Khang Sinh Phenicol Nhom 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

[Type here]

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG


------------

ĐỀ TÀI BÁO CÁO


KHÁNG SINH PHENICOL

SVTH: NGÔ HÀ MINH ANH


TRẦN LAN CHI
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG
PHẠM THỊ MINH HIỀN
NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG THẢO
PHẠM THỊ CẨM TÚ
LỚP: K27DUOC01
GVHD: TS
[Type here]

MỤC LỤC
[Type here]

1. Đại cương

2. Phân loại

Nhóm kháng sinh phenicol bao gồm 2 loại thuốc là thiamphenicol (là kháng sinh
tổng hợp) và cloramphenicol (là kháng sinh tự nhiên). Nhóm kháng sinh này có phổ
kháng khuẩn rộng, bao gồm một số vi khuẩn gram âm như N. gonorrhoeae,
Enterobacteriaceae... và các cầu khuẩn gram dương. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này
cũng có tác dụng trên các chủng vi khuẩn không điển hình như Chlamydia,
Rickettsia, Mycoplasma và các chủng kỵ khí như Clostridium spp., B. fragilis.
2.1 Cloramphenicol
Nguồn gốc:
- Tự nhiên (Streptomyces venezuelae)
- Hiện nay tổng hợp hóa học hoàn toàn
Dạng dùng:
- Alcohol I
- Ester: palmitat, stearat không đắng dùng cho trẻ em; succinate Na, glicinat tan
được dùng tiêm
Cấu trúc:

Tên khoa học: 2,2 –


dicloro – n – [(1r,2r) – 2 – hydroxy – 1 – hydroxymethyl – 2 – (4nitrophenyl) ethyl]
acetamid.

1
[Type here]

Cấu trúc hóa học của Chloramphenicol đơn giản, được các công ty dược phẩm sản
xuất bằng cách tổng hợp hóa học toàn phần mà không cần phải sử dụng phương
pháp lên men sinh học để sản xuất như các kháng sinh nhóm β-lactam.
Bao gồm:

- Nhân benzen p-nitro


- Amino-2-propandiol-1,3
- Dicloracetyl

Độc tính, tai biến:


- Tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, diệt tạp khuẩn ruột, nhiễm
nấm niêm mɞc miệng và âm đɞo
- Máu:
+ Rối loạn tủy xương (dùng lâu ngày, liều cao), dẫn đến thiếu máu, giảm tế bào
lưới. Có thể phục hồi nếu ngưng thuốc
+ Thiếu máu không tái tạo: chỉ cá biệt ở bệnh nhân đặc ứng do di truyền (1/30000).
Không liên quan đến liều lượng, thời gian sử dụng
- Hội chứng xám: ở trẻ sơ sinh do chͩ ức năng chuyển hóa gan thận chưa hoàn chỉnh
-> Chuyển hóa ít, thải trừ chậm, gây tích lũy thuốc. Nôn mửa, thân nhiệt hạ, xám
da, choáng, trụy tim mɞch
- Tai biến loại Herxheimer: ở bệnh nhân thương hàn, brucella, ho gà dùng liều tấn
công mɞnh làm Vk chết quá nhiều, phóng thích hàng loɞt nội độc tố
-> Viêm phúc mạc, xuất huyết ruột, hạ thân nhiệt đột ngột, suy tim mạch trầm
trọng
Chỉ định:
- Chỉ nên dùng khi cần thiết; nhiễm trùng nặng bởi vi khuẩn nhạy cảm mà các
kháng sinh an toàn hơn không hiệu quả
- Thương hàn, phó thương hàn, nhiễm Haemophillus não
- Nhiễm trùng kỵ khí, đặc biệt do Bacteroides
- Viêm kết mạc cấp, nhiễm trùng tuyến lệ, viêm mí mắt do vi khuẩn
Chú ý: - Không dùng kéo dài quá 3 tuần kể cɠ dɞng tɞi chỗ - Làm huyết đồ hồng
cầu lưới ít nhất mỗi 1 tuần trong thời gian trị liệu và 1 tuần sau khi ngưng

2.2 Thiamphenicol
- Hoạt tính yếu hơn, dễ tan trong nước hơn, khó thấm qua màng vi khuẩn hơn
chloramphenicol-.
- Thải trừ qua mật và niệu dưới dạng còn hoạt tính
- Độc tính: Không có nhóm nitro, ít độc hơn cloramphenicol
+Thiếu máu 3 dòng hồng cầu, bɞch cầu, tiểu cầu.
+Thuận nghịch, phục hồi khi ngưng điều trị
Chỉ định:

2
[Type here]

- Nhiễm trùng tiêu hóa do Salmonella, nhiễm trùng hô hấp do những mầm đề kháng
với kháng sinh khác
- Nhiễm trùng gan mật như viêm túi mật cấp, tiết niệu do lậu cầu và những mầm đề
kháng với kháng sinh khác

Cấu trúc:

Thiamphenicol là một dẫn xuất của Chloramphenicol, với nhóm nitro (-NO2) ở vị
trí para (p-nitro) đã được thay thế bằng nhóm sulfomethyl (-SO2CH3).
Bao gồm:
- Nhân benzen p-methyl sulfonyl
- Amino-2-propandiol-1,3
- Dicloracetyl
Tên khoa học: 2,2 – Dicloro – N – [(1R,2R) – 2 – hydroxy – 1 – hydroxymethyl – 2
– (4 – methyl sulphonyl phenyl) ethyl] acetamid.

3. Cơ chế tác động


Trên ribosome chứa ba vị trí gắn tRNA là vị trí A, P và E. Trong đó:
- A là vị trí gắn aminoacyl-tRNA (tRNA có mang amino acid).
- P là vị trí gắn peptidyl-tRNA (tRNA có mang chuỗi polypeptide).
- E (exit) là vị trí gắn tRNA mà được phóng thích sau khi chuỗi polypeptide được
chuyển sang aminoacyl-tRNA.

3
[Type here]

Mỗi vị trí gắn tRNA được hình thành tại giao diện giữa tiểu đơn vị lớn và tiểu đơn vị nhỏ.
Bằng cách này, các tRNA được gắn vào có thể bắt ngang qua khoảng cách giữa trung tâm
peptidyl transferase của tiểu đơn vị lớn và trung tâm giải mã của tiểu đơn vị nhỏ. Đầu 3'
của tRNA được nằm gần tiểu đơn vị lớn và vòng đối mã gần tiểu đơn vị nhỏ. Quá trình
dịch mã được bắt đầu bằng sự gắn của mRNA và một tRNA khởi đầu với tiểu đơn vị nhỏ
tự do của ribosome. Phức hợp tiểu đơn vị nhỏ-mRNA thu hút tiểu đơn vị lớn đến để tạo
nên ribosome nguyên vẹn với mRNA được kẹp giữa hai tiểu đơn vị. Sự tổng hợp protein
được bắt đầu tại codon khởi đầu ở đầu 5' của mRNA và tiến dần về phía 3'. Khi ribosome
dịch mã từ codon này sang codon khác, một tRNA đã gắn amino acid kế tiếp được đưa vào
trung tâm giải mã và trung tâm peptidyl transferase của ribosome.

Kháng sinh nhóm Phenicol (Cloramphenicol) ức chế enzym peptidyl transferase của vi
khuẩn bằng cách thêm một axit amin vào chuỗi polypeptide. Trong giai đoạn kéo dài quá
trình sinh tổng hợp protein ở vi khuẩn, chloramphenicol “đóng băng” các polysome trên
RNA thông tin, nhờ đó cố định peptidyl-tRNA vào ribosome. Đồng thời, Cloramphenicol
cạnh tranh liên kết với tiểu đơn vị 50S của ribosome vi khuẩn với các phân tử liên kết đặc
hiệu với vị trí A (aminoacyl-tRNA và các chất tương tự của nó, ví dụ CACCA-Leu).
Ngược lại, không thấy có sự cạnh tranh với các cơ chất liên kết tại vị trí P (các chất tương
tự peptidyl-tRNA, ví dụ: CACCA-LeuAc hoặc AcPhe-tRNA). Hơn nữa, cả dinucleotide
ApC và axit amin đều không ngăn chặn sự liên kết của chloramphenicol, trong khi cả
puromycin và dinucleotide CpA đều làm được. Do đó, thuốc liên kết ở cùng vùng của vị trí
A với phần CCA được bảo tồn phổ biến của aminoacyl-tRNA.

Kiểm Nghiệm

Cloramphenicol là 2,2-dicloro-N-[(lR,2R)-2-hydroxy-l-(hydroxymethỵl)-2-
(4-nitrophenyl)ethyl] acetamid, được điều chế bằng cách nuôi cấy một số
chủng Streptomyces venezuelae trong môi trường thích hợp và thường được
sản xuất bằng phương pháp tổng hợp. Chế phẩm phải chứa từ 98,0 % đến
102,0% C 11 H 12 Cl12 N 2 O5, tính theo chế phẩm đã làm khô.
Tính chất:
Bột kết tinh màu trắng, trắng xám hoặc trắng vàng hay tinh thể hình kim
hoặc phiến dài. Khó tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 % và trong
propylen glycol, khó tan trong ether, bền vững ở pH ≤ 7.
Dung dịch Cloramphenicol trong ethanol thì hữu tuyền, trong ethyl acetat thì
tả tuyền.
Định tính:

4
[Type here]

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:


Nhóm I: A, B.
Nhóm II: B, C, D, E.
A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ
hấp thụ hồng ngoại của cloramphenicol chuẩn.
B. Điểm chảy từ 149°C đển 153°C (Phụ lục 6.7).
C. Trong phần tạp chất liên quan, vết chính trên sắc ký đồ của 1 μl dung dịch
thử phải tương đương với vết chính của dung dịch đối chiếu (1) về vị trí và
kích thước.
D. Hòa tan khoảng 10 mg chế phẩm trong 1 ml ethanol 50 %, thêm 3 ml
dung dịch calci clorid 1 % và 50 mg bột kẽm (TT), đun nóng trên cách thủy
10 phút. Lọc dung dịch nóng và để nguội. Thêm 0,1 ml benzoyl clorid (TT)
và lắc 1 phút. Thêm 0,5 ml dung dịch sắt (III) clorid 10,5 % (TT) và 2 ml
cloroform (TT), lắc. Lớp nước có màu đỏ tím nhạt đến đỏ tía.
E. Lấy 50 mg chế phẩm vào chén sứ, thêm 0,5 g natri carbonat khan (TT),
đốt trên ngọn lửa trong 10 phút, để nguội. Hòa tan cắn bằng 5 ml dung dịch
acid nitric 2 M (TT) và lọc. Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 ml nước, dung dịch
này phải cho phản ứng (A) của ion clorid (Phụ lục 8.1).
Giới hạn acid – kiềm:
Lắc 0,1 g chế phẩm với 20 ml nước không có carbon dioxyd (TT), thêm 0,1
ml dung dịch xanh bromothymol (TT). Không quá 0,1 ml dung dịch acid
hydrocloric 0,02 N (CĐ) hoặc dung dịch natrỉ hydroxvd 0,02 N (CĐ) được
dùng để làm chuyển màu của chỉ thị.
Góc quay cực riêng
Từ +18,5° đến +20,5° (Phụ lục 6.4). Hòa tan 1,50 g chế phẩm trong ethanol
(TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.
Tạp chất liên quan:
Không được quá 0,5%.
Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel GF 254 .
Dung môi khai triển: Cloroform - methanol - nước (90: 10: 1).
Dung dịch thử: Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong aceton (TT) và pha loãng
thành 10 ml với cùng dung môi.
Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 0,10 g cloramphenicol chuẩn trong aceton
(TT) và pha lõang thành 10 ml với cùng dung môi.
Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 0,5 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 100
ml bằng aceton (TT).
Cách tiến hành:
Chấm riêng biệt lên bản mỏng 1 μl và 20 μl dung dịch thử, 1 μl dung dịch đối
chiếu (1) và 20 μl dung dịch đổi chiếu (2). Triển khai sắc ký cho đển khi dung

5
[Type here]

môi đi được khoảng 15 cm. Làm khô bản mỏng ngoài không khí, kiểm tra
dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Bất kỳ vết phụ nào trên sắc ký
đồ thu được từ 20 μl dung dịch thử không được đậm màu hơn vết chính trên
sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).
Clorid
Không được quá 100 phần triệu (Phụ lục 9.4.5).
Lấy 1,00 g chế phẩm, thêm 20 ml nước và 10 ml acid nitric (TT), lắc trong 5
phút. Lọc qua giấy lọc đã được rửa bằng cách lọc nhiều lần, mỗi lần với 5 ml
nước cho đến khi 5 ml dịch lọc không bị đục khi thêm 0,1 ml acid nitric (TT)
và 0,1 ml dung dịch bạc nitrat 4,25 % (TT). Lấy 15 ml dịch lọc đem thử.
Mất khối lượng do làm khô:
Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6). (1,0 g; 100 °C đến 105 °C).
Tro sulfat:
Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2). Dùng 2,0 g chế phẩm.
Chất gây sốt:
Nếu chế phẩm dùng để pha chế thuốc tiêm truyền mà không xử lý loại chất
gây sốt thì phải đạt yêu cầu phép thử chất gây sốt (Phụ lục 13.4). Tiêm 2,5
ml dung dịch chế phẩm trong nước có nồng độ 2 mg/ml cho mỗi kg cân nặng
thỏ.
Định lượng:
Nguyên tắc
Phương pháp đo quang: mật độ quang ( sự hấp thu ánh sáng đơn sắc) của
một dung dịch tỷ lệ với nồng độ của hoạt chất có trong dung dịch ở bước
sóng cho hấp thu cực đại. Cloramphenicol có hấp thu cực đại ở bước sóng
278 nm nên có thể định lượng bằng phương pháp đo quang.
Hàm lượng cloramphenicol C 11 H 12 Cl12 N 2 O5 trong chế phẩm tính theo công
thức sau:
A × n× 100
C %= 1
E1× p
Trong đó:
A: độ hấp thu
1
E1 (1%, 1cm) = 297
n: 50
p: lượng cân
Chế phẩm phải chứa không ít hơn 98% và không nhiều hơn 102%
C 11 H 12 Cl12 N 2 O5.
Do Cloramphenicol trong công thức phân tử có nhân thơm nên có khả năng
hấp thụ ánh sáng trong vùng tử ngoại, người ta đã áp dụng tính chất này để
xây dựng phương pháp định lượng chúng.
Tính toán

6
[Type here]

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 500,0 ml với cùng
dung môi. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng nước.
Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được tại bước sóng cực đại
278 nm. Tính hàm lượngC 11 H 12 Cl12 N 2 O5 theo A (1%, 1 cm), lấy 297 là giá trị
A (1 %, 1 cm) ở bước sóng 278 nm.
Bảo quản:
Tránh ánh sáng. Nếu chế phẩm là vô khuẩn, bảo quản trong đồ đựng kín,
tránh nhiễm khuẩn.
Nhãn
Phải quy định rõ điều kiện bảo quản. Phải ghi rõ nếu chế phẩm không có
chất gây sốt.
Loại thuốc:
Kháng khuẩn.
Chế phẩm:
Viên nén, nang, thuốc nhỏ mắt.

You might also like