Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

I.

Tìm hiểu về LTTC


1. LTTC là gì?

 Khái niệm: là khuôn khổ chung để hỗ trợ việc ra quyết định khi tiền thưởng ( thù
lao) bị phụ thuộc vào các hành động của những người chơi khác.

 Thành phần: người chơi, chiến lược, phần thưởng, luật chơi

 Nguồn gốc:

- Năm 1713, xuất hiện lần đầu tiên trong lá thư được viết bởi James Waldegrave.
- Năm 1944, tác phẩm LTTC và hành vi kinh tế đã làm nên bước đột phá lớn trong
LTTC hiện đại, khẳng định LTTC như một phân nhánh riêng biệt của toán học đưa
ra lời giải tối ưu cho những trò chơi tổng bằng 0 với 2 người chơi.
- Năm 1950, thảo luận đầu tiên của Prisoner’s dilemma xuất hiện

 Giả định:
- Giả định 1: mỗi cá nhân hay các nhóm cá nhân là một người tham gia trong một
cuộc chơi và mục tiêu của họ là làm thế nào để giành lợi ích.
- Giả định 2: mỗi hành động của con người được dẫn dắt dựa trên nguyên tắc lý tính
theo ý nghĩa là trước mỗi quyết định, cá nhân đều cố gắng tính toán xem lợi
ích/thiệt hại của bản thân mình khi đưa ra quyết định đó như thế nào.

2. Các loại trò chơi


2.1. Trò chơi đối xứng và bất đối xứng
- Trò chơi đối xứng: cả hai bên chơi đều có cùng các thông tin và quyền lợi, bao
gồm các nguyên tắc rõ ràng công khai cho cả 2 bên đều biết. Trò chơi chỉ phụ
thuộc vào các chiến thuật được sử dụng chứ không phụ thuộc vào người chơi.
VD: trò X-O hay kéo- búa- bao

- Trò chơi bất đối xứng: có sự không cân bằng về thông tin hoặc quyền lợi giữa
2 bên. Một bên có thể có lợi thế về thông tin, kinh nghiệm, tài nguyên hoặc
chiến lược hơn so với bên còn lại.
VD: trò chơi tối hậu thư
2.2. Trò chơi tổng bằng 0 và tổng khác 0
- Trò chơi tổng bằng 0: tổng điểm của tất cả các người chơi luôn bằng 0. Nếu
một người chơi đạt được điểm số dương thì người chơi còn lại sẽ phải chịu
điểm số âm tương đương để tổng kết quả cuối cùng là 0. Nói dễ hiểu là người
chơi này hưởng lợi trên thiệt hại của người chơi khác.
VD: trò Poker, cờ vua hay cờ tướng…
- Trò chơi tổng khác 0: tổng điểm số của các người chơi có thể khác nhau và
không nhất thiết phải bằng 0. Lợi nhuận của một người chơi không tương ứng
với thua lỗ của người khác.
2.3. Trò chơi di chuyển đồng thời và tuần tự
- Trò chơi di chuyển đồng thời: mỗi người chơi đưa ra quyết định mà không
biết về quyết định của những người khác.
VD: đá bóng, kéo-búa-bao
- Trò chơi di chuyển tuần tự: một người chơi thực hiện di chuyển sau khi quan
sát bước di chuyển của người chơi khác. Người chơi xen kẽ các nước đi.
VD: cờ caro, cờ vua
 Trong bối cảnh trò chơi độc quyền, nếu hai công ty phải định giá mà
không biết về quyết định của nhau thì đó là trò chơi di chuyển đồng thời.
Còn nếu một công ty đặt giá sau khi quan sát giá của đối thử thì đó là trò
chơi di chuyển tuần tự.

2.4. Trò chơi One-shot và lặp đi lặp lại

- Trò chơi one-shot: trò chơi cơ bản chỉ được chơi 1 lần và phải chọn thời điểm,
chiến lược phù hợp để sử dụng cơ hội đó.
VD: chơi bắn súng, mỗi viên đạn hoặc cú bắn đầu tiên có thể quyết định thắng
bại của người chơi.
- Trò chơi lặp đi lặp lại: trò chơi người chơi có thể thực hiện hành động nhiều
lần và có cơ hội học hỏi từ mỗi lần thử nghiệm.
VD: trò chơi giải đố
2.5. Trò chơi hợp tác và trò chơi bất hợp tác
- Trò chơi hợp tác: người chơi làm việc cùng nhau hướng tới một mục tiêu
chung. Không có người chiến thắng hoặc kẻ thua cuộc cá nhân; thay vào đó,
mọi người hợp tác để đạt được mục tiêu chung. Các trò chơi hợp tác phát triển
kỹ năng giao tiếp, giải quyết xung đột, hợp tác và đồng cảm
- Trò chơi bất hợp tác: Trong trò chơi bất hợp tác, người chơi không hợp tác
với nhau và thường tìm cách đạt được lợi ích cá nhân. Mục tiêu của mỗi người
chơi có thể xung đột với mục tiêu của người khác. Các trò chơi bất hợp tác
thường thách thức kỹ năng cạnh tranh và tư duy chiến lược.

3. Ứng dụng của LTTC

 Ứng dụng vào kinh tế học


- Các nhà kinh tế học đã sử dụng lý thuyết trò chơi để phân tích một diện rộng
các hiện tượng kinh tế, trong đó có đấu giá, mặc cả, duopoly (thị trường nhị
quyền bán) và oligopoly độc quyền nhóm), các tổ chức mạng lưới xã hội và các
hệ thống bầu cử.
VD: Chiến lược cạnh tranh của Coca và Pepsi khi thâm nhập vào thị trường Việt
Nam. Cocacola đại hạ giá để giành giật thị phần. Ngay lúc này thì pepsi cũng thi
triển chiến lược tương tự. Việc cocacola đại hạ giá sản phẩm chắc chắn tác động
mạnh mẽ đến các doanh nghiệp nước giải khát khác đặc biệt là đối thủ trực tiếp
là pepsi.
Khi Pepsi thấy được chiến thuật giảm giá của Cocacola, Pepsi sẽ đặt mình vào
vị thế của Cocacola và nhận ra Cocacola sẽ lựa chọn giảm giá trong bất kì
trường hợp nào.
→ Pepsi buộc phải lựa chọn giảm giá sản phẩm.

 Ứng dụng về kinh tế


- Giải quyết các vấn đề quan trọng trong các mô hình kinh tế toán học trước đây.
VD: kinh tế học tân cổ điển phải vất vả để tìm hiểu dự đoán kinh doanh và
không thể giải thích cạnh tranh không hoàn hảo
- Chuyển sự chú ý khỏi trạng thái cân bằng ổn định tới các hành động trong thị
trường.
- Có lợi cho việc mô hình hóa các hành vi cạnh tranh giữa các tác nhân kinh tế.
VD: Hai trạm xăng A và B đặt cạnh nhau trên cùng một khối để không công
ty nào có lợi thế về vị trí so với công ty kia. Người tiêu dùng xem xăng tại
mỗi trạm là sự thay thế hoàn hảo và sẽ mua từ trạm xăng cung cấp giá thấp
hơn. Nếu trạm A gọi giá cao hơn trạm B thì người tiêu dùng sẽ không mua
bất kỳ xăng nào từ trạm A. Giả sử trạm A nghĩ rằng sẽ tính phí 9.5 $ cho mỗi
lít xăng nhưng Trạm B cũng nghĩ trạm A tính phí 9.5$, họ sẽ tính phí 9.49$.
Vì vậy, trạm A tính phí 4.98$. Nhưng nếu trạm B nghĩ rằng trạm A nghĩ trạm
B sẽ tính phí 9.49$, thì trạm B sẽ cố gắng lừa bằng cách tính phí 9.47$. Vì
vậy trạm A sẽ tính phí 9.46$. Và sự suy nghĩ, đắn đo vì sự không biết giá của
đối thủ cứ tiếp tục diễn ra.
 LTTC sẽ là một công cụ mạnh mẽ để phân tích các tình huống như thế
này.
- Các nhà kinh tế học thường sử dụng lí thuyết trò chơi để hiểu hành vi của công ty
độc quyền tập đoàn, giúp dự đoán các kết quả có khả năng xảy ra khi các công ty
tham gia vào một số hành vi nhất định, chẳng hạn như ấn định giá và thông đồng.
- Ứng dụng khác như trong thị trường tài chính, trong đàm phán (mua nhà, mua xe)
hay trong gây dựng quyền lực.

4. Một số chiến lược trong LTTC

Công ty B
Chiến lược Trái Phải
Công ty A
Lên 10, 20 15, 8
Xuống -10, 7 10, 10

 Chiến lược áp đảo (dominant strategy): một chiến lược mang lại phần
thưởng cao nhất cho người chơi bất kể hành động của đối thủ là gì.
 Chiến lược an toàn (secure strategy): một chiến lược đảm bảo lợi nhuận cao
nhất trong kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra.
 Cân bằng Nash (Nash quilibrium): một điều kiện mô tả một tập hợp các
chiến lược trong đó không người chơi nào có thể cải thiện phần thưởng của
mình bằng cách đơn phương thay đổi chiến lược của chính mình, dựa trên
chiến lược của những người chơi khác.

VD: Trong bảng, chiến lược chiếm ưu thế cho công ty A là lên. Để thấy điều
này, lưu ý rằng nếu công ty B chọn trái, lựa chọn tốt nhất của người chơi A là
lên vì 10 đơn vị lợi nhuận tốt hơn 10 đơn vị anh ta sẽ kiếm được bằng cách
chọn xuống. Nếu B chọn phải, lựa chọn tốt nhất của A sẽ lên vì 15 đơn vị lợi
nhuận tốt hơn 10 đơn vị anh ta sẽ kiếm được bằng cách chọn xuống.
 Bất kể chiến lược của công ty B là trái hay phải, sự lựa chọn tốt nhất của công
ty A là lên. Lên là một chiến lược thống trị cho công ty A.
 Nguyên tắc: Nếu bạn có chiến lược áp đảo, hãy chơi nó.
Câu hỏi: Liệu công ty B có chiến lược áp đảo hay không?
 Công ty B không có chiến lược áp đảo. Bởi nếu cty A chọn lên, lựa chọn tốt
nhất của B là trái, vì 20 lợi nhuận tốt hơn 8 nếu B chọn xuống. Nhưng nếu A
chọn xuống, lựa chọn tốt nhất của B sẽ là phải, vì 10 tốt hơn kết quả là 7 nếu B
chọn trái. Do đó, lựa chọn tốt nhất của B phụ thuộc vào những gì A làm.
Câu hỏi: Công ty B nên làm gì trong trường hợp không có chiến lược áp đảo?
 Công ty B sẽ chơi một chiến lược an toàn để đảm bảo lợi nhuận cao nhất trong
trường hợp xấu nhất.
Câu hỏi: Chiến lược an toàn của cty B là gì?
 Công ty B chọn phải. Bằng cách chọn bên trái, B có thể đảm bảo khoản thanh
toán chỉ là 7, nhưng bằng cách chọn phải, cô ấy có thể đảm bảo khoản thanh
toán là 8.
 Chiến lược an toàn có hai thiếu sót:
- Đây là một chiến lược rất bảo thủ.
- Nó không tính đến các quyết định tối ưu của đối thủ của bạn, do đó có thể ngăn
bạn kiếm được khoản lợi nhuận cao hơn đáng kể.
VD: Cty B có thể suy luận rằng cty A chắc chắn sẽ chọn lên vì đó là chiến
lược áp đảo của họ => Cty B không nên chọn chiến lược an toàn (phải) mà
thay vào đó hãy chọn trái, cty B sẽ kiếm được 20 lợi nhuận hơn là 8 nếu
chọn phải.
 Nguyên tắc: đặt mình vào vị trí của đối thủ, hãy nhìn trò chơi từ quan điểm
của đối thủ nếu họ có chiến lược áp đảo.
Câu hỏi: chiến lược cân bằng Nash cho cty A và B là gì?
 Là chiến lược (lên, trái), mỗi cty đều đang làm tốt nhất có thể để đưa ra quyết
định của người chơi khác.

5. Tìm hiểu về cân bằng Nash

5.1. Cân bằng Nash là một tập hợp các chiến thuật được sử dụng bởi các người chơi mà
tại đó không một người chơi nào có thể hưởng lợi từ việc thay đổi chiến thuật hiện
tại của mình một cách đơn phương.
5.2. Điều kiện xảy ra cân bằng Nash:
 Mọi người chơi sẽ cố gắng để tối đa hóa lợi ích được mô tả trong trò
chơi.
 Người chơi không gặp khó khăn trong việc chọn chiến thuật
 Người chơi có ý thức để đưa ra giải pháp
 Mỗi người chơi sẽ biết được chiến thuật để đạt cân bằng của người
chơi khác
 Mỗi sự thay đổi trong chiến thuật của người chơi này sẽ không dẫn tới
sự thay đổi chiến thuật của người chơi khác.
 Mọi người chơi phải biết rằng bản thân và đối thủ đều thỏa mãn
những điều kiện này
5.3. Tính chất của cân bằng Nash:
 Tính tư lợi cá nhân: Trong cân bằng Nash, chiến lược mà mỗi người chơi
chọn sẽ tối ưu hóa kết quả của người đó với giả sử rằng chiến lược của
mọi người chơi khác là cố định. Mọi người chơi được cho là sẽ hành
động dựa trên mục đích cá nhân và họ sẽ không cân nhắc tới lợi thế hoặc
chiến lược của người chơi khác nếu như chúng không ảnh hưởng tới kết
quả của chính họ.
 Tính tối ưu hỗ tương: Trong cân bằng Nash, chiến lược của mỗi người
chơi là tối ưu nhất đối với chiến lược của mọi người chơi khác. Nói cách
khác, không có người chơi nào có thể thay đổi chiến lược một cách đơn
phương để có một kết quả tốt hơn.
 Tính quyết định đồng thời: Cân bằng Nash xảy ra trong trò chơi khi
người chơi lựa chọn chiến lược của mình một cách đồng thời mà không
biết chiến lược của người chơi khác là gì. Do đó, cân bằng Nash chính là
kết quả có được khi không có người chơi nào có ý định thay đổi chiến
thuật của mình nữa.
 Tính ổn định của đầu ra: Vì không có người chơi nào muốn thay đổi
chiến lược của mình trong cân bằng Nash nên kết quả của cân bằng Nash
luôn được giữ ở trạng thái ổn định. Tuy nhiên, không phải lúc nào cân
bằng Nash cũng cho ta một kết quả tối ưu nhất cho người chơi.
 Tính độc lập nhị phân: Cân bằng Nash sẽ không bị ảnh hưởng bởi những
sự thay đổi chiến lược hoặc kết quả của những người chơi không tham
gia vào đầu ra của thế cân bằng.
 Tính đa thế cân bằng: Một vài trò chơi sẽ có nhiều cân bằng Nash, tức là
sẽ có nhiều đầu ra ổn định. Trong những tình huống này, kết quả của trò
chơi sẽ dựa vào lựa chọn ban đầu của từng người chơi hoặc những tác
nhân bên ngoài để xác định trạng cân bằng Nash đang hướng tới.

5.4. Ứng dụng thực tế:


- Cân bằng NASH trong xã hội
Một trong những ứng dụng quan trọng của cân bằng Nash là song đề tù nhân.
– Song đề tù nhân đưa ra bằng chứng về việc cá nhân hóa lợi ích không mang lại
được lợi
ích chung của mọi người .
– Cụ thể tóm gọn trong đề tài này như sau:
Có 2 người tù nhân A và B bị giam bởi cùng một tội và sẽ đối mặt với án phạt nếu
như bị
xử tội. Hai người được đưa đến 2 nơi tách biệt để chủ yếu ngăn sự liên lạc của 2
người rồi
đưa ra một đề nghị như sau:
+ Nếu A khai và B khai: cả 2 sẽ đi tù 2 năm
+ Nếu A khai và B im lặng: A tự do còn B đi tù 10 năm
+ Nếu A im lặng và B khai: A đi tù 10 năm còn B được tự do
+ Nếu cả A và B im lặng: Cả 2 sẽ đi tù 6 tháng
A và B căn bản là không tin tưởng nhau nên ở đây được đưa về trò chơi cá nhân
giữa 2
người chơi khôn ngoan.
– Đặt vào vị trí A: Sẽ dựa vào lựa chọn của người B.
+ Nếu B khai, A khai cả 2 sẽ đi 2 năm tù.
+ Nếu B im lặng, A khai: A sẽ tự do

➔Như vậy đặt vào vị trí A ta sẽ khai


➔Tương tự đặt vào trường hợp của B thì B cũng sẽ khai
➔Cả 2 người sẽ cùng khai => ta sẽ có thế cân bằng nash là (khai,khai) tức cả 2
người
sẽ đi 2 năm tù.
+ Quay lại với trò chơi thì nếu ban đầu cả 2 đều im lặng thì sẽ chỉ đi tù 6 tháng
nhưng cả 2 lại không làm như vậy? Căn bản là vì cả 2 người không tin tưởng nhau
và chỉ tối đa hóa lợi ích của riệng mình.
➔Việc tối đa hóa lợi ích cho từng cá nhân chưa chắc là cách tối ưu hóa lợi ích cho
một
đám đông
- Cân bằng NASH trong kinh doanh
Áp dụng trong thế giới thực, các nhà kinh tế học sử dụng điểm cân bằng Nash để
dự đoán các công ty sẽ phản ứng như thế nào trước mức giá của đối thủ cạnh tranh.
Hai công ty lớn cùng đặt ra chiến lược cạnh tranh về giá có thể sẽ dồn nén khách
hàng nhiều hơn so với bình thường nếu mỗi công ty phải đối mặt với hàng nghìn
đối thủ cạnh tranh.
Giả sử có hai công ty trên thị trường là A và B. A và B có thể bán giá cao hoặc giá
thấp cho sản phẩm. Các kết quả thị trường được thể hiện trong hình minh họa.
- Giải pháp 1: A và B cung cấp sản phẩm với giá thấp, A kiếm được lợi nhuận là
50 và B kiếm được 70.
- Giải pháp 2: A cung cấp sản phẩm với giá thấp và B cung cấp sản phẩm với giá
cao, B kiếm được lợi nhuận bằng không.
- Giải pháp 4 với lợi nhuận chung tối đa (800) khi cả hai hãng đều bán giá cao cho
sản phẩm. Tuy nhiên, trạng thái cân bằng Nash yêu cầu mỗi công ty hành động để
đạt được lợi ích tốt nhất. B có thể cải thiện vị thế của mình bằng cách cung cấp sản
phẩm ở mức giá thấp khi đang bán giá cao.
- Giải pháp 3 là đạt trạng thái cân bằng Nash khi A đạt lợi nhuận 500 với mức giá
cao, B tối đa hóa lợi nhuận của mình ở mức 350 ở mức giá thấp.
Tuy nhiên, giải pháp 3 dẫn đến khả năng thông đồng. Nếu A đồng ý chia sẻ ít nhất
51 trong số 500 của mình khi cả hai công ty đang bán giá cao, B có thể sẵn sàng
bán giá cao. Mặc dù, sự thông đồng như vậy là bất hợp pháp ở hầu hết các quốc
gia, nhưng vẫn là một giải pháp thay thế hấp dẫn.
Các điều kiện trong các ngành công nghiệp độc quyền khuyến khích sự thông
đồng, với một số lượng nhỏ các đối thủ cạnh tranh và hành vi định giá phụ thuộc
lẫn nhau. Sự thông đồng được thúc đẩy bởi một số yếu tố: Tăng lợi nhuận, giảm sự
không chắc chắn của dòng tiền và xây dựng các rào cản gia nhập.

5.5. Ưu nhược điểm


 Ưu điểm:
- Đây là một cách tiếp cận định lượng được xác định rõ ràng để ra quyết định trong
tình huống cạnh tranh.
- Nó giúp đánh giá phản ứng của đối thủ cạnh tranh.
- Nó là một công cụ quản lý giúp hoạch định chính sách

 Nhược điểm:
- Việc xác định giải pháp tối ưu trở nên khó khăn với sự gia tăng số lượng người
tham gia.
- Đó là một chiến lược hợp lý hơn và không phải là một chiến lược chiến thắng.
- Khái niệm này không giải thích được những bất ổn gặp phải trong các tình huống
kinh doanh thực tế.
- Lý thuyết mong đợi những người tham gia hành động theo lý trí, điều này không
phải lúc nào cũng đúng

You might also like