Sự Phát Triển Ngành Chồng Trọt Chăn Nuôi 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Sự phát triển ngành chồng trọt chăn nuôi

Trồng trọt:
Năng suất, chất lượng sản phẩm cao và đồng thời cũng nâng cao độ an toàn vệ
sinh thực phẩm của sản phẩm trồng trọt.Giá trị sản phẩm trồng trọt trên thị
trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ngày càng gia tăng.
- Đa dạng hóa các mặt hàng sản phẩm trồng trọt chất lượng cao, đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của thị trường.

- Bảo quản được lâu hơn các sản phẩm trồng trọt;
- Chú trọng tới việc ứng dụng công nghệ để sản xuất sản phẩm trồng trọt trong
điều kiện bất lợi (đất xấu, khí hậu bất lợi,..)
- Ứng dụng đồng bộ công nghệ cơ giới, tự động hóa và công nghệ thông tin
trong sản xuất để công lao động được giảm tối thiểu, tăng độ chính xác về kĩ
thuật, sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào.
- Ngày càng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trồng trọt.

Ngành trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu của sản xuất nông nghiệp. ở nước ta
hàng năm ngành trồng trọt còn chiếm tới 75% giá trị sản lượng nông nghiệp
(theo nghĩa hẹp). Sự phát triển ngành trồng trọt có ý nghĩa kinh tế rất to lớn.

Là ngành sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ. Ngành trồng
trọt phát triển theo hướng mở rộng dần tỷ trọng diện tích các loại cây công
nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu và cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao để đáp
ứng nhu cầu nguyên liệu phát triển công nghiệp nhẹ công nghiệp thực phẩm,
công nghiệp chế biến.

Phát triển ngành trồng trọt sẽ đảm bảo nguồn thức ăn dồi dào và vững chắc cho
ngành chăn nuôi, thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất cây
thức ăn và phát triển công nghiệp chế biến thức ăn cho nuôi, trên cơ sở đó
chuyển dần chăn nuôi theo hướng sản xuất tập trung và thâm canh cao.
Ngành trồng trọt phát triển có ý nghĩ to lớn và quyết định đến việc chuyển dịch
cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Ngành trồng trọt phát triển làm cho năng suất cây
trồng tăng, đặc biệt là năng suất cây lương thực tăng, nhờ đó sẽ chuyển nền sản
xuất nông nghiệp từ độc canh lương thực sang nền nông nghiệp đa canh có
nhiều sản phẩm hàng hoá giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị trường và góp
phần thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Các điều kiện về kinh tế – xã hội để phát triển ngành trồng trọt ở nước ta cũng
có nhiều thuận lợi như: dân số đông, lực lượng lao động dồi dào đủ khả năng
đảm bảo yêu cầu phát triển sản xuất. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đang từng
bước phát triển khá đồng bộ cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu
sản xuất và chế biến của ngành trồng trọt ngày một tốt hơn. Các chính sách kinh
tế của Nhà nước cũng đã và đang tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành trồng trọt
phát triển như chính sách ruộng đất, chính sách vốn, chính sách thị trường v.v…

Chăn nuôi:
Trong ngành chăn nuôi thì con giống, dinh dưỡng và quản lý vấn đề vệ sinh
chuồng trại là những yếu tố quan trọng nhất đối với người nuôi, những yếu tố
này là cả một quá trình đầu tư, học tập, tích lũy kinh nghiệm và đào tạo huấn
luyện một cách thường xuyên nhưng ở chăn nuôi Việt Nam thì lại còn bất cập
và nhiều khó khăn, nhất là công tác quản lý và công tác thị trường. Hạn chế của
chăn nuôi Việt Nam vẫn là quy mô nhỏ, năng suất thấp, lệ thuộc vào nguyên
liệu, con giống, kỹ thuật và thị trường của nước ngoài, sức cạnh tranh kém cũng
như việc sử dụng chất kháng sinh, chất cấm, chất độc trong chăn nuôi và tiêu
dùng còn rất cao.
Trong thời gian hiện nay có xuất hiện những thách thức và nguy cơ ngày càng
rõ rệt đang đe dọa đến sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi Việt Nam,
đặc biệt và nhất là trong tình hình hội nhập và cạnh tranh kinh tế càng gay gắt.
Thậm chí còn có những quan ngại giấy lên về sự phá sản, xóa xổ của ngành
chăn nuôi Việt Nam khi hội nhập quốc tế với những hiệp định thương mại quốc
tế, chăn nuôi trong nước sẽ đứng trước nguy cơ xóa sổ vì không cạnh
tranh được với thịt nhập khẩu[1]. Có những quan điểm cho rằng ngành chăn nuôi
của Việt Nam đang là vật tế thần, bị đem hy sinh để đánh đổi những lợi ích khác
từ các hiệp định thương mại
Vai trò
Con trâu và nuôi trâu có vai trò, vị trí
rất quan trọng trong nông nghiệp Việt Nam
Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là một trong những nguồn
cung cấp thực phẩm thiết yếu chính cho người dân, việc tiêu thụ thịt cá trứng là
thành phần chính của bữa ăn của người Việt có điều kiện (trong đó thịt heo và
thịt gà chiếm tỷ trọng cao). Đây cũng là ngành kinh tế giúp cho nông dân
tăng thu nhập, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Chăn nuôi của Việt Nam vẫn đang là sinh kế của gần 10 triệu người nhưng trên
50% quy mô nông hộ ở quy mô nhỏ. Ngoài việc thực hiện tốt vai trò sản xuất
nội địa, một số ý kiến cho rằng ngành chăn nuôi Việt Nam còn đóng góp tích
cực vào mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc
Đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Việt Nam từ xa xưa là hệ thống sản xuất kết
hợp mà rõ ràng nhất là sự kết hợp mật thiết giữa chăn nuôi và trồng trọt, đặc
biệt là chăn nuôi gia súc để lấy sức kéo, sức lao động, trong đó trâu bò được sử
dụng làm sức cày kéo trong trồng trọt, cũng như nuôi lợn, nuôi gà, thủy
cầm và trồng lúa hỗ trợ lẫn nhau, người ta đã sử dụng hợp lý các nguồn thức ăn
tại chỗ, sẵn có. Ngày nay, hình thức kết hợp này vẫn còn đang được sử dụng
dưới hình thức chăn nuôi nông hộ, và theo mô hình vườn-ao-chuồng (VAC),
những lợi thế rõ ràng của chăn nuôi quy mô nhỏ, như sự khép kín với trồng trọt,
phù hợp với khả năng đầu tư và trình độ kỹ thuật của nông hộ nhỏ, cho phép sử
dụng tốt hơn các giống địa phương có đặc điểm là năng suất thấp nhưng lại
thích nghi tốt với điều kiện sinh thái, có thể sử dụng tốt hơn các nguồn thức ăn
có sẵn tại địa phương, tạo ra sự quay vòng.
Mặc dù giữ vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp, nhưng chăn nuôi là lĩnh
vực được đánh giá dễ bị tổn thương nhất sau khi Việt Nam tham gia các hiệp
định thế hệ mới[4]. Đối với tiềm năng ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi heo,
nếu tổ chức tốt, tương lai ngành này sẽ được khá, từ cuộc khủng hoảng thịt lợn
cho thấy cho thấy thế mạnh của Việt Nam trong lĩnh vực chăn nuôi lợn, và khả
năng làm ra sản phẩm có thể xuất khẩu được chính là thịt lợn, không phải loại
thịt khác, có ý kiến cho rằng Ngành chăn nuôi không sập (phá sản) dễ dàng
được, chăn nuôi nhỏ lẻ có thể giảm, nhưng chăn nuôi lớn và đầu tư công nghệ
cao theo chuỗi sẽ có cơ hội để phát triển, Sản phẩm thịt của Việt Nam cũng
đang hướng tới vấn đề thực phẩm sạch sẽ giúp nâng vị trí thịt lợn lên.
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi Việt Nam có những bước phát
triển. Nhiều địa phương thực hiện chuyển đổi cơ cấu nhanh từ chăn nuôi nhỏ lẻ
phân tán sang chăn nuôi gia trại, trang trại công nghiệp. Từng bước gắn với giết
mổ, chế biến tập trung công nghệ, nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm. Đặc
biệt là đã có sự hình thành, đầu tư của các doanh nghiệp lớn, đó là nền tảng bền
vững cho nền chăn nuôi Việt Nam trong tương lai[4]. Trong vòng 15 năm, chăn
nuôi Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao, bình quân 5-6%/năm. Đến năm 2016,
sản lượng thịt các loại đã tăng gấp gần 3 lần sau 15 năm, đạt 5,2 triệu tấn (thịt
lợn chiếm 3,9 triệu tấn). Sản lượng các loại thịt tăng ba lần (từ 1,8 triệu lên 4,6
triệu tấn), trứng tăng ba lần (từ 3 tỷ quả lên 8,9 tỷ quả), các sản phẩm sữa tươi
tăng 14 lần, thức ăn công nghiệp tăng gần 4 lần[].
Trong khi hội nhập với thế giới, chăn nuôi Việt Nam cũng có những mặt hàng
có thể cạnh tranh được như: gà lông màu, vịt, trứng vịt, các loại lợn nội có giá
trị kinh tế cao như lợn mán, lợn cắp nách, tuy nhiên, gà công nghiệp lông
trắng sẽ không có lợi
thế chẳng hạn như trong lĩnh vực chăn nuôi gà lông trắng, có khoa học, công
nghệ, trình độ chăn nuôi không kém gì nước Mỹ. Nhưng người nông dân gia
công thì 1 kg thịt gà hơi lông trắng sản xuất có giá là 29.000 đồng. Trong khi
1 kg đùi gà Mỹ có giá 20.000 đồng. Trong khi đó, việc tiếp xúc lãnh đạo cấp
cao nhân Hội nghị APEC 2017 có thể thúc đẩy việc xuất khẩu thịt lợn sang
Trung Quốc một cách
ảnh hưởng từ chông trọt chăn nuôi đến môi trường
Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn,
chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không
đúng kỹ thuật. Một kết quả kiểm tra mức độ nhiễm khuẩn trong chuồng nuôi gia
súc cho thấy, tổng số vi khuẩn trong không khí ở chuồng nuôi cao gấp 30-40 lần
so với không khí bên ngoài.
Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ
lệ mắc bệnh, năng suất bị giảm, tăng các chi phí phòng trị bệnh, hiệu quả kinh tế
của chăn nuôi không cao, . . .. Sức đề kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ là
nguy cơ gây nên bùng phát dịch bệnh. Vì vậy, WHO [2005] khuyến cáo phải có
các giải pháp tăng cường việc làm trong sạch môi trường chăn nuôi, kiểm soát,
xử lý chất thải, giữ vững được an toàn sinh học, tăng cường sức khỏe các đàn
giống. Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường do vi sinh vật (các mầm
bệnh truyền nhiễm) là đặc biệt nguy hiểm, vì nó sẽ làm phát sinh các loại dịch
bệnh như ỉa chảy, lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm H5N1, . . ..
-Việc xử lý nước thải chăn nuôi không triệt để, dẫn đến việc môi trường hôi
thối, ô nhiễm, dịch bệnh bùng nổ, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi
mà chính con người cũng phải chịu những hệ quả nghiêm trọng
-Ngoài ô nhiễm không khí, lượng nước thải xả ra kênh mương, ao hồ, sông suối
lâu ngày gây căn trở sự phát triển của những động vật thủy sinh, rác thải tồn
đọng tác động xấu đến các hoạt động nông nghiệp.
-Việc xử lý nước thải không hợp lý, làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tăng tỉ
lệ mắc bệnh, năng suất không cao
Là nguyên nhân chính gây ra các dịch bệnh ở vật nuôi như ỉa chảy, tai xanh, lở
mồm long móng.

- Các chất độc hại trong thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học tồn dư trong
đất trồng, nước tưới gây tồn dư chất độc hại trong nông sản làm ảnh hưởng đến
sức khỏe của con người và vật nuôi.

- Các hoạt động trồng trọt gây ra ô nhiễm môi trường đất, nước, làm ảnh hưởng
đến hệ sinh vật sống trong đất, nước (cá, tôm, sinh vật đất...) Nếu bị ô nhiễm
nặng có thể làm các sinh vật này chết dẫn đến làm mất cân bằng sinh thái và gây
ra hiện tượng ô nhiễm thứ cấp.

- Hoạt động đốt rơm, rạ trên đồng ruộng sinh ra khói, bụi làm ô nhiễm môi
trường không khí, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và vật nuôi.- Chất
độc trong thuốc bảo vệ thực vật và phân bón:

- Ức chế quá trình sinh trưởng, giảm năng suất cây trồng

- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

- Hoạt động trong trồng trọt:

-Ảnh hưởng đến hệ sinh vật trong đất, nước

- Mất cân bằng sinh thái

- Ô nhiễm thứ cấp

- Hoạt động đốt phần thừa của cây trồng:

- Khói bụi làm ô nhiễm môi trường

- Ảnh hưởng sức khỏe con người và vật nuôi

Biện pháp:
-Khi sử dụng phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật cần đảm bảo các
nguyên tắc: đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp.

-Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh; sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật sinh học và sử dụng thiên địch thay thế dần thuốc hóa học.

-Chất thải trong trồng trọt không được đốt bừa bãi, cần thu gom và có biện pháp
xử lí phù hợp.

-Ứng dụng công nghệ sinh học khí biogas: Đến nay, đây chính là giải pháp hữu
hiệu nhất cho các hoạt động chăn nuôi heo bò tại địa phương. Không chỉ giúp
xử lý lượng nước thải, ngăn chặn việc thải ra môi trường gây ô nhiễm mà còn
tận dụng triệt để để tạo ra nguồn nguyên liệu khí đốt sạch, an toàn. Tuy nhiên,
đến nay việc áp dụng mô hình này vẫn còn nhiều hạn chế như số lượng hộ gia
đình làm hầm khí
-Ứng dụng đệm lót sinh học: Gần đây, bên cạnh việc xây dựng hầm biogas
composite thì các địa phương cũng chủ động nguồn kinh phí của địa phương để
ứng dụng cho hoạt động chăn nuôi gia súc, giúp giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi
trường hiệu quả, nâng cao năng suất trong chăn nuôi.
-Quy hoạch chăn nuôi: Ngoài những biện pháp cụ thể nói trên thì cả nước cũng
đang đẩy mạnh áp dụng mô hình xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương án quy
hoạch chăn nuôi. Theo đó, các hộ gia đình cần xác định vị trí, cách xây dựng
chuồng trại tối ưu nhất, sắp xếp, bố trí chuồng trại hợp lý, đảm bảo cho việc vệ
sinh chuồng trại thuận lợi.

You might also like