Van 9 Tuan 232802 05032022 - 262202221

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

TRƯỜNG THCS TÙNG THIỆN VƯƠNG

MÔN: NGỮ VĂN- KHỐI 9


Tuần 23: từ ngày 28/02 đến ngày 26/02/2022

MÙA XUÂN NHO NHỎ (Thanh Hải)


Link: https://www.youtube.com/watch?v=ypCkhRXQ5L8

* NỘI DUNG: (Học sinh ghi phần này vào tập)


I. TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả :
- Thanh Hải (1930-1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở Thừa Thiên Huế
2.Tác phẩm:
- Thể thơ: năm chữ.
- Bố cục: 4 phần
II. ĐỌC– HIỂU VĂN BẢN:
1. Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời:
- dòng sông xanh
- bông hoa tím
- tiếng chim hót
 Không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng, tươi vui.
- Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
 Sự chuyển đổi cảm giác thể hiện niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của
thiên nhiên, đất trời lúc vào xuân.
2. Mùa xuân của đất nước:
- Người cầm súng – Lộc giắt đầy trên lưng.
- Người ra đồng – Lộc trải dài nương mạ.
 Cảm nhận về sức sống của mùa xuân đất nước như hối hả, như xôn xao và so sánh đất
nước như vì sao cứ đi lên phía trước.
Thể hiện niềm tự hào và tin tưởng của nhà thơ.
3. Tâm niệm của nhà thơ:
- Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa,
…Một nốt trầm xao xuyến
- Một mùa xuân nho nhỏ,
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi,
Dù là khi tóc bạc.
 Điệp ngữ “ta làm”, “dù là” tô đậm tâm niệm tự nguyện hiến dâng của nhà thơ.
 Thể hiện điều tâm niệm chân thành, tha thiết.
III. TỔNG KẾT:
* Ghi nhớ: SGK/58
VIẾNG LĂNG BÁC (Viễn Phương)
Link: https://www.youtube.com/watch?v=qkftJpXED0c

* NỘI DUNG: (Học sinh ghi phần này vào tập)


I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
- Viễn Phương tên thật Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928 ở An Giang.
2. Tác phẩm :
- Thể thơ : 8 chữ
- Bố cục: 3 phần
II. ĐỌC–HIỂU VĂN BẢN:
1. Khổ thơ 1:
- Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
 Cách xưng hô: con – Bác gợi tình cảm kính yêu, thân thuộc, gần gũi.
- …thấy… hàng tre bát ngát
Bão táp mưa sa…thẳng hàng
 Hình ảnh hàng tre biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, trung hiếu thuỷ
chung của con người Việt Nam.
2. Khổ thơ 2:
-…Mặt trời đi qua trên lăng
…Mặt trời trong lăng rất đỏ
 hình ảnh sóng đôi ->ẩn dụ
 Mặt trời trong lăng là hình ảnh ẩn dụ thể hiện sự vĩ đại của Bác, sự tôn kính của
nhân dân, của nhà thơ đối với Bác.
- Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
 điệp ngữ, hình ảnh ẩn dụ sáng tạo.
 thể hiện tấm lòng thành kính của nhân dân ta đối với Bác.
3. Khổ thơ 3:
- Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
 hình ảnh ẩn dụ gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác và những vần thơ
tràn đầy ánh trăng của Người.
-…trời xanh mãi mãi
…nhói trong tim
 hình ảnh ẩn dụ sâu xa. Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn
mãi. Nhưng nhà thơ không thể không đau xót trước sự ra đi của Người.
4. Khổ thơ 4:
- Muốn làm chim hót …
Muốn làm đóa hoa …
Muốn làm cây tre …
 Điệp ngữ “muốn làm” cùng hình ảnh con chim, đoá hoa, cây tre, thể hiện nguyện
ước của tác giả muốn hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật để được gần Bác.
III. TỔNG KẾT:
* Ghi nhớ: SGK/60
NÓI VỚI CON (Y Phương)
Link: https://youtu.be/kn9Y2q0t4FQ

* NỘI DUNG: (Học sinh ghi phần này vào tập)


I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
- Tên là Hứa Vĩnh Sước, sinh năm 1948, dân tộc Tày, quê ở Cao Bằng.
2. Tác phẩm:
- Trích từ thơ Việt Nam 1945-1985.
- Thể thơ: tự do.
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
1. Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương:
- “Chân phải bước…tới tiếng cười”
 Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha
mẹ.
- “Người đồng mình…
“Đan lờ cài nan hoa…ken câu hát”
 Cuộc sống lao động cần cù, tươi vui, gắn bó, quấn quýt bên nhau.
- “Rừng cho hoa… những tấm lòng”
 Rừng núi quê hương thơ mộng, nghĩa tình che chở, nuôi dưỡng tâm hồn cho con.
 Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và
nghĩa tình của quê hương.
2. Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và mong ước của người cha qua lời
tâm tình với con:
- Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
 Mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin, cần cù, nhẫn nại, vượt khó.
- …không chê đá gập ghềnh
…không chê thung nghèo đói,
Không lo cực nhọc
 Chịu vất vả và mạnh mẽ, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn đói nghèo.
- Người đồng mình:
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Tự đục đá kê cao quê hương
 Sống có nghĩa tình và thuỷ chung. Con phải sống có nghĩa tình chung thuỷ với quê
hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, niếm tin.
- Người đồng mình…
Nghe con.
 Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin, đã làm nên quê hương với
truyền thống tốt đẹp. Con biết tự hào với truyền thống quê hương, cần tự tin mà vững
bước trên đường đời.
III. TỔNG KẾT:
* Ghi nhớ: SGK/74
* BÀI TẬP:
Đề: Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên đất nước con người qua khổ 1 và 2 trong thi phẩm
“Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải
* DẶN DÒ:
- Ghi và làm bài tập vào tập.
- Chuẩn bị bài: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
* Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp các em có thể trao đổi trực tiếp với giáo viên
Giáo viên Lớp dạy Zalo Email
Nguyễn Thị Thanh Bình 9/4, 9/10 0812711008 binhttv2015@gmail.com
Lê Ngọc Xuân Khánh 9/1, 9/8, 9/13 0907375712 lekhanhmon@gmail.com
Trần Thị Yến Phi 9/9, 9/11 0395193948 yenphitran4696@gmail.com
Huỳnh Ngọc Bích Phượng 9/2, 9/12 0909578849 phuong19091975@gmail.com
Hoàng Thị Ánh Phượng 9/5, 9/6 0779922651 anhphuong0306@gmail.com
Mai Thị Yến Nga 9/3, 9/7 0344373456 maithiyennga98@gmail.com

You might also like