Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐỀ LUYỆN 23/2

Phần I: (7 điểm)
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở
đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết:
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác...
Và sau đó, tác giả thấy:
...Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!..."
Câu 1: Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời
của bài thơ ấy.
Tác phẩm : “Viếng lăng Bác” – Tác giả: Viễn Phương.
Tháng 4/1976 khi đất nước đã thống nhất, lăng Bác vừa được khánh thành
Tác giả có dịp cùng đồng bào chiến sĩ miền Nam ra viếng Bác.
Xuất xứ: In trong tập “Như mây mùa xuân”

Câu 2: Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết
cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào?
-Mạch cảm xúc: Theo trình tự không gian, thời gian của chuyến (hành trình) viếng
lăng Bác của tác giả. Ban đầu từ ngoài lăng rồi vào trong lăng và quay trở ra ngoài.
Tác dụng  Việc lựa chọn trình tự đó giúp tác giả bộc lộ được tình cảm kính yêu
(thành kính) của tác giả đối với Bác. Đồng thời nó cũng góp phần làm nổi bật chủ đề tư
tưởng TP
Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ thăm và cụm từ giấc ngủ
bình yên?
- Việc tác giả dùng từ thăm và cụm từ giấc ngủ bình yên là cách sử dụng từ ngữ có
lựa chọn tinh tế, đặc sắc.
+ Từ “thăm” trong câu “Con ở …Bác” là cách nói giảm nói nói tránh thay cho từ
“viếng” để làm vơi đi nỗi đau đớn ẩn sâu trong đáy lòng. Đồng thời, nó còn thể hiện t/cảm
gần gũi, thân thương, kính yêu của nhà thơ đối với vị cha già.
+ Cụm từ “giấc ngủ bình yên” trong câu “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên” là giấc
ngủ giữa vầng trăng sáng, một giấc ngủ đêm bình thường chứ không phải là giấc ngủ
ngàn thu. Biện pháp nói giảm nói tránh qua cụm từ này khiến như Bác vẫn còn sống mãi.
 Như vậy, trong bài thơ, tác giả đã hơn 1 lần sử dụng bp NT nói giảm nói tránh để vơi
bớt đi nỗi đau về sự thật Người đã không còn nữa và cũng là để khẳng định, để bất tử hóa
hình ảnh của Bác trong trái tim mỗi người VN.
Câu 3: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận
quy nạp (có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu
và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng.

Chủ đề: lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng.
Khổ 3.
 Quy nạp: câu chủ đề --câu cuối
Câu đầu:
Trước tiên, mở đầu khổ thơ 3 trong bài thơ “viếng lăng Bác”(sáng tác năm 1976),
hình ảnh “giấc ngủ bình yên” của Bác được tác giả cảm nhận không phải là giấc ngủ mãi
mãi mà là giấc ngủ giữa vầng trăng, giấc ngủ đêm bình thường. Cách sử dụng cụm từ
“giấc ngủ bình yên” là biện pháp nghệ thuật nói giảm nói tránh khiến Bác như vẫn còn
sống mãi.

Câu cuối:
Tóm lại, khổ thơ thứ 3 trong bài thơ "Viếng lăng Bác" ( sáng tác năm 1976 ) thể
hiện lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào tròng lăng.

Phép liên kết lặp: 2 câu liền nhau


Chú thích:
- Đoạn văn quy nạp 12 câu
- Phép lặp: “giấc ngủ bình yên” trong câu 1,2 (______)
- TP BL phụ chú: (sáng tác 1976) ----------
Câu 4: Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép chính xác một câu thơ khác
đã học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.
-“Ngắm trăng” - Hồ Chí Minh
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
- “Cảnh khuya” – Hồ CHí Minh
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
- “Rằm tháng riêng” – HCM
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
- “Đồng chí ” – Chính Hữu
Đầu súng trăng treo
Phần II: (3điểm)
Cho đoạn văn sau:
…“Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh
bại quân tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trân xung yếu. Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố,
chỉ đá bên đông, đấm bên tây, hóa ra thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”.
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Nêu tên tác giả?
Văn bản: “Bàn về đọc sách”
Tác giả: Chu Quang Tiềm
2 . Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Nêu hiệu quả của
những biện pháp tu từ.
- Biện pháp so sánh: chiếm lĩnh học vấn với đánh trận
- Tác dụng: + Nêu bật đc tầm quan trọng của việc cần phải chiếm lĩnh học vấn
+ Khiến lời văn giàu hình ảnh, dễ hiểu, dễ tiếp cận giúp người đọc hình
dung rõ hơn về vai trò của học vấn
2. Bằng một bài văn ngắn (khoảng 1/2 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về
phương pháp đọc sách đúng đắn?
Viết đoạn văn câu 3 phần I và câu 3 phần II

You might also like