Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Bài 1: Quá trình hình thành nhà

nước đầu tiên ở Việt Nam - Nhà


nước Văn Lang - Âu Lạc
Created @September 26, 2021 7:03 PM

Tags

URL

Những yếu tố thúc đẩy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc ra


đời:
Theo lý thuyết về nguồn gốc nhà nước nói chung (học thuyết Mác - Lenin).

Xã hội công xã nguyên thủy phát triển tạo ra nhiều sản phẩm, tư liệu sản xuất
dư thừa → tư hữu về tư liệu sản xuất → xã hội phân chia giai cấp → giai cấp
mâu thuẫn → mâu thuẫn tới đỉnh điểm, gay gắt không thể điều hòa được →
Nhà nước hình thành.

Do nhu cầu quản lý xã hội.

Đặc thù của điều kiện tự nhiên - xã hội đương thời (Phương Đông):

Các quốc gia cổ đại P.Đông hình thành cạnh các con sông lớn → nguy cơ ngập
lụt, bão, lũ xảy ra thường xuyên →nhu cầu trị thủy, thủy lợi → Nhà nước hình
thành sớm.

Yếu tố tự vệ trước sự đe dọa xâm chiếm của các nước P.Tây.

Thời đại Hùng Vương gồm 2 thời kì:


Thời Văn Lang của các vị vua Hùng: 18.

Thời Âu Lạc của An Dương Vương: 208 TCN - 179 TCN.

Bài 1: Quá trình hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc 1
1. Yếu tố thúc đẩy nhà nước Văn Lang - Âu
Lạc ra đời:
Nền kinh tế phát triển:

Sự xuất hiện công cụ lao động bằng đồng thau và đặc biệt là bằng sắt.

Khai khẩn đất hoang cùng với trồng trọt phát triển.

Chăn nuôi phát triển.

Các ngành nghề thủ công nghiệp: làm gốm, dệt vải,....

⇒ Chuyển sang nền kinh tế sản xuất.


Nền kinh tế phát triển tạo ra sự phân hóa giàu nghèo. Tuy nhân, sự phân hóa giàu
nghèo chưa thật sâu sắc.
Phân hóa giàu nghèo ở P.Đông không lớn.

Tầng lớp quý tộc.

Nông dân công xã: động lực của xã hội.

Tầng lớp nô tì: không là động lực trong xã hội, chủ yếu phục vụ cho tầng lớp
quý tộc.

Sự phát triển kinh tế sinh ra sản phẩm dư thừa dẫn đến xã hội phân hóa:

Những gia đình nhỏ đã xuất hiện.

Công xã nông thôn hình thành.

Xã hội phân hóa thành các tầng lớp khác nhau.

Những yếu tố thúc đẩy nhà nước ra đời sớm ở Việt Nam:

Yếu tố trị thủy và thủy lợi và tự vệ đã có tác động mạnh mẽ, thúc đẩy nhà
nước ra đời sớm.

Các thủ lĩnh ngày càng có địa vị vai trò quan trọng trong xã hội, quyền lực tích
lũy ngày càng lớn. Quyền lực và tài sản đó càng thể hiện tính tập trung, độc
đoán, đòi hỏi phải có những cơ cấu tổ chức mới, thôi thúc Nhà nước ra đời
sớm.

Bài 1: Quá trình hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc 2
Thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc trải qua 4 giai đoạn phát triển liên tiếp
(4 nền văn hóa kế):
Giai đoạn Phùng Nguyên thuộc sơ kỳ thời đại đồng thau, tồn tại trong khoảng nửa
đầu thiên kỉ thứ II tr.CN.

Giai đoạn Đồng Đậu thuộc trung kỳ thời đại đồng thau, thuộc nửa sau thiên kỉ II
tr.CN.

Giai đoạn Gò Mun thuộc hậu kỳ thời đại đồng thau, khoảng từ cuối thiên kỉ II đến
đầu thiên kỉ I tr.CN.

Giai đoạn Đông Sơn thuộc Sơ kỳ thời đại đồ sắt, từ đầu thiên kỉ II CN đến vài thế kỉ
S.CN. Như vậy, đầu giai đoạn Đông Sơn thuộc thời đại Hùng Vương, còn cuối
thuộc thời Bắc thuộc sau đó.

2. Nhà nước đang trong trạng thái hình


thành - thời kỳ Hùng Vương:
Đứng đầu nước Văn Lang là vua Hùng Vương.

Cả nước được chia ra thành 15 bộ ( vốn là 15 bộ lạc) đứng đầu các bộ là Lạc
Tướng.

Dưới bộ là công xã nông thôn, đứng đầu là bồ chính.

Những mâu thuẫn giữa các thị tộc, bộ lạc ngày càng trở nên căng thẳng; sự cần
thiết để tập trung sức người sức của để thực hiện những công việc chung đòi hỏi
phải có sự liên hiệp giữa các bộ lạc.

Hình thành bộ lạc Văn Lang - Giai đoạn Phùng Nguyên - Hùng Vương làm thủ lĩnh.

Sự chuyển hóa quyền lực từ việc thực hiện chức năng xã hội thành quyền lực nhà
nước.

Quý tộc thị tộc biến thành quan chức nhà nước → sự hình thành Nhà nước.

Quá trình chuyển hóa, biến đổi đó diễn ra một cách chậm chạp và lâu dài từ Phùng
Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn.

Bài 1: Quá trình hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc 3
3. Nhà nước sơ khai thời kỳ An Dương
Vương:
Cư dân Văn Lang: chủ yếu Lạc Việt + Âu Việt ~ láng giềng + đồng chủng + mối
quan hệ kinh tế xã hội.

Thục Phán là người Âu Việt.

Vào cuối đời Hùng Vương, giữa Vua Hùng và Thục Phán xảy ra cuộc xung đột.

Quân Tần sang đánh chiếm nước ta → mâu thuẫn gác lại → Thục Phán với tài
nghệ quân sự giỏi đã đánh tan quân Tần (cuộc kháng chiến kéo dài 5-6 năm) →
Được sự tin tưởng và tài quân sự → Thục Phán lên ngôi vua.

Thục Phán xưng là An Dương Vương; đặt tên nước là Âu Lạc = Âu Việt + Lạc Việt.

Nước Âu Lạc là bước phát triẻn mới, kế tục và cao hơn Văn Lang.

Nước Âu Lạc tồn tại khoản 30 năm (208 TCN - 179TCN).

Cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi là dấu mốc thành lập nước Âu Lạc.

Sự kiện Triệu Đà đánh bại An Dương Vương đã mở đầu cho thời kỳ Bắc Thuộc.

Bộ máy Nhà nước:

Giúp việc cho vua có Lạc Hầu.

Lạc Hầu: tướng văn, có thể là tướng võ, thay mặt vua giải quyết công việc trong
nước.

Ngoài ra, còn một số bộ phận làm công việc tôn giáo, thu cống phẩm, giữ kho tàng,
truyền lệnh vua,...

Các bộ: Lạc tướng, cai trị một đơn vị hành chính địa phương.

Lạc tướng phải thu cống phẩm cho nhà vua, thường xuyên truyền mệnh lệnh từ
trên xuống.

Lạc tướng thủ lĩnh quân sự địa phương và chịu sự điều động của nhà vua.

Công xã nông thôn: Bồ chính. Bên cạnh có hội đồng công xã.

Công xã vừa là cơ sở của Nhà nước, vừa mang tính tự quản cao.

Nhà nước vừa là đại diện + vừa bóc lột ( ăn ruộng).

Bài 1: Quá trình hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc 4
Tuy nhiên, chức năng đại diện vẫn nổi trội hơn.

Sau khi lên ngôi, An Dương Vương đã dời đô thừ Phong Châu về Cổ Loa.

Tài năng lao động sáng tạo, những tiến bộ về kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật và nghệ
thuật quân sự của người Việt cổ.

Bước phát triển mới của sự phân hóa xã hội, quyền lực chính trị của Nhà nước Âu
Lạc.

Quân đội:

Quân đội: quân đội thường trực.

Âu Lạc: kết quả của sự kế thừa và phát triển lên một bước mới về mọi mặt kinh tế,
chính trị, xã hội,... của thời kỳ Hùng Vương, đồng thời đó còn là yếu tố thúc đẩy của
2 cuộc kháng chiến chống Tần và chống Triệu.

4. Sự ra đời của pháp luật:


Tập quán pháp:

Tập quán pháp có từ thời nguyên thủy.

Tập quán chính trị.

Lệ làng.

Mệnh lệnh khẩu truyền của Vua.

Pháp luật thành văn: chưa rõ.

Luật lệ phản ánh qua truyện cổ tích: Sơn Tinh - Thủy Tinh; Trầu cau; Mai An Tiêm;
Trọng Thủy - Mỵ Châu;....

Bài 1: Quá trình hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc 5

You might also like