Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

ĐÁP ÁN NỘI DUNG THAM KHẢO ÔN TẬP 15 PHÚT HỌC KỲ II.

ĐỊA LÍ 8.
BÀI 10. VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU VÀ TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU VÀ TÀI NGUYÊN
NƯỚC
Câu 1. Khí hậu nước ta cho phép phát triển một nền nông nghiệp
A. cận nhiệt. B. nhiệt đới. C. ôn đới. D. hàn đới.
Câu 2. Nguyên nhân nào tạo nên sự đa dạng sản phẩm nông nghiệp ở nước ta?
A. Nguồn nước dồi dào. B. Địa hình đa dạng.
C. Khí hậu đa dạng. D. Đất phù sa chiếm diện tích lớn.
Câu 3. Loại cây nào có nguồn gốc ôn đới được trồng ở miền khí hậu phía Bắc nước ta?
A. Đào, mơ, mận. B. Xoài, nhãn, bưởi.
C. Đào, nhãn, bưởi. D. Xoài, nhãn, mơ.
Câu 4. Phát biểu nào là khó khăn do khí hậu mang lại đối với sản xuất nông nghiệp?
A. Miền Bắc có mùa đông lạnh, trồng được một số cây trồng ôn đới.
B. Khí hậu cho phép hoạt động trồng trọt diễn ra quanh năm.
C. Sự phân hoá khí hậu tạo nên sản phẩm nông nghiệp đa dạng.
D. Khí hậu nóng ẩm, tạo điều kiện phát sinh sâu bệnh.
Câu 5. Địa điểm du lịch nào có khí hậu dịu mát quanh năm, thích hợp phát triển du lịch nghỉ dưỡng?
A. Nha Trang. B. Vũng Tàu. C. Đà Nẵng. D. Đà Lạt.
Câu 6.Khí hậu vùng núi nước ta cho phép phát triển các sản phẩm nông nghiệp
A. nhiệt đới. B. xích đạo. C. cận nhiệt và ôn đới. D. ôn dới.
Câu 7. Ở nước ta hiện nay, vùng nào chuyên canh cây lúa.
A.Trung du và miền núi Bắc Bộ B. Duyên hải Nam Trung bộ
C. Đồng bằng song Cửu Long D. Bắc Trung Bộ
Câu 8. Điểm du lịch Sa Pa thuộc tỉnh nào sau đây.
A. Điện Biên B. Lào Cai C. Lai Châu D. Hà Giang
Câu 9. Cây công nghiệp lâu năm nào sau đây phát triển mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
A. cao su B. điều C. cà phê D. chè
Câu 10. Nước ở các lưu vực sông không được sử dụng để
A. phát triển thủy điện B. cung cấp nước sinh hoạt
C. phát triển du lịch D. nuôi trồng hải sản.
BÀI 11: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA LỚP PHỦ THỔ NHƯỠNG
Câu 1. Quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta là
A. feralit. B. phù sa. C. o-xít. D. bồi tụ.
Câu 2. Ở miền núi, lượng mưa lớn gây ra hiện tượng nào sau đây?
A. Xói mòn, rửa trôi. B. Sạt lở, cháy rừng.
C. Hạn hán, bóc mòn D. Xâm thực, bồi tụ.
Câu 3. Nước ta có mấy nhóm đất chính?
A. 4 nhóm. B. 3 nhóm. C. 2 nhóm. D. 5 nhóm.
Câu 4. Đất mùn núi cao được dùng vào mục đích nào dưới đây?
A. Trồng rừng đầu nguồn. B. Trồng cây ăn quả.
C. Trồng cây công nghiệp. D. Trồng rau quả ôn đới.
Câu 5: Nhóm đất feralit chiếm bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên của nước ta?
A. 15% B. 25% C.45% D. 65%
Câu 6: Nước ta có nhiều loại đất khác nhau, có thể chia thành
A. 3 nhóm chính B. 5 nhóm chính
C. 7 nhóm chính D. 9 nhóm chính
Câu 7 : Đất phù sa cổ phân bố chủ yếu:
A. Ven sông Tiền và sông Hậu B. Vùng ven biển
C. Đông Nam Bộ D. Vù ng trũ ng Tâ y Nam Bộ .
Câu 8: Đất phèn mặn chiếm diện tích lớn tập trung chủ yếu ờ vùng nào?
A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Duyên hải miền Trung. D. Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.
Câu 9: Đặc điểm nổi bật nhất của tài nguyên đất nước ta là
A. đất phì nhiêu, màu mỡ, tơi xốp.
B. đất có tầng phong hóa dày, dễ bị rửa trôi.
C. đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
D. ít chịu tác động của con người.
Câu 10: Nhóm đất mùn núi cao chiếm bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên của nước ta?
A. 11% B. 24% C.45% D. 65%

BÀI 12: SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN ĐẤT


Câu 1: Đất Feralit có màu?
A. Cam B. Nâu C. Đỏ vàng D. Đáp án khác
Câu 2: Ở nước ta, đất feralit phát triển trên đá vôi phân bố chủ yếu ở miền
A. Nam. B. Trung. C. Tây Nguyên. D. Bắc
Câu 3: Nhóm đất feralit hình thành trực tiếp tại các miền
A. đồng bằng. B. núi cao. C. ven biển. D. đồi núi thấp.
Câu 4: Đặc tính chung của đất feralit đồi núi thấp là
A. nhiều sét, tơi xốp, ít chua. B. ít chua, nghèo mùn, nhiều sét.
C. tơi xốp, ít chua, giàu mùn. D. chua, nghèo mùn, nhiều sét.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nhóm đất feralit ?
A. Có màu đỏ vàng do chứa nhiều hợp chất sắt, nhôm.
B. Thích hợp trồng cây lương thực.
C. Chua nghèo mùn, nhiều sét.
D. Hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi thấp.
Câu 6: Đất feralit hình thành trên đá nào có màu đỏ thẫm hoặc đỏ vàng với độ phì rất cao, thích hợp với
nhiều loại cây công nghiệp ?
A. Đá bazan và đá vôi. B. Đá macma axit và đá cát.
C. Đá bazơ và đá biến chất. D. Đá biến chất và đá sét.
Câu 7: Thích hợp để canh tác cây lúa, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm là nhóm đất
A. phù sa. B. feralit. C. xám. D. badan.
Câu 8: Đất Feralit được khai thác và sử dụng để
A. Trồng các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu,…)
B. Trồng cây dược liệu (quế, hồi, sâm,…)
C. Trồng các loại cây ăn quả như: bưởi, cam, xoài…
D. Chủ yếu là các loại cây lương thực
Câu 9: Đất phù sa có giá trị?
A. Sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả.
B. Phát triển ngành thuỷ sản
C. Nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản nước lợ.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 11: Đất phù sa được hình thành do?
A. Sự tác động của con người
B. Xác vi sinh vật hình thành
C. Sản phẩm bồi đắp của sự phù sa, các hệ thống sông và phù sa biển.
D. Đáp án khác
Câu 12: Nhóm đất mùn trên núi phân bố rải rác ở?
A. Các vùng núi có độ cao khoảng 1700 đến 1800 m trở lên
B. Các vùng núi có độ cao khoảng 1600 đến 1700 m trở xuống
C. Các vùng núi có độ cao khoảng 1500 đến 1600 m trở lên
D. Các vùng núi có độ cao khoảng 1600 đến 1700 m trở lên
Câu 14: Đâu là biểu hiện của thoái hóa đất?
A. Đất trở nên giàu dinh dưỡng
B. Nguy cơ hoang mạc hóa giảm
C. Diện tích đất phèn, đất mặn có xu hướng ngày càng giảm
D. Diện tích đất phèn, đất mặn có xu hướng ngày càng tăng
Câu 15: Diện tích đất bị thoái hoá ở Việt Nam chiếm khoảng bao nhiêu diện tích cả nước?
A. 20% diện tích B. 40% diện tích C. 10% diện tích D. 30% diện tích

You might also like