Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

NGHỊ LUẬN “NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI”

Đề 1: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Phương Định đoạn trích sau:
“…Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm
trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi
không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm
mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ theo dõi mình, tôi
không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có
thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ
hai vòng tròn màu vàng…
Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay
ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai
người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm.
Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên
trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.
[…]
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ
tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có
nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ
thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ
hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, tập hai, trang 117-118)

DÀN Ý CHI TIẾT


A. Mở bài:
- Dẫn dắt:
+ Thế hệ trẻ VN thời chống Mỹ là mạch nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm thơ
ca:“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật; “Mảnh trăng cuối rừng”
của Nguyễn Minh Châu; những cô gái mở đường trong “Khoảng trời hố bom” của
Lâm Thị Mĩ Dạ
+ Tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê khắc họa hình ảnh những
nữ thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Họ vừa mang vẻ đẹp
của những cô gái tuổi mười tám, đôi mơi hồn nhiên giàu mộng mơ, lại vừa mang vẻ
đẹp của người lính giữa chiến trường gan dạ, dũng cảm không sợ hi sinh.
+ Nhân vật, đoạn trích: In đậm nhất trong tâm trí bạn đọc là hình ảnh nhân vật
chính, cô thanh niên xung phong, cô “hoa hậu” trong bom đạn – Phương Định. Vẻ
đẹp tâm hồn của cô được thể hiện đặc sắc trong một đoạn trích phần giữa truyện khi
PĐ phá bom “Vắng lặng đến phát sợ… lạo xạo trong miệng”.
B. Thân bài:
1. Khái quát
- Tác giả, tác phẩm, nhân vật:Lê Minh Khuê là nữ nhà văn đã từng có năm tháng
tuổi trẻ gắn bó với những con đường Trường Sơn mưa bom, bão đạn, từng chứng
kiến, trải qua và chia sẻ những gian khổ, hi sinh của người lính giữa chiến trường.
Bởi vậy những trang viết của bà về con người và cuộc sống nơi đây thật chân thực và
xúc động vô cùng. Truyện ngắn "NNSXX" được sáng tác năm 1971 - thời điểm cuộc
KCCM đang diễn ra ác liệt. Với lối kể chuyện tự nhiên, chân thực cùng tài năng miêu
tả tâm lí nhân vật, nhất là nhân vật nữ, truyện kể về cuộc sống chiến đấu của 3 cô gái
Nho, Thao, Phương Định - những con người dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao,
có tình đồng chí, đồng đội sáng ngời, có tâm hồn trong trẻo, giàu mơ mộng, và nhạy
cảm. Tất cả những vẻ đẹp ấy được thể hiện tập trung nhất ở nhân vật Phương Định,
và chủ yếu qua đời sống nội tâm của cô.
2. Giới thiệu về hoàn cảnh sống, công việc của PĐ.
- Hoàn cảnh sống: Theo lời kể của PĐ, 3 cô gái thuộc tổ tỉnh sát mặt đường là Nho,
Thao, Phương Định sống trong một cái hang, ngay dưới chân cao điểm giữa 1 vùng
trọng điểm bắn phá trên tuyến đường Trường Sơn rực lửa=>nơi không còn sự sống,
chỉ như môt vùng đất chết. Hoàn cảnh sống nguy hiểm.
- Công việc: Sống ở vùng nơi như thế, công việc của cô lại luôn đối mặt với sự rình
rập của thần chết. Công việc hàng ngày của cô là “chạy trên cao điểm giữa ban ngày”
để đo và ước tính khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đêm bom chưa nổ và khi cần thì
phá bom => công việc gian khổ và nguy hiểm, luôn làm bạn với thần chết.
=>Càng tô đậm tính chất khốc liệt của chiến tranh bao nhiêu càng tạo đòn bẩy để tôn
vinh vẻ đẹp của PĐ lên cao bấy nhiêu.
3. Là cô gái dũng cảm, kiên cường, có trách nhiệm cao trong công việc
- Khi cảm nhận về không khí và khung cảnh căng thẳng:Tất cả các giác quan của
cô đều trở nên nhạy bén nhất, mọi sự tập trung đều hướng về phía những quả bom.
Không chí chết chóc bao trùm lên tất cả. Cô kể: “Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại
xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung”
=> Điểm nhìn trần thuật, ngôi thứ nhất đã cho người đọc cảm nhận chân thực nhất sự
khốc liệt của chiến tranh, sự dũng cảm của Phương Định.
=> Sự tinh tế và am hiểu tâm lý nhân vật của Lê Minh Khuê.
- Khi phá bom:
+ Phá bom là một công việc vô cùng nguy hiểm, luôn ở ranh giới của sự sống và cái
chết, chỉ một chút chậm trễ, một chút lơ là có thể mất mạng bất cứ lúc nào.
+ Lần đầu tiên cô phá bom, nỗi sợ hãi khiến cô hoàn toàn trống rỗng, chỉ còn sự căng
thẳng, hồi hộp “thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp nhịp điệu, chân chạy mà
biết khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nô. Có thể bây giờ, có thể chốc nữa,
nhưng nhất định sẽ nổ”.
+ Lần này phá bom, Phương Định đã cho chúng ta thấy hình ảnh một cô gái kiên
cường, bình tĩnh trước trái bom lì lợm. Lê Minh Khuê đã tập trung miêu tả từng cử
chỉ, hành động, suy nghĩ, cảm xúc của Phương Định trong suốt hành trình phá bom.
Đến gần thần chết, biết gã là “một tay không thích đùa”, Phương Định nhanh chóng
đào đất. Cảm nhận được đất rắn, nghe được một tiếng động sắc đến gai người khi
lưỡi xẻng chạm vào vỏ quả bom, . Thậm chí khi cảm nhận được “vỏ quả bom nóng.
Một dấu hiệu chẳng lành”, PĐ đã rùng mình và cảm thấy “tại sao mình làm quá
chậm. Nhanh lên một tí”. Hàng loạt các câu rút gọn với nhịp điệu nhanh hơn bình
thường được sử dụng giúp người đọc cảm nhận được không khí và cảm giác căng
thẳng của PĐ khi phá bom. Càng nguy hiểm bao nhiêu ta càng tỏ hơn lòng dũng cảm,
kiên cường của PĐ bấy nhiêu.
Không chỉ dũng cảm, kiên cường, PĐ còn là một cô gái có trách nhiệm cao
trong công việc. Điều này thể hiện trong suy nghĩ của cô ở đoạn văn tiếp theo. Phá
bom là đối diện với thần chết nhưng PĐ lại nói: “Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một
cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không?
Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?”.
=> Chỉ là một cái chết thoáng qua, mờ nhạt, chứ không ám ảnh, sợ hãi. Đó là lý
tưởng sống của một thế hệ sẵn sàng dâng hiến tuổi thanh xuân cho Tổ quốc. Gần nửa
thế kỉ trước Tố Hữu đã nói:
Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đày…
Biết “thân sống chỉ coi còn một nửa”, họ vẫn sẵn sàng xông pha bởi đó là lý tưởng
sống, là lẽ sống đẹp mà tuổi trẻ đã “Tự nguyện”:
Nếu là mây tôi sẽ làm một vầng mây ấm
Là người tôi sẽ chết cho quê hương.
Cái chết thoáng qua không khiến PĐ lùi bước, mà cô luôn đặt nhiệm vụ lên trên cả
tính mạng của mình. Điều cô băn khoăn thật đáng để ta cảm phục: “liệu mìn có nổ,
bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?”. Châm mìn
lần 2 thì nguy hiểm hơn gấp ngàn lần so với lần thứ nhất bởi bom có thể nổ bất cứ lúc
nào. Mặc bom nổ, cô chỉ quan tâm đến việc hoàn thành nhiệm vụ thông tuyến. Chúng
ta tự hỏi điều gì đã khiến một cô gái trẻ tuổi, trẻ lòng, mơ mộng, lãng mạn như PĐ lại
trở nên gan dạ, kiên cường đến thế? Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc đến
thế? Phải chăng đó chính là sức mạnh của lòng yêu nước.
4. PĐ cũng là một cô gái giàu lòng tự trọng.
Đoạn trich còn cho thấy PĐ là một cô gái giàu lòng tự trọng. Cô coi trọng danh dự
của mình- danh dự của một người chiến sĩ. Khi đến gần quả bom, cô tự nhủ: “Cảm
thấy có ánh mắt các chiến sĩ theo dõi mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom.
Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”. Cô
luôn muốn mình đẹp trong mắt người khác, trong mắt các anh cao xạ. Cái đẹp ở đây
là vẻ đẹp của phẩm chất dũng cảm, tự trọng. Với cô, cái tư thế đi khom chính là biểu
hiện của sự khom lưng uốn gối, sự sợ hãi trước bom đạn, trước kẻ thù. Vì thế cô
muốn “cứ đàng hoàng mà bước tới” dám đối diện, dám đương đầu trong tư thế hiên
ngang nhất, đàng hoàng nhất. Chính lòng tự trọng cũng tiếp thêm cho cô sức mạnh để
chiến thắng bom đạn khốc liệt và để ta thêm hiểu, thêm trân trọng cô hơn.
5. Đánh giá nghệ thuật, nội dung
* Nghệ thuật:
Với lối kể chuyện tự nhiên, chân thực, sử dụng hàng loạt các câu trần thuật, câu rút
gọn, nhịp văn ngắn dồn dập, nghệ thuật độc thoại nội tâm, miêu tả tâm lí nhân vật độc
đáo, điểm nhìn của tác giả hòa lẫn trong điểm nhìn tâm trạng của nhân vật qua việc
lựa chọn ngôi kể thứ nhất, tình huống kịch tính, gay cấn khi đặt nhân vật vào hoàn
cảnh phá bom căng thẳng.
* Nội dung: Đoạn trích đã khắc họa thành công không khí chết chóc, hiểm nguy và
tâm lí của PĐ trong một lần phá bom. Qua đó ta thấy hiện lên một PĐ dũng cảm, kiên
cường, có tinh thần trách nhiệm trong công việc và giàu lòng tự trọng. Đó cũng chính
là vẻ đẹp của thế hệ trẻ VN thời chống Mỹ.
C. Kết bài:
- Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật PĐ
- Liên hệ.

Đề 2: Cảm nhận của em về nhân vật Phương Đinh trong đoạn văn sau:
Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi
mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn
xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.
Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc
dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì
các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi
thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.
Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc
viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách nhau hàng nghìn cây số, mặc dù
có thể chào nhau hàng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn bạn gái tôi xúm
nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh
hai tay trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tôi điệu thế
thôi. Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm
và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, tập hai)

DÀN Ý CHI TIẾT


A. Mở bài
- Tác giả thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bà tham gia
thanh niên xung phong và bắt đầu sáng tác vào đầu những năm 70.
- Sáng tác của Lê Minh Khuê cuốn hút người đọc nhờ lối viết giản dị, tự nhiên, lối kể
chuyện sinh động, khả năng phân tích tâm lí nhân vật chân thực, tinh tế.
- Tác phẩm được viết năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác
liệt.
- Đoạn trích nằm ở phần giữa tác phẩm miêu tả vẻ đẹptrẻ trung, hồn nhiên, yêu đời và
kiêu hãnh của nhân vật chính – Phương Định
B. Thân bài
1. Khái quát chung
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:Những ngôi sao xa xôi sáng tác năm 1971 khi
cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra vô cùng gian khổ, ác liệt, thanh niên miền Bắc
sôi nổi vì miền Nam “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy
tương lai”
- Truyện viết về cuộc sống, chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong trên
tuyến đường Trường Sơn
- Phương Định là nhân vật chính xưng tôi kể chuyện, cô cũng là người có nét
đẹp tiêu biểu của thế hệ trẻ anh hùng nhưng cũng mang những nét đẹp riêng của con
người đời thường.
2.Cảm nhận về nhân vật Phương Định
2.1: Hoàn cảnh sống và chiến đấu:“Những ngôi sao xa xôi” xoay quanh nhân vật
chính là Phương Định cùng hai nữ đồng đội của mình làm trinh sát mặt đường tại một
trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném
bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá
bom. Công việc nguy hiểm và họ phải luôn bình tĩnh đối mặt. Họ ở trong một cái
hang, dưới chân cao điểm. Cuộc sống khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng họ vẫn có
những niềm vui của tuổi trẻ, những giây phút bình thản, mơ mộng và rất nữ tính.(Có
thể lồng ghép vào phần khái quát)
2.2: Phương Định là một cô gái tự tin và có chút kiêu kì.
+ Ấn tượng đầu tiên là cô gái có bề ngoài trẻ trung, xinh xắn, đầy sức sống. Cô có
“hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh..”, “ ánh mắt nhìn xa
xăm”, cô hay thích ngắm mình trong gương và làm điệu có vẻ kiêu kì…
+ Tự nhận xét mình là một cô gái khá:
 Hai bím tóc dài, tương đối mềm.
 Một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.
 Đôi mắt Phương Định được các anh lái xe bảo: cô cái nhìn sao mà xa xăm.
Vậy nên Phương Định thích ngắm mình trong gương để chiêm ngưỡng đôi
mắt dài dài, màu nâu hay nheo lại như chói nắng.
=> Đôi mắt ấy ẩn chứa một tâm hồn đầy nữ tính và vẻ đẹp ở chiều sâu tâm hồn. Ý
thức được vẻ đẹp của mình nhưng không vì thế mà Phương Định trở nên kiêu ngạo.
+ Cảm thấy tự hào, hãnh diện khi được các anh hỏi thăm và viết thư đường dài.
+ Cô không vồn vãn trước sự hỏi thăm của các anh chiến sĩ. Mà chỉ đứng từ xa nhìn
lại.
2.3: Phương Định là một cô gái Hà Thành hồn nhiên, yêu đời, thơ mộng, trẻ
trung, đáng yêu tràn đầy sức sống.
+ Thích hát, yêu hát, bịa lời bài hát. Tiếng hát để động viên đồng đội cũng là động
viên chính mình. Tiếng hát gửi vào đó nỗi khát khao của tuổi trẻ, của người chiến
sĩ“tiếng hát át tiếng bom” => Vừa là ca sĩ, vừa là nhạc sĩ trên chiến trường.
+ Cô mang theo vào chiến trường vẻ hồn nhiên vô tư lự của cô gái Hà Thành mơ
mộng với những bài hát “thuộc bất cứ một nhạc điệu nào rồi bịa ra lời mà hát….
Tiếng hát ấy để động viên đồng đội và động viên chính bản thân mình, để gửi vào
trong tiếng hát sự khao khát của tuổi trẻ, của người chiến sĩ, mong sớm hòa bình để
được trở về quê hương yêu dấu, được gặp lại người yêu sau bao ngày nhớ nhung, yêu
thương.
Mở rộng: Đây là vẻ đẹp tâm hồn của những nữ thanh niên xung phong “Đi dưới trời
khuya sao đêm lấp lánh....”
2.4: Phương Định là người có suy nghĩ và quan niệm đẹp:
+ Trong tâm tưởng cô lại luôn ngưỡng mộ những người chiến sĩ dũng cảm, kiên
cường.
+ Khao khát có được tình yêu trong sáng thích người thông minh, can đảm và cao
thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ
3. Đánh giá nội dung và nghệ thuật
- Nghệ thuật: NT miêu tả tâm lý nhân vật, truyện được miêu tả theo ngôi thứ nhất;
ngôn ngữ giản dị, gần gũi,…
- Nội dung: Đoạn văn đã khái quát vẻ đẹp năng động, tự tin mà cũng hết sức nữ tính
của Phương Định.
- Liên hệ mở rộng so sánh với bài thơ khác cùng viết về đề tài này như: “Bài thơ về
tiểu đội xe không kính”( Phạm Tiến Duật), “Khoảng trời hố bom” ....
C. Kết bài
- Khẳng định vấn đề nghị luận:Đọc tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê
Minh Khuê, người đọc thấy khâm phục và yêu mến Phương Định bởi vẻ hồn nhiên,
ngây thơ lãng mạn của cô và vẻ đẹp dũng cảm, gan dạ, lí tưởng yêu nước cao đẹp
trong người con gái này.
- Bài học:Qua nhân vật này chúng ta còn cảm nhận được vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt
Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ đầy oanh liệt hào hùng. Họ đã
góp sức mình làm nên lịch sử dân tộc, làm nên mùa xuân vĩ đại của dân tộc...“nên
vành hoa đỏ/ nên thiên sử vàng”.
- Liên hệ bản thân về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay: Đất
nước đã ra khỏi cuộc chiến tranh, nhiệm vụ của thế hệ trẻ là học tập, rèn luyện bản
thân để phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa….

Đề 3: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong đoạn văn sau:
“ Có một đám mây kéo ngoài cửa hang. Một đám nữa. Rồi một đám nữa bay
qua ngày càng nhanh. Bầu trời mở rộng trước cửa hang đen đi. Cơn dông đến. Cát
bay mù. Gió quật lên, quật xuống những cành cây khô cháy. Lá bay loạn xạ, đột ngột
như biến đổi bất thường trong tim con người vậy. Ở rừng mùa này thường như thế.
Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên
nóc hang. Có cái gì sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. và tôi thấy đau, ướt ở
má.
- Mưa đá ! Cha mẹ ơi! Mưa đá !
Tôi chạy vào, bỏ trên bàn tay đang xoè ra của Nho mấy viên đá nhỏ. Lại
chạyra, vui thích cuống cuồng.
(...) Ở đây, trên cao điểm đầy bom này cũng có mưa đá. Những niềm vui con
trẻ của tôi lại nở bung ra, say sưa, tràn đầy. Chẳng ai có thì giờ mà gắt tôi. Chị Thao
đang lúi húi hốt cái gì dưới đất. Chắc là đá. Còn Nho thì nhổm dậy, môi hé mở.
- Nào, mày cho tao mấy viên nữa.
Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi đến. Sao chóng thế ? Tôi bỗng
thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh
thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to
trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó... Hoặc là cây, hoặc là cái vòm
tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức
bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp
loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng
trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ xở
thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong
một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu...
Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa...Rồi bỗng
chốc, sau một cơn mưa đá chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi”.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, tập hai)
DÀN Ý CHI TIẾT
A. Mở Bài:
- Dẫn dắt vấn đề:(Viết về tuyến đường Trường Sơn huyền thoại nối liền Bắc – Nam
trong kháng chiến chống Mĩ không thể thiếu hình ảnh những thanh niên xung phong
với lòng dũng cảm và tình yêu nước mãnh liệt. Tiêu biểu trong đó là truyện ngắn
Những ngôi sao xa xôi-một trong những sáng tác đầu tay của nhà văn Lê Minh Khuê)
- Nêu vị trí đoạn trích (đoạn kết truyện), vấn đề nghị luận: miêu tả chân thực cơn
mưa đá với những cảm xúc làm ngời lên vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hồn nhiên, trẻ
trung và đa cảmcủa Phương Định. Trích đoạn văn: “Có một đám mây kéo ngoài cửa
hang ...Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí
tôi”.
B. Thân bài
1. Khái quát
- Tác giả:Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn. Đề tài của Lê Minh
Khuê trong những năm chiến tranh chính là cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên
tuyến đường Trường Sơn. Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm đầu tay
được trích trong tập truyện cùng tên của Lê Minh Khuê.
- Tác phẩm: được sáng tác vào năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân
tộc diễn ra hết sức ác liệt. Truyện là một bức tranh sinh động về cuộc kháng chiến với
những ngôi sao mà ánh sáng của nó chiếu rọi trong lòng ta – ánh sáng của chủ nghĩa
anh hùng cách mạng.
2. Cảm nhận về nhân vật PĐ
2.1. Hoàn cảnh sống và làm việc nhân vật Phương Định:
“Những ngôi sao xa xôi” xoay quanh nhân vật chính là Phương Định. Cô cùng
hai đồng đội của mình là Nho và chị Thao làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại
một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném
bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá
bom. Công việc nguy hiểm và họ phải luôn bình tĩnh đối mặt. Họ ở trong một cái
hang, dưới chân cao điểm. Cuộc sống khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng họ vẫn có
những niềm vui của tuổi trẻ, những giây phút bình thản, mơ mộng, và rất gắn bó với
đồng đội của mình. Một lần phá bom, Nho bị thương, cả Phương Định và chị Thao
đều xót xa, lo lắng. Bỗng nhiên một cơn mưa đá ập đến khơi dậy trong Phương Định
rất nhiều kí ức và hoài niệm. Đoạn kết truyệncho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật
Phương Định qua hình ảnh cơn mưa đá. Bên cạnh lòng dũng cảm, tinh thần trách
nhiệm, yêu thương đồng đội, Phương Định còn là một cô gái giàu cảm xúc, tâm hồn
dịu dàng, trong sáng.
2.2 PĐ là một cô gái có tâm hồn lãng mạn, hồn nhiên, trẻ trung
- Cơn mưa đến đột ngột, bất ngờ
+ Miêu tả chân thực : "Có một đám mây kéo qua cửa hang. Một đám nữa. Rồi một
đám nữa bay qua ngày càng nhanh. Bầu trời mở rộng trước cửa hang đen đi. Cơn
dông đến. Cát bay mù. Gió quật lên, quật xuống những cành cây khô cháy. Lá bay
loạn xạ.".
+ Câu văn ngắn, nhịp nhanh, nhiều động từ mạnh tạo ấn tượng. Nhưng đây không
phải là cơn mưa bình thường mà là mưa đá nên có "tiếng lanh canh", "có cái gì sắc,
xé không khí ra từng mảnh vụn".
+ Phương Định thì kêu to lên :"- Mưa đá ! Cha mẹ ơi ! Mưa đá! ".-> cảm xúc vỡ òa
+ Cô chạy ra chạy vào "vui thích, cuống cuồng".
=> Cơn mưa như xoá đi những căng thẳng, chết chóc của chiến tranh mà hàng ngày
các cô phải đối mặt.
=> Nhà văn đã miêu tả thật sinh động, chân thực cơn mưa đá giữa rừng Trường Sơn
qua cách nhìn, cách cảm của nhân vật chính. Bom đạn, chiến tranh, máu đổ, hi sinh...
đã lùi xa, đã biến mất. Chỉ còn có cơn mưa bất ngờ, hiếm thấy, khiến các nữ chiến sĩ
thanh niên xung phong quên hết hiểm nguy.
- Niềm vui của PĐ lan tỏa, cộng hưởng đến đồng đội.
+Chị Thao “lúi húi hốt cái gì dưới đất”. Từ láy “lúi húi” gợi lên sự mải mê, ham
thích, những viên đá do cơn mưa mang lại cũng khơi dậy trong chị những niềm vui
nho nhỏ, hồn nhiên.
+ Nho “nhổm dậy, môi hé mở”. Câu nói của Nho, “Này, mày cho tao mấy viên nữa”
giản dị, thân tình nhưng lại có vẻ đáng yêu. Tình đồng chí giữa Nho và Phương Định
dường như được biểu hiện bình dị bằng sự sẻ chia những thứ thật nhỏ nhặt, là viên
kẹo chanh, là đá từ cơn mưa,… nhưng ẩn sau đó là sự quan tâm, chăm sóc, là sự thấu
hiểu, là sự gắn bó như chị em trong gia đình.
2.3 PĐ còn là một cô gái đa cảm, mơ mộng
- Cơn mưa đánh thức trong Phương Định những kí ức bâng khuâng, tiếc nuối.
+Cơn mưa gợi về miền tuổi thơ trong sáng êm đềm qua phép liệt kê.
+Phương Định đã từng ngửa mặt, xoè tay đón những hạt mưa đầu mùa hạ và cười
khanh khách khi cô còn là một cô bé học sinh trung học ở Hà Nội đẹp và thơ mộng,
nên giờ đây, giữa Trường Sơn khói lửa, một cơn mưa, mà lại là mưa đá đã đưa cô trở
về những kí ức tuổi thơ.
+Những hình ảnh kí ức càng lúc càng rõ ràng hơn. Câu văn “Phải, có thể là những
thứ đó…”, vừa là một sự xác nhận, vừa khơi dậy rất nhiều cảm xúc. Những khung
cảnh thân quen của thành phố Hà Nội dần sống dậy trong tâm hồn Phương Định.
Phép điệp “hoặc là” như những rung động của trái tim, sự bồi hồi thương nhớ, khi
từng cảnh vật thân quen hiện về trong tâm trí: “cây”, “cái vòm tròn của nhà hát”, “bà
bán kem đẩy cái xe chở đầy thùng kem”, “trẻ con háo hức bâu xung quanh”.
+Những kí ký ức thân thương và sống động ấy được soi chiếu qua lăng kính của hoài
niệm, bỗng lung linh huyền ảo như thế giới cổ tích. Phép so sánh sinh động, khiến
cho thành phố trở nên huyền ảo.
->Qua đoạn trích trên, ta nhận ra Phương Định là một cô gái giàu tình cảm, có tâm
hồn trong sáng. Khi cơn mưa đá vừa đến, trong tâm hồn đa cảm của Phương Định
ánh lên những tia sáng của niềm vui. Lúc này đây, không khí oi ngạt và căng thẳng
của cuộc chiến vẫn chưa lắng xuống, cụm từ “cao điểm đầy bom” như dồn nén trong
đó tất cả những ngột ngạt, những đau đớn, những xót xa của cuộc phá bom vừa diễn
ra, nó gợi nhớ người đọc hoàn cảnh sống biệt lập và đầy hiểm nguy của Phương Định
cùng đồng đội. ?
- Cảm xúc và suy tư của PĐ
+ Phương Định thốt lên “Chao ôi!”- câu cảm thán chứa niềm xúc động và cả niềm
thương nhớ. “Những cái đó ở thật xa…”.
+ Dấu chấm lửng báo hiệu những bồi hồi tha thiết, những bâng khuâng trong tâm
hồn.
-> Đó là khoảng cách có thật về không gian, bởi chân cao điểm nơi Phương Định và
các đồng đội làm việc vốn biệt lập và xa cách với quê hương của cô. Đó còn là cái xa
xôi về thời gian, bởi tất cả hình ảnh sống động và thân thương ấy đến từ miền trời
khác – miền trời của quá khứ, miền trời của kí ức. Hiện tại căng thẳng khốc liệt luôn
phải giằng co trước lằn ranh sống – chết để hoàn thành nhiệm vụ dường như khiến
miền kí ức ấy đối với Phương Định trở nên xa vắng như một câu chuyện cổ tích.
3.Nhận xét nghệ thuật, nội dung
- NT: Các yếu tố miêu tả, xen lẫn với tự sự, hiện tại đan xen với hồi tưởng mà tác giả
sử dụng rất khéo léo nhuần nhuyễn, kết hợp với phương thức liệt kê, kiểu câu cảm
thán, gợi tả tâm lí nhân vật tài tình tạo nên một kết thúc thật ấn tượng, để lại trong
lòng người đọc những rung cảm sâu sắc về những nữ chiến sĩ thanh niên xung phong
phá bom, mở đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ lâu dài mà anh
dũng của dân tộc.Chính nó đã góp phần làm nên chất thơ của thiên truyện. Qua đó ta
cũng thấy được ngòi bút của Lê Minh Khuê đậm chất nhân văn.
- ND: Nhà văn đã mở lòng mình ra để đồng cảm với nhân vật, và khai phá được
những nét đẹp rất riêng của nhân vật cũng như khái quát lên được những phẩm chất
của cả một thế hệ. Đó là thế hệ trẻ trên tuyết đường Trường Sơn, quyết dâng hiến sức
trẻ của mình để giải phóng dân tộc. Ở họ, dòng suối cuộc đời đã hòa vào trường
giang của quê hương, để rồi tất cả chan hòa trong đại dương của Tổ quốc, làm nên
những sức mạnh thật diệu kì.
C. Kết bài:
- Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật
- Bài học, liên hệ.

You might also like