De Kiem Tra Giua Hoc Ky 2 Hoa Hoc 12 Nam Hoc 2022 2023 So GDDT Bac Ninh

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

BẮC NINH NĂM HỌC 2022 – 2023


Môn: HÓA HỌC - Lớp 12
(Đề có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề)
Mã đề: 201
Họ và tên thí sinh:. ………………………………………………………
Số báo danh:………………………………….………………………….
* Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27;
S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Ag=108; Ba=137.
* Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn; giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước.
Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Câu 41: Nước tự nhiên chứa nhiều các cation nào sau đây được gọi là nước cứng?
A. Na+, Al3+. B. Na+, K+. C. Al3+, K+. D. Ca2+, Mg2+.
Câu 42: Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất theo cách nào sau đây?
A. Dùng Mg khử muối AlCl3 trong dung dịch. B. Điện phân nhôm oxit nóng chảy.
C. Nhiệt phân nhôm oxit. D. Điện phân dung dịch AlCl3.
Câu 43: Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, ta cần sử dụng hóa chất nào sau đây để khử độc thủy ngân?
A. Vôi sống. B. Muối ăn. C. Cacbon. D. Lưu huỳnh.
Câu 44: Thạch cao nung là chất rắn màu trắng, dễ nghiền thành bột mịn. Khi nhào bột đó với nước
tạo thành một loại bột nhão có khả năng đông cứng nhanh. Công thức của thạch cao nung là
A. CaCO3. B. CaSO4. C. CaSO4.H2O. D. CaSO4.2H2O.
Câu 45: Kim loại nào sau đây phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch kiềm?
A. K. B. Fe. C. Mg. D. Al.
Câu 46: Kim loại Fe khử được ion kim loại nào sau đây trong dung dịch muối?
A. Ag+. B. Mg2+. C. Al3+. D. Na+.
Câu 47: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra khí H2?
A. Al(OH)3. B. Al2O3. C. Al. D. AlCl3.
Câu 48: Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch nào sau đây thu được kim loại ở catot?
A. NaCl. B. CuCl2. C. MgCl2. D. CaCl2.
Câu 49: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Mg. B. Ag. C. Ca. D. Na.
Câu 50: Kim loại nào sau đây bị thụ động với H2SO4 đặc, nguội?
A. Fe. B. Mg. C. Cu. D. Na.
Câu 51: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần chìm dưới
nước) các khối kim loại nào sau đây?
A. Zn. B. Na. C. Cu. D. Ag.
Câu 52: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. Mg. B. Cu. C. K. D. Fe.

Trang 1/4-Mã đề 201


Câu 53: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Al2O3. B. Al. C. AlCl3. D. Al2(SO4)3.
Câu 54: Ở nhiệt độ cao, chất nào sau đây không khử được Fe2O3?
A. CO2. B. H2. C. CO. D. Al.
Câu 55: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?
A. W. B. Cu. C. Al. D. Ag.
Câu 56: Ở trạng thái cơ bản, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 57: Hòa tan hết m gam Al trong lượng dư dung dịch HCl sinh ra 0,09 mol H2. Giá trị của m là
A. 3,24. B. 2,43. C. 1,08. D. 1,62.
Câu 58: Cho 5,6 gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Thể tích (lít) khí H2
thu được sau phản ứng là
A. 3,36. B. 1,12. C. 2,24. D. 6,72.
Câu 59: Thổi khí H2 (dư) qua ống sứ chứa 16,0 gam CuO nung nóng. Khối lượng kim loại Cu thu
được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là
A. 12,8 gam. B. 9,6 gam. C. 3,2 gam. D. 6,4 gam.
Câu 60: Để làm sạch một mẫu đồng có lẫn tạp chất là sắt người ta khuấy mẫu đồng này trong lượng
dư dung dịch chất nào sau đây?
A. MgSO4. B. CuSO4. C. ZnSO4. D. FeSO4.
Câu 61: Trong các muối sau, muối nào dễ bị nhiệt phân?
A. NaCl. B. NaHCO3. C. KCl. D. Na2CO3.
Câu 62: Đốt cháy hoàn toàn một lượng Mg trong khí Cl2 (dư) sau phản ứng thu được 23,75 gam
muối magie clorua. Thể tích khí Cl2 đã tham gia phản ứng là
A. 5,60 lít. B. 3,36 lít. C. 2,80 lít. D. 4,48 lít.
Câu 63: Cho các kim loại: Na, Mg, Zn, Cu, Ag. Số kim loại tan được trong dung dịch HCl là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 64: Nhôm bền trong không khí và nước là do
A. nhôm là kim loại kém hoạt động.
B. có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.
C. có màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ.
D. nhôm có tính thụ động với không khí và nước.
Câu 65: Cho 4,6 gam kim loại Na tác dụng với nước dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí
H2. Giá trị của V là
A. 1,12. B. 2,24. C. 3,36. D. 4,48.
Câu 66: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Kim loại nhôm có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn vonfam.
B. Cho đinh sắt sạch vào dung dịch CuSO4, xảy ra sự ăn mòn kim loại.
C. Kim loại magie có tính khử mạnh hơn kim loại sắt.
D. Kim loại đồng không tan trong dung dịch HNO3 loãng.
Câu 67: Nhiệt phân hoàn toàn 30,0 gam CaCO3 thu được CO2 và m gam CaO (vôi sống). Giá trị
của m là
A. 8,4. B. 14,0. C. 11,2. D. 16,8.
Trang 2/4-Mã đề 201
Câu 68: Chất nào sau đây có khả năng làm mềm được nước có tính cứng vĩnh cửu?
A. NaCl. B. CaCl2. C. Na2CO3. D. Na2SO4.
Câu 69: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Kim loại cứng nhất là Cr (có thể cắt được kính).
B. Có thể điều chế kim loại Cu bằng cách điện phân dung dịch CuCl2.
C. Khi đốt cháy Mg trong khí O2 thì Mg bị ăn mòn điện hóa học.
D. Trong các phản ứng hoá học kim loại luôn bị oxi hoá.
Câu 70: Dẫn 6,72 lít khí CO2 và dung dịch chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, khối lượng kết tủa thu được là
A. 10,0 gam. B. 15,0 gam. C. 20,0 gam. D. 25,0 gam.
Câu 71: Cho các phát biểu sau:
(a) Ở nhiệt độ cao, kim loại Al khử được CuO.
(b) Kim loại Al và Fe đều bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội.
(c) Điện phân nóng chảy NaCl, thu được kim loại Na ở catot.
(d) Để lâu miếng gang trong không khí ẩm có xảy ra ăn mòn điện hóa học.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 72: Cho 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2:1) tác dụng hoàn toàn với
lượng dư dung dịch HCl thu được V lít khí H2. Giá trị của V là
A. 4,48. B. 8,96. C. 6,72. D. 2,24.
Câu 73: Cho sơ đồ các phản ứng sau:
(1) X + Ba(OH)2 → Y + Z
(2) X + T → MgCl2 + Z
(3) MgCl2 + Ba(OH)2 → Y + T
Các chất X, T thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. MgO, HCl. B. MgSO4, HCl. C. MgSO4, NaCl. D. MgSO4, BaCl2.
Câu 74: Cho 44,16 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào 450 ml dung dịch chứa AgNO3 x mol/l và
Cu(NO3)2 2x mol/l, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Hoà tan
hoàn toàn Y bằng dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư) thu được 30,24 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy
nhất). Cho Z tác dụng với NaOH dư, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng
không đổi được 43,2 gam hỗn hợp rắn. Giá trị của x là
A. 1,2. B. 1,6. C. 0,8. D. 2,0.
Câu 75: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được 8,96 lít khí H2. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH, thu
được 15,68 lít khí H2. Giá trị của m là
A. 30,8. B. 15,4. C. 29,0. D. 14,5.

Trang 3/4-Mã đề 201


Câu 76: Chuẩn bị hai ống nghiệm sạch đánh dấu ống 1, ống 2 và tiến hành thí nghiệm theo các
bước sau:
Bước 1: Rót vào mỗi ống nghiệm khoảng 3 ml dung dịch H2SO4 loãng, sau đó thêm tiếp vào mỗi
ống một mẩu kim loại kẽm (kích thước tương đương nhau). Quan sát bọt khí thoát ra.
Bước 2: Cho 3 giọt dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm số 1. Quan sát bọt khí thoát ra.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở bước 1, bọt khí thoát ra ở ống 2 nhanh và nhiều hơn ở ống 1.
B. Ở bước 2, bọt khí thoát ra ở hai ống tương đương nhau.
C. Ở bước 1, bọt khí thoát ra ở ống 1 nhanh và nhiều hơn ở ống 2.
D. Ở bước 2, bọt khí thoát ra ở ống 1 nhanh và nhiều hơn ở ống 2.
Câu 77: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn thu
được 15,0 gam kim loại. Giá trị của m là
A. 8,60. B. 14,20. C. 5,60. D. 8,40.
Câu 78: Dẫn 0,35 mol hỗn hợp gồm khí CO2 và hơi nước qua cacbon nung đỏ thu được 0,62 mol
hỗn hợp X gồm CO, H2 và CO2. Cho toàn bộ X vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và a mol
Ba(OH)2, sau phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa và dung dịch Y. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết Y
vào 100 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 0,01 mol khí CO2. Giá trị của a là
A. 0,05. B. 0,08. C. 0,06. D. 0,10.
Câu 79: Cho các phát biểu sau:
(a) Các kim loại kiềm đều tác dụng với nước ở điều kiện thường.
(b) Phản ứng của Al với Fe2O3 ở nhiệt độ cao là phản ứng nhiệt nhôm.
(c) Người ta bảo quản Na bằng cách ngâm chìm Na trong dầu hoả.
(d) Các kim loại kiềm thổ đều có tính oxi hoá và tính khử.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 80: Chất X có khả năng phản ứng với dung dịch HCl. Cho dung dịch chất X vào dung dịch
Ba(OH)2 thấy xuất hiện kết tủa trắng. Chất X là
A. NaCl. B. Ca(NO3)2. C. K2SO4. D. NaHCO3.

----------- HẾT ---------

Trang 4/4-Mã đề 201


A
ĐÁP ÁN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
BẮC NINH
Năm học 2022 - 2023
Môn: Hóa học - Lớp 12

Mã đề thi môn Hoá Học


Câu
201 202 203 204
41 D C B B
42 B D D A
43 D B B B
44 C A C D
45 A C A A
46 A B A A
47 C D A A
48 B D C B
49 D A B C
50 A B A A
51 A C A A
52 C A C C
53 A A D D
54 A D C D
55 D B D A
56 B A A C
57 D D D C
58 C A C B
59 A B C C
60 B C A D
61 B A D A
62 A B C D
63 C A B A
64 B A A C
65 B A D C
66 D D C C
67 D C B B
68 C D B D
69 C B B D
70 C B B B
71 B C C D
72 A C D A
73 D C D D
74 C C D B
75 B D A B
76 D B B C
77 B B A B
78 C D C B
79 A D B D
80 D C D C

You might also like