Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

SEMINAR MÔN HỌC GIỚI THIỆU KĨ THUẬT HỆ THỐNG SINH HỌC

BENZEN

GVHD: PGS.TS. Trương Vĩnh


TRÌNH BÀY: Nhóm 3
Danh sách sinh viên
STT Họ và tên MSSV
1 Phạm Duy An 21139222
2 Võ Truyền Ngọc Băng 21139014
3 Trần Duy Bi 21139015
4 Nguyễn Thị Kỳ Duyên 21139270
5 Phạm Thị Thu Giang 21139274
6 Châu Thanh Hạnh 21139283
7 Lê Thị Kiều Quanh 21139412
8 Lê Hoàng Thắng 21139159
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài..................................................................................................................................1
1.2 Mục đích..............................................................................................................................................1
1.3 Phương pháp thực hiện........................................................................................................................1
1.4 Bố cục..................................................................................................................................................2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ BENZEN..................................................................................................3
2.1 Nguồn gốc của benzene.......................................................................................................................3
2.2 Cấu trúc của phân tử benzen................................................................................................................3
2.3 Đồng đẳng và danh pháp......................................................................................................................4
2.4 Tính chất vật lý và hóa học của benzen...............................................................................................4
2.5 Một số phản ứng đặc trưng..................................................................................................................6
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT BENZEN SỬ DỤNG HYDRODEAKYL HÓA...................7
3.1 Phương pháp Hydrodeakyl hóa............................................................................................................7
3.2 Quá trình hydrodealkyl hóa có xúc tác................................................................................................9
3.3 Quá trình hydrodealkyl hóa nhiệt.......................................................................................................11
3.4 Sơ đồ công nghệ.................................................................................................................................12
Chương 4: TÁC ĐỘNG CỦA BENZEN.....................................................................................................14
4.1 Tác động của benzen đến môi trường................................................................................................14
4.2 Tác động của benzen đến con người..................................................................................................14
Chương 5: ỨNG DỤNG CỦA BENZEN....................................................................................................16
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Benzen là một trong những nhân tố quan trọng trong đời sống hằng ngày cũng như
trong sản xuất góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Benzen là hóa chất có nhiều ý
nghĩa trong việc điều chế các dẫn xuất cơ bản trong công nghiệp đồng thời cũng là một
dung môi quan trọng nhưng benzen cũng có những tác động nguy hiểm lên cơ thể của
con người. Con người vừa là nhân tố gây nên sự ô nhiễm benzen trong môi trường sống
vừa là nạn nhân chủ yếu của nó do thường tiếp xúc với benzen trong các lĩnh vực sản
xuất. Tuy nhiên, vì tính chất quan trọng của nó mà con người sử dụng benzen rất nhiều
trong các ngành sản xuất. Bài báo cáo dưới đây tìm hiểu về công nghệ sản xuất benzen từ
dầu mỏ.

1.2 Mục đích


Đề tài nghiên cứu nguồn gốc cũng như những tính chất của benzen. Bên cạnh đó
tìm hiểu sâu về công nghệ sản xuất benzen từ dầu mỏ, những tác động của nó đối với môi
trường, con người và ứng dụng của benzen trong thực tế đời sống.

1.3 Phương pháp thực hiện


Có một số phương pháp để sản xuất benzen từ dầu mỏ. Dưới đây là một phương
pháp phổ biến được gọi là hydrocracking:
- Tách hợp chất có benzen từ dầu mỏ: Dầu mỏ thường chứa nhiều loại hydrocarbon
khác nhau. Quá trình bắt đầu bằng việc tách hợp chất có chứa benzen ra khỏi dầu mỏ
thông qua các phương pháp như: chưnng cất hấp thụ hoặc tách ly.
- Hydrocracking: Hợp chất hydrocarbon được tách ra được đưa qua quá trình
hydrocracking. Trong hydrocracking, các phân tử hydrocarbon được tách thành phân tử
nhỏ hơn thông qua sự tác động của hydro và nhiệt độ cao trong môi trường chất xúc tác.
Trong quá trình này, các phân tử có khối lượng lớn hơn đuwocj chuyển hóa thành benzen
và các sản phẩm phản ứng khác.

1
- Tách ly sản phẩm: Sau khi qua quá trình hydrocracking, hốn hợp sản phẩm chứa
benzen cần được tách ly để thu được benzen tinh khiết. Quá trình này thường bao gồm
các bước như: chưng cất, hấp thụ hoặc tách ly bằng các phương pháp hóa học.
- Tinh chế và tinh lọc: Benzen tinh khiết được tinh chế thêm để đạt được chất lượng
mong muốn. Các phương pháp tinh chế bao gồm chưng cất lặp lại và sử dụng các chất
tách.
- Thu gom và lưu trữ: Benzen sau khi được sản xuất và tinh chế sẽ được thu gom và
lưu trữ trong các thùng chứa hoặc bồn chứa an toàn cho vận chuyển và sử dụng.

1.4 Bố cục
Đề tài được nghiên cứu và tìm hiểu thông qua 5 chương sau:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan về benzen
Chương 3: Công nghệ sản xuất benzen từ dầu mỏ
Chương 4: Tác động cả benzen đến môi trường và con người
Chương 5: Ứng dụng của benzen

2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ BENZEN
2.1 Nguồn gốc của benzene
- Nguồn gốc của benzen có thể được tìm thấy tự nhiên, nhưng đa số là được sản
xuất thông qua các phản ứng hóa học.
- Trong tự nhiên, benzen có thể được tìm thấy trong dầu mỏ và các sản phẩm từ xử
lý dầu mỏ. Nó cũng có thể được tạo ra trong quá trình đốt cháy không hoàn toàn của các
nguyên liệu hữu cơ, như gỗ hoặc chất hữu cơ khác. Tuy nhiên, benzen tự nhiên không
phải là nguồn cung cấp chính xác.
- Trong sản xuất công nghiệp, benzen được tạo ra chủ yếu thông qua các phương
pháp như chưng cất hoặc hydro hóa của các hợp chất hữu cơ như dầu mỏ hoặc than đá.
Các phương pháp này cho phép sản xuất benzen ở quy mô lớn và hiệu quả từ các nguồn
gốc hữu cơ.
- Hợp chất hữu cơ benzen có thể đóng vai trò là dung môi hòa tan được nhiều chất
khác nữa như: cao su, iot, dầu ăn, nến…Benzen tuy có mùi thơn nhẹ nhưng lại rất gây
nguy hại đến sức khỏe con người.

2.2 Cấu trúc của phân tử benzen


- Benzen (C6H6) có cấu tạo gồm 6 nguyên tử C. Sáu phân tử này trong phân tử
benzen đều ở trạng thái lai hóa sp2 (lai hóa tam giác).
- Mỗi nguyên tử C dùng 3 obitan lai hóa để tạo liên kết σ với 2 nguên tử C ở bên
cạnh nó và tạo kiên kết với 11 nguyên tử H.
- 6 obitan p còn lại của 6 nguyên tử C tạo nên cấu trúc xen phủ bên với nhau tạo
thành hệ kiên hợp π chung cho cả vòng benzen đó. Nhờ vậy mà liên kết π ở benzen được
cho là tương đối bền vững hơn so với liên kết π ở anken cũng như liên kết π ở các
hidrocacbon không no khác.

3
- Có hai cách biểu diễn cấu tạo của benzen:

2.3 Đồng đẳng và danh pháp


Đồng đẳng

- Benzen(C6H6) và các hidrocacbon thơm khác có công thức phân tử chung là


CnH2n-6(n>=6) ví dụ C7H8(toluen), C8H10, ... Lập thành một dãy đồng đẳng.
- Tên gọi chung của dãy đồng đẳng benzen là aren.
- Các ankyl benzen thường gặp là Toluen(C6H5CH3), Xilen(C6H4(CH3)2,...

Danh pháp

- Khi thay thế các phân tử hidro trong phân tử benzen C6H6 bằng các nhóm ankyl
các nhau, chúng ta thu được các chất hữu cơ ankyl benzen khác nhau.
- Nếu coi vòng benzen là mạch chính thì các nhóm ankyl đính vào nó chính là mạch
nhánh, hay còn được gọi là nhóm thế. Các ankyl benzen có đồng phân mạch cacbon và
tên gọi của chúng được người ta gọi theo vị trí của các nguyên tử C của vòng bằng các kí
hiệu bằng chữ cái o (ortho), m (meta); p (para) hoặc chữ số.
- Tên gọi: Tên vị trí- tên nhánh+ benzene.
- Đồng phân của benzen gồm 2 loại là đồng phân vị trí nhóm ankyl trong cấu trúc
vòng benzen và đồng phân mạch cacbon của mạch nhánh.
+ Nếu 2 nhóm thế ở 2 vị trí C ngay cạnh nhau ta thu được đồng phân ortho (viết tắt
là -o) và C chứa 2 nhóm thế đó được đánh số lần lượt là 1,2.
+ Nếu 2 nhóm thế ở vị trí cách nhau 1 nguyên tử C (1 đỉnh tam giác) ta thi được
đồng phân meta (viết tắt là-m) và C chứa 2 nhóm thế đó được đánh số lần lượt là
1,3.

4
+ Nếu 2 nhóm thế ở vị trí 2 nguyên tử C đối đỉnh với nhau (cách nhau 2 nguyên tử
C) ta thu được đồng phân para (viết tắt là -p) và C chứa 2 nhóm thế đó được đánh
số lần lượt là 1,4.

2.4 Tính chất vật lý và hóa học của benzen


Tính chất vật lý của benzen

- Benzen (C6H6) là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước và không tan trong
nước. Benzen có thể hòa tan nhiều chất như: Dầu ăn, cao su, nến, iot... và nhiều dung môi
hữu cơ khác. Benzen là chất độc và dễ cháy.
- C6H6 có khối lượng riêng 0,8786 g/cm3 chất lỏng, nóng chảy ở 5,5◦C, sôi ở
80,1◦C.

Tính chất hóa học của Benzen

Có các phản ứng hóa học đặc trưng như cháy, thế và cộng. Benzen vừa có phản ứng thế
vừa có phản ứng cộng, nhưng phản ứng cộng xảy ra khó hơn so với C2H4 và C2H2.

- Benzen dễ cháy:

Giống như các hydrocacbon khác, benzen cháy trong oxy để tạo ra CO 2 và hơi nước. Tuy
nhiên, khi benzen cháy trong không khí, ngoài CO2 và hơi nước còn tạo ra muội than.

2C6H6 + 15O2 (nhiệt độ) → 12CO2 + 6H2O

- Phản ứng thế với brom (phản ứng thế)

Đặc điểm cấu tạo của benzen: Khi đun nóng hỗn hợp benzen với brom, có mặt bột sắt
thấy màu nâu đỏ của brom bị mất đi và có khí hidro bromua bay ra.

5
Thí nghiệm bezen tác dụng với brom.

C6H6(l) + Br2(l) (t, bột Fe) → C6H5Br (chất lỏng không màu) + HBr(k)

Trong phản ứng trên, nguyên tử hidro trong phân tử benzen được thay thế bởi nguyên tử
brom.

- Phản ứng cộng benzen

Benzen không phản ứng với dung dịch Br 2, chứng tỏ benzen khó tham gia phản ứng cộng
như C2H4 và C2H2. Tuy nhiên ở nhiệt độ và điều kiện xúc tác thích hợp, benzen tham gia
phản ứng cộng với một số chất, ví dụ như H2, ...

C6H6 + 3H2 (t, Ni) → C6H12

2.5 Một số phản ứng đặc trưng


Phản ứng Halogen hóa: Benzen có thể tham gia vào các phản ứng halogen hóa, trong đó
một hoặc nhiều nguyên tử hydro trong vòng benzen được thay thế bằng halogen như clor,
brom hoặc iod. Ví dụ: phản ứng clor hóa benzen trong điều kiện của chất xúc tác FeCl3.

Nitro hoá: Benzen có thể tác động với axit nitric trong điều kiện axit sulfuric để tạo ra
nitrobenzen, trong đó một nhóm nitro (NO 2) thay thế một nguyên tử hydro trong vòng

6
benzen. Đây là một phản ứng quan trọng trong việc tổng hợp các hợp chất hữu cơ phức
tạp từ benzen.

Acyl hóa: Benzen có thể phản ứng với các halogenua axit cacboxylic hoặc anhydrid axit
để tạo ra các hợp chất acyl benzen, nơi một nhóm acyl (RCO-) thay thế một nguyên tử
hydro trong vòng benzen. Ví dụ: phản ứng acetyl hóa benzen trong điều kiện của
anhydrid axetic.

Hóa dẫn xuất từ benzen: Benzen có thể chịu sự thay đổi của các nhóm chức năng, ví dụ
như nhóm alkyl hoặc nhóm hydroxy, thông qua các phản ứng như alkylation hoặc
hydroxylation. Điều này tạo ra các dẫn xuất benzen có cấu trúc và tính chất khác nhau.

Phản ứng Sulfo hóa: Benzen có thể tác động với axit sulfuric trong điều kiện nhiệt độ
cao để tạo ra benzen sulfonic axit, trong đó một nhóm sulfonic (HSO 3-) thay thế một
nguyên tử hydro trong vòng benzen.

7
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT BENZEN SỬ DỤNG

HYDRODEAKYL HÓA
Từ cách đây nhiều thập niên, các nhà sản xuất đã nhận ra tầm quan trọng của
benzen. Các phương pháp sản xuất benzen trong công nghiệp cũng không ngừng phát
triển để cung cấp nguồn nguyên liệu trung gian này cho tổng hợp hữu cơ hóa dầu. Benzen
có thể thu được từ một số quá trình quan trọng trong lọc hóa dầu như quá trình reforming
xúc tác, cracking xúc tác,... Mặc dù trong các quá trình này, benzen chỉ là sản phẩm phụ
song sản lượng của nó cũng đáng kể. Trong quá trình reforming xúc tác, với nguồn
nguyên liệu naphtha đã cung cấp lượng benzen và sản phẩm BTX chủ yếu. Hay quá trình
Hydrodealkyl hóa trực tiếp toluen để cho sản phẩm benzen với độ chuyển hóa rất cao.
Quá trình này có thể thực hiện dễ dàng nhờ xúc tác hay dưới tác dụng của nhiệt độ.

3.1 Phương pháp Hydrodeakyl hóa


Hydrodealkyl hóa là một quá trình loại bỏ các nhóm alkyl khỏi các hợp chất thơm
bằng cách sử dụng hydro. Giống như hydrocracking, phản ứng này tiêu thụ hydro và
thuận lợi ở điều kiện áp suất riêng phần hydro cao. Nó xuất phát từ nhu cầu benzen trong
công nghệ tổng hợp hóa dầu, lớn hơn nhiều so với việc tổng hợp ra các sản phẩm BTX.
Sau khi phân tách benzen khỏi sản phẩm reforming, các hydrocacbon thơm cao hơn sẽ
được đến phân xuởng hydrodealkyl hóa. Đây là nguồn cung cấp benzen được xử dụng
rộng rãi trong công nghiệp và cho chất lượng sản phẩm cao.

Trong quá trình sản xuất, benzen sẽ được tạo ra thông qua quá trình hydrodealkyl
hóa, phản ứng cơ bản là bẻ gãy các nhóm alkyl gắn với nhân benzen ra khỏi tác chất ban
đầu do tác dụng với hydro và đồng thời được hydro hóa. Các alkylbenzen chẳng hạn như
etylbenzen và propylbenzen, sẽ được xử lý alkyl hóa trong một bước duy nhất và tạo
thành các ankan tương ứng. Các hợp chất thơm có nhiều gốc alkyl hóa cao hơn cũng có
thể được sử dụng, nhưng phản ứng tiến hành theo từng bước.

8
Ví dụ: Phản ứng giữa tác chất toluen và hydro để tạo ra sản phẩm là benzen và
metan sẽ chỉ trải qua một giai đoạn để tạo thành benzen trong khi o-metybenzen thì cần
trải qua hai giai đoạn.

- Phản ứng giữa toluen và hydro

- Phản ứng giữ o-metybenzen và hydro

Trong quá trình hydrodealkyl hóa, phản ứng cơ bản là tách các nhóm alkyl gắn với
nhân benzen ra dưới dạng alkan. Nếu quá trình vận hành đúng và chuyển hóa được hoàn
toàn nhờ tuần hoàn phần hydrocacbon thơm chưa phản ứng, các sản phẩm thu được là
benzen và rất nhiều các hydrocacbon nhẹ, chủ yếu là metan. Bất kỳ loại nào không phải
hydrocacbon thơm có trong nguyên liệu, ví dụ trong phần xử lí trực tiếp phân đoạn xăng
C5+ không qua giai đoạn chiết dung môi, sẽ bị phân hủy thành các parafin nhẹ (metan).
Điều này nhằm mục đích thu sản phẩm benzen có độ tinh khiết cao, nhưng cũng kéo theo
lượng hydro tiêu thụ rất lớn đồng thời các hợp chất lưu huỳnh chuyển hóa một phần
thành H2S.

Bên cạnh phản ứng chính giữa hợp chất thơm và hydro thì trong quá trình
hydroddealkyl hóa còn có các phản ứng phụ quan trọng khác ảnh hưởng đến hiệu suất
của quá trình.

9
- Hình thành hydrocacbon thơm phân tử lượng lớn (diphenyl). Chúng chiếm
phần lớn trong các phản ứng phụ.

- Hydro hóa vòng benzen và phân hủy chúng tạo thành metan.

- Phân hủy các parafin và naphten thành metan, hình thành cacbon.

Nhìn chung, các phản ứng liên quan đến quá trình này đều tỏa nhiệt mạnh (ví dụ
hydrocracking ΔH= -190 ÷ -230 kJ/mol), ngoại trừ phản ứng tạo ra hydrocacbon thơm
khối lượng phân tử lớn thu nhiệt nhẹ, và phản ứng phân hủy metan thành C và H. Các
phản ứng này xảy ra ở nhiệt độ cao 650C và tùy từng trường hợp, có thể thuận lợi khi
tăng áp suất (phản ứng hydro hóa) hoặc không (phản ứng phân hủy, tạo cốc). Áp suất tối
ưu cho quá trình là 5÷6 MPa.

Các quá trình hydrodealkyl hóa hiện nay có thể chia làm 2 loại:

Hydrodealkyl hóa có xúc tác (Hydrodealkylation – HDA).

Hydrodealkyl hóa nhiệt (Thermal hydrodealkylation – THDA).

3.2 Quá trình hydrodealkyl hóa có xúc tác


Quá trình này được sự tham gia của xúc tác, nên nhiệt độ phản ứng thấp hơn
700C. Điều kiện phản ứng cũng không khó khăn như hydrodealkyl nhờ nhiệt độ. Hay
nói cách khác tại cùng một điều kiện nhiệt độ và áp suất thì việc sủ dụng xúc tác sẽ đem

10
lại hiệu quả và độ chọn lọc sản phẩm cao hơn. Song, trong quá trình này cũng gặp phải
một số khó khăn: Hoạt động của các chất xúc tác không phải luôn đủ cao, nếu nhiệt độ
phản ứng hay áp suất hydro tăng lên để tăng việc chuyển đổi thì các phản ứng phụ như
hydrocracking vòng thơm cũng tăng theo.

Hình 3.1 So sánh độ chọn lọc sản phẩm của 2 phương pháo hydrodealkyl có xúc tác và
không có xúc tác.

Hình 3.2 So sánh điều kiện phản ứng, độ chuyển hóa của nguyên liệu trong hai trường
hợp có và không sử dụng chất xúc tác.

11
Các loại xúc tác được sử dụng trong quá trình này thường tổng hợp dưới dạng tinh
thể, hạt xốp, có nhiều các hạt chất mang được biết đến như oxit Crom – Nhôm, các hạt
mang như oxit coban, oxit molypden, Ni, Pt, hạt oxit silic – nhôm,...

Điều kiện phản ứng tùy vào từng quy trình và từng công ty sẽ có khác nhau. Ví dụ
các điều kiện phản ứng trung bình như sau: nhiệt độ vào lò phả ứng khoảng 620C, nhiệt
độ tối đa 700÷720C, áp suất 4,5 Mpa, tỷ lệ mol hydro/toluen là 6. Hiệu suất tính theo
toluen nguyên liệu là 97% mol, và độ chuyển hóa là 70% mol. Tuổi thọ của xúc tác tối
thiểu 2 năm.

3.3 Quá trình hydrodealkyl hóa nhiệt


Với các quá trình hydrodealkyl hóa nhiệt, các công ty chính đã phát triển và
thượng mại hóa công nghệ này là Atlantic Richfield và Hydrocacbon Researche Inc,
Mitsubishi và Chioda, Gulf Oil,…

Về cơ bản, điều kiện vận hành công nghệ này như sau:

- Nhiệt độ dòng vào thiết bị phản ứng 620C, nhiệt độ tối đa 730 ÷ 750C

- Áp suất 4,3 Mpa.

- Thời gian lưu trung bình 25 ÷ 30 giây.

- Tỷ lệ mol H2/hydrocacbon trong dòng vào thiết bị là 4.

- Độ chuyển hóa 75%.

- Độ tinh khiết tối thiểu của dòng hydro là 50 ÷ 60% TT.

→ Sản phẩm benzen có độ tinh khiết rất cao, và hiệu suất quá trình đạt 97 ÷ 99% mol tùy
thuộc chu trình tuần hoàn phần sản phẩm nặng (diphenyl, dibenzyl,…). Trong quá trình
này, điều kiện (nhiệt độ, áp suất) thƣờng khắt khe hơn trong phƣơng pháp hydrodealkyl
có sử dụng xúc tác. Điều này lại đặt ra yêu cầu với các thiết bị trong quá trình sản xuất.
Cụ thể:

+ Các thiết bị phải phải có sức chịu đựng bền bỉ với nhiệt độ, dẫn đến vật liệu chế tạo tốn
kém hơn.
12
+ Do phản ứng hydrodealkyl là phản ứng tỏa nhiệt (với hơn khoảng 10 kcal/mol cho mỗi
nhóm methyl khi nhóm alkyl là methyl), trong quá trình thiết kế, phải có thêm các thiết bị
ngăn chặn sự gia tăng nhiệt độ trong lò.

3.4 Sơ đồ công nghệ


Ngoại trừ sự khác biệt về điều kiện phản ứng, cả 2 loại quá trình này đều vận hành
theo cùng 1 sơ đồ nguyên lí chung. Tùy thuộc nguyên liệu, hệ thống có thể chỉ bao gồm
một sơ đồ đơn giản hoặc có thêm một bộ phận xử lý phân đoạn xăng nhiệt phân C5+ với
mục đích loại bỏ các diolefin, các hợp chất lưu huỳnh bền vững, các hợp chất nitơ và oxi,
… bằng quá trình hydro hóa chọn lọc.

Nguyên liệu toluen tinh khiết được trộn với dòng toluen tái sinh, dòng tái sinh và
khí hydro tinh khiết, được gia nhiệt trong thiết bị trao đổi nhiệt, sau đó chuyển đến thiết
bị phản ứng. Hợp chất alkyl thơm được hydro đề alkyl hóa thành benzen và hợp chất
không thơm, các parafin và naphten được hydro cracking. Dòng ra thiết bị phản ứng được
làm mát và chuyển đến thiết bị phân tách sản phẩm, tại đó các sản phẩm được phân tách
thành pha lỏng và khí.

Pha khí giàu hydro được tái sinh đến thiết bị phản ứng. Dòng chất lỏng ra khỏi
thiết bị phân tách được chuyển đến thiết bị chưng cất để loại bỏ những chất nhẹ cuối cùng
còn sót lại. Dòng sản phẩm ở đáy cột chưng cất được đưa qua một thiết bị xử lý bằng đất
sét để chưng cất phân đoạn, tại đây benzen có dộ tinh khiết cao thu được từ phía trên của
cột chưng cất phân đoạn. Phần toluen không phản ứng được tái sinh đến thiết bị phản ứng
từ đoạn thấp hơn trên cột chưng cất phân đoạn. Những sản phẩm là các hợp chất thơm
nặng được lấy ra từ cuối cột để lưu trữ. Có 70÷80% toluen được chuyển hóa thành
benzen trong quá trình này.

Tùy thuộc vào ứng dụng, THDA có thể xử lý nhiều loại nguyên liệu. Đối với việc
sản xuất của benzen, nguyên liệu có thể bao gồm sản phẩm chiết xuất alkylbenzen nhẹ,
phù hợp xử lí dầu nhẹ lò than cốc, dầu và coproducts nhiệt phân.

13
Hình 3.3 Sơ đồ công nghệ của quá trình hydrodealkyl hóa toluen

14
Chương 4: TÁC ĐỘNG CỦA BENZEN
4.1 Tác động của benzen đến môi trường
Ô nhiễm không khí: Benzen có thể bay hơi từ các nguồn như xăng, dầu mỏ, và các quá
trình công nghiệp. Khi benzen bay hơi vào không khí, nó tạo ra ô nhiễm không khí, gây
ra vấn đề cho sức khỏe của con người và các hệ thống sinh thái.

Ảnh hưởng đến sự sống: Benzen có thể gây ra tổn thương cho cây cối và sinh vật trong
môi trường nếu chúng tiếp xúc với nồng độ cao của chất này qua đường hít phải hoặc tiếp
xúc với đất bị ô nhiễm.

Gây ra ô nhiễm nước: Benzen cũng có thể ô nhiễm nguồn nước bề mặt và nguồn nước
ngầm thông qua các quá trình thải từ công nghiệp, vứt rác không đúng cách, và sự thoát
ra từ các loại phương tiện giao thông.

Gây hại cho sinh vật biển: Benzen cũng có thể gây hại cho môi trường nước biển, ảnh
hưởng đến các sinh vật biển và hệ thống sinh thái biển thông qua ô nhiễm nước.

Gây ra vấn đề sức khỏe: Benzen là một chất gây ung thư đã được chứng minh. Sự tiếp
xúc dài hạn với benzen có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ung thư
máu, bệnh tim mạch, và các vấn đề hô hấp.

Do các tác động tiêu cực này, việc kiểm soát và giảm thiểu sự tiếp xúc với benzen trong
môi trường là rất quan trọng. Các biện pháp như kiểm soát ô nhiễm từ nguồn gốc, sử
dụng công nghệ xử lý ô nhiễm, và quản lý quy trình sản xuất là những cách để giảm thiểu
tác động của benzen đến môi trường.

4.2 Tác động của benzen đến con người


Ung thư: Benzen là một chất gây ung thư đã được chứng minh. Tiếp xúc dài hạn với
benzen có thể tăng nguy cơ mắc các loại ung thư, bao gồm ung thư máu như ung thư
huyết tương và ung thư lympho.

Hệ thần kinh: Benzen có thể gây ra các vấn đề về hệ thần kinh, bao gồm các triệu chứng
như chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, mất trí nhớ và sự không ổn định cảm xúc. Các triệu
chứng này có thể xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc với benzen.
15
Hệ tim mạch: Benzen cũng có thể gây ra các vấn đề về hệ tim mạch, bao gồm tăng huyết
áp, nhịp tim không đều và các vấn đề về hệ thống thần kinh tự trị.

Hệ hô hấp: Benzen có thể gây ra các vấn đề về hệ hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi
và các vấn đề về phổi.

Chất độc cho gan: Benzen có thể gây ra tổn thương gan và các vấn đề về chức năng gan.

Thai kỳ: Tiếp xúc với benzen cũng có thể gây ra các vấn đề cho thai kỳ, bao gồm nguy
cơ sinh non, nguy cơ nở non và các vấn đề về phát triển của thai nhi.

Do các tác động tiêu cực này, việc giảm thiểu tiếp xúc với benzen là rất quan trọng. Cần
áp dụng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm từ nguồn gốc, sử dụng thiết bị bảo hộ và tuân
thủ các quy định an toàn lao động để giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe.

16
Chương 5: ỨNG DỤNG CỦA BENZEN
Trong ngành công nghiệp, benzen được dùng trong một số ngành công nghiệp hóa
hữu cơ. Nó được sử dụng chủ yếu làm dung môi trong công nghiệp hóa chất và dược
phẩm. Nó là nguyên liệu ban đầu và chất trung gian điều chế ra những hóa chất khác,
đáng kể đến là cumene, cyclohexane, etylbenzen (các ankylbenzen khác) và
nitrobenzene.

Benzen được dùng để điều chế phenol và anilin được sử dụng trong thuốc nhuộm
và trong dodecylbenzene được sử dụng cho chất tẩy rửa. Bên cạnh đó, chúng còn được sử
dụng để tổng hợp monome trong sản xuất cao su, chất bôi trơn, polyme dùng cho nhựa,
chất tẩy rửa, chất nổ, thuốc trừ sâu và sợi.

Benzen cũng là dung môi hòa tan các chất như dầu mỡ, cao su, vecni. Vì vậy, nó
được ứng dụng để để tẩy dầu mỡ cho sợi, vải, len, dạ, giặt khô, tấm kim loại, dụng cụ.

Ngoài ra benzen còn là một thành phần trong xăng để tăng chỉ số octan. cải thiện
khả năng chống động cơ kèm nén và tăng hiệu suất của động cơ.

17
Tài liệu tham khảo

1. https://vatlypt.com/dong-dang-dong-phan-cua-benzen.html
2. https://monkey.edu.vn/ba-me-can-biet/giao-duc/kien-thuc-co-ban/benzen-la-
gi#:~:text=S%C6%B0u%20t%E1%BA%A7m%20Internet)-,T%C3%ADnh%20ch
%E1%BA%A5t%20v%E1%BA%ADt%20l%C3%BD%20c%E1%BB%A7a
%20benzen,ch%E1%BA%A5t%20%C4%91%E1%BB%99c%20v%C3%A0%20d
%E1%BB%85%20ch%C3%A1y.
3. https://vuihoc.vn/tin/thpt-benzen-1147.html#:~:text=%C4%90%E1%BB%93ng
%20ph%C3%A2n%20c%E1%BB%A7a%20benzen%20g%E1%BB%93m,l
%E1%BA%A7n%20l%C6%B0%E1%BB%A3t%20l%C3%A0%201%2C%202
4. http://www.freepatentsonline.com/5043513.html
5. http://www.freepatentsonline.com/5053574.pdf

18

You might also like