Bài tập Cơ sở Văn hóa Việt Nam

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

NGÔ ĐỨC THIỆN – 22CNA05 – 411220184 – lớp Cơ sở Văn hóa Việt Nam

ĐỀ BÀI: So sánh sự giống và khác nhau về văn hóa giữa vùng Tây Bắc và Việt Bắc.
Bài làm:
Vùng Tây Bắc và Việt Bắc đều là những vùng địa lí nằm ở phía bắc của Việt Nam, cả hai đều
có những nét tương đồng nhưng đồng thời cũng sở hữu nhiều đặc trưng văn hóa riêng. Về
điểm giống nhau, trước tiên nằm ở văn hóa ăn - mặc - ở hay văn hóa vật chất, người dân ở cả
hai vùng đều xem gạo tẻ là lương thực chính, còn gạo nếp là lương thực truyền thống; cơ cấu
bữa ăn cũng giống người Việt khi có đầy đủ cơm, rau, cá (thịt) đồng thời có sự sáng tạo về
mặt chế biến lẫn khẩu vị, ẩm thực nổi tiếng với các món làm từ thịt trâu, cá suối. Ngoài ra, cư
dân ở hai vùng đều có cách ăn mặc tương đối giống nhau, đặc biệt trang phục ở nữ giới khá
đa dạng và phong phú với thắt lưng, khăn đội đầu, trang sức (vòng kiềng, lắc tay),... Không
những vậy, ở vùng Tây Bắc và Việt Bắc đều xây nhà sàn là chủ yếu với mục đích không chỉ
che mưa che nắng mà còn bảo vệ đồng bào dân tộc khỏi sự tấn công của thú dữ. Về văn hóa
tinh thần, các dân tộc ở cả hai vùng đều có tín ngưỡng với nước - đặc điểm chung của người
làm nông nghiệp đồng thời cũng có sự pha trộn giữa tín ngưỡng vạn vật hữu linh, thờ cúng tổ
tiên,... Người dân của vùng đều có một kho tàng văn hóa nghệ thuật riêng với ngôn từ giàu có
và đủ thể loại như tục ngữ, thành ngữ, đồng giao, truyện cổ tích,...
Tuy nhiên mỗi vùng cũng có những nét văn hóa đặc trưng riêng. Nếu như văn hóa Thái nổi
lên như một sắc thái văn hóa đại diện cho văn hóa Tây Bắc, thì văn hóa Tày – Nùng giữ vai
trò chủ thể và có ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa của các tộc người khác ở Việt Bắc. Trước
tiên về văn hóa vật chất, đặc biệt là ẩm thực, người Thái (Tây Bắc) nổi tiếng với những món
nộm, nhúng, ướp muối từ thịt, cá tươi; thích các món nướng, sấy rồi mới đến canh, xào, luộc;
ưa thức ăn cay, chua, đắng và ít dùng các món ngọt, lợ, đậm nồng,... và hay uống rượu cần,
rượu cất. Trong khi đó thì người Tày, Nùng (Việt Bắc) một mặt có những sáng tạo, một mặt
tiếp thu các kĩ thuật chế biến của các dân tộc lân cận như Hoa, Việt,..; khác với dân tộc Thái,
người dân Việt Bắc lại ưu thích những món ăn có vị ngọt từ ngô (mèn mén, rượu ngô,...), vị
đậm đà của thịt trâu, lợn (thắng cố, thịt trâu gác bếp, lợn quay Lạng Sơn,...), vị thơm bùi của
hạt dẻ và chè (trà). Ngoài ra, trang phục của người Thái nhìn chung có phần cầu kì và nhiều
màu sắc hơn so với người Tày, Nùng, đặc biệt ở nữ giới; nếu như người Thái ở nhà sàn với
nhiều loại dáng vẻ khác nhau thì người Tày, Nùng ngoài nhà sàn ra thì nhà đất đang xuất hiện
ngày một nhiều và có rất nhiều thay đổi so với nhà sàn về qui mô, kết cấu, bố cục bên trong.
Nhắc đến sự khác biệt về văn hóa hai vùng thì không thể không nhắc đến sự khác biệt về văn
hóa tinh thần. Đối với người Thái vốn có thái độ kính trọng với rừng, với nước gắn liền với
văn hóa nông nghiệp thung lũng được đúc kết qua câu thành ngữ :“Mương – Phai – Lái –
Lịn”; còn đối với người dân Việt Bắc, các tôn giáo lớn như Khổng Giáo, Phật Giáo, Đạo
Giáo đều có ảnh hưởng nhất định đến đời sống tâm linh của người dân nơi đây. Không dừng
lại ở đó, nghệ thuật múa dân tộc và trang trí trang phục cũng là một nét đặc trưng của vùng
Tây Bắc với lễ hội tiêu biểu là lễ hội Hoa Ban vào tháng 2 âm lịch hàng năm, còn đối với
vùng Việt Bắc nổi tiếng với loại hình diễn xướng dân gian hát then – đàn tính , ngoài ra một
trong những nét văn hóa đặc trưng nhất là lễ hội truyền thống, đặc biệt là lễ hội Lồng Tồng
(hội xuống đồng), hội Nhảy lửa. Ngoài ra một điểm khá đặc biệt của vùng văn hóa Việt Bắc
là hình thành một bộ phận nhà văn viết bằng chữ viết dân tộc như Hoàng Đức Hậu, Nông
Quốc Chấn, Bản Tài Đoàn,...
Cả hai vùng Tây Bắc và Việt Bắc đều có những nét tương đồng của người vùng núi đồng thời
cũng tồn tại những điểm đặc trưng văn hóa riêng biệt của từng vùng. Hai vùng Tây Bắc và
Việt Bắc nói riêng và các vùng văn hóa khác nói chung đều góp phần tô đậm cho sự đa dạng
và phong phú trong bản sắc dân tộc của người Việt, là cốt lõi cho sự phát triển toàn diện của
toàn dân tộc, và là cội nguồn đáng được gìn giữ và phát huy.

You might also like