Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Chương 1: KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC

I. Triết học và vấn đề cơ bản của triết học


1. Khái niệm về triết học
a) Khái niệm
- Ra đời sớm cùng như đồng thời ở phương Đông và phương Tây vào
khoảng TK 8 đến 6 trước công nguyên
- Triết học phương Đông tiêu biểu là triết học Trung Quốc và triết học
Ấn Độ
- Triết học phương Tây tiêu biểu Hy Lạp
 Nhận xét:
- Triết học là hoạt động tinh thần bậc cao, là loại hình nhận thức có trình
độ trìu tượng hóa và khái quát hóa rất cao
- Triết học tồn tại với tính cách là một hình thái hình thức xã hội, triết
học nào cũng có tham vọng xây dựng nên bức tranh ...
 Định nghĩa: triết học là hình thức đặc biệt của nhận thức và ý thức xã hội
về thế gới, được biểu hiện thành hệ thống tri thức về những nguyên tắc cơ
bản và nền tảng của tồn tại người, về những đặc trưng bản chất nhất của
mối quan hệ của con người với tự nhiên, với xã hội và đời sống tinh thần.
b) Nguồn gốc ra đời của triết học
- Nguồn gốc nhận thức: triết học chỉ xuất hiện khi kho tàng tri thức của
loài người đã hình thành vốn hiểu biết nhất định và trên cơ sở đó tư
duy của con người đã đạt đến trình độ khái quát hóa, trìu tượng hóa
những quan điểm, lí luận, họv viết,...
- Nguồn gốc xã hội: nền sản xuất xã hội đã có sự phân công lao động,
chế độ tư duy xuất hiện. Xã hội phân chia giai cấp, tầng lớp tri thức
xuất hiện. Những người xuất sắc ấy có điều kiện, có năng lực và có
nhu cầu, họ đã hệ thống hóa các quan điểm quy luật, luận thuyết thành
lý luận.
c) Đối tượng nghiên cứu của triết học
- Triết học ra đời cho đến nay có đối tượng nghiên cứu thay đổi trong
từng thời kì. Lúc đầu tri thức của con người còn nghèo nàn nên chưa
có sự phân ngành khoa học, chưa có sự phân biệt về đối tượng nghiên
cứu giữa triết học với các loại khoa học cụ thể. Sau này khi con người
có trí tuệ phát triển thì triết học có đối tượng nghiên cứu riêng, các
môn khoa học cụ thể.
d) Triết học – hạt nhân lý luận của thế gớii quan
2. Vấn đề cơ bản của triết học
a) Nội dung vấn đề cơ bản của triết học
 Vấn đề cơ bản của triết học ( mối quan hệ giữa vật chất và ý thức hay mối
quan hệ giữa tư duy và tồn tại )
 Vấn đề cơ bản của triết học có 2 mặt:
+ mặt bản thể luận: mặt này sẽ phải trả lời câu hỏi giữa vật chất và ý thức
các nào có trước, cái nào có sau và cái nào quyết định cái nào.
+ mặt nhận thức luận: trả lời câu hỏi con người có khả năng nhận thức
được thế giới hay không.
b) Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
- Đây là cách giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học.
Điều đó chia các nhà triết học thành 2 trường phái lớn: chủ nghĩa duy
vật và chủ nghĩa duy tâm.
 Sự đối lập giữa các chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
- Chủ nghĩa duy vật cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau do vật chất
sinh ra, vật chất quyết định ý thức.
- Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức tinh thần là cái có trước, vật chất là
cái có sau. Sau ý thức sinh ra và ý thức quyết định vật chất.
 Các hình thức của chủ nghĩa duy vật
+ chủ nghĩa duy vật chất phác ( thời cổ đại )
+ chủ nghĩa duy vật siêu hình TK 16 đđếnTK18
+ chủ nghĩa duy vật biện chứng: đây là hình thức phát triển cao nhất của
chủ nghĩa duy vật
 Đặc điểm của chủ nghĩa duy vật
+ thế giới quan của giai cấp và các lực lượng xã hội tiến bộ
+ ra đời từ thực tiễn, liên hệ mật thiết với khoa học, đặc biệt là khoa học
tự nhiên
+ phê phán chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo
+ nhất nguyên luận duy vật

You might also like