Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

BÀI TẬP NHÓM 1

Đề bài: Thomas là trưởng phòng kinh doanh của một công ty có trụ sở tại Mỹ. Sắp tới,
anh được công ty cử sang Việt Nam để điều hành chi nhánh mới mở tại đây. Như vậy,
Thomas và gia đình gồm vợ và một bé trai 10 tuổi sẽ chuyển tới Việt Nam sinh sống
trong vòng 3 năm. Dựa vào lý thuyết về khía cạnh văn hóa của Hofstede, bạn hãy đưa ra
lời khuyên để Thomas và gia đình có thể thích nghi một cách tốt nhất với cuộc sống và
công việc tại Việt Nam.

I. Khoảng cách quyền lực


1. Đặc điểm chính
Thomas và gia đình sẽ phải đối mặt với sự khác biệt trong khoảng cách quyền lực
giữa Mỹ và Việt Nam. Điểm khác biệt chính là Mỹ có một khoảng cách quyền lực thấp,
trong khi Việt Nam có một khoảng cách quyền lực cao. Dưới đây là một số đặc điểm
chính về khoảng cách quyền lực trong trường hợp của Thomas:
*) Khoảng cách quyền lực ở Mỹ (quê hương Thomas): Ở Mỹ, có xu hướng có
một khoảng cách quyền lực thấp hơn, tức là quyền lực trong xã hội thường được phân
phối tương đối bình đẳng.
- Mô hình quản lý thường là bình đẳng hơn và sự tương tác trực tiếp với các cấp dưới
của mình, có sự tôn trọng đối với sự độc lập và tự quyết định của mỗi người.
- Giao tiếp thường trực tiếp và trực quan hơn, và mối quan hệ công việc thường được
xem xét dựa trên năng lực và hiệu suất.
- Tôn giáo: Thường được xem là một phần của cuộc sống cá nhân và nhấn mạnh vào
sự bình đẳng giữa các tín đồ.
- Khả năng xảy ra tham nhũng: Ở Mỹ, có một hệ thống kiểm soát chặt chẽ và một lực
lượng thực thi pháp luật mạnh mẽ, giúp giảm thiểu khả năng xảy ra tham nhũng. Mỹ
có hệ thống pháp luật và quản lý công bằng và minh bạch.
- Người chủ lý tưởng: Thường được kỳ vọng là người dân chủ, tôn trọng tính đa dạng
và có khả năng tham vấn cấp dưới. Người chủ có thể tham gia vào môi trường làm
việc trực tiếp với nhân viên.
- Phương pháp giáo dục: Hệ thống giáo dục ở Mỹ thường khuyến khích sự độc lập và
tự quyết định của học sinh. Học sinh thường được khuyến khích tham gia vào quá
trình học tập và thể hiện sự sáng tạo trong suy nghĩ.
- Bố mẹ đối xử với con cái: bố mẹ thường đối xử với con cái một cách bình đẳng và
khuyến khích sự độc lập và tự quyết định.
*) Khoảng cách quyền lực tại Việt Nam (nơi Thomas sẽ làm việc):
Việt Nam có một khoảng cách quyền lực cao hơn, tức là quyền lực thường tập trung
ở một số ít người và có sự tôn trọng đối với sự quyết định của người có quyền lực cao
hơn. Điều này có thể ảnh hưởng đến cách thể hiện ý kiến và quản lý trong công việc.
- Mô hình quản lý thường phân cấp hơn, với việc tuân theo mệnh lệnh và hệ thống cấp
bậc được thể hiện rõ ràng, có sự tôn trọng đối với người có địa vị cao hơn và sự tuân
thủ đối với mệnh lệnh từ trên xuống.
- Giao tiếp có thể ít trực tiếp hơn. Người có địa vị cao hơn thường được tôn trọng và
quyết định của họ được đánh giá cao.
- Mối quan hệ trong công việc: Ở Việt Nam, mối quan hệ cá nhân và tình cảm thường
được đặt lên hàng đầu trong công việc hoặc là mối quan hệ công việc thường phụ
thuộc vào mối quan hệ cá nhân và tình cảm. Điều này có thể bao gồm việc thường
xuyên gặp mặt và giao tiếp với đồng nghiệp và cấp trên.
- Tôn trọng đối với đặc quyền và địa vị: Ở Việt Nam, quyền lực và địa vị thường được
tôn trọng và thể hiện thông qua việc tuân thủ các quy tắc và thái độ tôn kính đối với
người có địa vị cao hơn.
- Việt Nam có mức độ tập trung vào gia đình và xã hội cao hơn so với Mỹ, nghĩa là
mối quan hệ gia đình và xã hội quan trọng hơn cá nhân.
- Phương pháp giáo dục và hệ thống cấp bậc: Hệ thống giáo dục tại Việt Nam thường
tập trung vào sự kính trọng và nể sợ từ người khác, và có hệ thống cấp bậc trong tổ
chức.
- Tôn giáo: Tại Việt Nam, tôn giáo thường gắn liền với quyền lực và địa vị xã hội.
Người có địa vị cao hơn thường được tôn trọng hơn trong cộng đồng tôn giáo và có sự
ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống xã hội.
- Tham nhũng: Tại Việt Nam, khả năng xảy ra tham nhũng có thể cao hơn, và việc này
có thể liên quan đến sự tập trung quyền lực và sự thiếu minh bạch trong quản lý công
việc.
- Người chủ lý tưởng: Tại Việt Nam, người chủ có thể được kỳ vọng là người độc
đoán hơn và thường có quyền lực cao hơn trong quyết định công việc. Sự tuân thủ
mệnh lệnh từ trên xuống là phổ biến.
- Hệ thống giáo dục: Tại Việt Nam, hệ thống giáo dục có thể tập trung vào việc tôn
trọng và tuân theo người thầy giáo, với việc thầy giáo được xem là người có kiến thức
và kinh nghiệm.
- Bố mẹ cư xử với con cái: Có sự tôn trọng đối với sự tôn kính và tuân theo của con
cái đối với bố mẹ. Bố mẹ thường có vai trò lớn trong việc quyết định cho con cái.
2. Lời khuyên
Thomas và gia đình có thể tận dụng cơ hội này để trải nghiệm và hòa nhập vào văn
hóa Việt Nam, tạo ra mối quan hệ tích cực với người dân địa phương và thành công
trong công việc tại đây.
- Học hiểu về văn hóa và giá trị địa phương: Thomas và gia đình nên đầu tư thời gian
để hiểu về văn hóa và giá trị của người Việt Nam. Điều này bao gồm tìm hiểu về
truyền thống, tôn giáo, và cách người dân địa phương tư duy và hành động.
- Tôn trọng quyền lực địa phương: Hãy hiểu và tôn trọng cơ cấu quyền lực ở đây.
Điều này có thể bao gồm việc tuân thủ các quy tắc xã hội, thể hiện sự kính trọng đối
với người có địa vị cao hơn, và đảm bảo bạn không làm nhục ai đó bằng cách không
tôn trọng quyền lực của họ.
- Học cách giao tiếp hiệu quả: Giao tiếp là một yếu tố quan trọng trong môi trường
làm việc và cuộc sống hàng ngày. Học cách giao tiếp một cách tôn trọng và lắng nghe,
đặc biệt là khi đối diện với người có địa vị cao hơn.
- Học tiếng Việt: Nếu Thomas và gia đình chưa biết tiếng Việt, học cơ bản về ngôn
ngữ này sẽ giúp họ tương tác dễ dàng hơn với người dân địa phương và thể hiện sự
tôn trọng đối với văn hóa địa phương.
- Tìm hiểu về văn hóa công việc: Văn hóa làm việc cũng có sự ảnh hưởng của khoảng
cách quyền lực. Học cách thích nghi với cách làm việc của người Việt Nam, bao gồm
lịch trình, quy tắc thời gian, và cách tiếp cận công việc. Hiểu và tôn trọng hệ thống
quyền lực trong tổ chức. Họ nên học cách làm việc chặt chẽ với cấp trên và xây dựng
mối quan hệ đồng nghiệp tốt với những người có quyền lực trong công ty.

II. Chủ nghĩa cá nhân, xã hội

1. Đặc điểm chính

Mỹ áp dụng triệt để phong cách lãnh đạo tập trung vào công việc. Là một xã hội
mang tính chủ nghĩa cá nhân hàng đầu trên thế giới, người Mỹ đặc biệt nhấn mạnh sự tự
chủ và thành công cá nhân. Người Mỹ tin rằng cá nhân là trung tâm của thế giới, lợi ích
cá nhân quan trọng hơn lợi ích tập thể và nỗ lực của cá nhân là cần thiết để đạt được
thành công. Người Mỹ sẵn sàng đấu tranh cho sự thỏa mãn cá nhân cho dù có phải hy
sinh bầu không khí hòa thuận của nhóm. Nét văn hoá này được biểu hiện rất rõ rệt trong
các công ty Mỹ. Lãnh đạo các công ty Mỹ quan tâm trên hết đến thành tích công việc
của cá nhân và lấy kết quả công việc làm trung tâm của sự quản lý. Người lao động được
khuyến khích bày tỏ quan điểm, phát huy sáng kiến tại nơi làm việc nhằm tăng năng
suất. Lãnh đạo Mỹ chỉ đánh giá nhân viên trên kết quả công việc của cá nhân. Họ đóng
vai trò là người trợ giúp nhân viên: đưa ra hướng dẫn, lắng nghe ý kiến nhân viên để tìm
ra vấn để và giúp nhân viên giải quyết vấn để. Tất cả đều nhằm mục đích đạt được kết
quả công việc như mong muốn. Có thể nói rằng mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên
trong các công ty Mỹ hoàn toàn đơn thuần là quan hệ công việc.
2. Lời khuyên
- Ông Thomas:
+) Sẽ cần phải học cách làm việc với nhân viên, hợp tác với người khác, thể hiện sự
thân thiện, hòa đồng nhất định định với các đồng nghiệp khác. Ví dụ: Sau giờ làm người
Việt có thể rủ nhau đi ăn uống cùng nhau. Ông Thomas cần biết cách tận dụng tối ưu
năng lực của từng người trong một nhóm do các cá nhân trong một nhóm thường không
biết quá sâu vào một chủ đề. Ngoài ra, cần học cách giao tiếp hiệu quả.
+) Gia đình ông Thomas: Vợ con ông Thomas có thể hòa nhập bằng cách tham gia
các clb cộng đồng tại nơi gia đình sinh sống. Tìm hiểu về văn hóa, con người Việt Nam.
Làm quen với việc con cái sống chung cùng bố mẹ.
III. Né tránh bất định
1. Đặc điểm chính
Điểm số cho đặc điểm né tránh bất định của Việt Nam và Mỹ lần lượt là 30 và 46,
mức trung bình theo Hofstede là 53. Điểm số đó cho thấy, cả văn hóa Việt Nam và văn
hóa Mỹ đều thiên về hướng chấp nhận rủi ro, nhưng trong văn hóa Mỹ, mức độ chấp
nhận rủi ro cao hơn.
Văn hóa Việt Nam thể hiện sự né tránh bất định ở mức độ thấp (30). Mọi người
trong xã hội có cảm giác bị đe dọa bởi các tình huống không rõ ràng (hay không biết
trước kết quả), và cố gắng tránh những tình huống như thế bằng cách tìm công việc ổn
định, thiết lập các luật lệ chặt chẽ và tránh những ý tưởng và hành vi mang tính đột biến.
Người Việt, đặc biệt là miền Bắc, tương đối ngại thay đổi môi trường sống. Đây cũng là
một trở ngại cho việc xâm nhập của các tư tưởng mới, khác lạ so với tư tưởng cũ vốn
thống trị.Thay đổi thể chế chính trị cũng gặp khó khăn, trừ khi có những biến động kinh
tế - xã hội rất lớn khiến thể chế cũ không thể tồn tại.
Trong khi đó đối với văn hoá Mỹ thể hiện sự né tránh bất định ở mức độ cao hơn
Việt Nam (46) . Điều này theo Hofstede có nghĩa là người Mỹ có thể chấp nhận những ý
tưởng mới, sản phẩm sáng tạo và sẵn sàng để thử một cái gì đó mới và khác nhau ở một
mức độ hợp lý; họ thường chấp nhận việc tự do ngôn luận và rất chịu khó lắng nghe
những ý kiến cũng như quan điểm của người khác. So với những nền văn hóa khác,
người Mỹ ít bộc lộ cảm xúc biểu cảm hơn.
2. Lời khuyên
- Ông Thomas cần có sự bao dung, ít quy tắc và chấp nhận đổi mới đi đôi với sai sót
nhiều lần hơn. Bên cạnh đó, đôi khi mức độ ràng buộc của các quy tắc, quy định là
không quá gay gắt và có thể thay đổi khi cần thiết. Lịch trình thường cần sự linh hoạt;
chính xác và đúng giờ không phải là yếu tố bắt buộc. Các lý do diễn giải cho sự chậm
trễ, sai sót thường dễ được chấp nhận. Ông Thomas đôi khi cũng cần có sự thoải mái hơn
trong việc đúng giờ, người Mỹ rất coi trọng sự đúng giờ (đặc biệt là trong công việc và
các cuộc hẹn). Trong một cuộc hẹn, họ không cần đến sớm để thể hiện sự tôn trọng đối
phương, nhưng họ sẽ không đến muộn. Trong quan niệm của người Mỹ thì đến muộn là
một hành động bất lịch sự. Còn đối với người Việt thì việc xê dịch giờ hẹn một chút
không phải là vấn đề gì quá lớn. Người Việt sẽ đến sớm hơn khi đó là một cuộc hẹn quan
trọng. Ví dụ thực tế cho điều này hơn ở việc người Việt thường có xu hướng bắt đầu mọi
việc ở mức sát deadline hơn so với người Mỹ, cho nên ông Thomas cũng cần có sự linh
hoạt hơn về công việc.
- Gia đình ông Thomas đôi khi cũng cần có sự thoải mái hơn trong các nguyên tắc
sống, ví dụ như việc đúng giờ, văn hóa xếp hàng (hình ảnh có người chen ngang hàng,
chen lấn, xô đẩy và gây ồn ào nơi công cộng), việc coi trọng pháp luật (Đối với người
Việt, bên cạnh pháp luật thì còn rất chú trọng vào khuôn mẫu đạo đức. Chính vì vậy
người Việt thường muốn giải quyết vấn đề theo hướng “hợp tình hợp lý”).
IV. Nam tính, nữ tính
1. Đặc điểm chính
Gắn với con số 62, Mỹ được coi là một đất nước có tính nam tính tương đối cao.
Điều đó thể hiện cho việc nền văn hóa này đầy sự say mê lao động, sự táo bạo và cạnh
tranh. Trong kinh doanh, tính chất nam tính thể hiện ở sự thích hành động, tự tin, năng
động. Trong khi đó Việt Nam là một quốc gia có tính nam tính tương đối thấp với con số
40 (thấp hơn tính nam tính trung bình là 50), do đó Việt Nam có 1 số đặc điểm như trong
các nền văn hóa nữ tính tiêu biểu là việc chú trọng vào việc duy trì vai trò, sự phụ thuộc
lẫn nhau và quan tâm đến những người kém may mắn hơn; hệ thống phúc lợi phát triển
cao và nhà nước thường có chế độ trợ cấp cho giáo dục.
2. Lời khuyên
Ông Thomas: phải có những thành tựu nhất định khi làm việc tại VN trong suốt thời
gian công tác, đặc biệt những điều đó cần phải đem lại lợi ích mang tính xã hội nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống thay vì chỉ tập trung thu hút sự chú ý của mọi người mà
không gặt hái được bất cứ thành quả nào và không mang lại lợi ích cho tập thể & xã hội.
Uu tiên sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Đặc biệt là đối với gia đình, hai vợ
chồng cần cùng nhau dạy bảo con cái, giúp đỡ chia sẻ việc nhà. Thomas nên chia sẻ trách
nhiệm gia đình và tạo điều kiện cho vợ và con trai có cơ hội kết nối và tham gia vào cộng
đồng địa phương.
Thomas cũng nên tìm hiểu văn hóa địa phương và quan tâm đến các mối quan hệ
như đối tác, đồng nghiệp và người dân địa phương
Gia đỉnh của Thomas: Vợ con của Thomas nên làm quen với văn hóa nơi đây, ví dụ:
con trai của Thomas nhập học tại các trường học, vợ của Thomas có thể tham gia vào các
hội mang tính cộng đồng như hội phụ nữ, vv… Điều này vừa giúp gia đình Thomas làm
quen, vừa có thể hòa nhập với văn hóa cx như lối sống của VN.
V. Định hướng tương lai
1. Đặc điểm chính
Trong khi, Hoa Kỳ là một đất nước có định hướng ngắn hạn (Định hướng ngắn hạn
cho thấy sự tập trung vào tương lai gần, liên quan đến việc mang lại thành công hoặc sự
hài lòng trong ngắn hạn, đồng thời nhấn mạnh vào hiện tại hơn là tương lai. Định hướng
ngắn hạn nhấn mạnh kết quả nhanh chóng và tôn trọng truyền thống.). Thì Việt Nam lại
là một đất nước có định hướng dài hạn (Định hướng dài hạn cho thấy sự tập trung vào
tương lai và liên quan đến việc trì hoãn thành công hoặc sự hài lòng trong ngắn hạn để
đạt được thành công lâu dài. Định hướng dài hạn nhấn mạnh sự bền bỉ, kiên trì và tăng
trưởng lâu dài.)
2. Lời khuyên
- Hãy linh hoạt và sẵn lòng thích ứng: Trong môi trường thay đổi nhanh chóng, khả
năng thích nghi là rất quan trọng. Hãy học cách thích nghi với mọi tình huống và sẵn
sàng thay đổi quan điểm, phương pháp và mục tiêu khi cần thiết.
- Sáng tạo và đổi mới: Mang theo sự sáng tạo và đổi mới mà Thomas đã tích lũy từ
văn hóa Mỹ vào công việc tại Việt Nam. Hãy đề xuất ý tưởng mới, tìm cách cải tiến quy
trình làm việc và khám phá các giải pháp sáng tạo để nâng cao hiệu suất và tạo ra giá trị
cho công ty.
- Học hỏi và chia sẻ kiến thức: Tận dụng cơ hội học hỏi và chia sẻ kiến thức với
đồng nghiệp và đối tác Việt Nam. Anh ấy có thể đóng góp những kiến thức và kinh
nghiệm của mình từ Mỹ và đồng thời học hỏi từ những người địa phương. Sự trao đổi
này sẽ tạo ra một môi trường học tập và phát triển đôi bên, đồng thời mở rộng mạng lưới
liên kết và tạo cơ hội mới.
- Lập kế hoạch và đặt mục tiêu: Tiếp tục lập kế hoạch và đặt mục tiêu chi tiết cho
bản thân và công ty tại Việt Nam. Hãy xác định những mục tiêu cá nhân và mục tiêu
chung, sau đó phân tích các bước cần thiết để đạt được chúng. Tạo ra một kế hoạch hành
động rõ ràng và theo dõi tiến độ để định hướng triển khai công việc trong tương lai và dễ
dàng đạt được thành công.
- Tận dụng cơ hội phát triển: Tìm hiểu về các cơ hội phát triển và tiến bộ trong ngành
công nghiệp và thị trường Việt Nam. Khám phá và tham gia vào các dự án, khoa học, và
sự kiện liên quan để mở rộng kỹ năng và kiến thức của mình. Sẵn lòng đảm nhận các vai
trò mới và nâng cao năng lực để tận dụng cơ hội phát triển trong tương lai.
- Xây dựng mạng lưới liên kết: Tạo và duy trì mạng lưới liên kết rộng rãi với các
chuyên gia, nhà lãnh đạo, và đối tác trong ngành công nghiệp tại Việt Nam. Tham gia
vào các cộng đồng kinh doanh, tổ chức chuyên ngành, và sự kiện để xây dựng quan hệ
và mở rộng tầm nhìn. Những mối quan hệ này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc
tạo ra cơ hội và định hướng tương lai thành công.

VI. Tự do hay kiềm chế


1. Đặc điểm chính
Việt Nam là một xã hội kiềm chế cao, trong khi Mỹ là một xã hội tự do cao. Điều này có
nghĩa là Thomas và gia đình sẽ cần phải thích nghi với một số khác biệt văn hóa cơ bản
khi chuyển đến Việt Nam.
2. Lời khuyên

Dựa trên lý thuyết về khía cạnh văn hóa của Hofstede, việc Thomas và gia đình di cư
từ Mỹ đến Việt Nam để điều hành chi nhánh mới mở tại đây đòi hỏi họ phải hiểu và
thích nghi với sự khác biệt văn hóa đáng kể giữa hai nước.

Trước tiên, về khía cạnh tự do và kiềm chế, Việt Nam có một nền văn hóa có đặc
điểm kiềm chế, nơi sự kính trọng đối với gia đình và người lớn tuổi được coi trọng. Do
đó, Thomas và gia đình nên tôn trọng các quy tắc và giới hạn xã hội, đặc biệt là trong
việc tương tác với người địa phương. Họ nên học cách thể hiện sự kính trọng đối với
người lớn tuổi và các giá trị truyền thống của Việt Nam. Ngoài ra, họ cũng cần tuân thủ
các quy định và quy tắc trong công việc và cuộc sống hàng ngày để tạo mối quan hệ tốt
với đồng nghiệp và cộng đồng địa phương.

Tuy nhiên, Thomas và gia đình cũng cần thúc đẩy một ít khía cạnh tự do trong cuộc
sống cá nhân của họ. Điều này bao gồm việc tham gia vào các hoạt động giải trí và xã
hội tại Việt Nam, tìm hiểu về văn hóa và lối sống địa phương, và tạo điều kiện cho con
cái để họ có cơ hội gặp gỡ và hòa nhập với bạn bè địa phương. Việc này sẽ giúp gia đình
duy trì sự cân bằng giữa sự kính trọng văn hóa địa phương và nhu cầu cá nhân.

Thêm vào đó, tích hợp vào cộng đồng địa phương là một yếu tố quan trọng để họ
thích nghi tốt hơn. Thomas và gia đình nên nỗ lực tham gia vào các hoạt động tình
nguyện, tham gia các sự kiện xã hội và thể thao, và học cách tạo mối quan hệ và giao tiếp
với người dân địa phương. Điều này sẽ giúp họ xây dựng mạng lưới hữu ích và tạo cơ
hội học hỏi và phát triển trong môi trường mới.

Tóm lại, để thích nghi tốt với cuộc sống và công việc tại Việt Nam, Thomas và gia
đình cần cân nhắc giữa khía cạnh kiềm chế và tự do, đồng thời tích hợp vào cộng đồng
địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho một trải nghiệm tích cực và thành công tại
quốc gia mới. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết về văn hóa địa phương, sự kính trọng và tôn
trọng đối với giá trị truyền thống, và khả năng tương tác và hòa nhập với cộng đồng địa
phương.

You might also like