LỊCH SỬ - ÔN TẬP CUÔI KỲ 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 2

NĂM HỌC 2023 – 2024


LỊCH SỬ 11
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
BÀI 9: CUỘC CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY VÀ TRIỀU HỒ
Câu 1: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly tiến hành trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?
A. Nước Đại Việt lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
B. Nhà Trần đang giai đoạn phát triển thịnh đạt.
C. Giặc Tống sang xâm lược nước ta lần thứ nhất.
D. Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đỉnh cao.
Câu 2: Về kinh tế - xã hội,nhằm hạn chế sự phát triển của chế độ sở hữu ruộng đất lớn trong các
điền trang của quý tộc, Hồ Quý Ly đã
A. cho phát hành tiền giấy. B. ban hành chính sách hạn điền.
C. cải cách chế độ giáo dục. D. thống nhất đơn vị đo lường.
Câu 3: Trong cải cách của Hồ Quý Ly, việc quy định số lượng gia nô được sở hữu của các
vương hầu, quý tộc, quan lại được gọi là
A. phép hạn gia nô. B. chính sách hạn điền.
C. chính sách quân điền. D. bình quân gia nô.
Câu 4: Xây dựng nhiều thành luỹ kiên cố, chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến là nội dung
cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ về
A. kinh tế. B. văn hoá. C. quân sự. D. xã hội.
Câu 5: Hạn chế sự phát triển của Phật giáo, chấn chỉnh lại chế độ thi cử, đề cao chữ Nôm là nội
dung cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ về
A. kinh tế, xã hội. B. văn hoá, giáo dục.
C. chính trị, quân sự. D. hành chính, pháp luật.
Câu 6: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hình xã hội Đại Việt cuối thế kỉ XIV?
A. Đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc.
B. Các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để.
C. Diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân.
D. Đất nước thịnh trị, thanh bình.
Câu 7: Các biện pháp cải cách về văn hoá – giáo dục của Hồ Quý Ly và triều Hồ đã đề cao tư
tưởng, tôn giáo nào sau đây?
A. Phật giáo. B. Đạo giáo. C. Nho giáo. D.Thiên chúa giáo.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của chính sách hạn điền, hạn nô ở cuối thế
kỉ XIV đầu thế kỉ XV?
A. Làm suy yếu tầng lớp quý tộc triều Trần.
B. Tăng nguồn thu nhập cho Nhà nước.
C. Tăng cường quyền lực của Nhà nước.

1
D. Xác lập thể chế quân chủ trung ương tập quyền.
Câu 9: Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến cải cách của Hồ Quý Ly đầu thế
kỉ XV không thành công?
A. Lòng dân không thuận theo nhà Hồ.
B. Sự uy hiếp của các thế lực ngoại xâm.
C. Sự chống đối của thế lực phong kiến cũ.
D. Tiềm lực đất nước hoàn toàn suy sụp.
Câu 10: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng tình hình kinh tế Đại Việt cuối thế kỉ XIV?
A. Ruộng đất tư ngày càng mở rộng. B. Ruộng đất công ngày càng mở rộng.
C. Thường xuyên mất mùa, đói kém. D. Sản xuất nông nghiệp sa sút.
Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)
Câu 11: Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội của Đại Việt vào giữa thế kỉ XV đã đặt ra yêu cầu
tiến hành cải cách nhằm
A. nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
B. tăng cường tiềm lực đất nước để đánh bại giặc Minh xâm lược.
C. tăng cường quyền lực của hoàng đế và nâng cao vị thế đất nước.
D. tăng cường sức mạnh để chống lại cuộc tấn công của Chăm-pa.
Câu 12: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, trong bộ máy chính quyền ở mỗi đạo
thừa tuyên, Đô ty là cơ quan chuyên trách về
A. quân sự. B. dân sự. C. tư pháp. D. kinh tế.
Câu 13: Năm 1483, vua Lê Thánh Tông đã cho biên soạn và ban hành bộ luật nào?
A. Quốc triều hình luật. B. Luật Gia Long.
C. Hình thư. D. Hoàng triều luật lệ.
Câu 14: Dưới thời vua Lê Thánh Tông, quân đội được chia làm 2 loại là
A. cấm binh và ngoại binh. B. quân chính quy và dân quân du kích.
C. hương binh và ngoại binh. D. quân chủ lực và dân quân du kích.
Câu 15: Dưới thời vua Lê Thánh Tông, chế độ ban cấp ruộng đất lần lượt cho quan lại từ tam
phẩm trở xuống đến tất cả các tầng lớp nhân dân được gọi là
A. quân điền. B. lộc điền. C. phúc điền. D. thọ điền.
Câu 16: Năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu để
A. ghi chép lại chính sử của đất nước.
B. quy định chế độ thi cử của nhà nước.
C. tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.
D. ca ngợi công lao của các vị vua.
Câu 17: Dưới thời Lê Thánh Tông, Nho giáo đã
A. bước đầu được du nhập vào Đại Việt.
B. trở thành hệ tư tưởng chính thống trong xã hội.
C. không có ảnh hưởng gì đến đời sống nhân dân.
2
D. bị chính quyền phong kiến kìm hãm sự phát triển.
Câu 18: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, trong bộ máy chính quyền ở mỗi đạo
thừa tuyên, Hiến ty là cơ quan chuyên trách về
A. quân sự. B. dân sự. C. tư pháp. D. kinh tế.
Câu 19: Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông có ý nghĩa như thế nào?
A. Đưa chính quyền Lê sơ đạt đến đỉnh cao của mô hình quân chủ chuyên chế.
B. Tăng cường tiềm lực đất nước, góp phần vào chiến thắng chống quân Minh.
C. Giúp Đại Việt giữ vững vị thế là cường quốc hùng mạnh nhất khu vực châu Á.
D. Giúp giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội Đại Việt đương thời.
Câu 20: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những chính sách cải cách của vua Lê
Thánh Tông trên lĩnh vực hành chính?
A. Hoàn thiện hệ thống các cơ quan chuyên môn.
B. Tăng cường quyền lực cho các quan đại thần.
C. Đặt thêm Lục khoa để hỗ trợ và giám sát Lục bộ.
D. Tuyển chọn quan lại thông qua hình thức khoa cử.
Bài 11:Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)

Câu 21: Về kinh tế, năm 1836, vua Minh Mạng đã thực hiện biện pháp nào sau đây?
A. Giảm tô, giảm thuế. B. Khôi phục ruộng đất công.
C. Tiến hành tăng gia sản xuất. D. Ban hành tiền giấy.
Câu 22: Dưới thời vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) đã thi hành biện pháp quốc phòng, an
ninh nào sau đây?
A. Triển khai cải cách hành chính địa phương trên quy mô cả nước.
B. Quy định lại chính sách thuế với thuyền buôn nước ngoài đến buôn bán.
C. Tiến hành độc tôn Nho giáo, hạn chế Phật giáo và cấm đạo Thiên Chúa giáo.
D. Quân đội được tổ chức theo mô hình và phiên chế của phươngTây.
Câu 23: Nội dung nào dưới đây thuộc lĩnh vực văn hóa trong cuộc cải cách của vua Minh Mạng
(nửa đầu thế kỉ XIX)?
A. Triển khai cải cách hành chính địa phương trên quy mô cả nước.
B. Mở trường dạy học, cử người giỏi đi du học ở phương Tây.
C. Xây dựng quân đội theo mô hình phương Tây.
D. Thành lập Quốc sử quán để biên soạn và thu thập sách sử.
Câu 24: Công cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) đã đem lại một trong
những kết quả nào sau đây?
A. Đưa đất nước phát triển lên chế độ tư bản chủnghĩa.
B. Thúc đẩy bộ máy chính quyền các cấp hoạt động hiệu quả.
C. Góp phần mở cửa và hội nhập nền kinh tế khuvực.
D. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnhthổ.

3
Câu 25: Sau cải cách của vua Minh Mạng, cơ quan quản lí cấp tỉnh gồm hai ty là
A. Bố chánh sứ ty và Án sát sứ ty.
B. Đô tổng binh sứ và Thừa chính sứ.
C. Thừa chính sứ và Hiến sát sứ.
D. Đô tổng binh sứ và Hiến sát sứ.
Câu 26: Để ngăn chặn tình trạng quan lại cấu kết bè phái ở địa phương, vua Minh Mạng đã ban
hành nhiều lệnh, dụ quy định về
A. chế độ quân điền. B. chế độ lộc điền.
C. chế độ hồi tị. D. chế độ bổng lộc.
Câu 27: Cuộc cải cách của vua Minh Mạng là một cuộc cải cách khá toàn diện trên nhiều lĩnh
vực, trong đó, trọng tâm là cải cách trên lĩnh vực
A. kinh tế. B. văn hóa. C. hành chính. D. giáo dục.
Câu 28: Vua Minh Mạng đổi tên quốc hiệu từ Việt Nam thành
A. Nam Việt. B. Đại Nam. C. An Nam. D. Đại Việt.
Câu 29: Nội dung nào không phản ánh đúng về bối cảnh thực hiện cuộc cải cách của vua
Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)?
A. Tình trạng lạm quyền của quan lại địap hương.
B. Mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt.
C. Bộ máy nhà nước chưa hoàn chỉnh.
D. Chế độ quân chủ đang trong thời kì thịnh trị.
Câu 30: Nội dung nào sau đây không phải là kết quả của cuộc cải cách của vua Minh
Mạng?
A. Xây dựng được chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ.
B. Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước.
C. Tổ chức cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ.
D. Xây dựng chế độ quân chủ trung ương phân quyền cao độ.
Chương 6: Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam
ở biển Đông
Câu 31: Biển Đông là biển thuộc
A. Thái Bình Dương. B. Ấn Độ Dương.
C. Bắc Băng Dương. D. Đại Tây Dương.
Câu 32: Biển Đông trải dài khoảng 3000 km theo trục đông bắc - tây nam, nối liền hai đại
dương là
A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
B. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
D. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
Câu 33: Việt Nam có hai quần đảo xa bờ là
4
A. quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
B. quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Nam Du.
C. quần đảo Thổ Chu và quần đảo Cô tô.
D. quàn đảo Cô Tô và quần đảo Nam Du.
Câu 34: Eo biển nào dưới đây không thuộc khu vực Biển Đông?
A. Eo biển Ma-lắc-ca. B. Eo biển Ba-si.
C. Eo biển Đài Loan. D. Eo biển Ma-gien-lăng.
Câu 35: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vị trí chiến lược về kinh tế của Biển Đông
ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương?
A. Là cửa ngõ giao thương quốc tế của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp giáp.
B. Nhiều nước ở Đông Bắc Á, Đông Nam Á có nền kinh tế gắn liền Biển Đông.
C. Biển Đông là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu Á.
D. Là tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới theo tổng lượng hàng hóa vận chuyển.
Câu 36: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của Biển Đông?
A. Nằm ở rìa tây của Thái Bình Dương.
B. Là vùng biển chung của 11 quốc gia Đông Nam Á.
C. Là “cầu nối” giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
D. Là biển lớn thứ tư trên thế giới với diện tích khoảng 3,5 triệu Km2.
Câu 37: Các quốc gia và vùng lãnh thổ ven Biển Đông là nơi
A. tập trung các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của thế giới.
B. diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người sớm nhất trên thế giới.
C. điều tiết giao thông đường biển quan trọng nhất trên thế giới.
D. có vị trí trung tâm trên con đường tơ lụa trên biển.
Câu 38: Tình trạng tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông
A. chỉ diễn ra giữa các nước Đông Nam Á.
B. chưa từng xuất hiện trong lịch sử.
C. xuất hiện sớm và khá phức tạp.
D. đã được giải quyết triệt để.
Câu 39: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vị trí chiến lược về chính trị - an ninh của
Biển Đông ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương?
A. An ninh trên Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh trong khu vực.
B. Biển Đông là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của nhiều nước lớn.
C. Biển Đông là nhân tố duy nhất thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia ven biển.
D. Biển Đông là nơi diễn ra quá trình giao thoa của các nền văn minh lớn trên thế giới.
Câu 40: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự đa dạng, phong phú về tài nguyên thiên
nhiên của Biển Đông?
A. Giàu tiềm năng phát triển du lịch do có nhiều bãi cát, vịnh, hang động đẹp.

5
B. Tài nguyên sinh vật đa dạng với hàng trăm loài động vật, thực vật.
C. Có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng thủy triều, gió,…
D. Biển Đông là bồn trũng duy nhất trên thế giới có chứa dầu khí.
Câu 41: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh của
Biển Đông đối với Việt Nam?
A. Biển Đông là tuyến phòng thủ phía Đông của đất nước.
B. Góp phần bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ.
C. Là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.
D. Là địa bàn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Câu 42: Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều thuận lợi cho Việt Nam phát triển
nhiều ngành kinh tế, ngoại trừ
A. công nghiệp khai khoáng. B. đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
C. giao thông hàng hải. D. giao thông đường hàng không.
Câu 43: Việt Nam có thể dựa vào điều kiện nào của Biển Đông để phát triển ngành du lịch?
A. Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió.
B. Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là dầu khí.
C. Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng vịnh, bãi cát trắng, hang động.
D. Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao.
Câu 44: Quốc gia đầu tiên khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa là
A. Việt Nam. B. Lào. C. Cam-pu-chia. D. Thái Lan.
Câu 45. Trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, tên gọi nào dưới đây
không được dùng để chỉ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?
A. Bãi Cát Vàng. B. Vạn Lý Hoàng Sa.
C. Vạn Lý Trường Sa. D. Bạch Long Vĩ.
Câu 46:Vị vua nào của nhà Nguyễn đã khắc những vùng biển, cửa biển quan trọng của Việt Nam
lên Cửu Đỉnh?
A. Gia Long. B. Minh Mạng. C. Thành Thái. D. Duy Tân.
Câu 47: Trong những năm 1945 – 1975, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa luôn đặt dưới sự quản
lí của chính quyền
A. Việt Nam Cộng hoà. B. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
C. Cộng hoà Miền nam Việt Nam. D. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 48: Trong những năm 1975 đến nay, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được đặt dưới sự
quản lí của chính quyền
A. Việt Nam Cộng hoà. B. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
C. Cộng hoà miền Nam Việt Nam. D. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 49: Từ năm 1982, quần đảo Hoàng Sa trực thuộc thành phố nào?
A. Đà Lạt. B. Cần Thơ. C. Đà Nẵng. D. Hải Phòng.
Câu 50: Nội dung nào sau đây không phán ánh đúng cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền,
các lợi ích hợp pháp của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở Biển Đông?
A. Tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển quốc tế của Liên Hợp quốc.
B. Đàm pháp và kí với các nước láng giềng một số văn kiện ngoại giao quốc tế về biển.
C. Từ chối tham gia Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp quốc.
D. Phối hợp hành động với các nước vì mục đích phát triển bền vững, hợp tác cùng phát triển.

6
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông
a. Em hãy lý giải về sự phong phú, đa dạng các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông
- Biển Đông có đa dạng sinh học cao khoảng 11 000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh
thái điển hình. Trong đó, có khoảng 6000 loài động vật đáy, 2038 loài cá và nhiều loại san hô
cứng.
- Biển Đông là một trong 5 bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Hầu hết, các nước trong khu
vực đều là những nước khai thác và sản xuất dầu khi từ Biển Đông.
- Ngoài ra, Biển Đông còn những chứa đựng lượng lớn tài nguyên khí đốt đóng băng, là nguồn
năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai.
b. Những yếu tố nào tạo nên vị thế chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường
Sa?
- Vị thế chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được tạo nên bởi các yếu tố:
+ Về vị trí: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm án ngữ đường hàng hải quốc tế nối
liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Đương và Đại Tây Dương, giữa châu Âu, châu Phi, Trung Cận
Đông với vùng Đông Á.
+ Về kinh tế: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có nhiều loại hải sản quý; quần đảo
Trường Sa còn có thế mạnh về phát triển dịch vụ hàng hải.
+ Về quân sự: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có vị trí chiến lược, có thể dùng để
kiểm soát các tuyến hàng hải qua lại trên Biển Đông, cũng như có vị thế phòng thủ chắc chắn
thông qua sự liên kết giữa các đảo, cụm đảo, tuyến đảo ở hai quần đảo.
Câu 2: Lập bảng quá trình xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông theo mẫu sau:
Thời gian Chính quyền Hoạt động chủ yếu
Thế kỉ XVII- Chính quyền chúa - Các Chúa Nguyễn: thành lập đội Hoàng Sa, đội
XVIII Nguyễn ở Đàng Trong Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản, hằng năm ra
của Đại Việt quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thực hiện đo
đạc, dựng miếu, trồng cây,…
Cuối thế kỉ Chính quyền Tây Sơn - Tiếp tục duy trì những hoạt động thực thi chủ
XVIII đến và Nhà Nguyễn quyền với các vùng biển, đảo trên biển Đông,
trước năm trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
1884
1884-1954 Chính quyền thuộc - Thực thi và bảo vệ chủ quyền Việt Nam theo
địa Pháp (đại diện cho tình thần Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
nhà Nguyễn) - Năm 1950, Pháp giao lại quyền quản lí Hoàng
Sa và Trường Sa cho chính phủ Quốc gia Việt
Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng.
1954-1975 Chính quyền Việt - Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ chuyển giao cho chính
Nam Cộng hòa quyền Việt Nam Cộng hoà tiếp tục quản lí trực
tiếp hai quần đảo.
- Ngày 14/2/1975, Việt Nam Cộng hoà công bố
Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai
quần đảo.
1975 - nay Nhà nước Cộng hòa - 4/1975, quân Giải phóng miền Nam đã tiếp quản
xã hội chủ nghĩa Việt các đảo và triển khai thực thi chủ quyền đối với
Nam quần đảo Trường Sa.
7
- 7/1976, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thực hiện sự quản lí nhà nước trên toàn lãnh
thổ Việt Nam, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và
quần đảo Trường Sa.

Câu 3: Nêu một số biện pháp học sinh có thể thực hiện được để góp phần bảo vệ chủ quyền
biển đảo của Tổ quốc?
Những việc học sinh có thể làm để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc:
- Chủ động tìm hiểu các tư liệu lịch sử, pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế,… để có nhận thức
đúng đắn về vấn đề: chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông.
- Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đặc biệt là các chủ
trương, chính sách liên quan đến vấn đề chủ quyền biển, đảo; đồng thời vận động mọi người xung
quanh cùng thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam; những hành
vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.
- Tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào bảo vệ chủ quyền biển đảo, ví dụ như: “Vì
Trường Sa thân yêu”, “Góp đá xây Trường Sa”...
HẾT
Chúc các em đạt kết quả cao trong Kiểm tra cuối kì 2

You might also like