Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

CÁC TỔ CHỨC YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM TRONG

NHỮNG NĂM 20 THẾ KỈ XX

Line xanh: tiêu đề lớn


Line vàng: tiêu đề nhỏ

I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ
GIỚI THỨ NHẤT VÀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG
NHỮNG NĂM 20 CỦA THẾ KỈ XX
1. Khái quát hoàn cảnh Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, dù là nước thắng trận nhưng nền kinh tế Pháp
kiệt quệ nặng nề. Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, đồng thời nhằm
vơ vét tài nguyên và khôi phục vị thế của nước Pháp trên trường quốc tế, Pháp đã
tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 tại Việt Nam.
 Quy mô của cuộc khai thác thuộc địa lần 2 lớn hơn hẳn lần thứ nhất. Thực
dân Pháp tiến hành đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào tất cả các ngành
kinh tế của Việt Nam
 Trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2, trên đất nước Việt Nam đã có sự biến
chuyển sâu sắc cả về kinh tế và xã hội. Mâu thuẫn trong lòng xã hội ngày
càng tăng, chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực
dân Pháp và tay sai. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống đế quốc và tay
sai diễn ra ngày càng quyết liệt.
 Giai cấp công nhân, tư sản và tiểu tư sản ra đời. Đây là những lực lượng
mới và là cơ sở bên trong cho sự tiếp thu những tư tưởng cách mạng từ bên
ngoài dội vào Việt Nam (tư tưởng tư sản và vô sản). Vì vậy, phong trào yêu
nước Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã có sự chuyển biến mới.
=> Những giai cấp mới (tư sản và vô sản) cùng với sự tiếp thu hệ tư tưởng mới đã
đưa phong trào yêu nước Việt Nam từ năm 1919 đến 1930 phát triển với 2 khuynh
hướng : tư sản và vô sản
Trong những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào dân tộc dân chủ của nước ta
ngày càng phát triển mạnh mẽ. Giai cấp lao động, bị trị trong xã hội đứng
lên đòi quyền lợi chính đáng, tạo nên làn sóng đông đảo quần chúng tham
gia.
Do chịu tác động của các trào lưu tư tưởng mới, nhất là tư tưởng của chủ nghĩa
Mác Lênin, phong trào dân tộc ở Việt Nam sau chiến tranh đã dâng lên sôi nổi và
phát triển đến đỉnh cao vào những năm 1925 – 1926. Từ trong cao trào đấu tranh
yêu nước ấy đã dần xuất hiện các tổ chức tiến bộ và cách mạng, tiêu biểu nhất là 3
tổ chức…
II. SỰ HÌNH THÀNH CỦA CÁC TỔ CHỨC YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG
Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 20 THẾ KỈ XX
1. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tháng 6/1925)
a. Sự ra đời
 Phong trào cách mạng ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, dù thất bại nhưng
cũng đã tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức cách mạng.
 Nhiều thanh niên, trí thức, tiểu tư sản yêu nước đã sang Trung Quốc hoạt
động, song chưa có khuynh hướng chính trị đúng đắn, họ rất cần được trang
bị về lí luận cách mạng.
 Sự xuất hiện của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gắn liền với các hoạt
động và công lao vĩ đại của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
 Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc quyết định rời Liên Xô để tới
Quảng Châu (Trung Quốc) – nơi đang có rất đông người Việt Nam
yêu nước hoạt động – để xúc tiến các công việc chuẩn bị cho sự ra đời
của chính đảng mác xít ở Việt Nam
 Sau khi đến Quảng Châu, với tư cách đặc phái viên của Quốc tế Cộng
sản, trực tiếp phụ trách Cục phương Nam. Nguyễn Ái Quốc bắt đầu
quan tâm tìm hiểu tình hình hoạt động của những người Việt Nam
đang sinh sống tại đây. Đặc biệt, Người đã được gặp nhóm thanh niên
yêu nước trong tổ chức Tâm tâm xã.
 Tháng 2/1925, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Cộng sản đoàn trên cơ
sở lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, tổ chức
tuyên truyền giác ngộ họ. Nhóm bí mật gồm này gồm có Lê Hồng
Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lưu Quốc Long, Trương Văn
Lĩnh, Lê Quảng Đạt, Lâm Đức Thụ.
 Tháng 6/1925, trên cơ sở Cộng sản đoàn, Nguyễn Ái Quốc đã thành
lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - một tổ chức cách mạng có
tính chất quần chúng rộng rãi hơn
b. Mục tiêu thành lập
Hi sinh tính mệnh, quyền lợi, tư tưởng để làm cuộc cách mệnh dân tộc (đập tan
bọn Pháp và giành độc lập cho xứ sở) rồi sau đó làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ
nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản).
Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết lại, kịch liệt tranh đấu để đánh đổ đế
quốc và tay sai để tự cứu lấy mình.
c. Tổ chức
- Lãnh đạo chủ chốt: Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn
- Tổ chức gồm có 5 cấp: Tổng bộ, Xứ (Kì) bộ, Tỉnh bộ, Huyện bộ và Chi bộ. Mỗi
chi bộ gồm khoảng 10 hội viên; nếu quá số lượng đó thì lập ra chi bộ khác. Hệ
thống tổ chức của Hội ở trong nước ngày càng phát triển và hoàn chỉnh.
- Địa bàn hoạt động: Rộng khắp 3 kì, có cả cơ sở ở hải ngoại ở Xiêm (Thái Lan)
và Trung Quốc. Trụ sở của Tổng bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc)
- Về thành phần xã hội: trí thức, công, nông nhưng lực lượng trí thức chiếm đa số
- Cơ quan ngôn luận của Hội: Báo Thanh niên (21/6/1925), số báo đầu tiên xuất
bản ngày 21/6/1925. Đây là công cụ để truyền bá tư tưởng Mác-Lênin và là cơ
quan phát ngôn của Hội (21/6 được lấy là ngày báo chí cách mạng Việt Nam). Để
mở rộng các hoạt động tuyên truyền vận động trong Việt kiều ở Thái Lan,
HVNCMTN đã cho xuất bản báo Đồng Thanh (sau đổi thành báo Thân Ái).
- Phương pháp cách mạng: Tuyên truyền, vận động quần chúng đấu tranh
- Lí luận mà Hội tuyên truyền: Lí luận cách mạng giải phóng dân tộc.
d. Hoạt động
 Sau khi ra đời, Hội đã công bố Chương trình và Điều lệ thể hiện rõ lập
trường chính trị cùng nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội. Bản Chương
trình ghi rõ:
 Chương trình:
o a) Lựa chọn người giác ngộ, huấn luyện họ, tổ chức họ vào
Hội.
o b) Cử những hội viên đã được đào tạo vào trong nhân dân để
tuyên truyền điều phải và tổ chức các đoàn thể như công hội,
nông hội, hội học sinh, hội phụ nữ,...
o c) Gặp dịp tốt nào thì huy động lực lượng của những đoàn thể
quốc gia để đập tan bọn Pháp và lấy lại chính quyền.
o d) Thành lập Chính phủ nhân dân gồm đại biểu của các đoàn
thể công nhân, nông dân và binh sĩ.
o e) Áp dụng những nguyên tắc tân kinh tế chính sách để thúc
đẩy sự phát triển các cơ quan sản xuất trong nước, bãi bỏ tư bản
tư nhân và sự giao lưu những tài nguyên quốc gia.
o g) Đoàn kết với những giai cấp vô sản của tất cả các nước và
thành lập xã hội cộng sản
 Điều lệ
o Trong bản Điều lệ ghi rõ điều kiện gia nhập Hội là: "Người
Việt Nam nào từ 17 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ, tán
thành mục đích, chương trình và kỉ luật của Hội và được hai hội
viên giới thiệu, thì được gia nhân Hồi nhập Hội sau khi được
chi bộ đồng ý"
 Đào tạo đội ngũ cán bộ
 Sau khi thành lập, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phái người
về nước vận động, lựa chọn và đưa một số thanh niên tích cực sang
Quảng Châu để đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng về chính trị, tổ
chức. Trong khoảng từ năm 1924 đến 1927, Hội đã tổ chức được trên
10 lớp huấn luyện, đào tạo được 75 hội viên. Mỗi lớp đào tạo huấn
luyện được tiến hành trong thời gian từ 2 – 3 tháng. Giảng viên chính
là Nguyễn Ái Quốc, ngoài ra còn có Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn là
giáo viên phụ giảng. Nội dung chương trình học tập ở các lớp huấn
luyện khá rộng, bao gồm cả kiến thức lí luận và thực tiễn cách mạng.
 Ngoài việc mở các lớp huấn luyện ở Quảng Châu, dưới sự tổ chức chỉ
đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Ban lãnh đạo Hội còn cử người đi
học trường Đại học Cộng sản phương Đông (Liên Xô) và trường
Quân chính Hoàng Phố (của Quốc dân Đảng Trung Quốc). Trong số
những người được giới thiệu đi học các trường đào tạo nước ngoài có
Trần Phú, Lê Hồng Phong, Bùi Công Trừng, Phùng Chí Kiên, Lê
Thiết Hùng, Nguyễn Sơn,... ach oro groin sido
 Kết thúc các lớp đào tạo, phần lớn cán bộ đều được đưa về nước hoạt
động trong công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị,... để tuyên
truyền vận động và xây dựng các cơ sở của HVNCMTN
 Xuất bản tờ báo Thanh niên
 Tờ báo là công cụ truyền bá tư tưởng Mác-Lênin và cơ quan phát
ngôn của Hội.
 Báo in bằng chữ Quốc ngữ, trên giấy sáp, riêng tên tờ báo được in
bằng cả chữ Hán và chữ Việt.
 Ban biên tập ngoài Nguyễn Ái Quốc là chủ bút, còn có Lê Hồng Sơn,
Hồ Tùng Mậu,...
 Số báo đầu tiên xuất bản vào ngày 21/6/1925. Từ đó cho đến tháng
2/1930, báo Thanh niên ra được 208 số.
 Bằng nhiều con đường, báo Thanh niên đã được bí mật chuyển về
trong nước và đã được các tầng lớp nhân dân yêu nước hăng hái tìm
đọc, có bài báo còn được chuyền nhau chép đi chép lại nhiều lần. Nhờ
đó, các tư tưởng cách mạng được truyền bá mạnh mẽ vào trong nhân
dân, góp phần quan trọng chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị cho sự ra
đời của chính đảng cộng sản ở nước ta.
 Tháng 7/1925, tại Quảng Châu Nguyễn Ái Quốc đã cùng với một số nhà
cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên, Inđônêxia,...lập ra Hội Liên hiệp các
dân tộc bị áp bức ở Á Đông. Tôn chỉ của Hội là liên lạc với các dân tộc bị áp
bức để cùng làm cách mạng, đánh đổ đế quốc.
 Xuất bản cuốn sách Đường Kách mệnh
 Để đẩy mạnh công cuộc truyền bá tư tưởng Mác – Lênin, tiến tới
thành lập Đảng, đầu năm 1927 Bộ tuyên truyền của Hội Liên hiệp các
dân tộc bị áp bức ở Á Đông đã cho xuất bản cuốn sách Đường Kách
mệnh, rồi chuyển về trong nước.
 Cuốn sách chủ yếu tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong
các lớp huấn luyện chính trị của HVNCMTN ở Quảng Châu. Nếu
trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã bóc
trần và tố cáo những hành động xấu xa, tàn bạo của chủ nghĩa thực
dân Pháp ở thuộc địa, thì trong cuốn sách này Người lại tập trung
phác họa và chỉ ra phương hướng đấu tranh để giải phóng dân tộc và
nhân dân thoát khỏi ách nô lệ. Trên cơ sở phân tích tình hình và mâu
thuẫn của xã hội Việt Nam, Đường Kách mệnh chỉ rõ cách mạng Việt
Nam trước hết phải làm "dân tộc cách mệnh" nhằm đánh đuổi thực
dân Pháp, giành lại độc lập, tự do, đồng thời tiến lên làm "giai cấp
cách mệnh" đánh đuổi tư bản nhằm giải phóng quần chúng lao động.
 Cách mạng muốn giành được thắng lợi phải coi "công nông là gốc"(I)
của cách mạng, học trò, nhà buôn, điền chủ nhỏ đều là bầu bạn của
cách mạng. Đường Kách mệnh còn chỉ rõ nhân tố quyết định thắng lợi
của cách mạng là sự lãnh đạo của đảng mác xít."Bây giờ học thuyết
nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn
nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin". Đồng thời, tác phẩm
Đường Kách mệnh còn nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ đoàn
kết quốc tế giữa cách mạng Việt Nam với giai cấp vô sản và các dân
tộc bị áp bức trên thế giới. Có thể nói "tác phẩm Đường Kách mệnh
của Nguyễn Ái Quốc đã đóng vai trò như cuốn Làm gì ? của Lênin
trong phong trào cách mạng Nga" hồi đầu thế kỉ XX.
=> Báo Thanh niên và tác phẩm Đường kách mệnh đã trang bị lí luận giải phóng
dân tộc cho cán bộ của HVNCMTN để tuyên truyền cho giai cấp công nhân và các
tầng lớp nhân dân VN. Góp phần quan trọng trong việc chuẩn bị điều kiện về tư
tưởng chính trị cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
 Phong trào “vô sản hóa” 1928
 Do đại bộ phận hội viên Thanh niên đều xuất thân từ thành phần trí
thức tiểu tư sản, nên từ cuối năm 1928 HVNCMTN chủ trương tổ
chức phong trào "vô sản hoá", tích cực đưa các hội viên vào các đồn
diền, hầm mỏ, nhà máy, nông thôn để rèn luyện học tập nâng cao lập
trường giai cấp công nhân, đồng thời trực tiếp tuyên truyền giác ngộ
và tổ chức quần chúng đấu tranh. Nhờ vậy, phong trào công nhân và
phong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân ngày càng phát triển
rầm rộ, sôi nổi.
e. Vai trò, Ý nghĩa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

- Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là tổ chức yêu nước có khuynh hướng cộng
sản, 1 tổ chức quá độ để tiến tới thành lập Đảng cộng sản, 1 bước có ý nghĩa quyết
định về mặt tổ chức cho sự ra đời của ĐCSVN

- Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên trở thành nơi hội tụ tập hợp những thanh
niên yêu nước chân chính đang hoạt động ở Trung Quốc và nhiều thành niên yêu
nước ở trong nước khi biết tin có tổ chức do Nguyễn Ái Quốc thành lập đã tìm đến
gia nhập

- Việc truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc về Việt Nam đã từng bước
giải quyết tình trạng khủng khoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỉ XX

- Thúc đẩy sự phát triển của phong trào yêu nước, góp phần xác lập ưu thế trong
con đường cứu nước theo huynh hướng vô sản ở Việt Nam, giải quyết tình trạng
khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỉ XX
- Góp phần chuẩn bị về điều kiện chính trị cho sự ra đời của Đảng: những hoạt
động truyền bá lí luận cách mạng, chuẩn bị về mặt tư tưởng- chính trị để tiến tới
thành lập một Đảng vô sản ở Việt Nam. Nó đặt cơ sở cho Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng sau này

- Làm cho giai cấp công nhân ngày càng được giác ngộ, Góp phần làm cho phong
trào công nhân, phong trào yêu nước ngày càng phát triển: ptcn hoạt động có tổ
chức và gccn ngày càng giác ngộ, pt ngày càng vươn lên theo huynh hướng từ tự
phát đến tự giác rồi trở thành trung tâm dẫn đầu phong trào dân tộc. Phong trào yêu
nước ngày càng phát triển và chuyển dần sang huynh hướng vô sản

- Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đóng vai trò quyết định trong việc đào tạo
cán bộ, chuẩn bị điều kiện về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng

- Thông qua việc thành lập HVNCMTN đã cho thấy được sự sáng tạo cũng như vai
trò to lớn của Nguyễn Ái Quốc.

+ Nguyễn Ái Quốc là người chọn lựa đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam
đi theo con đường cách mạng vô sản, xây dựng lý luận giải phóng dân tộc.

+ Nguyễn Ái Quốc là người đã nhìn thấy yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt
Nam là cần có một tổ chức quá độ để chuẩn bị cho những bước tiến của cách
mạng.

+ Trực tiếp lựa chọn số thanh niên Việt Nam yêu nước, đưa họ vào Tổ chức Việt
Nam Cách mạng Thanh niên và trực tiếp mở lớp chính trị đào tạo họ thành cán bộ
cách mạng, rồi đưa về nước hoạt động.

+ Truyền bá, kết hợp chủ nghĩa Marx Lenin với phong trào công nhân và phong
trào yêu nước.

+ Nguyễn Ái Quốc đã đưa việc Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc
thành lập Đảng tiến lên một bước mới.

-> Đây là một sự nghiệp lớn lao, gian khổ và độc đáo, đúng đắn mà sáng tạo của
Nguyễn Ái Quốc.

-Trong quá trình chuẩn bị về tư tưởng Người đã vận dụng sáng lí thuyết Mác -
Lênin vào điều kiện nước ta. Người đã không thành lập ngay 1 chính đảng vì nó
quá cao so với trình độ giác ngộ của những người yêu nước lúc đó bởi vậy Người
thành lập HVNCMTN- tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Tân Việt Cách mạng Đảng


a. Sự ra đời
· Ngày 14/7/1925 tù chính trị cũ ở Trung Kỳ: Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên
… cùng nhóm sinh viên Cao đẳng Hà Nội lập ra Hội Phục Việt, sau đổi
thành Hưng Nam (11/1925) Việt Nam Cách mạng đảng Việt Nam Cách
mạng đồng chí Hội (7/1927). Hội đã nhiều lần bàn để hợp nhất với Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên song không thành.

· Đến 14/7/1928 , Hội đổi thành Tân Việt cách mạng đảng.

b. Hoạt động

· Chủ trương: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa nhằm thiết lập một xã hội bình đẳng
và bác ái
· Lực lượng: những thanh niên, trí thức nhỏ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.

· Lãnh đạo: Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Tôn Quang Phiệt

Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 1988)

Giáo sư Đào Duy Anh, một trong số học giả lớn nhất ở thế kỷ XX, đã để lại cho
đất nước một sự nghiệp khoa học nhân văn đồ sộ và đa dạng

Riêng đối với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, giáo sư là một trong số người có
công đầu và rất lớn, với tư cách là một giáo sư sử học.

Năm 1925, cái năm có nhiều sự kiện chính trị ấy, Đào Duy Anh đang dạy học ở
Đồng Hới, chờ cơ hội thi tú tài

Từ việc Phan Bội Châu bị áp giải vào Huế an trí qua Đồng Hới, ông thấy không
thể chôn vùi tuổi thanh xuân của mình ở không gian nhỏ hẹp như vậy được, nên đã
“treo ấn từ quan”.

Trên đường Nam tiến, Đào Duy Anh dừng lại ở Đà Nẵng được Huỳnh Thúc Kháng
giữ lại để ra Huế làm báo Tiếng Dân. Sau đó Ông tham gia hoạt động trong đảng
Tân Việt, rồi bị bắt và được thả. Ông thôi hoạt động chính trị và chuyển sang hoạt
động văn hoá. Có thể nói, đây là bước ngoặt lớn trong đời Đào Duy Anh.

· Địa bàn hoạt động chủ yếu ở Trung Kỳ.


· Sự phân hoá: Hoạt động trong điều kiện Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
phát triển mạnh, Tân Việt Cách mạng đảng có sự phân hoá. Tư tưởng cách
mạng của Nguyễn Ái Quốc và đường lối của Hội cuốn hút nhiều đảng viên
của Tân Việt. Một số đảng viên tiên tiến chuyển sang Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên. Số còn lại tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập Đông Dương
cộng sản liên đoàn (9/1929)
· Phương pháp: phổ biến sách báo tiến bộ, tuyên truyền tư tưởng cách mạng cho
nhân dân.
c. Ý nghĩa

· Tân Việt Cách mạng đảng có tác dụng góp phần thúc đẩy sự phát triển các
phong trào công nhân, các tầng lớp nhân dân trong phong trào dân tộc, dân
chủ ở các địa phương có đảng hoạt động.
· Đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt có tinh thần cách mạng cao.

3. Việt Nam Quốc Dân Đảng

Nếu HVNCMTN là tổ chức đại diện cho khuynh hướng cách mạng vô sản thì Việt
Nam Quốc dân đảng (VNQDĐ) là tổ chức tiêu biểu nhất của khuynh hướng cách
mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 20.

a. Sự ra đời
 Bộ phận hạt nhân đầu tiên của VNQDĐ là nhóm Nam đồng thư xã do hai
anh em nhà giáo Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm thành lập cuối năm 1926
tại Hà Nội. Với tư cách là một cơ sở xuất bản tiến bộ, Nam đồng thư xã
chuyên in ấn những sách báo yêu nước, như Gương phục quốc, Gương
thành bại, Gương thiếu niên, Trưng Nữ vương,... nhằm khích lệ tinh thần
yêu nước và ý thức dân tộc trong nhân dân. Vì vậy, Nam đồng thư xã mau
chóng trở thành nơi thu hút và tụ họp của một số trí thức, thanh niên, sinh
viên hồi đó, trong đó có Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Hồ Văn Mịch,
Hoàng Phạm Trân (Nhượng Tống),...
- Khác với Nhượng Tống chủ trương "hoà bình cách mạng", Nguyễn Thái Học và
một số người khác như Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm kiên quyết ủng hộ tư
tưởng bạo lực cách mạng, dùng "sắt và máu để giành lại độc lập dân tộc". Sau
nhiều lần thuyết phục, trao đổi, nhóm tán thành bạo lực đã chiếm đa số trong Nam
đồng thư xã.
=>Trên cơ sở đó, ngày 25-12 – 1927, một tổ chức cách mang đã được thành lập
ở Hà Nội, lấy tên là Việt Nam Quốc dân đảng. Sau này, VNQDĐ còn tập hợp
thêm được một số nhóm khác có cùng quan điểm ở các địa phương, như nhóm
Hoàng Văn Tùng ở Thanh Hoá, nhóm Việt Nam dân quốc của Nguyễn Khắc Nhu
ở Bắc Ninh, Bắc Giang.
b. Đường lối chính trị
-Bị chi phối bởi các điều kiện giai cấp và xã hội, VNQDĐ không để ra được
một đường lối chính trị độc lập, rõ ràng. Trong mấy năm tồn tại, tổ chức này đã
nhiều lần thay đổi chính cương và điều lệ.
-Khi mới thành lập trong bản Điều lệ được thông qua tại hội nghị thành lập,
VNQDĐ ghi rõ mục đích: "Trước làm cách mạng quốc gia, sau làm cách mạng thế
giới".
-Đến bản Điều lệ soạn thảo tháng 7 – 1928 lại xác định tôn chỉ của Đảng là "chủ
nghĩa xã hội dân chủ".
-Trong bản Điều lệ sửa đổi công bố tháng 2/1929, VNQDĐ lại thay bằng ba
nguyên tắc tư tưởng của Cách mạng tư sản Pháp 1789: "Tự do – Bình đẳng - Bác
ái".
-Mục đích của Đảng là tiến hành "cách mạng dân tộc, cách mạng chính trị và cách
mạng xã hội".
-Cuộc cách mạng này sẽ diễn ra qua bốn thời kì: Thời kì bí mật (tập hợp lực
lượng); thời kì dự bị (chuẩn bị các điều kiện vật chất như lương thực, vũ khí đạn
dược cho cuộc khởi nghĩa vũ trang); thời kì công khai (đánh đuổi giặc Pháp, lật đổ
ngôi vua); thời kì kiến thiết (thành lập chính phủ cộng hoà, thực hiện các quyền tự
do dân chủ)
-Cho tới thời kì chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, đêm trước của bạo động Yên Bái,
VNQDĐ lại mô phỏng theo chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, nhưng những
nguyên tắc và chính sách có tính cách mạng lại bị loại bỏ.VNQDĐ chỉ ủng hộ chủ
trương "cách mạng dân tộc" và "thiết lập dân quyền", còn khẩu hiệu "bình quân địa
quyền" và các chính sách "liên Nga, liên Cộng, phù trợ công nông" không được
nhắc đến.
-Rõ ràng, cho đến tận cuối năm 1929, VNQDĐ vẫn không có một cương lĩnh thể
hiện rõ mục đích và lập trường chính trị của mình.
c. Thành phần xã hội và tổ chức
-Thành phần xã hội của VNQDĐ chủ yếu gồm trí thức, học sinh, giáo viên, công
chức, những người làm nghề tự do, một số thân hào thân sĩ ở nông thôn. Đảng
còn có nhiều đảng viên là binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp.
-Tổ chức:
+Về mặt tổ chức, VNQDĐ có bốn cấp: Tổng bộ, Kì bộ, Tỉnh bộ và Chi bộ.
Mỗi chi bộ không quá 19 người.Các hoạt động của chi bộ do cơ quan Tỉnh bộ
trực tiếp chỉ đạo và điều hành.
+Lãnh đạo Tổng bộ là một số nhân vật có uy tín như Nguyễn Thái Học (Chủ
tịch Đảng), Nguyễn Thế Nghiệp (Phó Chủ tịch Đảng). Ngoài ra còn có các uỷ
viên khác như Nhượng Tổng, Tưởng Dân Bảo, Nguyễn Hữu Đạt. Cơ quan
Tổng bộ gồm có các ban Tuyên huấn, Ngoại giao, Trinh sát, Kinh tài, Tổ
chức, Ám sát.
+Địa bàn chính của Đảng nằm ở Bắc Kì.
+Ngoài các chi bộ, VNQDĐ còn chủ trương thành lập các tổ chức quần chúng bao
gồm Đoàn phụ nữ, Đoàn công nhân, Đoàn nông dân, Đoàn học sinh và các binh
đoàn quân sự. Các hội đoàn này là lực lượng cảm tình của Đảng, có nhiệm vụ hỗ
trợ, phối hợp với các đảng viên trong đấu tranh giành chính quyền khi có thời cơ.
d. Hoạt động
Có thể chia hoạt động của VNQDĐ thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ 1927- tháng 2/1929
-Hoạt động chủ yếu của VNQDĐ là xây dựng lực lượng và phát triển cơ sở của
Đảng ở các địa phương.
-Đầu năm 1928, VNQDĐ bắt đầu thực hiện việc hợp nhất với các nhóm Việt Nam
dân quốc của Nguyễn Khắc Nhu ở Bắc Ninh, Bắc Giang; nhóm Hoàng Văn Tùng ở
Thanh Hoá.
-Tính đến đầu năm 1929, riêng ở Bắc Kì đã có 120 chi bộ với khoảng 1.500 đảng
viên, trong đó có 120 người là cai, đội và lính khố đỏ.
-VNQDĐ có chủ trương liên kết, phối hợp hành động với các tổ chức yêu nước và
cách mạng trong nước. Ngay từ giữa năm 1928, Đảng đã cử người đi liên lạc và
bàn việc hợp nhất với cả TVCMĐ và HVNCMTN, nhưng đều không đạt kết quả.
-Khác với các tổ chức HVNCMTN và TVCMĐ, VNQDĐ ít chú trọng tới công
tác tuyên truyền và huấn luyện đảng viên. Năm 1928, VNQDĐ quyết định ra
báo Hồn cách mạng làm cơ quan ngôn luận. Nhưng mãi đến tháng 2 – 1929, tờ báo
mới phát hành được một số thì bị lộ nên phải đóng cửa.
=>Nói chung, Đảng không có một cơ quan ngôn luận, hoặc tài liệu, văn kiện chính
thức nào để giải thích tôn chỉ mục đích của Đảng và để tuyên truyền huấn luyện
đảng viên. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho công tác phát triển đảng tiến
hành tuỳ tiện, thiếu cơ sở và chuẩn mực, đồng thời gây nên tình trạng mơ hồ về lập
trường chính trị của Đảng.
-VNQDĐ thiên về hoạt động ám sát,tống tiền, khủng bố cá nhân.
*Vụ ám sát trùm mộ phu Bazin(2/1929)
-Vào dịp đầu tháng 2 – 1929, chủ sở mộ phu Badanh tiến hành một đợt mộ phu
mới ở Bắc Kì làm cho đông đảo quân chúng bất bình, căm phẫn. Để khích lệ tinh
thần đấu tranh chống chính sách mộ phu của Pháp, Thành bộ VNQDĐ Hà Nội đã
cử Nguyễn Văn Viên thực hiện kế hoạch ám sát tên Badanh (ngày 9 – 2 – 1929).
Nguyễn Văn Viên đã trốn thoát. Vụ án này đã làm nức lòng các tầng lớp nhân dân,
còn bọn thực dân vô cùng hoảng sợ và tức tối. Chúng tăng cường lực lượng truy
tìm thủ phạm vụ án, đồng thời nhân đà đó thẳng tay bắt bớ và khủng bố những
người yêu nước, phá vỡ các tổ chức cách mạng. Hàng loạt đảng viên và quần
chúng có cảm tình với Đảng bị bắt. Sau 5 tháng mở chiến dịch khủng bố, đến giữa
tháng 7 – 1929, chính quyền thực dân đã bắt được 225 đảng viên đưa ra xử án.
Đồng thời, tại Hà Nội và nhiều tỉnh khác như Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh,...
hệ thống tổ chức cơ sở của Đảng hầu như bị phá vỡ. Nguy cơ tan rã hoàn toàn của
VNQDĐ đang đến gần.
Giai đoạn 2: Từ tháng 2-1929-Tháng 2-1930
*Khởi nghĩa Yên Bái:
-Hoàn cảnh :
Từ đầu tháng 2 – 1929, nhân vụ án Badanh, thực dân Pháp ra sức truy lùng, bắt bớ
những người yêu nước và phá vỡ hàng loạt các cơ sở cách mạng của VNQDĐ ở
Hà Nội và các tỉnh. Số phận của VNQDĐ đang mấp mé bên bờ vực thẳm.
-Trước tình thế nguy cấp, những người lãnh đạo Tổng bộ cho rằng không thể cứ
ngồi yên chịu chết, mà phải đứng lên sống mái với quân thù.
-Sự chuẩn bị
+Nguyễn Thái Học đã quyết định triệu tập Hội nghị đại biểu toàn quốc của
VNQDĐ ngày 17 – 9 – 1929 tại Lạc Đạo (Hải Dương) để bàn bạc và thống nhất kế
hoạch khởi sự. Trong Hội nghị này, xuất hiện hai phái: Phái cải tổ và phái khởi
nghĩa.Phái khởi nghĩa chiếm ưu thế trong hội nghị.
+Thời gian khởi nghĩa ấn định vào ngày 9/2/1930.
+Sau hai hội nghị ở Lạc Đạo và Bắc Ninh, công tác chuẩn bị khởi nghĩa được triển
khai và đẩy mạnh ở các địa phương. Các xưởng chế bom được lập ra tại các tỉnh
như Bắc Ninh, Phú Thọ, Hải Dương và đã sản xuất được hàng nghìn quả bom xi
măng. Ngoài ra, VNQDĐ còn tổ chức rèn dao, kiếm, mã tấu và đưa đi cất giấu ở
những nơi kín đáo chờ ngày khởi sự. Các cơ sở may cờ, quân phục và in truyền
đơn cũng làm việc liên tục ngày đêm.
+Trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa đã diễn ra nhiều biến cố.Để đối phó với tình
hình, ngày 26 – 1 – 1930, Nguyễn Thái Học lại triệu tập một cuộc họp khẩn cấp tại
làng Mĩ Xá (Nam Sách, Hải Dương) để khẳng định lại chủ trương khởi nghĩa,
đồng thời kiểm tra và thúc đẩy tiến độ thực hiện các công việc chuẩn bị khởi nghĩa.
-Diễn biến chính:
+Đêm mồng 9 rạng ngày 10 – 2 – 1930, cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ ở Yên Bái.
Quân khởi nghĩa đã chiếm được trại lính cơ số 5 và 6, giết được một số sĩ quan và
hạ sĩ quan người Pháp. Nhưng họ vẫn không lôi kéo được toàn bộ lính khố xanh và
không làm chủ được tình hình chiến sự ở Yên Bái.
+Sáng ngày 10 – 2, Pháp tập trung lực lượng (có máy bay yểm trợ) tổ chức 1 phản
công chiếm lại các căn cứ bị mất, đẩy nghĩa quân vào tình trạng tan rã.
+Đêm 14, rạng sáng 15 – 2 – 1930, VNQDĐ đã nổi dậy khởi nghĩa ở Phả Lại,
Vĩnh Bảo (Hải Dương), Kiến An và Phụ Dực (Thái Bình), nhưng đều không thu
được kết quả.
-Kết quả: Như vậy, chỉ trong vòng một tuần lễ, cuộc khởi nghĩa vũ trang quy mô
lớn do VNQDĐ phát động đã bùng nổ ở nhiều nơi và mau chóng đi tới thất bại.
+Từ sau cuộc bạo động Yên Bái, VNQDĐ hoàn toàn tan rã, khuynh hướng cách
mạng dân tộc hoàn toàn thất bại, hệ tư tưởng tư sản cũng hoàn toàn bất lực trước
các nhiệm vụ lịch sử của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

III. SO SÁNH CÁC TỔ CHỨC YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT


NAM NHỮNG NĂM 20 THẾ KỈ XX
1. Tương đồng
· Là những tổ chức yêu nước, hoạt động trong những năm 20 của thế kỉ 20
· Hoạt động yêu nước, cách mạng nhằm mục tiêu cao nhất là đánh đuổi thực
dân Pháp giành độc lập dân tộc
· Các tổ chức yêu nước cách mạng đã góp phần thúc đẩy phong trào dân tộc
dân chủ phát triển và tác động lớn đến sự lựa chọn con đường cứu nước
về sau.
· Các tổ chức yêu nước cách mạng đã chuẩn bị điều kiện về tổ chức, tư
tưởng - chính trị, lực lượng cách mạng cho sự thành lập Đảng vào đầu
năm 1930.
2. Khác nhau
Hội VNCMTN Tân Việt CM VN Quốc Dân Đảng
Đảng
Từ 6/1925 đến 9/1929 Từ 7/1928 đến Từ 12/1927 đến tháng
Thời 9/1929 2/1930
gian TL,
tồn tại

Tôn chỉ, Tổ chức và lãnh đạo quần Đánh đổ đế quốc Đấu tranh giành độc
mục đích chúng nhân dân đoàn kết chủ nghĩa nhằm lập cho dân tộc, trước
đấu tranh nhằm đánh đổ thiết lập một xã làm dân tộc cách
đế quốc Pháp và tay sai, hội bình đẳng và mạng, sau làm thế
tự cứu lấy mình bác ái giới cách mạng. Đánh
đuổi giặc Pháp, đanh
- Tư tưởng: giải phóng đổ ngôi vua, thiết lập
dân tộc – chủ nghĩa Mác dân quyền
Lênin
- Tư tưởng: Tự do –
bình đẳng – bác ái

Chủ nghia Tam dân


của Tôn Trung Sơn

Theo khuynh hướng cách Ban đầu theo Theo khuynh hướng
Khuynh
mạng vô sản
hướng khuynh hướng cách mạng dân chủ tư
dân chủ tư sản. sản
Về sau phân hóa,
1 số bộ phận đi
theo con đường
cách mạng vô sản
Địa bàn Hoạt động khắp 3 kì Chủ yếu hoạt Chủ yếu hoạt động ở
+ PP Có cả cơ sở ở hải ngoại động ở Trung kì Bắc kì
hoạt (Xiêm, Trung Quốc)
động

Thành Thanh niên, học sinh, Thanh niên, tri Học sinh, sinh viên,
phần sinh viên, tri thức, công thức, học sinh, công chức, địa chủ,
binh giáo viên, tiểu binh lính, sĩ quan
thương người Việt trong quân
đội Pháp

Hoạt - Đào tạo cán bộ cách Chưa có hoạt Chú trọng lực lượng
động mạng, tuyên truyền chủ động cụ thể, phần binh lính người Việt
chính nghĩa Mác Lênin lớn chịu sự tác trong quân đội Pháp,
động của Hội Việt tiến hành “ cách mạng
- Tuyên truyền phổ biến Nam cách mạng bằng sắt và máu”
sách báo mác xít thanh niên thông qua ám sát trùm
mộ phu Badanh và
- Thực hiện “ vô sản
cuộc khởi nghĩa Yên
hóa”, các hội viên của
Bái
hội đi sâu vào quần
chúng đặc biệt là đi vào
giai cấp công nhân để
tuyên truyền và vận động
cách mạng
- kq: phân hóa thành 2 tổ Sau thất bại của khởi
Kết quả, chức cộng sản : Đông - kq: bị phân hóanghĩa Yên Bái( tháng
ý nghĩa Dương Cộng sản đảng sâu sắc theo 2 2/1930) Việt Nam
(6/1929) và khuynh hướng tư quốc dân đảng hết vai
An Nam Cộng sản đảng sản và vô sản. trò lịch sử, khép lại
( 8/1929) vai trò lãnh đạo của
- yn: cổ vũ tinh
giai cấp ts
- yn: đc HCM nhận xét: “ thần yêu nước,
nó là quả trứng, mà từ đó, làm sáng tỏ tính - yn: góp phần quan
nở ra con chim non cộng nổi bật của cách trọng vào sự phát
sản”, chuẩn bị về tổ chức, mạng vô sản triển của phong trào
chính trị, tư tưởng cho sự trong phong trào cách mạng VN, thể
thành lập ĐCSVN, là tiền giải phóng dân hiện tinh thần yêu
thân của ĐCSVN tộc sau chiến nước
tranh tg 1


Thực tế lịch sử đã chỉ rõ, vào những năm 20 của thế kỷ XX, trên cơ
sở những biến đổi sâu sắc về kinh tế- xã hội và tư tướng, phong trào
dân tộc ở Việt Nam đã có sự chuyển biến mạnh mẽ cả về nội dung
lẫn hình thức. Thông qua nhiều hoạt động phong phú của nhân dân
ta, nhất là trong cao trào dân tộc dân chủ những năm 1925- 1926,
phong trào dân tộc thời kỳ này đã đặt tiền để cho sự xuất hiện các tổ
chức yêu nước và cách mạng. Vì vậy, có thể nói rằng các tổ chức
cách mạng ra đời trong thời kì này là sản phẩm và kết quả vận động
trực tiếp của phong trào yêu nước và cách mạng Việt nam trong
những năm 1920.

You might also like