Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 36

ênỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT


KHOA KINH TẾ
š¯›

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN HỌC: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
ĐỀ TÀI: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp về trách nhiệm xã hội của
Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam.

GVHD: LÊ ĐÌNH PHÚ


Lớp: HK1.CQ.03
Danh Sách nhóm:

Thái Nguyễn Tiến Vũ 1923401010340

Nguyễn Văn Trung 1923401010399

Phạm Văn Hùng 1923401010249

BÌNH DƯƠNG, tháng 11 năm 2021

i
KHOA KINH TẾ
CTĐT QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN

Tên học phần: Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp
Mã học phần: QT128
Lớp/Nhóm môn học: HK1.CQ.03
Học kỳ 1 Năm học: 2021 - 2022
Danh sách nhóm SV:
- Thái Nguyễn Tiến Vũ: 1923401010340
- Nguyễn Văn Trung: 1923401010399
- Phạm Văn Hùng: 1923401010249
Tên đề tài: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp về trách nhiệm xã hội của
Công ty TNHH Nhà máy bia Heiniken Việt Nam
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)

TT Tiêu chí đánh giá Điểm Điểm đánh giá


tối đa Cán bộ Cán bộ Điểm
chấm 1 chấm 2 thống
nhất
1 Phần mở đầu 0.5 đ ….
2 Chương 1 cơ sở lý thuyết 1.5 đ
3 Chương 2 mục 2.1 thưc trạng 2.0đ
4 Chương 2 mục 2.2 Uu, khuyết điểm 1.5đ
5 Chương 3 Đề xuất giải pháp 1.5 đ
6 Kết luận + TLTK 1.0đ
7 Hình thức trình bày 1.0đ
8 Chỉnh sửa ĐC + tră lời câu hỏi vấn đáp 1.0đ
Điểm tổng cộng 10

ii
Bình Dương, ngày tháng năm 2021

Cán bộ chấm 1 Cán bộ chấm 2

iii
RUBRICS TIỂU LUẬN

MÔN: ĐĐ&VHDN

TÊN
KÉM TRUNG BÌNH KHÁ GIỎI
MỤC

Không có hoặc chỉ


Có nhưng không đầy Có đầy đủ và đúng Có đầy đủ, đúng và
có một đến hai
đủ và đúng các mục: các mục: hay các mục:
trong các mục:
- Lý do chọn đề tài - Lý do chọn đề tài - Lý do chọn đề tài
- Lý do chọn đề tài
tiểu luận; tiểu luận; tiểu luận;
tiểu luận;
- Mục tiêu nghiên - Mục tiêu nghiên - Mục tiêu nghiên
- Mục tiêu nghiên
cứu; cứu; cứu;
A.Phần cứu;
mở đầu: - Đối tương nghiên - Đối tương nghiên - Đối tương nghiên
- Đối tương nghiên
cứu; cứu; cứu;
(0,50 cứu;
điểm) - Phạm vi nghiên - Phạm vi nghiên - Phạm vi nghiên
- Phạm vi nghiên
cứu; cứu; cứu;
cứu;
- Phương pháp - Phương pháp - Phương pháp
- Phương pháp
nghiên cứu; nghiên cứu; nghiên cứu;
nghiên cứu;
- Ý nghĩa đề tài; - Ý nghĩa đề tài; - Ý nghĩa đề tài;
- Ý nghĩa đề tài;
- Kết cấu tiểu luận - Kết cấu tiểu luận - Kết cấu tiểu luận
- Kết cấu tiểu luận
(0,15 - 0,3 điểm) (0,35 - 04 điểm) (0.45 - 0,5 điểm)
(0,0 – 0.1) điểm)

B. Phần
nội dung:
(6,5

điểm)

iv
Chương 1: Không Trình bày cơ Chỉ trình bày cơ sở Trình bày cơ sở lý Trình bày đầy đủ cơ
sở lý thuyết và
Các lý lý thuyết hoặc trình thuyết và các dữ liệu sở lý thuyết và các dữ
không trình bày các
thuyết liên dữ liệu khác liên bày các dữ liệu khác khác liên quan liệu khác liên quan và

quan đến quan với đề tài tiểu liên quan với đề tài nhưng chưa đầy đủ phù hợp với đề tài

đề tài tiểu luận với đề tài tiểu luận tiểu luận


luận

(1,5 điểm) ( 0,1 - 0,5 điểm). (0,6 - 1,0 điểm). (1,1 - 1,5 điểm).
(0,0 điểm).

Chương 2:

(3,5điểm)

Trình bày, mô tả Trình bày, mô tả


2.1 Thực chưa đầy đủ , số liệu trung thực, thực Trình bày, mô tả đầy
trạng về Không trình bày, chưa đáng tin cậy trạng về vấn đề đủ, trung thực, thực
vấn đề mô tả thực trạng về thực trạng về vấn đề được nêu trong tiểu trạng vấn đề được
được nêu vấn đề được nêu được nêu trong tiểu luận của nhóm thực nêu trong tiểu luận
trong tiểu trong tiểu luận luận của nhóm thực hiện nghiên cứu, tìm của nhóm thực hiện
luận hiện nghiên cứu, tìm hiểu nhưng chưa nghiên cứu, tìm hiểu
(0,0 điểm).
hiểu đầy đủ
(2,0 điểm) (1,6 - 2,0 điểm).
(0,1 - 1,0 điểm). (1,1 - 1,5 điểm).

2.2. Đánh Không trình bày Có nêu nhưng không Nêu và Phân tích Nêu và phân tích
giá ưu, những ưu, khuyết phân tích đánh giá đánh giá nhưng chưa đánh giá đầy đủ
khuyết điểm, (hoặc thuận lợi chưa đầy đủ hoặc đầy đủ hoặc không những ưu, khuyết
điểm, khó khăn) của vấn không phù hợp phù hợp những ưu, điểm, mặt tích cực và
(hoặc đề đang nghiên cứu những ưu, khuyết khuyết điểm, mặt tích hạn chế hoặc thuận
thuận lợi điểm, mặt tích cực và cực và hạn chế hoặc lợi, khó khăn vấn đề
(0,0 điểm).
khó khăn) hạn chế hoặc thuận thuận lợi, khó khăn đang nghiên cứu
của vấn lợi, khó khăn
(0,35 - 0,65 điểm) (0.7 - 1,0 điểm).
đề đang

v
nghiên
cứu (0,1 - 0,3 điểm)

(1,0 điểm)

Nêu và Phân tích


2.3. Có nêu nhưng không Nêu và phân tích
đánh giá nhưng chưa
Nguyên Không trình bày phân tích đánh giá đánh giá đầy đủ
đầy đủ hoặc không
nhân ưu, những nguyên nhân chưa đầy đủ hoặc những nguyên nhân
phù hợp những
khuyết của những ưu, khuyết không phù hợp của những ưu, khuyết
nguyên nhân những
điểm, điểm, (hoặc thuận lợi những ưu, khuyết điểm, mặt tích cực và
ưu, khuyết điểm, mặt
(hoặc khó khăn) của vấn điểm, mặt tích cực và hạn chế hoặc thuận
tích cực và hạn chế
thuận lợi đề đang nghiên cứu hạn chế hoặc thuận lợi, khó khăn vấn đề
hoặc thuận lợi, khó
khó khăn) lợi, khó khăn đang nghiên cứu
(0,0 điểm). khăn
(0.5 điểm) (0,1 - 0,2 điểm) (0.4 - 0,5 điểm).
(0,25 - 0,35 điểm)

Trình bày chưa đầy Trình bày các giải


Trình bày các giải Trình bày đầy đủ các
đủ các giải pháp và pháp cụ thể, hợp lý,
pháp cụ thể, hợp lý, giải pháp cụ thể, hợp
Chương không hợp lý hợp lý, nhưng chưa khả thi
khả thi để giải quyết lý, khả thi để giải
3: Đề xuất không khả thi để giải và đầy đủ để giải
các các vấn đề còn quyết các các vấn đề
các giải quyết các các vấn đề quyết các các vấn đề
tồn tại, hạn chế và còn tồn tại, hạn chế
pháp còn tồn tại, hạn chế còn tồn tại, hạn chế
phát huy những việc và phát huy những
và phát huy những và phát huy những
(1,5 điểm) việc đã làm được đã làm được theo việc đã làm được theo
việc đã làm được
phân tích tại chương 2 phân tích tại chương
theo phân tích tại theo phân tích tại
nhưng chưa đầy đủ 2
chương 2 chương 2
(0,6 - 1,0 điểm) (1,1 - 1,5 điểm)
(0,1 - 0,25 điểm) (0,3 - 0,5 điểm)

C. Phần Không trình bày Trình bày tương đối Trình bày, hợp lý Trình bày đúng đầy
kết luận, phẩn kết luận và hợp lý phẩn kết luận phẩn kết luận nhưng đủ, hợp lý phẩn kết
Tài liệu phần tái liệu tham và ghi tương đối chứa đầy đủ và ghi luận và ghi đúng quy
tham khảo, hoạch ghi đúng quy định về đúng quy định về định về phần tái liệu
khảo phần tái liệu tham phần tái liệu tham

vi
(1,00 không đúng quy định khảo khảo hoặc ngược lại tham khảo

điểm) (0,00 điểm) (0,1 - 0,50 điểm) (0,6 - 0,75 điểm) (0,8 - 1,00 điểm)

Trình bày đúng quy


định theo hướng dẫn , Trình bày đúng quy
Trình bày không mẫu trang bìa, Sử định theo hướng dẫn ,
Trình bày đúng quy
đúng quy định theo dụng khổ giấy A4, in mẫu trang bìa, Sử
định theo hướng
hướng dẫn , mẫu dọc, cỡ chữ 12 – 13, dụng khổ giấy A4, in
dẫn , mẫu trang bìa,
trang bìa, Sử dụng font chữ Times New dọc, cỡ chữ 12 – 13,
Sử dụng khổ giấy
khổ giấy A4, in dọc,
A4, in dọc, cỡ chữ 12 Roman; khoảng cách font chữ Times New
cỡ chữ 12 – 13, font
– 13, font chữ Times dòng 1,5 line; lề trái 3 Roman; khoảng cách
chữ Times New
D. Hình New Roman; khoảng cm, lề phải 2 cm, lưới dòng 1,5 line; lề trái
Roman; khoảng cách
thức cách dòng 1,5 line; lề trên 2cm, lề dưới 3cm, lề phải 2 cm,
dòng 1,5 line; lề trái 2,5cm. thủ thuật trình lưới trên 2 cm, lề
trình trái 3 cm, lề phải 2
3 cm, lề phải 2 cm,
bày: cm, lưới trên 2 cm, lề bày văn bản đúng quy dưới 2,5cm. thủ thuật
lưới trên 2 cm, lề
dưới 2,5cm. thủ thuật định trình bày văn bản
(1,00 dưới 2,5cm. thủ thuật đúng quy định ........
trình bày văn bản ........
điểm) trình bày văn bản
đúng quy định ........ Số trang của Tiểu
đúng quy định ........ Số trang của Tiểu
Số trang của Tiểu luận tối thiểu 15
Số trang của Tiểu luận tối thiẻu15 trang.
luận < 15 trang. trang. Tối đa 25 trang
luận < 15 trang. Tối đa 25 trang Có

Không có minh họa minh họa bằng biển, Có minh họa bằng
Không có minh họa
bằng biển, bảng, hình bảng, hình ảnh nhưng biển, bảng, hình ảnh
bằng biển, bảng, hình không nhiều, không rõ ràng, sắc nét
ảnh
ảnh sắc nét
(0,3 - 0,5 điểm) (0,8 - 1,0 điểm)
(0,1 - 0,25 điểm) (0, 6 - 0,75

điểm)

E. Điểm Sinh viên không trình Sinh viên trình cho Sinh viên trình cho Sinh viên trình cho
hoạt cho giảng viên chỉnh giảng viên chỉnh sữa giảng viên chỉnh sữa giảng viên chỉnh sữa

vii
động,
chuyên
và duyệt đề cương tối và duyệt đề cương tối và duyệt đề cương tối
cần chỉnh sữa và duyệt đề
thiểu 1 lần và nộp bài thiểu 2 lần và nộp bài thiểu 3 lần và nộp bài
sửa bài cương
đúng thời hạn đúng thời hạn đúng thời hạn
viết:
(0.0 điểm)
(0,1 - 0,50 điểm) (0,6 - 0,75 điểm) (0,8 - 1,00 điểm)
(1,00
điểm )

TỔNG

CỘNG

10 ĐIỂM

viii
Mục Lục
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................1
2.1. Mục tiêu tổng quan...................................................................................................1
2.2. Mục tiêu cụ thể..........................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................2
6. Ý nghĩa đề tài................................................................................................................2
6.1. Ý nghĩa khoa học.......................................................................................................2
6.2. Ý nghĩa thực tiễn.......................................................................................................3
7. Kết cấu đề tài................................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.........................................................................................4
1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp..........................................................4
1.2 Nội dung của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp...............................................4
1.3 Vai trò của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp..................................................5
1.4 Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội.....................................................................6
1.5. Đối tượng trách nhiệm xã hội kinh doanh..............................................................6
1.6. Các nhân tố ảnh hưởng ảnh đến trách nhiệm xã hội kinh doanh........................7
1.7. Tác dụng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội kinh doanh...............................8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY TNHH
NHÀ MÁY BIA HEINEKEN VIỆT NAM......................................................................10
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam......................10
2.2. Thực trạng về trách nhiệm xã hội của Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken
Việt Nam.........................................................................................................................12
2.2.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với các cổ đông..............................14
2.2.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với các nhà cung ứng....................14
2.2.3. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động........................16
2.2.4. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với cộng đồng................................16
2.3. Đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty TNHH Nhà máy Bia
Heineken Việt Nam........................................................................................................18
2.3.1. Ưu điểm.................................................................................................................18
2.3.2. Nhược điểm...........................................................................................................20
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP......................................................21
3.1. Bài học kinh nghiệm từ thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty TNHH Nhà
máy Bia Heineken Việt Nam.........................................................................................21
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 21
KẾT LUẬN.........................................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................25
MINH CHỨNG GIẢNG VIÊN CHỈNH SỬA BÀI VIẾT..............................................27

ix
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Một vấn đề mà xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng đang rất được quan
tâm và chú trọng là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đó được hiểu là đảm bảo
của công ty trong việc góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững bằng cách nâng
cao chất luợng cuộc sống của con người, cũng như toàn xã hội, từ đó mang lại lợi
ích cho sự phát triển chung cho công ty cũng như là đối với xã hội
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được xem là yêu cầu quan trọng để công
ty có sự phát triển có thể so sánh được với các công ty trong nước, cũng như phù
hợp với nền kinh tế thế giới.
Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam là thành viên của Tập đoàn
Heineken, nhà sản xuất bia hiện diện tại nhiều quốc gia nhất trên thế giới. Xuất xứ
từ Hà Lan, Heineken là một công ty gia đình với lịch sử hơn 150 năm, sản xuất và
phân phối trên 300 nhãn hiệu bia và nước táo lên men tại hơn 190 quốc gia. Được
thành lập vào năm 1991, đến nay Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam
vận hành 6 nhà máy bia tại Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thành phố Hồ Chí
Minh, Vũng Tàu và Tiền Giang và 9 văn phòng thương mại trên khắp Việt Nam.
Tại Việt Nam, Heineken sản xuất và phân phối các nhãn hiệu bia: Heineken, Tiger,
Larue, BGI, BIVINA, Desperados, Affligem và nước táo lên men Strongbow.
Heineken Việt Nam được công nhận là doanh nghiệp bền vững nhất tại Việt Nam,
điều đó thể hiện nỗ lực và cam kết “Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn” của Heineken
Việt Nam. Đó là lí do nhóm chúng tôi chọn “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải
pháp về trách nhiệm xã hội của Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam”
để có thể hiểu rõ hơn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và rút ra kết luận, đề
nghị để doanh nghiệp có thể tiến xa hơn.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quan

1
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp về trách nhiệm xã hội của Công ty
TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Thông qua hệ thống hóa cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, tìm
hiểu về thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken
Việt Nam.

Để đánh giá thực trạng trách nhiệm xã hội của Công ty TNHH Nhà máy Bia
Heineken Việt Nam. Từ đó, đưa ra đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

3. Đối tượng nghiên cứu

Trách nhiệm xã hội của Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam.

4. Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam
Thời gian: Từ ngày 26/9/2021 đến ngày 27/10/2021

5. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu: Quan sát và sử dụng dư liệu thứ cấp từ
internet, các trang website của Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam.
Từ đó tiến hành tổng hợp phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp
thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam.

6. Ý nghĩa đề tài

6.1. Ý nghĩa khoa học

Đúc kết và tiếp thu ý kiến khách quan về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp.

2
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Sau khi hoàn thành bài tiểu luận đem lại một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.

7. Kết cấu đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Thực trạng về trách nhiệm xã hội của Công ty TNHH Nhà máy Bia
Heineken Việt Nam

Chương 3: Bài học và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp

3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, theo chuyên gia của Ngân hàng thế giới
được hiểu là “Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền
vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới,
an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển
nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như
phát triển chung của xã hội”.

Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt
một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct –
COC). Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với
xã hội. Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và
giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội.

1.2. Nội dung của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Mấu chốt của lí thuyết trách nhiệm xã hội là ban hành các chính sách thúc đẩy
sự cân bằng đạo đức giữa hai nhiệm vụ là phấn đấu để mang lại lợi nhuận cho công
ty và mang lại lợi ích cho toàn xã hội.

Các chính sách này có thể là việc doanh nghiệp cam kết thực hiện (ví dụ như
làm từ thiện – quyên góp tiền, thời gian hoặc tài nguyên) hoặc giảm thiểu điều gì đó
(ví dụ: các sáng kiến để giảm khí thải nhà kính hoặc tuân thủ các quy định để hạn
chế ô nhiễm). Nhiều công ty, đã biến trách nhiệm xã hội thành một bộ phận quan
trọng trong các mô hình kinh doanh của họ và đã làm được điều đó mà không khiến
lợi nhuận bị suy giảm.

4
Nói chung, trách nhiệm xã hội sẽ hiệu quả hơn khi được công ty tự nguyện
thực hiện, trái ngược với việc bị ép buộc phải làm theo do qui định của chính phủ.
Trách nhiệm xã hội có thể thúc đẩy tinh thần của công ty, và điều này đặc biệt đúng
khi một công ty có thể thu hút nhân viên với bằng các mục đích xã hội của nó.

Trách nhiệm xã hội ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà đầu tư và
người tiêu dùng tìm kiếm các khoản đầu tư không chỉ mang lại lợi nhuận mà còn
đóng góp cho phúc lợi xã hội và môi trường.

1.3. Vai trò của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Thúc đẩy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sống
của người lao động và gia đình họ, đóng góp cho sự phát triển kinh tế bền vững, bảo
vẹ môi trường và sức khỏe cộng đồng được coi là mục tiêu quan trọng để người sử
dụng lao động, người lao động, các nhà quản lý lao động quan tâm thực hiện. Trong
bối cảnh hiện nay, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các donh nghiệp có nhiều cơ hội
xuất khẩu hàng hóa tới những thị trường có tiềm năng có sức tiêu thụ mạnh, để
nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của mình, một trong những việc phải làm là
thực hiện trách nhiệm xã hội. Giá trị thương hiệu và uy tín của donh nghiệp không
chỉ có chất lượng sản phẩm và giá cả hợp lý mà còn phải có ý nghĩa đối với môi
trường và xã hội, điều này giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế,
thực hienj mục tieu kinh doanh lâu dài và bền vững.

Những doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội như việc trả lương cao,
phân phối công bằng, thực hiện đầy đủ chế độ lao động như: bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế và môi trường làm việc thân thiện, an toàn sẽ có khả năng thu hút và giữ
được lao động có tay nghề cao, gắn bó với doanh nghiệp. Ngoài ra, do có yêu cầu
cao về tuân thủ chuẩn mực nên sẽ hình thành một hệ thống quản lý lao động hiệu
quả. Đối với người lao động, việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ tạo điều kiện để
họ phát triển toàn hiện về thế chất và tinh thần do được làm việc trong điều kiện
đảm bảo các quyền lợi, chế độ, môi trường lao động. Mặt khác việc thực hiện trach

5
nhiệm xã hội luôn gắn với việc bảo vệ môi trường nên cộng đồng xã hội cũng được
hưởng lợi từ không gian sạch, đảm bảo an toàn, không có bệnh tật do ô nhiễm môi
trường.

1.4. Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội

Nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp là tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ
người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và
thiên tai… Điều đó là đúng nhưng hoàn toàn chưa đủ, mặc dù các hoạt động xã hội
là một phần quan trọng trong trách nhiệm của một công ty. Quan trọng hơn, một
doanh nghiệp phải dự đoán được và đo lường được những tác động về xã hội và
môi trường hoạt động của doanh nghiệp và phát triển những chính sách làm giảm
bớt những tác động tiêu cực.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn là cam kết của doanh nghiệp đóng
góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ,
cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho
vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển. Nếu doanh nghiệp sản xuất xe
hơi, phải tính toán được ngay cả năng lượng mà cơ sở tiêu thụ và tìm cách cải thiện
nó. Và là doanh nghiệp sản xuất giấy, phải xem chất thải ra bao nhiêu và tìm cách
xử lý nó…

Vì vậy ngày nay một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến mọi
khía cạnh vận hành của một doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía
cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức và lòng bác ái.

1.5. Đối tượng trách nhiệm xã hội kinh doanh

Trách nhiệm kinh tế: Tối đa hóa lợi nhuận, cạnh tranh, hiệu quả và tăng trưởng
là điều kiện tiên quyết bởi doanh nghiệp được thành lập trước hết từ động cơ tìm
kiếm lợi nhuận của doanh nhân. Doanh nghiệp còn là các tế bào kinh tế căn bản của

6
xã hội. Các trách nhiệm còn lại đều phải dựa trên ý thức trách nhiệm kinh tế của
doanh nghiệp.

Trách nhiệm pháp lý: Đây chính là một phần của bản “khế ước” giữa doanh
nghiệp và xã hội. Nhà nước có trách nhiệm đưa các quy tắc xã hội, đạo đức vào văn
bản luật để doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu kinh tế trong khuôn khổ đó một cách
công bằng và đáp ứng được các chuẩn mực và giá trị cơ bản mà xã hội mong đợi.

Trách nhiệm đạo đức: là những quy tắc, giá trị được xã hội chấp nhận nhưng
chưa được đưa vào văn bản luật, do đó tuân thủ pháp luật chỉ được coi là sự đáp ứng
những đòi hỏi, chuẩn mực tối thiểu mà xã hội đặt ra. Doanh nghiệp còn cần phải
thực hiện cả các cam kết ngoài luật. Trách nhiệm đạo đức là tự nguyện, nhưng lại là
trung tâm của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Trách nhiệm từ thiện: là những hành vi của doanh nghiệp vượt ra ngoài sự
mong đợi của xã hội. Điểm khác biệt giữa trách nhiệm từ thiện và đạo đức là doanh
nghiệp hoàn toàn tự nguyện. Nếu doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội
đến mức độ này, họ vẫn được coi là đáp ứng đủ các chuẩn mực mà xã hội mong đợi.

1.6. Các nhân tố ảnh hưởng ảnh đến trách nhiệm xã hội kinh doanh

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, các DN tiêu biểu như: Tập đoàn Mai
Linh, Tập đoàn Duy Lợi, Tập đoàn Bảo Việt, ACB, Sacombank, Vietcombank… đã
chủ động thực hiện trách nhiệm xã hội và nhờ đó thương hiệu của các DN này càng
được khách hàng và cộng đồng xã hội biết đến. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch
Covid-19 còn diễn biến phức tạp, hoạt động sản xuất - kinh doanh còn nhiều khó
khăn, song các DN vẫn thể hiện trách nhiệm xã hội của mình thông qua hàng loạt
các hoạt động thiện nguyện, tài trợ đóng góp, ủng hộ về tài chính để hỗ trợ người
dân.

Thực tế thời gian qua cho thấy, thực hiện trách nhiệm xã hội của DN đang trở
thành một xu hướng phổ biến và ngày càng nhiều nhà quản lý DN coi là hoạt động

7
cần thiết. Có thể thấy, dù hoàn cảnh nào thì những người lãnh đạo có trách nhiệm ở
các DN vẫn nỗ lực tiến hành những hoạt động trách nhiệm xã hội.

Trong những giai đoạn khó khăn như đối mặt với đại dịch Covid-19, lãnh đạo
DN không hẳn mong muốn thu lại lợi ích từ trách nhiệm xã hội trong giai đoạn này,
mà dường như họ coi đó là trách nhiệm đối với cộng đồng, cùng với Chính phủ chia
sẻ, thực hiện trách nhiệm an sinh với người dân và cũng là khách hàng của họ. Về
lâu dài, những hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội sẽ đem lại giá trị cho DN hoặc
ở một thời điểm nào đó sẽ góp phần làm cho hiệu quả hoạt động của DN tốt hơn.

Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, xét trong bối cảnh các DN đang bị
ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 thì tác động tích cực của trách nhiệm xã
hội DN và trách nhiệm lãnh đạo đến hiệu quả hoạt động là không giảm sút, mà còn
tăng lên theo thời gian nếu DN thường xuyên duy trì hoạt động này.

Trách nhiệm lãnh đạo là nhân tố quan trọng và có sự chi phối rất lớn đến hiệu
quả hoạt động của DN. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, một DN có đi đúng lộ
trình và phát triển bền vững hay không thì hầu hết đều phụ thuộc vào trách nhiệm
của lãnh đạo. Lãnh đạo có trách nhiệm sẽ có ý thức trong mọi hành vi và sẽ đưa DN
gặt hái những giá trị to lớn. Phần lớn lãnh đạo DN hành động theo hướng đem lại
nhiều hơn các lợi ích cho cộng đồng và những đối tác có liên quan. Nghĩa là, họ sẽ
thực hiện nhiều hơn các hoạt động thuộc về trách nhiệm xã hội, các hoạt động này
có khả năng khuếch trương thương hiệu và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động.

Có thể khẳng định, trong bối cảnh bùng nổ của nền kinh tế số hiện nay, DN
với lãnh đạo DN có trách nhiệm và thực hiện xuyên suốt hoạt động trách nhiệm xã
hội DN sẽ có nhiều lợi thế hơn những DN khác trong kế hoạch gia tăng hiệu quả
hoạt động, cũng như tiến trình phát triển toàn diện DN.

1.7. Tác dụng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội kinh doanh

8
Ngày nay, bất kỳ tổ chức kinh tế thế giới hoặc xuất khẩu sản phẩm đều phải
tuân thủ các chính sách về trách nhiệm xã hội: Bảo vệ môi trường, sản phẩm là an
toàn đối với người tiêu dùng, có chính sách tôn trọng và đảm bảo lợi ích cho người
lao động,… Doanh nghiệp càng thể hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình thì lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao.

Nếu doanh nghiệp chỉ tập trung vào gia tăng năng suất, doanh thu, lợi nhuận
mà không thực hiện trách nhiệm xã hội thì doanh nghiệp sẽ có thể đối mặt với sự
trừng phạt của pháp luật vì các tiêu chí trên đều được quy định trong pháp luật.

Tuy nhiên, đôi khi sự trừng phạt lớn nhất đối với doanh nghiệp chính là việc bị
người tiêu dùng và cộng đồng “quay lưng”, thái độ “tiêu cực” thậm chí là “tẩy
chay”. Và ngày nay, khủng hoảng truyền thông và xử lý khủng hoảng cho doanh
nghiệp đã trở thành một bài toán khó khi có quá nhiều đối thủ cạnh tranh sẵn sàng
làm tốt hơn để đáp ứng khách hàng của doanh nghiệp bạn.

9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY
TNHH NHÀ MÁY BIA HEINEKEN VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam

Tên Công ty: CÔNG TY TNHH NHÀ MÁY BIA HEINEKEN VIỆT NAM

Hình 1: Logo của Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam

Tên công ty: TNHH Nhà máy Bia Heineken Vietnam

Địa chỉ: Tầng 18&19, Tòa nhà Vietcombank Tower, số 05, Công Trường
Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

Người đại diện: LEONARD CORNELIS JORDEN EVERS

Điện thoại: (028) 3822 2755

Số Fax: (028) 3822 2754

Mã số thuế: 0300831132

Ngày thành lập: 9/12/1991

Loại hình doanh nghiệp: Trách nhiệm hữu hạn

Hỗ trợ ngôn ngữ: Việt Nam

Liên kết: http://heineken-vietnam.com.vn/

10
Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam (Nhà máy Bia
Heineken Việt Nam) được thành lập vào ngày 09/12/1991 , giữa Tổng Công ty
Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty Asia Pacific Breweries Ltd. (“APB”) –
nay là Công ty Heineken Asia Pacific Pte Limited (HEINEKEN Châu Á Thái Bình
Dương)

Nhà máy bia có diện tích 127 hecta tọa lạc tại TP. Hồ Chí Minh, là một
trong những nhà máy bia hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay. Trong
những năm qua , Nhà máy bia Heineken Việt Nam được ghi nhận là một trong
những đơn vị liên tục hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ thuế và hoạt động sản xuất kinh
doanh có hiệu quả cao của TP Hồ Chí Minh. Công ty hiện có hơn 1.600 nhân viên
và tạo hàng ngàn công việc làm cho các nhà cung cấp và đối tác tại Việt Nam. Nhà
máy bia Heineken Việt Nam luôn tích cực trong các hoạt động xã hội từ thiện, phát
triển nguồn nhân lực và luôn đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường.

Ngoài Nhà Máy tại Quận 12, Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam còn sở
hữu các Nhà Máy tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Tiền Giang. Hiện nay, Nhà Máy Bia
Heineken Việt Nam là đơn vị sản xuất và phân phối các nhãn hiệu bia: Heineken,
Tiger, Tiger Crystal, Desperados, Biere Larue, Biere Larue Export, BGI và Bivina
tại Việt Nam.

Từ sự khởi đầu khiêm tốn chỉ với 20 nhân viên, Heineken Việt Nam ngày nay
đã trở thành nhà sản xuất bia lớn thứ hai tại Việt Nam với hơn 3.000 nhân viên. Tại
Việt Nam, Heineken sản xuất và phân phối các nhãn hiệu bia: Heineken, Tiger,
Larue, BGI, BIVINA, Desperados, Affligem và nước táo lên men Strongbow.
Heineken vận hành sáu nhà máy bia trên khắp Việt Nam, tại Hà Nội, Đà Nẵng,
Quảng Nam, Quận 12 Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Tiền Giang.

+ Tầm nhìn: Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành nhà sản xuất bia hàng đầu,
đầy tự hào & có trách nhiệm tại Việt Nam.

11
+ Giá trị cốt lõi: Tôn trọng Con người & Hành tinh, Tận hưởng cuộc sống,
Chất lượng, Khát vọng thành công.

2.2. Thực trạng về trách nhiệm xã hội của Công ty TNHH Nhà máy Bia
Heineken Việt Nam

Ông Leo Evers, Tổng Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Nhà máy Bia
HEINEKEN Việt Nam, chia sẻ: “Cuộc sống có nhiều lựa chọn, những sự lựa chọn
này sẽ định hình nên tính cách, đặc trưng của mỗi cá nhân và tổ chức. Tại
HEINEKEN Việt Nam, chúng tôi chọn phát triển bền vững. Chúng tôi Chọn Sống
Xanh thông qua cam kết quan tâm đến Con người, gìn giữ Hành tinh hướng đến Sự
Thịnh vượng Chung vì một Việt Nam tốt đẹp hơn. Với chiến lược hoạt động theo
định hướng tạo tác động tích cực cho con người, hành tinh và nền kinh tế,
HEINEKEN Việt Nam tiếp tục gắn phát triển bền vững vào chiến lược hoạt động
cốt lõi, đặt ra các chuẩn mực mới trong phát triển bền vững thông qua việc liên tục
cải tiến, đánh giá nghiêm ngặt và báo cáo công khai các kết quả hoạt động của
mình. Chúng tôi tin rằng còn rất nhiều thách thức cần phải vượt qua và rất nhiều
việc cần làm. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan để triển khai các
chiến lược phù hợp. Cùng nhau, chúng ta sẽ góp phần xây dựng nên một Việt Nam
tốt đẹp hơn.”

Chiến lược phát triển bền vững của HEINEKEN Việt Nam tiếp tục tập trung
vào sáu lĩnh vực trọng tâm, mà Công ty có thể mang đến đóng góp lớn nhất tại Việt
Nam: Tuyên truyền uống có trách nhiệm, Bảo vệ nguồn nước, Giảm khí thải CO2,
Hỗ trợ cộng đồng, Nguồn cung ứng bền vững, & Sức khỏe và an toàn.

Các thành tựu nổi bật:

- Quan tâm đến CON NGƯỜI: Năm 2017, HEINEKEN Việt Nam đầu tư 16 tỷ
đồng cho các chiến dịch tuyên truyền Uống Có Trách Nhiệm, tiếp cận 10 triệu
người tiêu dùng thông qua các sự kiện của nhãn hiệu bia Heineken® và Tiger. Đặc
biệt, trong khuôn khổ chiến dịch “Đã Uống Rượu Bia Thì Không Lái Xe”,

12
HEINEKEN Việt Nam tiếp tục chương trình hợp tác lâu dài với Ủy ban An toàn
Giao thông Quốc gia, nhằm tác động thay đổi thói quen tham gia giao thông sau khi
uống rượu bia của người dùng, đồng thời mang đến giải pháp thực tiễn - cung cấp
130.000 phiếu đi taxi miễn phí - giúp người tiêu dùng trở về nhà an toàn sau khi
thưởng thức rượu bia

- Gìn giữ HÀNH TINH: Năm 2017,100% nước thải của HEINEKEN Việt
Nam đều được xử lý đạt và vượt chuẩn và có thể tái sử dụng an toàn cho các mục
đích khác như tưới cây. Các nhà máy của HEINEKEN Việt Nam dẫn đầu về hiệu
suất sử dụng nước trong các nhà máy của HEINEKEN tại khu vực Châu Á Thái
Bình Dương. HEINEKEN cũng đi đầu về áp dụng mô hình nền kinh tế tuần hoàn
trong các hoạt động của mình. Năm 2017, Công ty đã thu mua khoảng 54.000 tấn
vỏ trấu và mùn cưa từ nông dân để tạo ra nhiệt năng phục vụ sản xuất. Với sáng
kiến này 4 trong số 6 nhà máy của HEINEKEN Việt Nam nấu bia bằng 100% năng
lượng tái tạo không phát thải khí carbon. Không những vậy, sáng kiến này giúp
mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân Việt Nam cũng như hỗ trợ phát
triển ngành năng lượng sinh khối ở Việt Nam. Mặt khác, HEINEKEN Việt Nam
cũng liên tục tìm kiếm những sáng kiến mới để tận dụng phế phẩm từ các nhà máy
của mình. Năm 2017, HEINEKEN Việt Nam hầu như không có chất thải cần chôn
lấp trong hoạt động sản xuất – 99,01% phụ phẩm và phế liệu được tái sử dụng hoặc
tái chế, chỉ khoảng gần 1% thất thoát hoặc được đem đi chôn lấp. Thêm vào đó,
HEINEKEN tiếp tục nỗ lực để có thể hoạt động bền vững tối đa trong vận hành
hàng ngày. 100% tủ lạnh mang nhãn hiệu Heineken® trên thị trường đều là tủ lạnh
xanh thân thiện với môi trường. Khu vực đón khách thăm quan bên trong nhà máy
HEINEKEN tại Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh được vận hành bằng 100% năng
lượng mặt trời.

- Vì sự THỊNH VƯỢNG CHUNG: Năm 2017, HEINEKEN Việt Nam đóng


góp 42,3 nghìn tỷ đồng cho nền kinh tế Việt Nam, tương đương với 0,88% tổng
GDP cả nước, tăng so với mức đóng góp 0,75% GDP của năm 2016. Công ty đã hỗ

13
trợ tổng cộng hơn 158.000 việc làm thông qua chuỗi giá trị của mình trên khắp Việt
Nam. HEINEKEN Việt Nam tiếp tục ưu tiên và tối đa hóa việc sử dụng nguồn cung
ứng địa phương bất cứ khi nào có thể với các đối tác tại Việt Nam.

Không dừng lại trong phạm vi các nhà máy và chuỗi giá trị của mình,
HEINEKEN Việt Nam còn lan tỏa văn hóa phát triển bền vững ra toàn xã hội, thông
qua việc khởi động chiến dịch mang tên #ChọnSốngXanh - #WeChooseGreen trên
mạng xã hội Facebook. Qua chiến dịch này, HEINEKEN Việt Nam muốn khuyến
khích cộng đồng cùng chung tay thực hiện các hành động đơn giản và thiết thực
hằng ngày, từ đó góp phần xây dựng một Việt Nam xanh hơn, tốt đẹp hơn. Chiến
dịch này sẽ được khởi động vào cuối tháng 6 trên trang Facebook chính thức của
HEINEKEN Việt Nam tại địa chỉ: https://www.facebook.com/HEINEKENVietnam.

2.2.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với các cổ đông

Trọng tâm trong trách nhiệm của công ty đối với cổ đông là công bố thông tin
minh bạch, điều hành công ty hiệu quả và sử dụng nguồn vốn hợp lý.

Đảm bảo mọi quyền lợi của các cổ đông của công ty: tham dự và phát biểu
trong các cuộc họp, Đại hội đồng cổ đông, có quyền thực hiện các quyền lợi của
mình theo quy định pháp luật. Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác một cách hợp pháp.

2.2.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với các nhà cung ứng

Trải qua một năm đầy thách thức vừa qua, con người – bao gồm nhân viên,
các đối tác thương mại và cộng đồng xã hội – luôn là ưu tiên hàng đầu của chúng
tôi. Trong đó, sức khỏe và sự an toàn của nhân viên là những chủ đề quan trọng
nhất tại HEINEKEN Việt Nam trong suốt năm qua. Tuy nhiên, toàn chuỗi giá trị
của chúng tôi, đặc biệt là các quán ăn và nhà hàng, đã chịu ảnh hưởng đáng kể từ
đại dịch, dẫn đến sự sụt giảm 14% tổng số việc làm mà HEINEKEN Việt Nam gián
tiếp hỗ trợ - so với năm 2019.

14
Không dừng lại ở tư duy linh hoạt trong mọi hoàn cảnh, chúng tôi đã biến
thách thức thành cơ hội để đổi mới sáng tạo. Ngay giữa thời điểm khó khăn do
COVID-19, chúng tôi đã cho ra đời Bia Việt – nhãn hiệu bia mới dành riêng cho
người Việt Nam, tôn vinh tinh thần dân tộc Việt trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Chúng tôi cũng giới thiệu tới người tiêu dùng sản phẩm Heineken® 0.0 (Heineken®
không độ cồn), góp phần cùng nỗ lực ngăn ngừa tình trạng lái xe sau khi uống rượu
bia và ủng hộ Nghị định 100 của Chính phủ.

Nhìn lại một năm đầy thử thách vừa qua, tôi rất vui mừng khi HEINEKEN
Việt Nam đã có những bước tiến đáng tự hào trên hành trình hiện thực hóa những
Mục tiêu Phát triển bền vững đầy tham vọng từ nay đến năm 2025: Sử dụng 100%
năng lượng tái tạo, 100% nước được bù hoàn và Không chất thải chôn lấp. Hiện
chúng tôi đã sử dụng 56% năng lượng tái tạo tại các nhà máy sản xuất, và tái sử
dụng hoặc tái chế đến 99% chất thải và phế phẩm, phụ phẩm. Năm 2020,
HEINEKEN Việt Nam được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
vinh danh là một trong 2 Doanh nghiệp Bền vững nhất Việt Nam. Đây là năm thứ 5
liên tiếp HEINEKEN Việt Nam được xếp hạng trong top 3 của Chương trình này.

Năm 2021 đánh dấu 30 năm hình thành và phát triển của HEINEKEN Việt
Nam. Chúng tôi tự hào vì đã luôn giữ trọn cam kết “Phát triển cùng Việt Nam” ngay
từ những ngày đầu thành lập. Trên hành trình 30 năm sắp tới, HEINEKEN Việt
Nam sẽ “Nâng tầm Cam kết” hướng tới mục tiêu hiện thực hóa tham vọng của
HEINEKEN trên toàn cầu: Đạt mức trung tính các-bon tại tất cả các nhà máy sản
xuất vào năm 2030, và trong toàn bộ chuỗi giá trị vào năm 2040. Tập đoàn cũng đặt
mục tiêu áp dụng hoàn toàn mô hình kinh tế tuần hoàn vào năm 2050. Trong những
năm tới đây, phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội sẽ luôn là tiêu chí cốt lõi
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của chúng tôi, đồng thời là cơ sở vững chắc để
chúng tôi đưa ra mọi quyết định của doanh nghiệp. Vì thế, tôi tin rằng HEINEKEN
Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển bền vững hơn nữa, cùng với sự phát triển của đất
nước và con người Việt Nam

15
2.2.3. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động

Tập đoàn Heineken toàn cầu luôn nhấn mạnh yếu tố con người đóng vai trò
quan trọng trong mọi hoạt động của công ty. Vì vậy, các nhân viên luôn được quan
tâm và giúp đỡ để thỏa mãn đam mê hướng đến thành công trong cuộc sống.
Việc lắng nghe và có hành động cải thiện kịp thời, tích cực, đầy thiện ý của
ban lãnh đạo tại công ty góp phần không nhỏ vào việc giúp người lao động thấy hài
lòng hơn trong môi trường làm việc của mình. Theo đó, công ty liên tục tổ chức
định kỳ những buổi chia sẻ nội bộ, nơi mọi nhân viên được khuyến khích nói lên
suy nghĩ, đóng góp, kiến nghị của mình với ban lãnh đạo.
“Tại Heineken Việt Nam, sự hài lòng và gắn kết của nhân viên luôn là thước
đo hiệu quả cho các chiến lược nhân sự. Trong chiến lược chung của tập đoàn cơ
hội phát triển nghề nghiệp của nhân viên được hoạch định theo một lộ trình cụ thể
rõ ràng bởi chính bản thân họ” ông Đôn cho biết thêm.
Công ty luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi theo nguyện vọng cá nhân để người
nhân viên có thể phát huy hết tiềm năng và sở trường của mình trong môi trường
làm việc. Bởi chỉ có đam mê và yêu thích mới tạo ra những tác động tích cực nhất.

2.2.4. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với cộng đồng

Năm 2017, Heineken Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật, nhất là
các hoạt động vì cộng đồng, thể hiện trách nhiệm xã hội và sự quan tâm đến cộng
đồng của doanh nghiệp. Trong đó đáng kể như mang nguồn nước sạch tới hàng
ngàn người dân Việt Nam, với 19 công trình nước sạch; ủng hộ giúp đỡ 1200 gia
đình chịu ảnh hưởng bởi bão lũ; hợp tác với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và
hãng Uber tuyên truyền về việc “đã uống rượu bia thì không lái xe”, góp phần nâng
cao nhận thức, giúp người tiêu dùng có ý thức hơn, uống có trách nhiệm hơn...

Phát biểu tại buổi gặp mặt, ông Matt Wilson - Giám độc Ngoại vụ Cấp cao của
Heineken Việt Nam cho biết: Trong năm 2017, Heineken Việt Nam đã đạt 10 thành
tựu tiêu biểu, đặc biệt là sự kiện Công ty vinh dự được xếp hạng là doanh nghiệp

16
bền vững nhất Việt Nam trong top 100 doanh nghiệp bền vững được bình chọn bởi
Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI). Chúng tôi được công nhận
là một trong những doanh nghiệp nộp thuế hàng đầu Việt Nam, được bình chọn
trong top 10 doanh nghiệp nơi làm việc tốt nhất Việt Nam. Các thương hiệu của
Heineken Việt Nam ngày càng được nhiều người tiêu dùng Việt Nam yêu mến, điều
đó chứng minh chất lượng tuyệt hảo của sản phẩm khi lần thứ 10 đạt giải thưởng
Heineken toàn cầu. Các thương hiệu của Heineken giữ vững vai trò tiên phong
trong việc tuyên truyền uống có trách nhiệm, truyền tải thông điệp “đã uống rượu,
bia thì không lái xe” tới công chúng, với 130 nghìn chuyến xe miễn phí đưa khách
về nhà an toàn…

Với cam kết trên hành trình “vì một Việt Nam tốt đẹp hơn”, chúng tôi sẽ tiếp
tục thực hiện sử dụng năng lượng sinh khối tại 100% nhà máy, nội địa hóa các
nguyên liệu phục vụ sản xuất, giải quyết việc làm cho 200.000 lao động địa phương,
đóng góp kinh tế đáng kể cho Việt Nam, ước tính khoảng 0,75% GDP của cả nước.
Heineken tập trung vào chiến lược phát triển xanh nhờ các sáng kiến thân thiện với
môi trường, không thải khí carbon, trong đó sử dụng năng lượng sinh khối để nấu
bia… Chiến lược phát triển bền vững của Heineken Việt Nam tập trung vào 6 lĩnh
vực chính: Truyền thông uống có trách nhiệm, Bảo vệ nguồn nước, Giảm phát thải
CO2, Hỗ trợ Cộng đồng, Phát triển Nguồn cung ứng bền vững, ưu tiên nguồn cung
ứng nội địa; và nâng cao Sức khoẻ và An toàn.

Năm 2018, mong muốn có một năm tốt đẹp, tươi sáng, thành công hơn nữa,
Heineken Việt Nam mong nhận tiếp tục nhận được sự hợp tác hiệu quả của các đơn
vị trong việc truyền thông tới người tiêu dùng uống có trách nhiệm, góp phần đưa
các thương hiệu của Heineken tới gần người tiêu dùng Việt Nam hơn nữa.

Trong suốt năm 2020 và cho đến thời điểm hiện tại, khi tôi gửi đến bạn thông
điệp này, chúng ta đã và đang chứng kiến sự biến chuyển và gia tăng không ngừng
của những thách thức từ đại dịch COVID-19. Thế giới đang trải qua những thay đổi

17
chưa từng có từ trước đến nay. Trong bối cảnh này, HEINEKEN Việt Nam không
chỉ chứng minh được nội lực và sự bền bỉ của mình, mà còn cho thấy tầm quan
trọng của việc giữ vững cam kết đồng hành cùng chiến lược phát triển bền vững của
Việt Nam. Trong nỗ lực vượt qua giai đoạn biến động này, chiến lược phát triển bền
vững “Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn” luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của chúng tôi.

HEINEKEN Việt Nam vẫn tiếp tục đồng hành hỗ trợ những người bị tổn
thương và chịu ảnh hưởng bởi COVID-19. Chúng tôi đã khởi xướng các hoạt động
hỗ trợ đối tác kinh doanh khôi phục lại hoạt động sau thời gian giãn cách xã hội, với
chiến dịch phục vụ miễn phí 1,5 triệu chai bia Tiger cho người tiêu dùng, tạo điều
kiện thuận lợi cho các hàng quán thu hút thêm khách hàng sau khi mở cửa trở lại.
Ngoài ra, thông qua các nhãn hiệu Bia Việt và Larue, chúng tôi đã trao tặng 12 tỷ
đồng và 22.000 khẩu trang cho các cán bộ y tế và những người trực tiếp tham gia
phòng, chống dịch cũng như những cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi
COVID-19.

2.3. Đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty TNHH Nhà máy
Bia Heineken Việt Nam

2.3.1. Ưu điểm

Phát triển thịnh vượng vì một Việt Nam tốt đẹp hơn: Năm 2019, HEINEKEN
Việt Nam đã hỗ trợ tạo ra 212.000 việc làm (trực tiếp và gián tiếp) và đóng góp
0,95% tổng GDP của Việt Nam; trong đó gần như toàn bộ vật liệu bao bì được cung
ứng nội địa, tạo giá trị kinh tế lên tới gần 5,7 nghìn tỷ đồng/năm. HEINEKEN Việt
Nam cũng bắt đầu tiến trình chuyển đổi kỹ thuật số bằng cách phân tích dữ liệu từ
nhiều nền tảng khác nhau, giúp thấu hiểu và đáp ứng tốt hơn những nhu cầu và thay
đổi liên tục trong hành vi tiêu dùng đồng thời mang lại nhiều giá trị hơn cho khách
hàng. Nhằm đáp ứng những thay đổi về thị hiếu của người tiêu dùng, HEINEKEN
đã đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình thông qua việc ra mắt Heineken®

18
Silver, đồng thời chuẩn bị cho kế hoạch ra mắt sản phẩm bia không cồn (bia 0.0%
độ cồn) Heineken® 0.0 và nhãn hiệu mới Bia Việt vào đầu năm 2020.

Nâng cao năng lực con người vì một Việt Nam tốt đẹp hơn: Năm 2019,
HEINEKEN Việt Nam tiếp tục đầu tư phát triển nguồn nhân lực, tổ chức gần
125.000 giờ đào tạo cho nhân viên. HEINEKEN Việt Nam cũng tiếp tục nỗ lực
truyền thông uống có trách nhiệm và góp phần thay đổi hành vi lái xe sau khi uống
rượu bia tại Việt Nam. Trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược dài hạn với Ủy
ban An toàn Giao thông Quốc gia, HEINEKEN Việt Nam đã nâng tầm chiến dịch
“Đã uống rượu bia, Không lái xe” trong năm 2019. Công ty đã đầu tư tổng cộng 14
tỷ đồng vào các chương trình đầy sáng tạo, giúp truyền tải thông điệp uống có trách
nhiệm đến hơn 56 triệu người thông qua các nền tảng trực tuyến cũng như trực tiếp
tại các sự kiện .

Đầu năm 2020, chung tay với những nỗ lực phòng, chống dịch COVID-19 và
cứu trợ nhóm yếu thế nhất từ đại dịch, các Công ty thành viên của Tập đoàn
HEINEKEN trên toàn thế giới và gia đình Heineken đã đóng góp tổng cộng 30 triệu
Euro, trong đó HEINEKEN Việt Nam (thông qua nhãn hiệu Bia Việt) đã ủng hộ 10
tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch tại Việt Nam.

Gìn giữ hành tinh vì một Việt Nam tốt đẹp hơn: Năm 2019, HEINEKEN Việt
Nam tiếp tục áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. 5 trong số 6 nhà máy của Công ty hiện đã nấu bia bằng 100% nhiệt năng tái
tạo, trong đó nhà máy bia Vũng Tàu sẽ trở thành nhà máy bia trung tính cacbon đầu
tiên ở châu Á (sản xuất bằng 100% điện năng và nhiệt năng tái tạo). Từ năm 1993
đến nay, HEINEKEN Việt Nam đã giảm hơn 50% lượng nước tiêu thụ và tiếp tục
giữ vị trí số 1 về hiệu suất sử dụng nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
100% nước thải được HEINEKEN Việt Nam xử lý đạt tiêu chuẩn an toàn trước khi
trả về môi trường. Chương trình “1 phút tiết kiệm triệu niềm vui” là sáng kiến của
HEINEKEN Việt Nam nhằm hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí
hậu có thể tiếp cận nguồn nước sạch. Tính đến cuối năm 2019, Chương trình đã

19
giúp hỗ trợ xây dựng tổng cộng 25 công trình nước sạch, phục vụ gần 16.000 hộ gia
đình. HEINEKEN Việt Nam tiến tới gần như không phát sinh chất thải chôn lấp,
hiện 99% chất thải hoặc phụ phẩm đều được tái sử dụng hoặc tái chế.

2.3.2. Nhược điểm

- Thúc đẩy tinh thần của nhân viên: khi doanh nghiệp thể hiện hành vi đạo đức
và tinh thần trách nhiệm xã hội, nhân viên cũng sẽ nhờ đó có động lực để hành động
tương tự theo chuẩn mực hành vi chung. Tinh thần cam kết và gắn bó với doanh
nghiệp gia tăng – đồng nghĩa với việc tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cũng sẽ giảm đi.

- Tăng cường sự trung thành của khách hàng: Khi công ty thể hiện bằng chứng
về trách nhiệm đối với xã hội, khách hàng sẽ cảm thấy có lý do chính đáng để tin
tưởng và lựa chọn sản phẩm – dịch vụ của công ty so với đối thủ.

20
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC
HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

3.1. Bài học kinh nghiệm từ thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty TNHH
Nhà máy Bia Heineken Việt Nam

Thông qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu trách nhiệm xã hội của Heiniken,
nhóm đã có một bài học kinh nghiệm vô cùng to lớn và ứng dụng trong tương lai.
Doanh nghiệp cần chú trọng con người và đào tạo đội ngũ kê thừa trong tương lai.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải xác định lại hình ảnh của họ liên quan đến
trách nhiệm xã hội và đề xuất rằng cần phải khám phá các hình thức hợp tác mới
với chính phủ và các bên liên quan.Thường xuyên đối thoại và chia sẻ thông tin với
các bên liên quan một cách mạnh mẽ để củng cố các mối quan hệ, danh tiếng và xây
dựng niềm tin cho khách hàng và cho cộng đồng Nhấn mạnh tới vấn đề bảo vệ môi
trường và giảm tiêu thụ tài nguyên.Cần ban hành các chính sách quy định chặt chẽ
về vấn đề bảo vệ môi trường.Cần thúc đẩy đầu tư sản xuất kinh doanh gắn liền với
tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, góp phần làm cho cuộc sống của người
dân tốt đẹp hơn. Đây chính là yếu tố vô cùng quan trọng để quyết định sự thành bại
của doanh nghiệp.Đạo đức nhà nhân tố chi phối trách nhiệm xã hội, trách nhiệm xã
hội có thể được coi là sự cam kết của doanh nghiệp hay cá nhân đối với xã hội trong
khi đó đạo đức kinh doanh đề cập đến những quy tắc ứng xử được cân nhắc kĩ
lưỡng về mặt tổ chức của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc ra quyết định trong quan
hệ kinh doanh.Chính vì thế mà chúng ta không thể nhận định được giữa đạo đức
kinh doanh và trách nhiễm xã hội, cái nào giữ vai trò quan trọng hơn.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp

Những nhà lãnh đạo của doanh nghiệp cần nhận thức rõ trách nhiệm của
doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tạo ra lợi nhuận, mà còn là trách nhiệm với
các đối tượng liên quan khác và phải hiện thực nó bằng những việc làm cụ thể.

21
Đối với người lao động: Công ty cần có chế độ lương bổng, phúc lợi thỏa
đáng, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống và tạo động lực để người lao động hứng thú
với công việc. Xây dựng môi trường làm việc an toàn, vệ sinh; Giờ làm việc và nghỉ
ngơi đảm bảo đúng quy định; Đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đầy đủ. Khi
người lao động được đáp ứng về lương bổng, môi trường làm việc thì họ sẽ cống
hiến hết mình cho doanh nghiệp.
Đối với cổ đông: Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp cần phải được triển
khai một cách minh bạch và công khai, với sự cung cấp thông tin tương xứng cho
cổ đông và các bên liên quan. Ngoài ra, công ty cần tạo cơ hội cho cổ đông có
quyền như nhau trong việc giám sát hoạt động công ty, đưa ra các đề xuất cũng như
góp ý để công ty ngày càng hoàn thiện.
Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng hiện nay đang bị nhiều doanh
nghiệp xâm hại các quyền lợi tuy nhiên họ khá dễ tính và thường chấp nhận sự thiệt
thòi về mình, chưa lên tiếng để chống lại doanh nghiệp. Những doanh nghiệp nào
dành cho người tiêu dùng sự quan tâm, chăm sóc chu đáo bên cạnh những sản phẩm
đầu ra có chất lượng cao thì sẽ có được sự ủng hộ và ưa chuộng từ những đối tượng
quan trọng này.
Đối với môi trường: Doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc tiết kiệm nguồn nhiên
liệu, nguyên liệu và hạn chế phát sinh chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm xây dựng các mô hình thân thiện môi trường
trong phát triển kinh doanh. Doanh nghiệp thể hiện có trách nhiệm với môi trường
sẽ nhận được sự ủng hộ từ các nhóm công chúng và nhà nước, tạo tiền đề cho sự
phát triển trong hiện tại và tương lai

22
KẾT LUẬN
Quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân Việt Nam theo Hiến pháp
2013 đó là “Mọi người có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật
không cấm”. Doanh nghiệp là tổ chức thành lập thực hiện hoạt động kinh doanh và
hiện thực hóa nội dung của quyền tự do kinh doanh của công dân. Theo đó, doanh
nghiệp được quyền làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Hoạt động kinh
doanh mang lại lợi nhuận và tăng số lượng việc làm, thúc đẩy sự phát triển của kinh
tế - xã hội. Tuy nhiên, để kinh doanh phát triển bền vững và ổn định, doanh nghiệp
phải thực hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội, với cộng đồng. Trong các khía
cạnh của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, trách nhiệm tuân thủ pháp luật chính là
một phần của bản “cam kết” giữa doanh nghiệp và xã hội. Chính vì vậy, tuân thủ
pháp luật chỉ được coi là sự đáp ứng những đòi hỏi, chuẩn mực tối thiểu mà xã hội
đặt ra để doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu kinh tế trong khuôn khổ pháp luật một
cách công bằng và đáp ứng được các chuẩn mực và giá trị cơ bản mà xã hội mong
đợi ở họ. Trách nhiệm kinh tế và pháp lý là hai bộ phận cơ bản và có tính định
lượng rõ ràng hơn so với trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm từ thiện (nhân văn).
Thực hiện trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý là yêu cầu bắt buộc của trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp, nó được đo lường bởi tiêu chí cụ thể mà xã hội có thể
nhìn nhận được. Trong quá trình tìm hiểu về TNXHDN dưới góc độ pháp lý được
quy định trong Luật Doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam, chúng tôi mạnh dạn đưa ra
kiến nghị sau đây nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Việt Nam.
Thứ nhất, Luật Doanh nghiệp cần quy định cụ thể về các trách nhiệm pháp lý
mà doanh nghiệp phải gánh chịu khi không thực hiện nghĩa vụ pháp lý. Khi kinh
doanh dưới mô hình doanh nghiệp, văn bản pháp luật đầu tiên nhà đầu tư cần tìm
hiểu đó chính là Luật Doanh nghiệp. Ngoài việc tìm hiểu các mô hình doanh
nghiệp, Luật Doanh nghiệp cũng chính là văn bản mà những người kinh doanh tiếp
xúc tìm hiểu về các nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp phải thực hiện khi tiến hành
kinh doanh. Các quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp càng cụ thể về nghĩa vụ tài

23
chính, nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với Nhà nước, các loại thuế mà doanh
nghiệp có nghĩa vụ phải nộp khi kinh doanh. Quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp
về đảm bảo chất lượng sản phẩm, các trách nhiệm pháp lý doanh nghiệp phải gánh
chịu khi có sự vi phạm về chất lượng sản phẩm, vi phạm về môi trường,… Trách
nhiệm pháp lý mà doanh nghiệp bị áp dụng là trách nhiệm hình sự, trách nhiệm
hành chính, hoặc trách nhiệm dân sự và đó chính là biện pháp có hiệu lực nhất trong
việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Từ các quy định của Luật
Doanh nghiệp về biện pháp cưỡng chế doanh nghiệp gánh chịu khi không thực hiện
nghĩa vụ, những nhà đầu tư có thể hình dung ra trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp ở mức tối thiểu là chấp hành, tuân thủ các nghĩa vụ của doanh nghiệp, biết
được các trách nhiệm pháp lý phải gánh chịu khi không thực hiện các nghĩa vụ đó.
Những quy định ban đầu này cũng là một bước sàng lọc, loại bỏ những kẻ lợi dụng
việc thành lập doanh nghiệp để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong kinh
doanh kiếm lợi nhuận một cách bất chấp.
Thứ hai, cần tuyên truyền, giáo dục ý thức thực hiện pháp luật đối với doanh
nghiệp, trước hết là những người chủ, quản lý doanh nghiệp. Hiểu biết về pháp luật
sẽ hình thành nên ý thức về pháp luật, từ đó điều chỉnh hành vi phù hợp với quy
định của pháp luật. Trách nhiệm xã hội không phải là chỉ đi làm từ thiện một cách
đơn thuần, mà nó phải trên nền tảng cơ bản là kinh doanh đúng pháp luật. Người
làm chủ, quản lý doanh nghiệp có thể nói họ là tấm gương sáng, là nhân tố quan
trọng trong việc hình thành triết lý kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp. Khi họ được
trang bị kiến thức, hiểu biết về pháp luật, nghĩa vụ của doanh nghiệp khi kinh
doanh,... sẽ dẫn dắt doanh nghiệp kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, thực hiện
tốt trách nhiệm xã hội, mà trước hết là trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối
với Nhà nước cũng như xã hội.

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. 30 Năm Phát triển cùng Việt Nam, truy cập vào lúc 15h00 ngày 01/11/2021:
https://heineken-vietnam.com.vn/phat-trien-ben-vung/?
zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&fbc
lid=IwAR3btGm1EVqkg2xEf3lXSVB0B9FRox8XWNBlxjywdzfRkV2nRo
eE36rbKGU

2. Bá Nguyên (21/6/2018), Heiniken Việt Nam tiếp tục “Chọn sống xanh’’ vì
một Việt Nam tốt đẹp hơn, truy cập vào lúc 15h40 ngày 02/11/2021:
https://tieudung.vn/doanh-nghiep/heineken-viet-nam-tiep-tuc-chon-song-
xanh-vi-mot-viet-nam-tot-dep-hon-26747.html?
zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&fbc
lid=IwAR12iMRYM0SZr5p3-a5vrJ-
Ycm62Ex2EcLhuJ5r376NxvmQr7gVy48GIWO8

3. Nguyễn Văn Dương (03/03/2021), Trách nhiệm xã hội là gì? Trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp là gì?, truy cập vào lúc 16h00 ngày 02/11/2021:
https://luatduonggia.vn/trach-nhiem-xa-hoi-la-gi-trach-nhiem-xa-hoi-cua-
doanh-nghiep-la-gi/?
zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&gid
zl=X1YuOVbLc22C3x1k-
qsR8OSDic3jIiugaLpcOBOPdNkK3kLcuXcQB9zKuM6wHfuec5UtCJH4T1
buyb-JAm&fbclid=IwAR3OrNiD1muIZQ-
vxaBFkjdUp71wR69y6ETrOS57QR4pkFy7evGwss-86bA

4. Thanh Thư (28/4/2017 ), Heineken Việt Nam xây dựng nguồn nhân lực hạnh phúc,

truy cập vào lúc 16h ngày 4/11/2021: https://vnexpress.net/heineken-viet-nam-xay-


dung-nguon-nhan-luc-hanh-phuc-3572428.html

25
5. Thanh Thanh (18/06/2020), Heiniken Việt Nam hướng tới mục tiêu đầy tham vọng
vào năm 2025, truy cập vào lúc 16h50 ngày 5/11/2021:
https://baophapluat.vn/heineken-viet-nam-huong-toi-muc-tieu-day-tham-vong-vao-
nam-2025-post350753.html

6. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp Việt
Nam, truy cập vào lúc 17h00 ngày 7/11/2021:
https://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep-
theo-quy-dinh-tai-luat-doanh-nghiep-viet-nam-78506.htm

26
MINH CHỨNG GIẢNG VIÊN CHỈNH SỬA BÀI VIẾT
1. Hoàn thành đề cương chi tiết

2. Hoàn thành bài tiểu luận cuối kì

27

You might also like