Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

I.

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc đoạn trích dưới đây:
Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản
chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường.

(…) Hosokawa Morihiro từng là Thủ tướng Nhật Bản cách đây vài nhiệm kỳ, nhưng đến
năm 60 tuổi, ông rời chính trường và về sống ở một thung lũng thuộc tỉnh Kanagawa. Tại đó,
ông trồng rau và học làm gốm. Hosokawa nói một trong những điều ông thích ở nghề gốm là
nó khiến ông chỉ tập trung vào cái mình đang thực hiện và “một khi tôi đã quyết chuyện gì là
tôi theo đuổi cho tới cùng”. Ông học làm gốm cơ bản và chỉ làm những tách trà nhỏ theo kiểu
xưa, nhưng ông làm rất chuyên tâm và cuối cùng đã tổ chức triển lãm những tác phẩm của
mình như một nghệ sĩ thực thụ.

Nghệ nhân gốm Morihiro đã khiến tôi nhận ra rằng xã hội này tốt đẹp hơn không phải bởi
tất cả đều trở nên danh tiếng và giàu có, mà bởi mỗi người chúng ta (dù nổi tiếng hay vô danh)
đều làm công việc của mình một cách chuyên tâm và tự hào. Hosokawa đã là một chính trị gia
tận tâm khi ở trên đỉnh cao danh vọng, và khi là một thợ gốm học việc, ông vẫn tận tâm như
vậy.

Rốt cuộc thì đó mới chính là điều đáng để chúng ta theo đuổi: được chuyên tâm với công
việc mà mình yêu thích. Đó là bí quyết của thành công. Và đó cũng là bí quyết của hạnh phúc.
Phải vậy không?

(Phạm Lữ Ân - Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2018, tr.161 và tr.162)

Thực hiện các yêu cầu:


Câu 1: Đoạn trích trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?
Câu 2: Theo nhân vật tôi, điều gì sẽ khiến xã hội này tốt đẹp hơn?
Câu 3: Qua đoạn trích, anh / chị có cảm nhận gì về con người nguyên thủ tướng Nhật Bản và
cũng là nghệ nhân gốm Hosokawa Morihiro?
Câu 4: Hãy trả lời câu hỏi mà tác giả đã đặt ra ở cuối đoạn trích: Rốt cuộc thì đó mới chính là
điều đáng để chúng ta theo đuổi: được chuyên tâm với công việc mà mình yêu thích. Đó là bí
quyết của thành công. Và đó cũng là bí quyết của hạnh phúc. Phải vậy không? (Trả lời trong
khoảng 5 đến 7 dòng)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)


Vẻ đẹp hình tượng người anh hùng được khắc hoạ trong bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của
Phạm Ngũ Lão (SGK Ngữ Văn 10, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 115).
----- HẾT -----
Chú ý: Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

PHẦN NỘI DUNG ĐIỂM


I ĐỌC HIỂU 3, 0
Câu 1. Đoạn trích trên có sự kết hợp giữa hai phương thức biểu đạt: 0,5
nghị luận và tự sự.
Câu 2. Theo nhân vật tôi, điều khiến xã hội này tốt đẹp hơn chính là 0,5
mỗi người chúng ta (dù nổi tiếng hay vô danh) đều làm công việc của
mình một cách chuyên tâm và tự hào.
Câu 3. Học sinh nêu cảm nhận của mình. Có thể theo định hướng sau: 1,0
nguyên thủ tướng Nhật Bản và cũng là nghệ nhân gốm Hosokawa
Morihiro là người tận tâm trong công việc, giản dị trong lối sống;
ngoài ra ông còn là người quyết đoán, kiên trì, dám đặt ra mục tiêu và
theo đuổi mục tiêu đến cùng.
Câu 4: Học sinh tự do nêu quan điểm, có thể trả lời đồng ý hoặc 1,0
không đồng ý miễn sao hợp lý, có sức thuyết phục và tránh ý nghĩ tiêu
cực. Giáo viên căn cứ vào bài làm thực tế của học sinh để chấm điểm
II LÀM VĂN 7,0
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, 1,0
kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết
bài kết luận được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hình tượng người anh hùng
trong bài thơ Tỏ lòng (Thuận hoài) của Phạm Ngũ Lão; triển khai vấn
đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận;
kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Dưới đây là các ý chính:
a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật 0,5
b. Nêu cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật: Học sinh có thể nêu cảm 3,5
nhận về nhân vật theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật:
- Các vẻ đẹp của nhân vật
+ Tư thế hiên ngang
+ Khí thế hùng dũng
+ Chí lớn, tình sâu, nhân cách cao đẹp
- Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật: Dùng những hình ảnh biểu tượng hàm
súc, có ý nghĩa sâu xa.
c. Đánh giá: 1,0
- Qua vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng, thấy được vẻ đẹp của cả
một thời đại với sức mạnh và khí thế hùng dũng.
- Hình tượng người anh hùng là một hình tượng đẹp trong sáng tác
Phạm Ngũ Lão nói riêng và trong văn học thời Lí Trần nói chung.
3. Thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ 0,5
về vấn đề nghị luận; sáng tạo trong diễn đạt,…
4. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu,… 0,5
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,0

Lưu ý:
- Những nội dung ở trên là gợi ý để giáo viên tham khảo. Cần linh hoạt khi chấm bài.
- Được giảm trừ tối đa 50% điểm của bài thi nếu học sinh mắc phải quá nhiều lỗi trình
bày, diễn đạt, chính tả,…

You might also like