NCKH Ảh Của Sự CTCN (Technostress) Đến CV GV ĐH Tại VN

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

i

ĐẠI HỌC …

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CĂNG THẲNG CÔNG


NGHỆ (TECHNOSTRESS) ĐẾN CÔNG VIỆC
GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

Sinh viên:

Mã số sinh viên:

Lớp:

Chuyên ngành:

Giảng viên hướng dẫn:

Tháng 1 - 2024
i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

.
ii

DANH MỤC BẢNG

.
iii

DANH MỤC HÌNH

.
iv

MỤC LỤC

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.......................................................................................i


ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CĂNG THẲNG CÔNG NGHỆ (TECHNOSTRESS) ĐẾN CÔNG
VIỆC GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM........................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................................iii
MỤC LỤC.......................................................................................................................................iv
CHƯƠNG 1....................................................................................................................................vi
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI.............................................................................................vi
1.1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài.........................................................................................vi
CHƯƠNG 2....................................................................................................................................xi
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................xi
2.1.....................................................................................................................................................xi
CHƯƠNG 3...................................................................................................................................xii
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................xii
3.1....................................................................................................................................................xii
CHƯƠNG 4..................................................................................................................................xiii
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................................................................xiii
4.1.................................................................................................................................................. xiii
CHƯƠNG 5..................................................................................................................................xiv
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ.........................................................................................xiv
5.1...................................................................................................................................................xiv
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................................................xv
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................xvi
vi

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1.1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

Sự căng thẳng công nghệ (Technostress) được hiểu là một trạng thái căng thẳng
và áp lực tinh thần phát sinh do việc sử dụng công nghệ trong môi trường làm việc hoặc
cuộc sống cá nhân. Đây là một hiện tượng tâm lý và văn hóa xuất hiện khi công nghệ
thay đổi nhanh chóng, đặt ra những thách thức mới cho người sử dụng. Các yếu tố gây ra
căng thẳng công nghệ thường bao gồm: Áp lực công việc, khả năng làm việc không hiệu
quả, sự đa nhiệm và áp lực liên tục, thiếu an ninh công nghệ, thay đổi văn hóa tổ chức.
Nghiên cứu về căng thẳng công nghệ thường tập trung vào cách người sử dụng tiếp nhận,
thích ứng và đối mặt với những thách thức mà công nghệ mang lại để hiểu rõ hơn về ảnh
hưởng của nó đối với tâm lý và hiệu suất công việc của người dùng (Chiappetta, M,
2017) (Laspinas, M. L. (2015) (Atanasoff, L., & Venable, M. A, 2017).

Sự căng thẳng công nghệ (Technostress) ảnh hưởng đến cá nhân và tổ chức một
cách đa chiều, gây ra nhiều vấn đề về tâm lý, sức khỏe và hiệu suất công việc. Đầu tiên,
sự căng thẳng công nghệ ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe tinh thần, áp lực liên quan
đến việc sử dụng công nghệ có thể tạo ra stress và căng thẳng tâm lý cho người dùng,
hoặc đối diện với công nghệ một cách liên tục sẽ làm tăng mệt mỏi, giảm sức khỏe tâm lý
(Asad, M. M., Erum, D., Churi, P., & Guerrero, A. J. M, 2023). Thứ hai, sự căng thẳng
công nghệ ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, cụ thể là ảnh hưởng đến khả năng tập
trung, sự chú ý và làm giảm hiệu suất công việc, làm việc không hiệu quả và giảm năng
suất (Lei, C. F., & Ngai, E. W. 2014) Hurbean, L., Dospinescu, O., Munteanu, V., &
Danaiata, D, 2022) (Yener, S., Arslan, A., & Kilinç, S, 2021). Thứ ba, sự căng thẳng
công nghệ ảnh hưởng đến tương tác xã hội và mối quan hệ công việc, sự phụ thuộc vào
công nghệ tạo ra cảm giác cô đơn và cách ly xã hội, từ đó có thể gây ra xung đột và ảnh
hưởng đến mối quan hệ làm việc trong tổ chức (Lee, S. B., Lee, S. C., & Suh, Y. H, 2016).
Thứ tư, sự căng thẳng công nghệ ảnh hưởng đến sức khỏe vật lý của người dùng, sử
vii

dụng công nghệ không đúng cách gây ra vấn đề sức khỏe vật lý, như đau mắt, đau vai và
cổ, và các vấn đề khác (Atanasoff, L., & Venable, M. A, 2017) (Sommovigo, V., Bernuzzi,
C., Finstad, G. L., Setti, I., Gabanelli, P., Giorgi, G., & Fiabane, E, 2023). Thứ năm, sự
căng thẳng công nghệ ảnh hưởng an ninh và quản lý thông tin, dẫn tới cảm giác lo lắng
về mặt an ninh thông tin có thể tạo ra tâm trạng bất an và lo sợ. Cuối cùng, sự căng thẳng
công nghệ ảnh hưởng đến thái độ và sự hài lòng nghề nghiệp, nó có thể tạo ra thái độ tiêu
cực đối với công việc và làm giảm sự hài lòng nghề nghiệp (Khan, A., Rehman, H., &
Rehman, D. S. U, 2013) (Aktan, O., & Toraman, Ç, 2022). Theo đó, nghiên cứu về ảnh
hưởng của Technostress thường sẽ nhấn mạnh sự cần thiết của quản lý và chính sách tổ
chức linh hoạt để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực và tối ưu hóa sự tương tác tích cực với
công nghệ.

Đối với công việc giảng viên đại học, sự căng thẳng công nghệ (Technostress)
cũng có những ảnh hưởng nhất định. Những ảnh hưởng này không mang tính chất tạm
thời, mà mang theo nhiều ảnh hưởng lâu dài và đa chiều (Govender, R., & Mpungose, C,
2022). Đầu tiên, sự căng thẳng công nghệ trong công việc giảng viên đại học liên quan
đến áp lực thích ứng với công nghệ mới. Giảng viên đại học thường xuyên phải thích ứng
với các công nghệ mới trong giảng dạy và nghiên cứu. Sự thay đổi nhanh chóng trong
công nghệ tạo áp lực lớn để nắm bắt và tích hợp những công cụ mới vào quá trình giảng
dạy và nghiên cứu (Govender, R., & Mpungose, C, 2022). Thứ hai, sự căng thẳng công
nghệ trong công việc giảng viên đại học liên quan đến thời gian làm việc không ổn định.
Sự phụ thuộc vào công nghệ làm thay đổi cách giảng viên quản lý thời gian và tạo ra thời
gian làm việc không ổn định. Công nghệ tạo ra sự kỳ vọng về sự linh hoạt thời gian, làm
tăng áp lực về việc làm việc từ xa (Qasem, Z., Alalwan, A. A., Obeidat, Z. M., &
AlQutob, R, 2020). Thứ ba, sự căng thẳng công nghệ trong công việc giảng viên đại học
liên quan đến cảm giác lo lắng về an ninh thông tin. Giảng viên thường xuyên sử dụng và
lưu trữ thông tin nhạy cảm về sinh viên, nghiên cứu và công việc quản lý. Lo ngại về an
ninh thông tin và mất mát dữ liệu có thể tạo ra căng thẳng và lo lắng về bảo mật
(Govender, R., & Mpungose, C, 2022). Thứ tư, sự căng thẳng công nghệ trong công việc
viii

giảng viên đại học liên quan đến giao tiếp và tương tác xã hội. Việc sử dụng công nghệ
làm thay đổi cách giảng viên tương tác với sinh viên và đồng nghiệp. Cảm giác cô đơn và
thiếu tương tác xã hội làm giảm hứng thú và sự hài lòng trong công việc (Govender, R.,
& Mpungose, C, 2022). Thứ năm, sự căng thẳng công nghệ trong công việc giảng viên
đại học liên quan đến nhu cầu đào tạo và hỗ trợ. Giảng viên cần liên tục nâng cao kỹ năng
và kiến thức về công nghệ để duy trì chất lượng giảng dạy và nghiên cứu. Thiếu hỗ trợ
đào tạo và tài nguyên tạo ra sự không chắc chắn và căng thẳng (Christian, M., Purwanto,
E., & Wibowo, S, 2020). Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của Technostress, tổ chức đào
tạo, hỗ trợ kỹ thuật, và chính sách nhân sự linh hoạt đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ
trợ giảng viên đối mặt với thách thức của công nghệ trong môi trường đại học.

Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy: Sự căng thẳng công nghệ (Technostress) có ảnh
hưởng đến công việc giảng viên đại học tại Việt Nam. Điều này được thể hiện thông qua
tình trạng stress của các giảng viên đại học tại Việt Nam khi sử dụng công nghệ và phải
cập nhật quá nhiều công nghệ mới trong môi trường giảng dạy. Tiến sỹ Phan Thị Thanh
Hải từ Học viện Báo chí và Tuyên Truyền đã nhấn mạnh như sau trong Tạp chí điện tử
Lý luận chính trị số ra tháng 09 năm 2022: Mặc dù giảng viên đại học ở Việt Nam đáp
ứng yêu cầu thực tế nhưng năng lực số của họ vẫn còn nhiều hạn chế. Đội ngũ giảng viên
thiếu kỹ năng ứng dụng công nghệ, có tư duy và phong cách giảng dạy ít thay đổi trong
môi trường chuyển đổi số. Cả giảng viên và sinh viên đều gặp khó khăn trong việc giao
tiếp và hợp tác trên môi trường số. Các nguyên nhân bất cập này xuất phát từ chính sách
chưa rõ ràng, hạn chế về pháp lý, và thiếu đầu tư trong việc số hóa đào tạo và nghiên cứu
khoa học. Năng lực số của giảng viên không đồng đều, và họ cần sự đào tạo cơ bản hơn
cũng như sự hỗ trợ đầu tư lớn hơn từ các cơ quan quản lý 1 (Phan Thị Thanh Hải, 2022).
Hoặc điển hình là, nghiên cứu về khảo sát thực trạng năng lực số của giảng viên các
ngành khoa học xã hội và nhân văn của Tiến sỹ Ninh Thị Kim Thoa, trường Đại học
KHXH&NV, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, đăng tải trên Tạp chí Nghiên cứu và
Trao đổi, số ra tháng 1 năm 2022 cũng cho thấy: Trong sáu nhóm năng lực, nhóm năng

1
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dao-tao-boi-duong/item/4462-phat-trien-nang-luc-cua-giang-vien-dap-ung-
yeu-cau-chuyen-doi-so-trong-giao-duc-dai-hoc.html
ix

lực sáng tạo, giải quyết vấn đề và đổi mới đạt điểm trung bình thấp nhất. Năng lực sáng
tạo chỉ đạt mức trung bình, và năng lực tham gia trong môi trường số của giảng viên cũng
ở mức trung bình. Năng lực dữ liệu và năng lực giải quyết vấn đề có hạn chế, trong khi
năng lực học tập được đánh giá khiêm tốn. Nhìn chung, giảng viên đánh giá năng lực số
chỉ ở mức trung bình, tức là sử dụng chỉ thỉnh thoảng. Nguyên nhân cho tình trạng này
bao gồm hạn chế về trình độ CNTT-TT, phương pháp nghiên cứu, và hợp tác học thuật.
Năng lực sáng tạo và sử dụng CNTT-TT thể hiện năng lực sáng tạo đang ở mức thấp.
Hợp tác và tham gia trong môi trường số cũng chưa được chú trọng đúng mức. Yếu tố
truyền thống và thiếu yêu cầu về cơ sở hạ tầng công nghệ cũng góp phần hạn chế việc
ứng dụng CNTT-TT và phát triển năng lực số. Hạn chế về năng lực số và các năng lực
khác làm giảm cơ hội hợp tác và phát triển lĩnh vực KHXH&NV theo hướng phù hợp với
xu hướng thế giới. Nâng cao năng lực số được xem là cần thiết để tăng cường hợp tác cả
trong phạm vi ĐHQG, quốc gia, và quốc tế tại Việt Nam (Ninh Thị Kim Thoa, 2022).
Theo đó, các giảng viên đại học tại Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển
năng lực số, đây cũng chính là áp lực, căng thẳng về mặt công nghệ, liên quan đến nội
hàm khái niệm sự căng thẳng công nghệ (Technostress) mà nghiên cứu này đề cập đến.

Theo đó, việc đề xuất những giải pháp và kiến nghị (hàm ý quản trị) nhằm hạn
chế những ảnh hưởng tiêu cực của sự căng thẳng công nghệ (Technostress) đến công
việc giảng viên đại học tại Việt Nam là rất cần thiết và quan trọng.

Tuy nhiên, các nghiên cứu liên quan đến chủ đề sự căng thẳng công nghệ
(Technostress) và ảnh hưởng của nó đến công việc giảng viên đại học tại Việt Nam thì lại
rất hạn chế và hầu như chưa có tài liệu nào nghiên cứu bài bản, đầy đủ và chuyên nghiệp.
Khi tiến hành lược khảo tài liệu nghiên cứu và xem xét tình hình nghiên cứu liên quan
đến đề tài, tác giả nghiên cứu này nhận thấy rõ hiện trạng thiếu nghiên cứu về chủ đề này.
Theo đó, các nghiên cứu để có thể kế thừa cho đề tài này tại Việt Nam hầu như không có.
Đây là khoảng trống tri thức rất lớn mà các nhà nghiên cứu có thể khai thác ở nhiều
khía cạnh khác nhau, tạo nên bức tranh nghiên cứu đa chiều liên quan đến chủ đề này.
Đây là một trong những lý do chính để nghiên cứu này được tiến hành.
x

Như vậy, nghiên cứu khoa học, với chủ đề nghiên cứu về “Ảnh hưởng của sự
căng thẳng công nghệ (Technostress) đến công việc giảng viên đại học tại Việt Nam”
được thực hiện, xuất phát từ nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của việc nghiên cứu
liên quan đến sự căng thẳng công nghệ (Technostress) nói chung và ảnh hưởng của sự
căng thẳng công nghệ (Technostress) đến công việc giảng viên đại học nói riêng. Theo
đó, nội dung nghiên cứu này được khai triển với mong muốn phân tích, đánh giá ảnh
hưởng của sự căng thẳng công nghệ (Technostress) đến công việc giảng viên đại học tại
Việt Nam. Từ đó, đề xuất những giải pháp và kiến nghị (hàm ý quản trị) nhằm hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực của sự căng thẳng công nghệ (Technostress) đến công việc
giảng viên đại học tại Việt Nam.
xi

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.

.
xii

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.

.
xiii

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.

.
xiv

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.1.

.
xv

PHẦN KẾT LUẬN

Báo cáo này sẽ còn nhiều hạn chế về cả nội dung lẫn hình thức, do hạn chế về
thời gian thực hiện, tài liệu tham khảo cũng như trình độ bản thân, rất mong nhận được
sự góp ý để báo cáo hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cám ơn!


xvi

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Anh
1. Aktan, O., & Toraman, Ç. (2022). The relationship between Technostress
levels and job satisfaction of Teachers within the COVID-19 period. Education
and Information Technologies, 27(7), 10429-10453.
2. Asad, M. M., Erum, D., Churi, P., & Guerrero, A. J. M. (2023). Effect of
technostress on Psychological well-being of post-graduate students: A perspective
and correlational study of Higher Education Management. International Journal
of Information Management Data Insights, 3(1), 100149.
3. Atanasoff, L., & Venable, M. A. (2017). Technostress: Implications for
adults in the workforce. The career development quarterly, 65(4), 326-338.
4. Chiappetta, M. (2017). The Technostress: definition, symptoms and risk
prevention. Senses and Sciences, 4(1).
5. Christian, M., Purwanto, E., & Wibowo, S. (2020). Technostress creators on
teaching performance of private universities in Jakarta during Covid-19
pandemic. Technology Reports of Kansai University, 62(6), 2799-2809.
6. Govender, R., & Mpungose, C. (2022). Lecturers’ technostress at a South
African university in the context of coronavirus (COVID-19). Cogent
Education, 9(1), 2125205.
7. Hurbean, L., Dospinescu, O., Munteanu, V., & Danaiata, D. (2022). Effects
of instant messaging related technostress on work performance and well-
being. Electronics, 11(16), 2535.
8. Khan, A., Rehman, H., & Rehman, D. S. U. (2013). An empirical analysis of
correlation between technostress and job satisfaction: A case of KPK,
Pakistan. Pakistan Journal of Information Management and Libraries, 14(1).
9. Laspinas, M. L. (2015). Technostress: trends and challenges in the 21st
century knowledge management. European Scientific Journal, 11(2).
xvii

10. Lee, S. B., Lee, S. C., & Suh, Y. H. (2016). Technostress from mobile
communication and its impact on quality of life and productivity. Total Quality
Management & Business Excellence, 27(7-8), 775-790.
11. Lei, C. F., & Ngai, E. W. (2014). The double-edged nature of technostress on
work performance: A research model and research agenda.
12. Qasem, Z., Alalwan, A. A., Obeidat, Z. M., & AlQutob, R. (2020). The
Effect of Technostressers on Universities Teaching Staff Work Performance
During COVID19 Pandemic Lockdown. In Re-imagining Diffusion and Adoption
of Information Technology and Systems: A Continuing Conversation: IFIP WG
8.6 International Conference on Transfer and Diffusion of IT, TDIT 2020,
Tiruchirappalli, India, December 18–19, 2020, Proceedings, Part II (pp. 538-
543). Springer International Publishing.
13. Sommovigo, V., Bernuzzi, C., Finstad, G. L., Setti, I., Gabanelli, P., Giorgi,
G., & Fiabane, E. (2023). How and When May Technostress Impact Workers’
Psycho-Physical Health and Work-Family Interface? A Study during the COVID-
19 Pandemic in Italy. International Journal of Environmental Research and
Public Health, 20(2), 1266.
14. Yener, S., Arslan, A., & Kilinç, S. (2021). The moderating roles of
technological self-efficacy and time management in the technostress and employee
performance relationship through burnout. Information Technology &
People, 34(7), 1890-1919.
Tiếng Việt
15. Phan Thị Thanh Hải. (2022). Phát triển năng lực của giảng viên đáp ứng yêu
cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học. Học viện Báo chí và Tuyên Truyền. Tạp
chí điện tử Lý luận chính trị (09) 2022.
16. Ninh Thị Kim Thoa. (2022). Khảo sát thực trạng năng lực số của giảng viên
các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Trường Đại học KHXH&NV, Đại học
Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Tạp chí Nghiên cứu và Trao đổi (1) 2022.
Website
xviii

17.

You might also like