Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

1.1.1.

Lễ hội và lễ hội văn hóa truyền thống;

Về lễ hội:

Ngày nay, đối với các thuật ngữ liên quan đến các lễ hội có lẽ đã trở nên quá quen thuộc với
chúng ta . Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở khắp mọi miền đất nước, ở
mỗi một lễ hội lại mang một sắc thái riêng biệt. Cụm từ “lễ hội” vốn được ghép bởi hai từ Hán
- Việt, đó là “Lễ” và “Hội”, bởi vậy mà lễ hội thường có hai phần là phần lễ và phần hội. Cả lễ
và hội là một thể thống nhất với nhau không thể tách rời. “Lễ” là hệ thống những hành vi, động
tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh , phản ánh những ước mơ chính
đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Lễ chính là
cốt lõi, là phần đóng vai trò vô cùng quan trọng mang tính thiêng liêng và tôn tính và đây chính
là linh hồn của lễ hội. “Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng động nảy sinh,
tích hợp và bảo lưu trong môi trường tôn giáo, tín ngưỡng, nếu một ngày môi trường tín
ngưỡng này bị mất đi thì ngay cả các hình thức sinh hoặt văn hóa cũng không thể tồn tại được.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy những thuật ngữ như lễ hội chỉ trở nên phổ biến trong vòng 20 năm
trở lại đây. Từ những năm 90 của thế kỷ XX trở về trước, các nhà nghiên cứ vẫn thường sử
dụng các cụm từ gần gũi hơn với dân gian khi nói về các ngày hội như là hội, hội lễ. Ví dụ,
những người dân thời xưa thường chỉ đơn giản gọi đó là "đi hội," "chơi hội," hoặc khi nhắc về
một làng nào đó có hội thì họ gọi là "làng mở hội" hoặc "làng vào đám."
Môi trường chính của lễ hội truyền thống Việt Nam thường xuất hiện tại nông thôn, làng xã.
Đây là nơi mà các giá trị văn hoá truyền thống được bảo tồn và phát triển, liên tục điều chỉnh,
hoàn thiện theo quá trình lịch sử của mỗi vùng đất. Chúng là sản phẩm của sự tiến triển không
chỉ của một cộng đồng mà còn của toàn bộ quá trình lịch sử xã hội. Lễ hội thu hút, làm mê
hoặc và thể hiện sự cần thiết, khát vọng của người dân qua các thời kỳ khác nhau. Bản chất của
lễ hội là sự phản ánh tổng thể đời sống tinh thần và vật chất của người dân qua từng giai đoạn
của lịch sử.
Lễ hội chính là sự kết tinh của một quá trình tiếp biến văn hóa lâu dài và bền bỉ. Qua hình ảnh
lễ hội sẽ nhìn thấy ước mơ, nguyện vọng của cả một cộng đồng hướng về những điều tốt đẹp.
Có thể coi tinh hoa văn hoá của một cộng đồng được lắng đọng trong lễ hội. Đó là một mã văn
hoá đậm đặc các giá trị tinh thần mà nếu bóc tách các lớp vỏ hình thức người ta sẽ tìm thấy cái
lõi bản chất văn hoá. Chưa dừng lại ở đó, Lễ hội còn là sự cộng hưởng các giá trị về mặt lịch
sử, phong tục, văn chương, nghệ thuật, là bảo tàng sống về các giá trị tinh thần, dân chủ, nhân
văn đã được kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử.
Lễ hội đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá, là một trong những "hoạt động văn hoá
cao", hướng tới “xử lý” các mối quan hệ của chính cộng đồng đó. Đây là nền tảng cho sự đa
dạng và phục vụ lợi ích đa chiều của tầng lớp xã hội, đồng thời thoả mãn nhu cầu cá nhân và
tập thể trong môi trường sống của họ. Mục đích chính của những buổi hội hè đình đám không
chỉ dừng lại ở việc giúp dân chúng mua vui, mà mục đích hàng đầu là để người dân trong làng
thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với Đức Thành Hoàng, Thần linh mà họ tin rằng luôn
che chở và coi sóc cho dân làng. Mãi cho đến ngày nay, đã có rất nhiều những quan điểm về lễ
hội được cho ra đời. Có quan điểm coi lễ hội là sự thích nghi, hoà nhập của con người với môi
trường, từ đó tìm hiểu cách ứng xử của cộng đồng với tự nhiên (cây cối, đất đai, mưa nắng...),
với xã hội (chống giặc ngoại xâm, giáo dục điều thiện...). Quan điểm này cho thấy hầu hết các
lễ hội hướng con người hoà nhập và sống chung với môi trường lành mạnh. Con người không
thể chi phối nhưng có thể lợi dụng tự nhiên để sống hài hoà với tự nhiên. Có xu hướng lại coi
lễ hội có chức năng điều hoà xã hội.

Về lễ hội văn hóa truyền thống:


Truyền thống là thuật ngữ mô tả những giá trị, quy ước đã tồn tại từ lâu, vững bền và được gìn
giữ một cách khéo léo qua các thế hệ. Từ đó, lễ hội văn hóa truyền thống là những lễ hội đã
được hình thành từ lâu, mang trong mình những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc chuyển
giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội. Về sau, lễ hội
văn hóa truyền thống được nhân dân không ngừng tái tạo , đồng thời bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa tiêu biểu theo hướng tích cực trong đời sống xã hội. Cụm từ truyền thống
hay cổ truyền đều là từ Hán Việt,t rong đó “Cổ” tức chỉ ngày xưa, cũ; theo sau đó “Truyền” là
đưa từ người này trao cho người kia và “Thống” là mối tơ, đầu gốc, đời đời nối dõi không dứt.
Như vậy, cổ truyền có nghĩa trao lại cái đã cũ của người xưa và thiên về tính bất biến. Còn khi
nghĩ về từ truyền thống ta hình dung về sự cởi mở , một mặt truyền lại những gì gọi là nguồn
gốc, một mặt là có sự thích nghi sáng tạo để phù hợp với thực tại.

Lễ hội văn hóa truyền thống không chỉ là những dịp lễ vui chơi, mà còn là nền tảng của sự đa
dạng và phong của một cộng đồng. Chúng thể hiện sự đan xen của những giá trị lịch sử, những
điều thấm nhuần từ quá khứ và những di sản văn hóa đã được kế thừa qua hàng thế kỷ. Lễ hội
không chỉ là sự kiện lễ văn hóa mà còn là dấu ấn tinh thần, là con đường nối kết giữa quá khứ,
hiện tại và tương lai. Mỗi lễ hội truyền thống như một cuộc hội ngộ vĩ đại của các tầng lớp xã
hội, đem đến không gian cho sự giao thoa, tương tác giữa những phong cách văn hóa khác
nhau, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng và sự sáng tạo không ngừng. Chúng là diễn biến
văn hóa, không chỉ cho phép mọi người hiểu rõ hơn về văn hóa của mình mà còn mở ra cửa
cho việc tiếp cận, học hỏi và tôn vinh văn hóa từ khắp nơi trên thế giới, từ đó tạo ra sự đa
dạng,pha trộn tinh tế và cho phép con người sáng tạo văn hóa theo hướng tích cực. Lễ hội văn
hóa truyền thống là không gian để mỗi người tìm thấy kết nối với gốc rễ của mình, với lịch sử
và với những tập quán mà mọi người gìn giữ qua thế hệ. Chúng không chỉ là nơi để tưởng nhớ
về quá khứ mà còn là nơi để tạo ra một bức tranh tương lai, nơi mọi người cùng chung tay xây
dựng, vun đắp và tôn vinh những giá trị văn hóa quý báu, trở thành nền tảng vững chắc cho sự
phát triển bền vững của xã hội.

Ngày nay, có rất nhiều lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc trên khắp thế giới, mỗi lễ hội mang
đậm nét đặc trưng của cả một đất nước và cộng đồng tổ chức. Một trong số những lễ hội nổi
tiếng mang dấu ấn đặc trưng của cả một dân tộc có thể kể đến như Lễ hội Tết Nguyên Đán ở
Việt Nam, Oktoberfest ở Đức, Diwali ở Ấn Độ, hay Carnaval tại Brazil….

Ở thời điểm hiện tại, mặc dù việc phục hồi và phát triển các lễ hội văn hóa truyền thống mang
lại nhiều điều tích cực và làm phong phú văn hóa xã hội, nhưng cũng xuất hiện những thách
thức cần phải giải quyết. Mọi hoạt động của con người thường bắt đầu từ nhận thức. Việc hiểu
đúng về giá trị của lễ hội cổ truyền chính là chìa khóa để tái tạo và phát triển nó trong xã hội
hiện đại. Chỉ khi có cái nhìn sâu sắc và chính xác về lễ hội cổ truyền, chúng ta mới có thể thực
sự đạt được kết quả mà mình mong muốn. Điều này yêu cầu xã hội phải xem xét và tìm cách
khắc phục những vấn đề này, từ đó thúc đẩy và phát triển các giá trị tốt của lễ hội cổ truyền
cũng như dần dần vượt qua những hạn chế, nhược điểm.

1.1.2. Các loại hình lễ hội văn hóa truyền thống:


Theo Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, tại Điều 3 có quy định
về các loại hình lễ hội hiện nay như sau:
Hiện tại ở nước ta có bốn loại hình lễ hội khác nhau. Đầu tiên, phải kể đến là loại hình lễ hội
truyền thống, bao gồm các lễ hội tại các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội dân gian) , đây là hình
thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ truyền thống, nhằm đáp ứng nhu
cầu tinh thần của nhân dân. Ngoài ra còn có Lễ hội mới, (lễ hội hiện đại, gắn với các sự kiện
lịch sử hiện đại, cách mạng), lễ hội sự kiện (gắn với du lịch quảng bá du lịch, Lễ hội nhân kỷ
niệm những năm chẵn thành lập thành phố, tỉnh, huyện)…,Thứ ba là lễ hội ngành nghề - hoạt
động quảng bá về đặc trưng, thế mạnh của các ngành nghề; tôn vinh các tổ chức, nghệ nhân
tiêu biểu có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn và phát triển ngành nghề. Cuối cùng sẽ là lễ hội
có nguồn gốc từ nước ngoài là những hoạt động giới thiệu văn hóa, kinh tế, xã hội của nước
ngoài với công chúng Việt Nam. Trong số đó lễ hội cổ truyền chiếm tỷ lệ lớn, phong phú từ
nông thôn, đô thị đến vùng cao nguyên, gồm khoảng 7000 lễ hội trong tổng số gần 9000. Lễ
hội này phản ánh những nét văn hoá truyền thống, tương tác sâu sắc với đời sống xã hội và quá
trình sản xuất.

Lễ hội cổ truyền không chỉ là sự kiện văn hoá, mà còn đóng vai trò chuyển tiếp quan trọng
trong chu trình sản xuất và xã hội. Việc tiến hành các nghi lễ, lễ hội mang ý nghĩa thiêng liêng,
định hình và đảm bảo việc sản xuất, sống xã hội diễn ra một cách suôn sẻ. Đó có thể là việc
gieo hạt, đặt tên cho trẻ, cử hành lễ tơ hồng, lễ trình gia tiên, thậm chí cả việc mai táng, mỗi
nghi lễ đều đóng góp vào sự tiến triển của một cộng đồng.
Dưới góc độ lịch sử, các lễ hội truyền thống ban đầu thường xuất phát từ lễ hội nông nghiệp,
nhưng theo thời gian, chúng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Từ nội dung văn hóa đến nội
dung xã hội và lịch sử, các lễ hội dần trở nên đa chiều, phản ánh đa dạng về quan hệ cộng đồng
và sự phát triển lịch sử, đồng thời tạo ra diện mạo đặc sắc như ngày nay.
Như vậy, lễ hội cổ truyền không chỉ là dịp vui chơi, mà còn là cột mốc quan trọng thể hiện bản
sắc văn hoá và nét đẹp lịch sử, với vai trò không thể phủ nhận trong sự phát triển của cộng
đồng.

Lễ hội cổ truyền có ba đặc trưng cơ bản đáng chú ý:

Lễ hội cổ truyền gắn bó chặt chẽ với đời sống tinh thần, tôn giáo và niềm tin, tạo nên một
không gian linh thiêng và thiêng liêng khác biệt so với cuộc sống hàng ngày, hỗn loạn và trần
tục. Mặc dù bên ngoài, lễ hội có nhiều hoạt động giải trí, thi đấu và các diễn biểu phản ánh
hình ảnh trần tục, nhưng chúng vẫn giữ một nét đặc trưng văn hóa, mang đậm bản sắc phong
tục và cổ truyền. Ví dụ, việc tôn vinh sinh thực khí tại hội Trò Trám (Phú Thọ) là một minh
chứng rõ ràng. Tính linh thiêng và tâm linh trong lễ hội quyết định ngôn ngữ mà lễ hội sử
dụng, nó là ngôn ngữ của biểu tượng, nó vượt lên trên thế giới trần tục, hiện thực của cuộc
sống hàng ngày. Ví dụ, như việc biểu diễn ba trận đánh giặc Ân trong Hội Gióng, biểu diễn cờ
lau tập trận trong lễ hội Hoa Lư, hay biểu diễn rước Chúa gái (Mỵ Nương) trong Hội Tản
Viên… Chính những biểu diễn này mang tính biểu tượng đã tạo nên không khí linh thiêng,
khích lệ và sự thăng hoa trong lễ hội.

Lễ hội cổ truyền là một biểu hiện văn hóa phức tạp, một hiện tượng văn hóa dân gian bao quát,
bao gồm gần như mọi khía cạnh của đời sống xã hội: từ việc tín ngưỡng, nghi lễ, phong tục,
giao tiếp và liên kết xã hội, đến các hoạt động biểu diễn dân gian (như ca hát, múa, các trò chơi
và sân khấu...), cuộc thi tài năng, giải trí, ẩm thực, thậm chí cả hoạt động mua bán. Không có
biểu hiện văn hóa truyền thống nào ở Việt Nam có thể so sánh được với lễ hội cổ truyền, nơi
mà đa dạng và tính nguyên hợp được kết hợp một cách tuyệt vời.

Chủ thể của lễ hội cổ truyền là cộng đồng, bao gồm cộng đồng làng xóm, cộng đồng theo nghề
nghiệp, cộng đồng tín ngưỡng tôn giáo, cộng đồng dân cư địa phương và cả cộng đồng quốc
gia với đa dạng dân tộc. Không một lễ hội nào tồn tại ngoài bối cảnh của một dạng cộng đồng
cụ thể. Cộng đồng đó chính là nguồn sáng tạo, hoạt động và trải nghiệm các giá trị văn hóa đặc
biệt của lễ hội.

Ba đặc điểm này quy định không chỉ bản chất và tinh thần văn hóa mà còn cách thức tổ chức,
thái độ, hành vi và cảm xúc của người tham gia lễ hội, tạo nên sự phân biệt rõ ràng so với các
dạng lễ hội khác như các sự kiện đặc biệt hay các loại hội festival.

Lễ hội, như mọi hiện tượng văn hóa và xã hội khác, đều bị ảnh hưởng bởi bối cảnh kinh tế - xã
hội đương thời và phải thích nghi, biến đổi theo. Tuy nhiên, với các lễ hội truyền thống, ba đặc
điểm này là bản chất, những hằng số không thể thay đổi. Chỉ có biểu hiện của chúng có thể
điều chỉnh, thích ứng với từng ngữ cảnh xã hội cụ thể. Khẳng định này có ý nghĩa to lớn về cả
lý luận và thực tiễn trong việc bảo tồn, khôi phục và phát triển các lễ hội trong xã hội hiện đại.
Việc xóa bỏ hay thay đổi những đặc điểm cốt lõi của lễ hội truyền thống thực chất làm biến
dạng và phá hủy chúng.

1.1.3. Những giá trị ảnh hưởng của lễ hội văn hóa truyền thống
Trong khi nước ta và nhiều quốc gia khác đã tiến vào thời đại công nghiệp và hiện đại, lễ hội
cổ truyền vẫn không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ. Có thể nói rằng lễ hội cổ truyền
vẫn tiếp tục gây sức hút và thu hút cả những người sống trong xã hội hiện đại. Nói cách khác,
lễ hội cổ truyền không chỉ đáp ứng nhu cầu của những người trong cộng đồng truyền thống mà
còn của xã hội hiện đại. Lí do cho sức hút đó chính là việc lễ hội cổ truyền tập hợp những giá
trị sau:
Giá trị cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng:

Mọi lễ hội đều liên quan đến và diễn ra trong một cộng đồng cụ thể, có thể là cộng đồng xã hội
(như hội làng), cộng đồng nghề nghiệp (như hội nghề), cộng đồng tôn giáo (như hội chùa, đền,
nhà thờ), hoặc cộng đồng dân tộc (như hội Đền Hùng - quốc tế), thậm chí đến các cộng đồng
nhỏ hẹp hơn như gia đình, dòng họ... Lễ hội đóng vai trò quan trọng trong việc tôn vinh sức
mạnh cộng đồng và góp phần xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong cộng
đồng.
Mỗi cộng đồng được hình thành dựa trên các yếu tố gắn kết khác nhau, như việc cùng cư trú
trong một khu vực (cộng cư), chia sẻ tài nguyên và lợi ích kinh tế (công hữu), tập trung quanh
sức mạnh của một lực lượng siêu nhiên (cộng mệnh), và sự đồng lòng trong các hoạt động văn
hóa (cộng cảm). Lễ hội đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự kết nối và sự đồng lòng này
trong cộng đồng.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc cá nhân hóa và khẳng định cá tính không dẫn đến việc xóa
bỏ ý thức về sự gắn kết cộng đồng. Thay vào đó, nó chỉ thay đổi một cách linh hoạt các cách
thức và phạm vi của sự liên kết cộng đồng. Con người vẫn cần mối dây liên kết với cộng đồng,
và lễ hội vẫn giữ nguyên giá trị biểu tượng về sức mạnh đó, góp phần tạo nên sự gắn kết cộng
đồng.
Giá trị hướng về cội nguồn:
Mọi lễ hội cổ truyền đều hướng về cội nguồn. Đây chính là nguồn cội tự nhiên mà con người
được sinh ra và vẫn là một phần không thể thiếu; nó bao gồm nguồn cội cộng đồng như dân
tộc, đất nước, làng xóm, tổ tiên, cũng như nguồn gốc văn hóa... Ngoài ra, việc hướng về cội
nguồn đã trở thành một phần của ý thức cộng đồng ở người Việt - "uống nước nhớ nguồn", "ăn
quả nhớ người trồng cây". Do đó, lễ hội luôn chứa đựng sự liên kết với hành hương và du lịch.
Trong thời đại của sự tiến bộ khoa học, công nghệ và toàn cầu hóa, con người dần nhận ra sự
tách biệt giữa bản thân và thiên nhiên, cũng như sự mất mát đối với lịch sử, truyền thống văn
hoá đang dần trở nên mờ nhạt. Trong một môi trường tự nhiên và xã hội như vậy, người ta ngày
càng cảm thấy nhu cầu hướng về và tái thiết mối liên kết với nguồn gốc tự nhiên, hòa mình vào
môi trường thiên nhiên; tìm kiếm và khẳng định nguồn cội văn hoá cũng như môi trường cộng
đồng của mình trong bối cảnh chung của văn hoá nhân loại. Văn hóa truyền thống, bao gồm cả
lễ hội cổ truyền, trở thành một biểu tượng đáp ứng nhu cầu cấp thiết đó. Điều này thể hiện sự
sâu sắc và bền vững của lễ hội, có khả năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người ở bất
kỳ thời kỳ nào.
Giá trị cân bằng đời sống tâm linh:
Bên cạnh đời sống vật chất, tư tưởng và đời sống tinh thần vẫn đem đến một khía cạnh tâm linh
quan trọng. Đây là khía cạnh của con người hướng tới cái cao cả, cái thiêng liêng - một thực
thể mà con người tôn kính, ngưỡng mộ và ước ao. Điều này thể hiện trong niềm tin và sự kính
trọng với tôn giáo và tín ngưỡng. Tuy vậy, tâm linh không chỉ tồn tại trong tôn giáo và tín
ngưỡng mà còn đa dạng với nhiều trải nghiệm khác nhau. Tôn giáo và các lễ nghi, lễ hội đóng
góp vào việc làm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người, đó là “cuộc đời thứ hai” là sự
"thăng hoa" từ cuộc sống hàng ngày, tạo nên sự phong phú và sâu sắc trong vấn đề tâm linh
con người.
Trong xã hội hiện đại,nhịp sống công nghiệp đã tạo ra một bức tranh đầy áp lực, nhưng đơn
điệu và cô đơn. Mọi hoạt động của con người dường như bị xác định và giới hạn bởi nhịp sống
máy móc, gây ra sự ồn ào, cảm giác chật chội mặc dù mọi thứ vẫn rất bận rộn. Mặc dù cuộc
sống có đầy đủ về vật chất, nhưng thiếu đi sự phong phú và phong phú của cuộc sống tinh thần,
không có sự tự do, sáng tạo hay sự tháo vát. Những hạn chế này khiến con người khó hòa hợp,
làm giảm sức sáng tạo văn hóa có tính chất đại chúng. Cuộc sống như vậy thiếu đi sự đặc biệt,
sự đam mê và đầy kích thích, thiếu đi điểm nhấn mạnh mẽ, không có khả năng thăng hoa và
bùng cháy.
Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa:
Lễ hội đóng vai trò là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng và văn hoá cộng đồng, không chỉ ở vùng
quê mà còn ở đô thị. Trong những sự kiện lễ hội đó, nhân dân tự mình tổ chức, đầu tư, và tái
hiện các hoạt động văn hoá cộng đồng, cùng thưởng thức các giá trị văn hoá và tâm linh. Vì
thế, lễ hội luôn phản ánh sâu sắc tinh thần dân chủ và nhân bản. Đặc biệt trong “thời điểm
mạnh” của lễ hội, khi mọi người cùng hòa mình trong không khí linh thiêng và hào hứng, sự
khác biệt xã hội giữa mọi cá nhân dường như bị xóa nhòa, mọi người cùng tham gia sáng tạo
và thưởng thức các giá trị văn hoá của mình.
Điều này có sự tương phản với cuộc sống hằng ngày của các xã hội tiến bộ, khi việc phân chia
công việc đã trở nên chuyên nghiệp và nhu cầu sáng tạo, thưởng thức văn hóa của con người đã
có phần bị chia rẽ.
Trong một xã hội nhất định, một nhóm người có đặc quyền thường có ý định "chiếm đoạt"
những đóng góp văn hoá từ cộng đồng để phục vụ cho lợi ích riêng của họ. Ngay cả trong việc
giao tiếp với thần linh, có sự tập trung vào một tầng lớp có "sức mạnh đặc biệt". Kết quả là,
con người, nhìn từ góc độ quảng đại quần chúng, không còn được coi là chủ thể thực sự trong
việc tạo ra và trải nghiệm các giá trị văn hoá một cách công bằng. Hướng đi đó đã một phần
làm mất bản sắc nhân bản của văn hoá, làm phai mòn bản chất con người. Do đó, trong xã hội
hiện đại, đi cùng với xu hướng dân chủ hóa về kinh tế và xã hội, cũng đồng thời diễn ra quá
trình dân chủ hóa về văn hoá. Điều này chứng tỏ rằng nền văn hoá truyền thống, bao gồm lễ
hội cổ truyền, mang trong mình tiềm năng của sự dân chủ trong quá trình sáng tạo và trải
nghiệm giá trị văn hoá đó.
Giá trị bảo tồn và trao truyền văn hóa:
Lễ hội không chỉ phản ánh nền văn hoá dân tộc mà còn là nơi để bảo tồn, làm phong phú và
phát huy văn hoá của cộng đồng.
Đối với đời sống xã hội Việt Nam, cuộc sống không phải luôn là những ngày lễ hội, bởi trong
một năm, có những ngày dài đầy lao lực, lo âu, chỉ để đến những thời kỳ lễ hội như "xuân thu
nhị kỳ", "tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ". Khi ấy, nơi quê hương yên bình lại trở nên sôi
động với âm nhạc, tiếng trống, và mọi người tụ tập tại đình, chùa để tham gia hội họp. Tại
những nơi này, con người trở thành một phần của văn hoá, trong đó văn hoá không chỉ tác
động đến con người mà còn khiến họ thay đổi. Đây như một "bảo tàng sống" về văn hoá dân
tộc, nơi văn hoá được tạo mới, sáng tạo và truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và nếu
như không có các lễ hội văn hóa, thì các hình thức văn hoá như quan họ, hát xoan, các điệu
múa truyền thống và các hình thức nghệ thuật truyền thống như chèo, hát bội, rối nước, cải
lương, cùng các trò chơi như chọi gà, đánh cờ người, bơi trải... liệu chúng sẽ được tồn tại và
duy trì như thế nào trong lòng nhân dân ta suốt hàng nghìn năm qua. Nếu không có chúng, thì
dân tộc và văn hoá dân tộc sẽ phát triển theo hướng nào, và sẽ mất đi điều gì?
Làng xã ở Việt Nam chính là nguồn gốc, bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống của dân
tộc, đặc biệt là trong những thời kỳ đối mặt với sự xâm lược và chịu sự áp đặt nặng nề từ văn
hoá bên ngoài. Trên đất đai của những ngôi làng nghèo khó, các đình chùa, các di tích lịch sử
và nhất là các lễ hội, như "xuân thu nhị kỳ", đều đóng vai trò trung tâm, thúc đẩy sự phát triển
văn hoá truyền thống. Có thể nói không có những ngôi làng xóm Việt Nam thì văn hoá Việt
Nam cũng không thể tồn tại.
Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển không ngừng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
toàn cầu hóa, việc bảo tồn, làm phong phú và thúc đẩy văn hóa truyền thống của dân tộc trở
nên vô cùng quan trọng. Trong ngữ cảnh này, làng xóm và các lễ hội ở Việt Nam đảm đương
một trách nhiệm to lớn trong việc bảo tồn, làm phong phú và thúc đẩy bản sắc văn hoá dân tộc
phát triển một cách bền vững.

You might also like