Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

ĐÁP ÁN BÀI TẬP

BÀI 1. MÔ TẢ CHUYỂN ĐỘNG

Học tốt Vật lí 10


1. Lựa chọn các từ trong bảng dưới đây điền vào chỗ trống sau để được khẳng định đúng.

Động học chất điểm là chuyên ngành vật lí nghiên cứu của chất điểm.

Động học là chuyên ngành vật lí nghiên cứu sự chuyển động của chất điểm.

2. Trong trường hợp nào dưới đây không thể coi vật chuyển động như một chất điểm?
A. Vận động viên đang chạy trên sân. B. Tên lửa đang chuyển động trên bầu trời.

C. Quả bóng chuyển động trên sân bóng. D. Ô tô chuyển động trong ga-ra.

Định nghĩa chất điểm: Một vật được coi là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với không gian mà nó chuyển động.
3. Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là chất điểm ?

Trang 1/7
A. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh mình nó. B. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau.

C. Ngư dân di chuyển trên chiếc thuyền đánh cá. D. Giọt nước mưa lúc đang rơi.

Giọt nước mưa có kích thước rất nhỏ so với đường đi của nó nên có thể coi là chất điểm.

4. Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để được một câu đúng.
A. (I) – (a), (II) – (c), (III) – (b), (IV) – (d). B. (I) – (d), (II) – (b), (III) – (c), (IV) – (a).
C. (I) – (d), (II) – (c), (III) – (a), (IV) – (b). D. (I) – (a), (II) – (b), (III) – (c), (IV) – (d).

+ Động học là chuyên ngành vật lí nghiên cứu sự chuyển động của vật chất.
+ Động học chất điểm là chuyên ngành vật lí nghiên cứu sự chuyển động của chất điểm.
+ Một vật được coi chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với không gian mà nó chuyển động.
+ Quỹ đạo là tập hợp vị trí của chất điểm trong quá trình chuyển động.

Trang 2/7
5. Khẳng định nào dưới đây là sai.
B. Chất điểm có kích thước nhưng lại có khối lượng rất
A. Chất điểm không có kích thước nhưng có khối lượng
nhỏ và có thể bỏ qua được.
C. Khi khảo sát chuyển động của một vật có kích thước
D. Một vật được coi chất điểm nếu kích thước của nó rất
rất nhỏ so với không gian vận động, ta coi vật là một
nhỏ so với không gian mà nó chuyển động.
điểm tập trung toàn bộ khối lượng của vật.
Khẳng định sai: Chất điểm có kích thước nhưng lại có khối lượng rất nhỏ và có thể bỏ qua được.
6. Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào đúng? Câu nào sau
đây mô tả đúng.
A. Người lái đò đứng yên so với mặt nước. B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước.
C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông. D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.

Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước nên người lái đò chuyển động so với bờ sông, đứng yên so
với dòng nước và chiếc thuyền.
7. Một vật là đứng yên khi
A. vị trí của nó so với vật cố định là không đổi. B. khoảng cách của nó đến một vật cố định là không đổi.
C. vị trí của nó so với vật khác là không đổi. D. khoảng cách của nó đến vật khác là không đổi.

Một vật là đứng yên khi vị trí của nó so với vật cố định là không đổi.
8. Cho các chuyển động sau.
(1) - Một vật là đứng yên nếu khoảng cách từ nó đến vật mốc luôn luôn có giá trị không đổi.
(2) - Mặt trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây vì Trái đất quay quanh trục tưởng tượng từ Tây sang Đông.
(3) - Khi xe đạp chạy trên đường thẳng, người trên đường thấy đầu van xe có quỹ đạo là một đường tròn.
(4) - Toạ độ của một điểm trên trục Ox là khoảng cách từ gốc O đến điểm đó.
(5) - Giao thừa năm Bính Tuất là một thời điểm.
Ví dụ nào đúng?
A. (2), (5). B. (1), (2). C. (2), (6). D. (5), (3).

(1) Sai. Vì trong chuyển động tròn, nếu chọn tâm làm mốc thì vật chuyển động luôn cách mốc một giá trị không đổi.
(2) Đúng
(3) Sai. Người trên đường thấy đầu van xe chuyển động theo quỹ đạo là một đường xoắn ốc.
(4) Sai. Toạ độ một điểm trên trục có thể âm hoặc dương, khoảng cách là một giá trị dương.
(5) Đúng
9. Nếu nói "Trái Đất quay quanh Mặt Trời " thì trong câu nói này vật nào được chọn làm vật mốc?
A. Cả Mặt Trời và Trái
B. Trái Đất. C. Mặt Trăng. D. Mặt Trời.
Đất.
Trái Đất quay quanh Mặt Trời tức là đã coi Trái Đất chuyển động , Mặt Trời đứng yên nên vật được chọn làm vật mốc là Mặt
Trời.
10. Một hành khách ngồi trong tàu H, nhìn qua cửa sổ thấy tàu N bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Khẳng
định nào sau đây là đúng?
A. Tàu H đứng yên, tàu N chạy. B. Tàu H chạy, tàu N đứng yên.
C. Cả hai tàu đều chạy. D. Cả hai tàu đều đứng yên.
Tàu N bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau → tàu H chuyển động, tàu N đứng yên.
11. Đứng trên Trái Đất, ta sẽ thấy
A. Mặt trời đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt B. Trái Đất đứng yên, Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh
Trăng quay quanh Trái Đất. Trái Đất.
C. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất và Mặt Trăng quay quanh D. Mặt Trời và Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng quay quanh
Mặt Trời. Trái Đất.

Đứng trên Trái Đất, ta sẽ thấy Trái Đất đứng yên, Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

Trang 3/7
12. Cho hình ảnh bảng giờ tàu chạy như sau.
Thời gian đi từ Hà Nội đến Đà Nẵng trên chuyến tàu SE5 là bao lâu?
A. 17 h 34’. B. 16 h 22’. C. 15 h 50’. D. 1 h 16’.

Thời điểm tàu đi từ Hà Nội là 08: 50


Thời điểm tàu đến Đà Nẵng là 01: 16 (ngày hôm sau)
Thời gian tàu đi từ Hà Nội đến Đà Nẵng là: 15 h 10’ + 1 h 16’ = 16 h 22’
13. Tàu Thống nhất Bắc Nam xuất phát từ ga Hà Nội vào lúc 19 giờ 00 phút, ngày 8 tháng 3 năm 2022, tới ga Sài Gòn vào lúc 4
giờ 00 phút ngày 10 tháng 3 năm 2022. Trong thời gian đó tàu phải nghỉ ở một số ga để trả khách mất 39 phút. Khoảng thời
gian tàu Thống Nhất Bắc Nam chạy từ ga Hà Nội tới ga Sài Gòn là
A. 32 giờ 21 phút. B. 33 giờ 21 phút. C. 33 giờ 39 phút. D. 32 giờ 39 phút.

Từ 19h ngày 8/3/2022 đến 19 h ngày 9/3/2022 thời gian tàu chạy là 24 h.
Từ 19h ngày 9/3/2022 đến 4 h ngày 10/3/2022 thời gian tàu chạy là 24 h − 19 h + 4 h = 9 h.
Khoảng thời gian tàu chạy là 24 h + 9 h − 0 h 39 ′ ′
= 33 h 21 .

14. Chuyến bay của hãng hàng không VietNamAirline đi từ Hà Nội đi Pari (Cộng hoà Pháp) khởi hành lúc 9 h 30’ giờ Hà Nội ngày
hôm trước, đến Pari lúc 6 h 30’ sáng hôm sau theo giờ Pari. Biết giờ Pari chậm hơn giờ Hà Nội 6 h. Hỏi lúc máy bay đến Pari là
mấy giờ theo giờ Hà Nội?
A. 10 h. B. 15 h. C. 17 h. D. 20 h.
Gốc thời gian chọn là lúc 9 h 30’ (Hà Nội) ngày hôm trước, lúc 24 h (Hà Nội) máy bay đã bay được thời gian là 4 h 30’.
Đến Pari lúc 6 h 30’ sáng hôm sau theo giờ Pari, tức 6 h 30 + 6 h = 12 h 30’ (Hà Nội).

Trang 4/7
Vậy máy bay đã bay thêm khoảng thời gian từ 0 h (Hà Nội) đến Pari 12 h 30’ (Hà Nội) là 12 h 30’
Thời gian tổng cộng bay từ Hà Nội đi Pari là. 12 h 30’ + 4 h 30’ = 17 h.
15. Hệ quy chiếu bao gồm
A. vật làm mốc, hệ toạ độ và mốc thời gian. B. hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
C. vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ. D. vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
Hệ quy chiếu bao gồm: vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
16. Khẳng định nào dưới đây là sai.
A. Mốc thời gian t = 0 luôn được chọn lúc vật bắt đầu B. Hệ thống đo thời gian thường được sử dụng đó là đồng
chuyển động. hồ.
C. Khoảng thời gian trôi qua luôn là số dương (∆t > 0). D. Đơn vị thời gian của hệ SI là giây (s).

Trong hệ quy chiếu không nhất thiết phải chọn gốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động.
17. Trong trường hợp nào dưới đây số chỉ thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi?
B. Lúc 8 giờ một xe ô tô khởi hành từ Thành phố Hồ Chí
A. Một trận bóng đá diễn ra từ 15 giờ đến 16 giờ 45 phút.
Minh, sau 3 giờ xe chạy thì xe đến Vũng Tàu.
C. Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 giờ, đến 8 giờ 05
D. Không có trường hợp nào phù hợp với yêu cầu nêu ra.
phút thì đoàn tàu đến Huế.

Khi nói " đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 h, đến 8 h 05’ thì đoàn tàu đến Huế" thì số đo khoảng thời gian trôi là 8 h 05’ – 0 h =
8 h 05’, trùng với số chỉ thời điểm.
18. Một người chỉ đường cho một khách du lịch như sau. “Ông hãy đi dọc theo phố Nguyễn Thị Thập đến cuối đường. Đứng tại đó,
nhìn hướng Tây Bắc, ông sẽ thấy tòa nhà màu vàng rất cao đó chính là khách sạn H”. Người chỉ đường đã xác định vị trí của
khách sạn H theo cách nào?
A. Cách dùng đường đi và vật làm mốc. B. Cách dùng các trục tọa độ.
C. Cách dùng đường đi và trục tọa độ. D. Cách dùng đường đi, vật làm mốc và trục tọa độ.

Người chỉ đường đã dùng cả hai cách:


+ Dùng vật làm mốc: Ông hãy đi dọc theo phố này đến bờ một hồ lớn.
+ Dùng các trục toạ độ: Nhìn sang bên kia hồ theo hướng Tây Bắc.
19. "Lúc 10 giờ 20 sáng nay, đoàn tàu đang chạy trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, cách ga Hà Nội 7 km". Việc xác định vị trí của
đoàn tàu như trên còn thiếu yếu tố nào?
A. Mốc thời gian. B. Vật làm mốc.
C. Thước đo và đồng hồ. D. Chiều chuyển động của đoàn tàu.

+ Mốc thời gian là lúc 10h20.


+ Vật mốc là ga Hà Nội.
+ Khoảng cách 7 km và thời gian 10h20 thể hiện có thước đo và đồng hồ.
→ Việc xác định vị trí đoàn tàu còn thiếu chiều chuyển động của đoàn tàu.
20. Để khảo sát chuyển động của một vật nặng được thả rơi tự do từ độ cao 5m thì hệ quy chiếu nào dưới đây được cho là phù hợp?
A. Hệ tọa độ Ox, với gốc O là vị trí vật nặng được thả. B. Gốc thời gian là lúc vật bắt đầu được thả rơi.
D. Hệ tọa độ Ox, với gốc O là vị trí vật nặng được thả và
C. Hệ tọa độ Ox, với gốc O là vị trí vật nặng được thả và
có chiều hướng xuống dưới; gốc thời gian là lúc vật bắt
có chiều hướng xuống dưới.
đầu được thả rơi.
Hệ quy chiếu phù hợp:
+ Chọn hệ tọa độ: hệ tọa độ Ox, với gốc O là vị trí vật nặng được thả và có chiều hướng xuống dưới
+ Chọn gốc thời gian: gốc thời gian là lúc vật bắt đầu được thả rơi.
21. Để xác định hành trình của một con tàu trên biển, người ta không dùng thông tin nào dưới đây?
A. Kinh độ của con tàu tại mỗi điểm. B. Vĩ độ của con tàu tại điểm đó.
C. Ngày, giờ con tàu đến điểm đó. D. Hướng đi của con tàu tại điểm đó.

Trang 5/7
Để xác định hành trình của một con tàu trên biển, người ta không dùng thông tin về hướng đi của con tàu tại điểm đó là vì khi ở
trên biển, họ không thể xác định được các hệ quy chiếu chính xác theo hướng đi của con tàu tại điểm đó.
22. Trong các cách chọn hệ trục tọa độ và mốc thời gian dưới đây, cách nào thích hợp nhất để xác định vị trí của một máy bay đang
bay trên đường dài?
A. Khoảng cách đến ba sân bay lớn; t = 0 là lúc máy bay B. Khoảng cách đến ba sân bay lớn; t = 0 là 0 giờ quốc
cất cánh. tế.
C. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là D. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là 0
lúc máy bay cất cánh. giờ quốc tế.

Để xác định vị trí của một máy bay đang bay trên đường dài, cần chọn hệ trục tọa độ là kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy
bay; gốc thời gian t = 0 là 0 giờ quốc tế.
23. Đọc văn bản và trả lời câu hỏi 23, 24.
Hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System) là một hệ thống các vệ tinh có khả năng xác định vị trí trên toàn
cầu với độ chính xác khá cao được phát triển bởi bộ quốc phòng Hoa Kỳ trong khoảng đầu 1970. Đầu tiên, GPS được xây dựng
để phục vụ cho các mục đích quân sự, tuy nhiên sau này cho phép sử dụng cả trong lĩnh vực dân sự. GPS bao gồm một mạng
lưới 24 - 32 vệ tinh hoạt động. Để đảm bảo vùng phủ sóng liên tục trên toàn thế giới, các vệ tinh GPS được sắp xếp sao cho 4
vệ tinh sẽ nằm cùng nhau trên 1 trong 6 mặt phẳng quỹ đạo.
Nguyên lý hoạt động cốt lõi của GPS cũng giống như các hệ thống định vị bằng vệ tinh khác là khi xét trong cùng một thời
điểm và xác định được khoảng cách từ điểm đó đến ít nhất 3 vệ tinh thì tọa độ của điểm đó trên mặt đất sẽ được xác định đó là
kinh độ, vĩ độ và độ cao.
Ngoài ra những hệ thống tương tự GPS khác trên thế giới, tất cả đều được gọi là Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GNSS).
GLONASS là hệ thống chòm sao vệ tinh do Nga phát triển. Cơ quan Không gian châu Âu đang tạo ra GALILEO, trong khi
Trung Quốc đang tạo ra BEIDOU, Nhật Bản có QZSS phủ khắp câu Á và châu Đại Dương là IRNSS của Ấn Độ.
Nguồn: Wikipedia Viet Nam
Để xác định được vị trí của một vật cần ít nhất bao nhiêu vệ tinh?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Trên đoạn văn bản có. “Xét trong cùng một thời điểm và xác định được khoảng cách từ điểm đó đến ít nhất 3 vệ tinh thì tọa độ
của điểm đó trên mặt đất sẽ được xác định. ”
24. Có bao nhiêu hệ thống định vị được nhắc đến trong đoạn văn bản?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.

Trên đoạn văn bản có nhắc đến 6 hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GPS, GLONASS, GALILEO, BEIDOU, QZSS, INSS.

25. Địa chỉ Hồ Tây được ghi trên bản đồ như hình vẽ. Hỏi tọa độ địa lí của Hồ Tây là bao nhiêu?
A. Vĩ độ 21,05o Bắc – Kinh độ 105,82o Đông. B. Vĩ độ 21,05o Nam – Kinh độ 105,82o Tây.
C. Kinh độ 21,05o Bắc – Vĩ độ 105,82o Đông. D. Kinh độ 21,05o Nam – Vĩ độ 105,82o Tây.
Quy ước cách ghi kinh độ, vĩ độ.
- Vĩ độ viết trước, kinh độ viết sau: 21,05 (Vĩ độ) – 105,82 (Kinh độ).
+ Từ xích đạo về phía Bắc: Vĩ độ mang giá trị dương.
+ Từ xích đạo về phía Nam: Vĩ độ mang giá trị âm.

Trang 6/7
+ Từ kinh tuyến gốc về phía Tây: Kinh độ mang giá trị âm.
+ Từ kinh tuyến gốc về phía Đông: Kinh độ mang giá trị dương.

Trang 7/7

You might also like