Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN


KHOA DU LỊCH

BÀI THI GIỮA KỲ

ĐỀ TÀI
NHẬN THỨC CỦA ANH/CHỊ VỀ NỘI DUNG TRƯNG
BÀY Ở BẢO TÀNG LIÊN QUAN ĐẾN MÔN HỌC:

Môn : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam


GVHD : PSG.TS. Dương Kiều Linh
Sinh viên : Nguyễn Minh Thư – 2156181026
Lớp : Du Lịch CLC A K12

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 20/12/2022


I. Thông tin về bảo tàng Chứng tích chiến tranh
Những bảo tàng ở Việt Nam ra đời nhằm mục đích nhìn lại quá khứ với cái nhìn sáng
suốt nhất. Bảo tàng chứng tích chiến tranh cũng nhằm mục đích đó. Bảo tàng là nơi sưu tầm và
triển lãm tư liệu, hình ảnh về tội ác của các thế lực trực tiếp gây ra cuộc chiến tranh khốc liệt
trên đất nước Việt Nam từ năm 1954– 1975.
Bảo tàng chứng tích chiến tranh năm ở 28 Võ Văn Tần, F. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.
Xưa khu vực này là phần đất của chùa Khải Tường, nơi sinh ra vua Minh Mạng vào năm 1791
và được ông cho sửa sang lại năm 1832. Trước 30/4/1975, đây là nơi bảo trì điện tử của quân
đội Mỹ cho 4 cơ quan: Đại sứ quán Mỹ, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ, Phủ Tổng Thống và Phủ thủ
tướngchính quyền Sài Gòn.
Ngày 18/10/1978, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh ra quyết định thành lập Nhà trưng
bày tội ác Mỹ – Ngụy.
Ngày 10/11/1990, đổi tên thành Nhà trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược.
Đến ngày 4/7/1995, lại đổi tên là Bảo tàng chứng tích chiến tranh.
Đây là đơn vị đầu tiên của ngành văn hóa thành phố được ra đời sau khi Sài Gòn giải
phóng. Trong 30 năm hoạt động của mình, bảo tàng đã khắc phục những khó khăn để mở cửa
suốt 7 ngày trong tuần giới thiệu những chuyên đề trưng bày, triển lãm.
Trong khuôn viên rộng 0.73ha, Bảo tàng trưng bày các hiện vật và chứng tích chiến tranh
gồm các vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mỹ đã sử dụng ở VN như máy bay, xe tăng, đại
bác, bom đạn… Có cả cỗ máy chém do Pháp sản xuất đã được sử dụng trong khi áp dụng luật
10/59 dưới thời Ngô Đình Diệm. Các hiện vật, chứng tích, các bức ảnh được trưng bày cho
thấy sự khốc liệt của chiến tranh và tinh thần kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam.

II. Cảm nhận về bảo tàng Chứng tích chiến tranh


Để lưu lại những chứng tích anh hùng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống
các thế lực xâm lược, đồng thời để tố cáo những tội ác và nêu bật những hậu quả tàn khốc của
cuộc chiến tranh xâm lược, ngày 04/9/1975 Nhà Trưng bày tội ác Mỹ – Ngụy được mở cửa
phục vụ công chúng. Sau đó, Nhà Trưng bày tội ác Mỹ – Ngụy được đổi tên thành Nhà Trưng
bày Tội ác Chiến tranh xâm lược (ngày 10/11/1990) trước khi trở thành Bảo tàng Chứng tích
Chiến tranh (ngày 4/7/1995).
– Ngày 2/8/1964, lợi dụng sự kiện Vịnh Bắc Bộ, để quân Mỹ đổ bộ vào Việt Nam. Từ
tháng 1 đến tháng 12/1965, số lượng quân Mỹ đã từ 23000 tăng lên 180000.
– Vào thời điểm những năm 1969 – 1970, làn sóng phản đối cuộc chiến của quân Mỹ tại
Việt Nam dâng cao không những ở bản thân Mỹ mà còn lan rộng ra toàn thế giới.
– Chính quyền Mỹ đang ra sức xoa dịu bầu không khí căng thẳng. Nhưng mọi nỗ lực của
họ bỗng như gió cuốc đi khi một sự kiện xảy ra trước đó được phanh phui. Thường dân đã chết
trong một buổi sáng, trong đó có 182 phụ nữ với 17 người đang mang thai, 173 trẻ em với 56
trẻ em sơ sinh đến 5 tháng tuổi, 60 cụ già trên 60 tuổi.
– Từ năm 1961, chúng đã sử dụng nhiều lại chất độc hóa học: chất khai quang, chất diệt
cỏ một số chất chứa chất độc màu da cam dioxin.
– 30/4/1975, khi chiếc xe tăng lịch sử húc đổ cánh cửa Dinh Độc Lập, vào đúng 11 giờ
30 phút, lá cờ giải phóng của Việt nam đã tung bay phấp phới tại đây. Từ đây chính thức đánh
dấu thất bại đầu tiên trong lịch sử của Mỹ, đó chính là thất bại tại Việt Nam. Cuộc chiến tranh
anh dũng của dân tộc ta trước những thế lực ngoại bang như thực dân Pháp hay đế quốc Mĩ,
cũng như thế lực tay sai trong nước. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng và người đứng đầu là Chủ
tịch Hồ Chí Minh cùng sự xâm lược, thuộc địa trở thành một nước tự do, dân chủ, cộng hòa
như ngày nay.
Bên cạnh chiến thắng hào hùng của ông cha, nhưng cũng nói lên tội ác của cuộc chiến
tranh vô nghĩa mà các thế lực ngoại xâm để lại trên đất nước VN. Những đau thương không
thể xóa nhòa, những người con mất cha, những người mẹ mất con, những người vợ mất chồng,
đất nước bị cày xới bởi bom đạt, những chất độc da cam gây dị tất cho biết bao thế hệ...
Bảo tàng cùng những hiện vật như là minh chứng cho thấy rằng chiến tranh là phi nghĩa.
Chiến tranh Việt Nam đã trôi qua đã 35 năm, nhưng nó để lại nhiều quá khứ buồn mà
hùng cho dân tộc Việt Nam. Đây cũng là một quá khứ đáng hổ thẹn cho đế quốc Mỹ. Đối với
thế giới, chiến tranh là một căn bệnh của nhân loại – một căn bệnh chết người và hết sức dai
dẳng. Tội ác mà người Mỹ để lại trên đất nước Việt Nam, những hình ảnh khủng khiếp về việc
tra tấn dã man, tàn sát, ném bom, rải thuốc diệt cỏ, chất làm rụng lá cây, giết chết con người,
những người Việt vô tội bị thảm sát…
Nhân dân Việt Nam anh hùng, luôn nhận thức được truyền thống dân tộc, nhận thức được
sự hy sinh xương máu của cha ông để phấn đấu thành công trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt là
người trẻ Việt Nam cần nâng cao ý thức và trách nhiệm với đất nước và dân tộc mình. Nhìn
thấy những chứng tích hào hùng như nhân chứng sống, chúng ta lại càng thêm cố gắng phấn
đấu hoàn thiện bản thân, học tập tốt để sau này góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

You might also like