TIỂU LUẬN TTHCM NHÓM 2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

TIỂU LUẬN NHÓM 2

PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ ĐỘC LẬP


DÂN TỘC. LIÊN HỆ TRÁCH NHIỆM BẢN THÂN TRONG VIỆC
BẢO VỆ BIỂN ĐẢO QUỐC GIA.

Giảng viên hướng dẫn: Huỳnh Thị Kim Quyên

Học phần: Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Sinh viên thực hiện:

1. Giang Hồng Bảo Ngân 3121480044


2. Trần Thị Bích Thoa 3121480071
3. Lê Chánh Huy 3121410228
4. Hồ Lâm Trường 3121410540
5. Nguyễn Bảo Hân 3121420129
6. Đinh Ngô Nhựt Huy 3121410224
7. Nguyễn Đặng Anh Tuấn 3120520075
8. Châu Thế Kiệt 3121420177
9. Đỗ Thống Nhất 3120520946
10. Ngô Duy Khánh 3120520030
11. Nguyễn Thị Trà Mi 3121420218
12. Trịnh Thị Kim Nhi 3121320293
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1


NỘI DUNG .....................................................................................................................2
I. Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân
tộc .................................................................................................................................2
II. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân ..................3
III. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để .................4
1. Tầm quan trọng của độc lập dân tộc ................................................................4
1.1. Tự chủ trong quyết định chính sách ...........................................................4
1.2. Bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc .........................................................4
1.3. Xây dựng và duy trì hòa bình trong xã hội ................................................4
2. Điều kiện để đạt được độc lập dân tộc:.............................................................5
2.1. Tự do và công bằng trong chính trị: ...........................................................5
2.2. Phát triển kinh tế bền vững: ........................................................................5
2.3. Giáo dục và nhận thức dân tộc: ..................................................................5
3. Tác động của độc lập dân tộc: ...........................................................................5
3.1. Tự hào và nhận diện dân tộc: ......................................................................5
3.2. Sự đa dạng văn hóa và phong phú: ............................................................5
3.3. Hòa nhập và giao lưu quốc tế: .....................................................................5
4. Cách thực hiện độc lập dân tộc: ........................................................................6
4.1. Xây dựng và thực hiện chính sách độc lập dân tộc: ..................................6
4.2. Tăng cường vai trò của các tổ chức dân tộc: .............................................6
4.3. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và văn hóa dân tộc: ........6
IV. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.........................6
1. Cơ sở hình thành tư tưởng .................................................................................6
2. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là nguyên tắc
bất biến.....................................................................................................................6
3. Đảng và Nhà nước kế thừa tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Bác ........................................................................7
V. Liên hệ ....................................................................................................................7
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

STT Họ tên Nhiệm vụ Ghi chú


1 Giang Hồng Bảo Ngân Độc lập dân tộc phải gắn liền với thống Đúng tiến độ
(Nhóm trưởng) nhất và toàn vẹn lãnh thổ (1)
2 Trần Thị Bích Thoa Bìa + Chỉnh kiểu chữ + Canh lề + Mục lục Đúng tiến độ
(Nhóm phó)
3 Lê Chánh Huy Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất Đúng tiến độ
khả xâm phạm của tất cả các dân tộc (1)
4 Hồ Lâm Trường Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất Đúng tiến độ
khả xâm phạm của tất cả các dân tộc (2)
5 Nguyễn Bảo Hân Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất Đúng tiến độ
khả xâm phạm của tất cả các dân tộc (3)
6 Đinh Ngô Nhựt Huy Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, Đúng tiến độ
hạnh phúc của nhân dân (1)
7 Nguyễn Đặng Anh Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, Đúng tiến độ
Tuấn hạnh phúc của nhân dân (1)
8 Châu Thế Kiệt Độc lập dân tộc phải gắn liền với thống Đúng tiến độ
nhất và toàn vẹn lãnh thổ (1)
9 Đỗ Thống Nhất Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật Đúng tiến độ
sự, hoàn toàn và triệt để (1)
10 Ngô Duy Khánh Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật Đúng tiến độ
sự, hoàn toàn và triệt để (2)
11 Nguyễn Thị Trà Mi Liên hệ Đúng tiến độ
12 Trịnh Thị Kim Nhi Đặt vấn đề + Kết luận Đúng tiến độ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên WEF Davos - Người Thụy Sỹ, Thủ Tướng
Phạm Minh Chính đã có một câu nói rằng: “Có lẽ sau chiến tranh thế giới thứ 2, cái dân
tộc đau thương mất mát nhất là dân tộc Việt Nam chúng tôi. Chúng tôi trải qua tất cả
những cung bậc mà xấu nhất trong đại chiến tranh thế giới thứ. Chúng thôi thì không
quên quá khứ và đấy là một phần của lịch sử và không thể méo mó đi được, không thể
bịa đặt, không thể xuyên tạc được lịch sử…” Câu trả lời ngắn gọn, xúc tích nhưng lại
tổng kết được những khó khăn vất vả của dân tộc Việt Nam phải trải qua. Để được như
ngày hôm nay, chúng ta phải trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Và trong
quá trình ấy không biết bao nhiêu thế lực thù địch đã đánh chiếm xâm lấn nước ta, không
biết bao vị anh hùng đã đứng lên và hi sinh. Thế nên có thể nói dân tộc Việt Nam là dân
tộc thèm khát “độc lập dân tộc” hơn bao giờ hết. Đó cũng chính là khao khát, ham muốn
của Hồ Chí Minh, là một nguồn động lực của Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước,
là một nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngày nay tuy đã được sống trong
hòa bình nhưng ta cần phải hiểu rõ về ý nghĩ và vai trò to lớn của “độc lập dân tộc”, để
có ý thức, có hành động bảo vệ nó. Đặc biệt một dự báo cho cuộc chiến tranh thế giới
thứ 3 sẽ xảy ra ở trên biển Đông. Điều này đòi hỏi bản thân mỗi người cần có những
hàng động thiết thực để giữ gìn biển đảo quốc gia. Và đó là lý do nhóm em chọn đề tài
“Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc? Liên hệ trách nhiệm bản
thân trong việc giữ gìn biển đảo quốc gia”.

1
NỘI DUNG
I. Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc
Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. Độc
lập dân tộc không chỉ là một khái niệm pháp lý, mà còn là một giá trị văn hóa, chính trị
và đạo đức của nhân loại. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ
ngàn xưa đến nay gắn liền với truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại
xâm. Điều đó nói lên khát vọng to lớn của dân tộc ta là luôn mong muốn có được nền
độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân và đó cũng là một giá trị tinh thần thiêng
liêng, bất hủ của dân tộc mà Hồ Chí Minh là hiện thân cho tinh thần ấy.

Năm 1919, thay mặt những người dân yêu nước, Hồ Chí Minh đã gửi tới Hội nghị
bản Yêu sách của nhân dân An Nam tập trung vào hai nội dung cơ bản: Đòi quyền
bình đẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ Đông Dương như đối với người châu
Âu. Cụ thể là, phải xóa bỏ các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ khủng bố, đàn áp bộ
phận trung thực nhất trong nhân dân (tức những người yêu nước); phải xóa bỏ chế độ
cai trị bằng sắc lệnh và thay thế bằng chế độ ra các đạo luật. Đòi các quyền tự do dân
chủ tối thiểu cho nhân dân, đó là các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập
hội, tự do hội họp, tự do cư trú…

Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945, thay mặt Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh
trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới rằng: “Nước Việt Nam có
quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn
thể dân Việt Nam quyết đem cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ
vững quyền tự do và độc lập ấy”.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, dân
tộc Việt Nam tiếp tục thực hiện quyết tâm kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ
những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất
nước. Quyết tâm đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong “Lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến”: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không
chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Độc lập dân tộc không chỉ là một nguyên tắc pháp lý mà còn là một giá trị văn hóa,
chính trị và đạo đức của nhân loại. Nó bảo đảm quyền tự chủ, quyền tự quyết và sự tự
chủ của mỗi dân tộc trong việc xác định vận mệnh và phát triển của bản thân. Trong
2
tương lai, việc bảo vệ độc lập dân tộc sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là
trong bối cảnh toàn cầu hóa và các mối đe dọa về an ninh. Chỉ khi chúng ta tôn trọng
và bảo vệ quyền này, chúng ta mới có thể tạo ra một thế giới bền vững, hòa bình và
phát triển cho tất cả mọi người.

II. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân
Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của mình, độc lập dân tộc phản chiếu,
gắn liền với tự do của nhân dân. Người cho rằng học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung
Sơn thể hiện đầy đủ phẩm chất giá trị về độc lập và tự do: dân tộc độc lập, dân quyền tự
do và dân sinh hạnh phúc. Và với lý lẽ đầy thuyết phục, trong khi viện dẫn bản Tuyên
ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 "Người ta sinh ra tự do
và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi", Hồ
Chí Minh khẳng định dân tộc Việt Nam đương nhiên cũng phải được tự do và bình đẳng
về quyền lợi. "Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được".

Đối với Bác, mục tiêu cuối cùng của cuộc đấu tranh cách mạng là đảm bảo cho nhân
dân Việt Nam được hoàn toàn độc lập, không còn bị chi phối bởi bất kỳ thực thể ngoại
lai nào. Năm 1930, nội dung trong Chánh cương vắn tắt của Đảng, Người cũng đã xác
định rõ ràng mục tiêu đấu tranh của cách mạng là “Làm cho nước Nam được hoàn toàn
độc lập...Thủ tiêu hết các thứ quốc trái... Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm
của công chia cho dân cày nghèo. Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo... Thi hành luật ngày
làm 8 giờ”. Đây là những biện pháp cụ thể để bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do và bình
đẳng cho nhân dân.

Ngay sau thắng lợi của Cách Mạng Tháng Tám năm 1945, Bác đã đề ra những yêu
cầu cụ thể để đảm bảo rằng nhân dân sẽ được đặc quyền cơ bản của cuộc sống: thức ăn,
quần áo, chỗ ở và giáo dục.

1. Cung cấp thực phẩm và quần áo: Việc đảm bảo cung cấp thực phẩm và quần áo là
một bước quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo điều kiện để phát triển.

2. Cung cấp chỗ ở: Đảm bảo rằng mỗi người dân có một nơi ổn định để sống là một
phần không thể thiếu trong việc tạo ra hạnh phúc cho nhân dân, là cơ sở để nhân dân có
thể phát triển và đóng góp vào xã hội.

3
3. Cung cấp giáo dục: Việc đảm bảo mọi người có cơ hội học hành không chỉ là việc
mở rộng tri thức và kỹ năng, mà còn là cơ hội để họ trở nên tự do và độc lập trong tư
duy và hành động.

III. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để
1. Tầm quan trọng của độc lập dân tộc
Độc lập dân tộc đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và định hướng quyết
định chính sách của một quốc gia. Tự chủ trong quyết định chính sách là nguyên tắc
cơ bản của độc lập dân tộc, cho phép người dân của một quốc gia tham gia vào việc ra
quyết định về các vấn đề quan trọng liên quan đến quốc gia. Bảo vệ và phát triển văn
hóa dân tộc cũng là một khía cạnh quan trọng của độc lập dân tộc. Xây dựng và duy trì
hòa bình trong xã hội là mục tiêu cuối cùng của độc lập dân tộc, bởi vì khi mỗi dân tộc
được tự do và công bằng, hòa bình và sự ổn định trong xã hội được đảm bảo và thúc
đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia.
1.1. Tự chủ trong quyết định chính sách
Tự chủ trong quyết định chính sách là một nguyên tắc cơ bản của độc lập dân tộc.
Nguyên tắc này đảm bảo rằng người dân của một quốc gia có quyền được tham gia và
định hình các quyết định chính sách quan trọng liên quan đến quốc gia của mình. Tự
chủ trong quyết định chính sách đòi hỏi sự tham gia của người dân thông qua các quy
trình dân chủ, bao gồm việc thành lập các cơ quan quyết định dân chủ và tổ chức cuộc
họp dân chủ để thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng.
1.2. Bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc
Bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc là một khía cạnh quan trọng của độc lập dân
tộc. Qua việc bảo vệ và phấn hễ văn hóa dân tộc, một quốc gia có thể duy trì và phát
triển những giá trị, truyền thống và ngôn ngữ của mình. Điều này giúp tạo ra sự sáng
tạo và đa dạng trong nền văn hóa và làm giàu các nền văn hóa trên thế giới. Bảo vệ và
phát triển văn hóa dân tộc cũng đảm bảo rằng những quyền và tự do văn hóa của người
dân được tôn trọng và thực hiện, góp phần vào sự phát triển toàn diện của quốc gia.
1.3. Xây dựng và duy trì hòa bình trong xã hội
Xây dựng và duy trì hòa bình trong xã hội là mục tiêu cuối cùng của độc lập dân
tộc. Khi mỗi dân tộc được tự do và công bằng, hòa bình và sự ổn định trong xã hội

4
được đảm bảo. Điều này đem lại một môi trường thuận lợi để thực hiện các hoạt động
kinh tế, văn hóa và xã hội và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của một quốc gia. Đồng
thời, sự hòa bình trong xã hội còn giúp ngăn ngừa xung đột và xung đột xã hội, tạo
điều kiện cho mọi người cùng sống hòa thuận và tôn trọng nhau.
2. Điều kiện để đạt được độc lập dân tộc:
2.1. Tự do và công bằng trong chính trị:
Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo và tự do biểu đạt là cơ sở để phát
triển và bảo vệ độc lập dân tộc.

Công bằng trong chính trị đảm bảo mọi người, bao gồm các dân tộc và cộng đồng,
có cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết định và điều hành chính sách.

2.2. Phát triển kinh tế bền vững:


Phải có chính sách kinh tế hợp lý, khuyến khích doanh nghiệp và sáng tạo, tạo ra
nguồn lực và cơ hội phát triển cho tất cả các dân tộc.

2.3. Giáo dục và nhận thức dân tộc:


Giáo dục là cách quan trọng nhất để tăng cường nhận thức về độc lập dân tộc và
giá trị của sự đa dạng văn hóa. Vì vậy cần phải tập trung vào việc phát triển nhận thức
về quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong bảo vệ và phát triển dân tộc.

3. Tác động của độc lập dân tộc:


3.1. Tự hào và nhận diện dân tộc:
Độc lập dân tộc tạo ra sự tự hào và nhận diện về bản sắc văn hóa, lịch sử và truyền
thống của mỗi dân tộc.

3.2. Sự đa dạng văn hóa và phong phú:


Độc lập dân tộc tạo ra một môi trường cho sự phát triển và bảo tồn các giá trị văn
hóa đa dạng và phong phú.

3.3. Hòa nhập và giao lưu quốc tế:


Độc lập dân tộc không chỉ mang lại sự tự hào mà còn tạo điều kiện cho sự hòa
nhập và giao lưu với cộng đồng quốc tế.

5
4. Cách thực hiện độc lập dân tộc:
4.1. Xây dựng và thực hiện chính sách độc lập dân tộc:
Chính phủ cần xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm tạo điều kiện cho sự
phát triển và bảo vệ độc lập dân tộc.

4.2. Tăng cường vai trò của các tổ chức dân tộc:
Các tổ chức dân tộc cần được tạo điều kiện để tham gia vào việc đề xuất và thực
hiện các chính sách phát triển cộng đồng dân tộc.

4.3. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và văn hóa dân tộc:
Cần tạo ra môi trường kinh doanh và hợp tác giữa các dân tộc để khuyến khích sự
phát triển kinh tế và văn hóa của mỗi cộng đồng dân tộc.

IV. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

1. Cơ sở hình thành tư tưởng

Chủ tịch Hồ Chí Minh bước vào cuộc đời hoạt động cách mạng trong bối cảnh
nước mất, nhà tan. Người nhận thức rõ rằng nước Việt Nam bị chia cắt thành 2 phần
Bắc và Nam do sự can thiệp của các thế lực ngoại bang. Bác tin rằng chỉ khi cả Bắc và
Nam thống nhất thành một quốc gia duy nhất mới có thể thực sự đảm bảo độc lập, tự
do và phát triển dân tộc. Bác xem việc giành độc lập và thống nhất là một nhiệm vụ
cách mạng quyết định và luôn lấy đó làm mục tiêu hàng đầu trong cuộc đấu tranh.

2. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là nguyên tắc bất
biến

Độc lập dân tộc gắn chặt với bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của đất nước là tư
tưởng chủ đạo, chi phối toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư
tưởng lớn này đã được thể hiện rõ trong Tuyên ngôn Độc lập mà cách đây 73 năm,
ngày 2/9/1945, Người đã thông báo trước thế giới: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết
đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc
lập ấy”.

Quyền độc lập, tự do của dân tộc theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh phải
thể hiện trên góc độ là một quốc gia có chủ quyền, có sự thống nhất và toàn vẹn về
lãnh thổ. Người khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, ý chí
6
thống nhất Tổ quốc của nhân dân cả nước không bao giờ lay chuyển”. Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 nổ ra và giành thắng lợi, tuy nhiên, quyền độc lập, tự do của dân
tộc vừa mới giành lại không bao lâu thì thực dân Pháp tiếp tục mưu đồ xâm lược
chúng ta lần thứ hai. Người đã quyết định sang Pháp với mục đích là: “Giải quyết vấn
đề Việt Nam độc lập, cùng Trung, Nam, Bắc thống nhất”. Mục đích chuyến đi Pháp
của Chủ tịch Hồ Chí Minh không gì khác ngoài việc khẳng định sự độc lập và thống
nhất của dân tộc Việt Nam. Người lập luận: “Trung, Nam, Bắc đều là đất nước Việt
Nam... Nước có Trung, Nam, Bắc, cũng như một nhà có ba anh em. Cũng như nước
Pháp có vùng Noócmăngđi, Prôvăngxơ, Bôxơ. Không ai có thể chia rẽ con một nhà,
không ai có thể chia rẽ nước Pháp, thì cũng không ai có thể chia rẽ nước Việt Nam ta”.

Với ý chí và quyết tâm của toàn dân tộc, cuộc kháng chiến chống thực Pháp của
nhân dân ta đã giành thắng lợi vẻ vang, buộc Pháp ký Hiệp định Giơnevơ “công nhận
chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam”. Sau Hiệp
định Giơnevơ 1954, nhận thấy bản chất âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ và tay sai ở
miền Nam, một lần nữa Người khẳng định: “Nước Việt Nam nhất định sẽ thống nhất,
vì nước ta là một khối, không ai chia cắt được... đó là nguyện vọng thiết tha của toàn
thể nhân dân ta từ Bắc đến Nam”. Để thực hiện điều đó, Đảng Cộng sản Việt Nam và
nhân dân ta đã tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ đã đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa
cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

3. Đảng và Nhà nước kế thừa tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ của Bác

Trong nhiều năm qua, Đảng và nhà nước đã đưa ra các biện pháp nhằm bảo vệ
và bảo tồn lãnh thổ Việt Nam. Việc xây dựng hệ thống quốc phòng vững mạnh, duy trì
an ninh quốc gia và đảm bảo an ninh biên giới đã được thực hiện. Đồng thời, việc đàm
phán và phối hợp với cộng đồng quốc tế để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ cũng là
một phần quan trọng trong việc bảo đảm thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

V. Liên hệ
Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí
chiến lược, trọng yếu về địa chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của
đất nước. Hiện nay, tình hình an ninh, chính trị trên thế giới và khu vực diễn biến vô
7
cùng phức tạp. Tình trạng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn ra
căng thẳng, quyết liệt. Điều đó, ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền biển, đảo Việt
Nam. Thế hệ trẻ Việt Nam, đặc biệt là sinh viên, là lực lượng nòng cốt, xung kích
trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Để có thể làm tốt công cuộc giữ gìn
biển, đảo quốc gia cần tập trung vào các nội dung sau:

Thứ nhất, hoàn thành các học phần về quốc phòng an ninh với tinh thần ham học hỏi
và trách nhiệm cao.

Thứ hai, trang bị các kiến thức cơ bản về biển, đảo và chủ quyền biển đảo. Bờ biển
nước ta cong hình chữ S, kéo dài trên 3.260km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên
(Kiên Giang). Nước ta có diện tích biển trên 1 triệu km2, chiếm gần 30% diện tích Biển
Đông. Vùng biển nước ta có gần 4.000 hòn đảo lớn nhỏ. Hệ thống đảo, quần đảo có vị
trí quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như: Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường
Sa (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), ... Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi
cho phát triên kinh tế - xã hội như: Cát Bà (Hải Phòng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam),
Lý Sơn (Quảng Ngãi), ... Từ nền tảng kiến thức vững chắc đã có, tiếp tục học tập, củng
cố và nâng cao hiểu biết về quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của
Nhà nước về biển, đảo và chủ quyền biển đảo cũng như các bộ luật, thông lệ quốc tế
như

Cuối cùng, tham gia tìm hiểu về biển đảo quê hương thông qua các cuộc thi, phong
trào thiết thực do Đoàn trường và địa phương như: “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm
theo lời Bác”, “Tuổi trẻ giữ nước, … Đồng thời, góp phần quảng bá hình ảnh biển đảo
quê hương thông qua các cuộc vận động quyên góp, tuyên truyền, các chương trình tình
nguyện, .... góp phần giáo dục sâu sắc về ý thức, trách nhiệm, tinh thần xung kích, tình
nguyện của đoàn viên, thanh niên.

Thanh niên Việt Nam thực sự là một lực lượng to lớn và vững chắc trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo lời căn dặn của Bác Hồ - “Tuổi nhỏ làm việc
nhỏ, tùy theo sức của mình...”, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang ra sức học tập, rèn luyện
đạo đức, không ngừng trau dồi kiến thức và kỹ năng, làm việc có ích từ những hành
động nhỏ nhất. Bởi vì, nhiều việc nhỏ sẽ góp thành việc lớn, mỗi thanh niên - sinh viên
sẽ là một ngọn cờ góp phần vào công cuộc giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển, đảo nói riêng
và chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói chung.
8
KẾT LUẬN

Ngày nay, chúng ta đang được hưởng trọn vẹn một nền “độc lập” đó là điều may
mắn và hạnh phúc hơn bao giờ hết. Thế nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Chiến trang đã kết thúc, nhưng nó chỉ kết thúc ở quá khứ, liệu tương lai nó có xảy ra
không thì vẫn chưa ai biết được. Và đặc biệt hiện nay, những vùng biển đảo của nước ta
còn xảy ra những cuộc tranh chấp, còn rất nhiều thế lực âm mưu chiếm lấy. Thế nên với
tư cách là thế hệ tương lai, những mầm xanh của đất nước, chúng ta cần phải học, phải
hiểu và phải hành động, để giữ vững nên độc lập dân tộc.

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận
chính trị), Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật

2. https://baohoabinh.com.vn/305/150776/Bao-ve-chu-quyen-bien,-dao-Viet-Nam-va-
trach-nhiem-cua-the-he-tre-hom-nay.htm

3. https://dukcq.hatinh.gov.vn/tk-xh-qp-an/van-dung-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-bao-ve-
chu-quyen-bien-dao-viet-nam-trong-tinh-hinh-moi-501.html

4. https://tuoitre.vn/tam-quan-trong-cua-dao-va-quan-dao-o-viet-nam-508698.htm

5. https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-ngan-hang/tu-tuong-hcm/tu-tuong-
hcm-ve-doc-lap-dan-toc-va-van-dung-vao-thuc-tien-vn-hien-nay/27048889

10

You might also like