nội quy, quy định tại trường tiểu - Trẻ lắng nghe
học ( đi thành hàng lối, không chen lấn xô đẩy, không nói to,
không ngắt lá bẻ cành...)
- Cho trẻ quan sát trường tiểu học, trước tiên là quan sát - Trẻ quan sát
cổng trường, biên trường và bao quát chung cả trường,hàng
rào...
- Cho trẻ so sánh trường tiểu học với trường mầm non xem - Trẻ đưa ra ý kiến của
có gì khác nhau, gọi tên các đồ vật trong trường tiểu học. mình
- Có thể cho trẻ quan sát các anh chị đang học bài, làm bài - Trẻ quan sát
hoặc cho trẻ trò chuyện với cô giáo trường tiểu học, anh chị
trường tiểu học để gây ấn tượng với trẻ.
- Giáo viên nhấn mạnh cho trẻ hiểu rõ về đặc điểm của - Trẻ lắng nghe
trường tiểu học và giáo dục nhắc nhở trẻ có ý thức bảo vệ
gìn giữ trường, lớp, ngôi trường luôn mới và sạch đẹp…
- Trẻ chào tạm biệt
- Cho trẻ gặp gỡ người đại diện trường tiểu học, chào tạm
biệt trước khi ra về.
* Trò chơi vận động: Kéo co
- Trẻ lắng nghe
- Giáo viên phổ biến cách chơi và luật chơi
- Cho trẻ chơi 1-2 lần - Trẻ chơi trò chơi
- Giáo viên bao quát trẻ chơi, nhận xét khen trẻ sau mỗi lần
chơi
* Chơi tự do:
- Giáo viên giới hạn khu vực chơi và bao quát trẻ chơi - Trẻ chơi theo ý thích
* Hoạt động 3: kết thúc
- Giáo viên hỏi trẻ:
- Trẻ trả lời
+ Hôm nay chúng mình đã được đi đâu?
+ Chúng mình thấy trường tiểu học như thế nào? - Trẻ trả lời

+ Trường tiểu học có những gì? - Trẻ trả lời


+ Con có thích được học ở trường tiểu học không?
- Trẻ trả lời
+ Con thấy các anh chị ngồi học như thế nào?
- Giáo viên khái quát và giáo dục trẻ yêu quý trường học và - Trẻ lắng nghe
chuẩn bị tâm thế tốt trước khi bước chân vào trường tiểu
học.
- Trẻ vệ sinh sạch sẽ và vào
- Kết thúc giáo viên cho trẻ vệ sinh sạch sẽ rồi vào lớp. lớp

You might also like