Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

YÊU CẦU PHỤ HỌC KÌ 1 NGỮ VĂN 12


(Tài liệu nội bộ vui lòng không chia sẻ, copy)

(Đây không phải là toàn bộ yêu cầu phụ của các tác phẩm. Đề thi có thể sẽ cho ra
những câu hỏi phụ khác trong số nội dung có trong tài liệu này)

Tuyên Tính mẫu mực trong ngòi bút chính luận.

AI
ngôn 1. Lập luận chặt chẽ
độc lập - Mục đích của bản tuyên ngôn: Tuyên bố độc lập; bác bỏ luận điệu
của kẻ thù.

M
+ Tuyên bố độc lập: HCM khẳng định quyền độc lập là lẽ tự nhiên của
con người. Nhưng quyền đó đã bị vi phạm tại VN bởi thực dân Pháp
trong hơn 80 năm qua. Vì lẽ đó, người VN đã giành lại độc lập cho
mình một cách chính đáng, tuyên bố độc lập và quyết bảo vệ nó bằng
mọi giá.
NG
+ Bác bỏ luận điệu kẻ thù:
● Cơ sở pháp lí cho sự bác bỏ: Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ,
tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của pháp (2 bản tuyên
ngôn lớn, có giá trị đại diện cho tiếng nói của toàn bộ các dân
tộc trên thế giới)
● Bác bỏ những luận điệu xảo trá của Pháp: Khai hóa, bảo hộ,
Ơ

đồng minh
● Khẳng định tính chính đáng của người VN trong nền độc lập
vừa giành được.

● Bác bỏ quyền lợi của Pháp ở Việt Nam, khẳng định nền độc
lập, sẵn sàng đối mặt với mọi hành động vi phạm của Pháp.
2. Lí lẽ sắc bén.
- Lựa chọn lí lẽ vô cùng phù hợp, xác đáng, đưa ra hàng loạt các số
liệu, các dẫn chứng cụ thể để chứng tỏ hai điều: cuộc xâm lược của
Pháp và các thế lực thù địch là phi nghĩa, nhân dân Việt Nam đứng
lên đòi hòa bình là chính nghĩa.
- Cách đưa lí lẽ:
+ Mang tính đích xác: Căn cứ rõ ràng vào hoàn cảnh lịch sử,
những góc nhìn mang tính khoa học.
+ Mang tính đích đáng: Bằng chứng cụ thể, điều mà ai cũng nhận
thức rõ. Lí lẽ thuyết phục, hợp lý, phù hợp với nhu cầu và
nguyện vọng của nhân dân Việt Nam và một bộ phận quốc tế
lúc bấy giờ.
3. Ngôn ngữ lập luận.
- Cú pháp câu: Sử dụng đa dạng cú pháp câu nhằm tăng tính thuyết

Trang 1
phục cho bài tuyên ngôn:
+ Các câu ngắn và điệp cấu trúc. -> Khiến cho tội ác của kẻ thù được
khắc sâu, và những việc làm chính nghĩa của nhân dân ta được trở đi,
trở lại như một sự tôn vinh, khẳng định quyền tự do dân tộc.
+ Kết cấu câu tăng tiến, liệt kê, lặp lại ý -> láy đi láy lại nhiều thành
phần để nhấn mạnh.
- Nhịp ngắt: Sử dụng đa dạng nhịp ngắn, nhịp dài, nhịp mạnh, và vô
cùng rõ ràng, khúc chiết.
- Ngôn ngữ:
+ Sự kết hợp của ngôn ngữ chính trị và ngôn ngữ đời thường.
+ Dùng từ ngữ chuẩn xác, đúng mực.
+ Dùng các liên từ, liên ngữ, các quan hệ từ để tạo ra mạch lập luận
logic của bài tuyên ngôn.

Tây Tiến 1. Cảm hứng lãng mạn

AI
- Là khả năng của thơ (văn xuôi) có thể dâng trào cảm xúc người đọc
thông qua vẻ đẹp của ngôn từ, giọng điệu, hình ảnh, chất liệu…
- Biểu hiện của cảm hứng lãng mạn:
a, Lãng mạn trong hình thức nghệ thuật: “Tây Tiến” có thể khơi gợi

thơ.
M
cảm hứng lãng mạn là bởi sự tồn tại của chất nhạc và chất họa trong

- Chất nhạc: Quang Dũng vận dụng thành công ngôn ngữ để và ngữ
điệu để tạo nên chất nhạc, trong đó phải kể đến các thủ pháp tu từ
NG
ngữ âm:
+ Thủ pháp láy nguyên âm, phụ âm: Vd: Khi miêu tả sự trập trùng,
gian truân của núi rừng, Quang Dũng đã sử dụng nhiều phụ âm xác,
hữu thanh; sử dụng các vần có âm vực mở, không tròn môi để tạo độ
vang.
+ Thủ pháp láy thanh: Cũng ví dụ trên, ta có thể thấy rất rõ ở câu thơ:
Ơ

“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” khi các thanh bằng được đặt liên tiếp
nhau, gợi nên cảm giác êm ả, thư thái.
+ Hài thanh: Thơ của Quang Dũng là sự kết hợp chặt chẽ các hiệu
ứng âm thanh để khơi gợi sự lãng mạn. Ta có thể thấy chỉ ở một câu

thơ: “Có thấy dáng người trên độc mộc” mà nhà thơ đã lựa chọn âm
thanh phù hợp với cách ngắt nhịp, tạo ra cảm giác thoải mái, tình tứ.
+ Ngoài ra, chất nhạc còn đến từ những thủ pháp nghệ thuật độc đáo
khác như liệt kê, điệp ngữ, so sánh…
- Chất họa: Tính lãng mạn được thể hiện ở việc Quang Dũng sử dụng
các hình ảnh vô cùng thơ mộng, tinh tế, đan xen giữa hiện thực khốc
liệt của chiến tranh: “đêm hơi”, “mưa xa khơi”, “hội đuốc hoa”, “hồn
lau”, “hoa đong đưa”, “dáng Kiều thơm”....
b, Lãng mạn trong nội dung thể hiện:
- Bài thơ “Tây Tiến” nói về những kỉ niệm của Quang Dũng với đơn vị
cũ. Vì thế mà xuyên suốt bài thơ là một nỗi nhớ vô cùng da diết, trìu
mến.
- Tác giả nói đến hiện thực, nói đến sự mất mát, nhưng không phải để
ta bi lụy, nhụt chí mà thông qua đó, ông gửi gắm những lí tưởng cao
đẹp, những phẩm chất đáng quý của những người lính quyết tử cho tổ

Trang 2
quốc quyết sinh -> Cổ vũ tinh thần cho những người lính ra trận.
- Bi tráng: Bi tráng là cái đích cao nhất của tinh thần lãng mạn. Trong
bài thơ, nét bi tráng được khắc họa vô cùng rõ nét qua ngoại hình của
người lính Tây Tiến, sự hi sinh của các anh cũng như lời thề thiêng
liêng: “Hồn về Sầm Nứa, chẳng về xuôi.”
2. Bút pháp hiện thực: Ngòi bút hiện thực được thể hiện rõ nét thông
qua cả hai phương diện nghệ thuật và nội dung.
- Về nội dung: Nhà thơ Quang Dũng không hề né tránh sự thật, mà
ngược lại còn khắc họa nó một cách rõ nét, trực quan.
+ Những gian khổ, thiếu thốn của người lính Tây Tiến trên chặng
đường hành quân
+ Những mất mát, hi sinh của những người lính trẻ tuổi.
- Về nghệ thuật:
+ Tác giả sử dụng góc nhìn trực quan, kể và khắc họa bằng chính
những trải nghiệm của mình.

AI
+ Hình ảnh thơ không quá bay bổng, cao siêu mà vô cùng thực tế, gắn
liền với chặng đường hành quân của người lính. Một số hình ảnh tả
thực đến đáng thương: “không mọc tóc”, “xanh màu lá”, “mồ viễn xứ”.

M
+ Ngôn ngữ phong phú, giản dị, hóm hỉnh; giọng điệu co duỗi linh
hoạt.
3. Nỗi nhớ của nhà thơ Quang Dũng.
- Đó là nỗi nhớ da diết, khắc khoải của một con người từng gắn bó
sâu sắc với đơn vị. Nỗi nhớ của Quang Dũng tồn tại nhiều cung bậc,
NG
nhiều trạng thái; ông không chỉ nhớ cái bi, mà còn nhớ cái tráng,
không chỉ nhớ cái hào hùng mà còn nhớ cái hào hoa.
- Nỗi nhớ không mơ hồ mà vô cùng cụ thể. Dù đã rời xa đơn vị một
thời gian đáng kể nhưng Quang Dũng vẫn nhớ rất cặn kẽ, chi tiết =>
Chứng tỏ Tây Tiến đã trở thành một phần máu thịt của thi nhân.
- Nỗi nhớ của Quang Dũng rất chân thành, rất đẹp, trải dài với những
Ơ

ấn tượng cả về thiên nhiên lẫn con người.

Việt Bắc Tính dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc”
- Tính dân tộc xuất phát từ sự nghiệp văn học của Tố Hữu.

+ Không như phần lớn các nhà thơ, văn đương thời, Tố Hữu giác ngộ
cách mạng rất sớm. Và cũng hiếm có ai tự nguyện buộc cuộc đời của
mình với sự nghiệp cách mạng và giải phóng dân tộc như tác giả “Từ
ấy” . Có thể thấy ngòi bút của Tố Hữu từ đầu đã nhất kiến trung thành
với lý tưởng của Đảng cộng sản, với nhân dân, và với non sông, đất
nước Việt Nam. Vì thế mà thơ Tố Hữu không chỉ dừng lại phản ánh
một số phận, một mảnh đời mà còn là toàn thể sinh mệnh dân tộc.
+ Tố Hữu làm thơ không chỉ bằng cảm quan của người nghệ sĩ, mà
còn là đôi mắt của “kẻ đau đáu” luôn trăn trở những day dứt và đau
thương, buồn vui của con người. Thơ Tố Hữu mang tính khái quát rất
lớn, có khả năng đại diện cao, điều mà trước giờ quả thật hiếm có ai
làm được.
+ Thơ của Tố Hữu mang nặng chiều sâu văn hóa nhờ sự hiểu biết sâu
rộng của ông về vốn văn chương, lối sống và truyền thống dân tộc.
Thơ của Tố Hữu vừa quen mà cũng vừa mới, vừa ngọt ngào song

Trang 3
cũng kiên cường, dữ dội. Thơ của Tố Hữu thấp thoáng cảm hứng sử
thi anh hùng ca, được thể hiện sâu sắc thông qua hình thức mới mẻ,
độc đáo và rất Tố Hữu.
- Tính dân tộc thể hiện qua chủ đề tư tưởng và bối cảnh nghệ
thuật của bài thơ “Việt Bắc”.
“Việt Bắc” là đỉnh cao của thơ Tố Hữu, của thơ ca cách mạng kháng
chiến. Được đánh giá là “ bản tóm lược chính xác về chiến công của
dân tộc” suốt mấy mươi năm trường kì kháng chiến. Bài thơ ra đời
trong niềm xúc cảm dạt dào nhớ thương của “người miền xuôi” dành
cho “người miền ngược”, của cán bộ kháng chiến dành cho đồng bào
Việt Bắc. Cuộc chia tay trong bài thơ bịn rịn, lưu luyến như đôi lứa,
nhưng cái đôi lứa ấy đã được nâng tầm thành quan hệ giữa cán bộ và
đồng bào, giữa con người trung thành và con người thủy chung.
Nhận xét về bố cục bài thơ, ta nhận thấy rất rõ tính dân tộc. Người ở
lại ướm hỏi tâm tình, người ra đi nhớ nhung, mang một nỗi niềm khắc

AI
khoải về rừng núi, về “miếng cơm chấm muối”, về những tháng năm
kiên cường kháng chiến. Hi sinh có, mất mát có, đau thương có
nhưng rất dữ dội, rất kiên cường, cũng rất tình tứ, sâu nặng. Bài thơ là

M
một khúc hát tình nghĩa trong sương khói bom đạn, qua đó thể hiện rõ
nét vẻ đẹp thủy chung, kiên cường của dân tộc Việt Nam.
- Tính dân tộc được thể hiện thông qua các yếu tố nghệ thuật đặc
sắc.
+ Tứ thơ: Lục bát
NG
Tố Hữu đã vận dụng thể thơ của dân tộc với cách gieo vần chuẩn xác,
khiến cho cảm xúc rung lên một cách tự nhiên, quen thuộc.
+ Lối xưng hô “mình-ta”.
Đây là kết cấu điển hình trong ca dao dân ca về tình nghĩa đôi lứa, vợ
chồng. Lối đối đáp khiến cho bài thơ trở nên tâm tình, gần gũi, thành
công dồn nén nhiều suy tư, xúc cảm.
Ơ

Cái hay ở trong bài thơ “Việt Bắc” cũng thể hiện rõ nét tính dân tộc đó
là “mình-ta” ở đây đã thoát ly khỏi sự nhỏ bé của đời sống quan hệ vợ
chồng, đôi lứa để mà vươn đến tình cảm dân tộc giữa cán bộ cách

mạng và đồng bào Việt Bắc. Sự nâng tầm vừa khiến cho bài thơ trở
nên giản dị, gần gũi, cũng vừa không xa đà vào câu chuyện đời tư,
rập khuôn, chủ quan.
+ Chất liệu nghệ thuật: Vay mượn nhiều từ ca dao, dân ca.
Hệ thống chất liệu ngôn từ, hình ảnh nghệ thuật mang nhiều nét
tương đồng với ca dao, dân ca. Chẳng hạn như câu thơ “ta với mình,
mình với ta” gợi cho người đọc đến câu ca dao:
“Ta với mình tuy hai mà một
Ta với mình tuy một mà hai”.
Tình cảm thắm thiết, đậm đà còn khiến chúng ta liên tưởng đến những
dư vị tâm tình của ca dao:
Người tình nhân ta để trong cơi,
Nắp vàng đậy lại, để nơi giường thờ,
Đêm qua ba bốn lần mơ,
Chiêm bao thì thấy, dậy rờ thì không.
- Tính dân tộc thể hiện thông qua không gian nghệ thuật đậm đà

Trang 4
tính sử thi.
+ Con người và không gian trong bài thơ Việt Bắc hiện lên một cách
sinh động, cụ thể, mang tính điển hình cao, thể hiện rõ nét lối sống,
sinh hoạt của người dân miền núi trong giai đoạn kháng chiến gian
khổ:
+ Thiên nhiên mang đậm vẻ đẹp của vùng miền núi Trung Du:
Đọc Việt Bắc, ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh rất miền núi như
“trăng lên đầu núi”, “bản khói cùng sương”, những cánh rừng nứa, bờ
tre tăm tắp trong trí nhớ của kẻ ra đi. Không chỉ có vậy, không gian núi
rừng Việt Bắc còn sáng ngời với bức tranh tứ bình đẹp đẽ, lộng lẫy,
mê đắm lòng người. Từ “rừng xanh hóa chuối”, cho đến “mơ nở trắng
rừng”, rồi lại “rừng phách đổ vàng”, cuối cùng là “trăng rọi hòa bình”,
tất cả đều tạo nên một diện mạo sinh động, quyến rũ của thiên nhiên
núi rừng. Hình ảnh thơ chân thực, ngôn ngữ tái hiện vô cùng tinh tế,
sắc sảo, được đúc kết từ những trải nghiệm quý báu của nhà thơ ở

AI
chiến khu Việt Bắc.
+ Con người Việt Bắc giản dị, chung thủy, mang những nét tương
đồng với phẩm chất dân tộc Việt Nam:

M
Đó là hình ảnh con người nghĩa tình: “hắt hiu lau xám, đậm đà lòng
son”. Vừa xuất hiện gián tiếp qua nỗi nhớ của người ra đi, vừa hiện
lên trực tiếp như hình ảnh “người mẹ nắng cháy lưng”, “cô em gái hái
măng một mình”, “Nhớ ai tiếng hát ân cần thủy chung”…Đó là những
con người giản dị trong màu “áo chàm”, cực nhọc trong cuộc sống,
NG
giản dị trong sinh hoạt nhưng lại vô cùng kiên cường, bất khuất trong
chiến đấu, trong học tập: “đồng khuya đuốc sáng những giờ liên
hoan”, “nhớ sao lớp học I tờ”.
+ Việt Bắc còn là một khúc hình ca kháng chiến. Tổng quát hóa những
chặng đường lịch sự của cuộc kháng chiến gian nan. Từ đó gửi gắm
niềm tự hào, ngưỡng mộ đến với hào khí ngút trời của đồng bào dân
Ơ

tộc.

Đất 1. Cách cảm nhận về “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm.
Nước - Đất Nước trong cảm quan của Nguyễn Khoa Điềm là một Đất Nước

linh thiêng, trang trọng, gắn liền với những truyền thuyết và trang sử
vàng chói lọi của dân tộc. Đó là nơi mà “con chim phượng hoàng bay
về hòn núi bạc”, là nơi “rồng ở”, là nơi “chín mươi chín con voi góp
mình dựng đất tổ hùng vương”....
- Nhưng Đất Nước ấy không xa vời, không cao siêu mà lại vô cùng
gần gũi, giản dị với con người:
+ Đất Nước gắn liền với những truyền thống văn hóa của con người
+ Đất Nước gắn liền với chặng hành trình “anh” và “em” lớn lên, gắn
liền với đời sống sinh hoạt của nhân dân.
+ Đất Nước là thành phẩm của Nhân Dân, do Nhân Dân hóa thân và
góp mình, là “máu xương”, là ruột thịt của họ.
- Đất Nước trong góc nhìn của Nguyễn Khoa Điềm vừa cụ thể (gắn
liền với con đường anh đến trường, nơi em tắm, nơi ta hò hẹn), vừa
khái quát (nơi chim về, nơi rồng ở….).
2. Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân.

Trang 5
- Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân là một trong những góc nhìn mới
mẻ của Nguyễn Khoa Điềm khi tiếp cận đề tài viết về đất nước. Ông
đã khẳng định một chân lý: Nhân Dân là người làm ra Đất Nước ở mọi
phương diện, mọi giai đoạn thăng trầm của lịch sử:
+ Nhân Dân là người đã hóa thân vào dáng núi, hình sông, thổi hồn
vào những danh lam, thắng cảnh một linh hồn, một phẩm chất của
dân tộc.
+ Nhân Dân là người đã viết nên hành trình lịch sử của Đất Nước. Họ
vô danh nhưng chính họ đã làm tròn sứ mệnh của mình trong việc
dựng nước và giữ nước. “History does nothing. It does not possess
immense riches, it does not fight battle. It is men, real, living, who do
all this.”(Lịch sử không làm gì cả, nó không tạo ra vô vàn của cải, nó
không khơi mào chiến tranh. Chính con người, con người thật sự
sống, đã làm tất cả những điều đó)
+ Nhân Dân còn là người đã truyền lại những giá trị văn hóa, truyền

AI
thống tốt đẹp cho đời sau, điều mà khiến cho đất nước càng trở nên
đẹp đẽ, giàu mạnh.
- Tư Tưởng Đất Nước của Nhân Dân sở dĩ được gọi là mới mẻ, tiến

M
bộ là vì cho đến tận thời điểm “Mặt đường khát vọng” ra đời, người ta
mới thấy có một nhà thơ khẳng định một cách quyết liệt, đinh ninh về
vai trò của Nhân dân trong việc tạo ra Đất Nước như thế. Tư tưởng ấy
không chỉ đúng đắn, sáng tạo mà còn lấp lánh giá trị nhân văn.
- Tư tưởng Đất Nước Nhân Dân còn được khẳng định gián tiếp thông
NG
qua chất liệu nghệ thuật ma Nguyễn Khoa Điềm lựa chọn: Ông trân
trọng những giá trị văn hóa mà Nhân Dân đã làm ra, nên ông đã liệt kê
hàng loạt các địa danh nổi tiếng, sử dụng nhiều chất liệu văn học dân
gian; giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng…
3. Chất liệu văn học dân gian.
- Ý nghĩa của việc sử dụng chất liệu văn học dân gian: Về mặt nội
Ơ

dung, việc sử dụng chất liệu văn học dân gian giúp cho tư tưởng Đất
Nước Nhân Dân được khắc sâu hơn, thể hiện niềm yêu mến, trân
trọng và tự hào của nhà thơ dành cho vốn văn hóa dân tộc. Về mặt

nghệ thuật, việc sử dụng ấy làm cho lời thơ trở nên gần gũi, mộc mạc,
da diết và thấm đẫm tính dân tộc.
- Biểu hiện:
+ Cách xưng hô: “Anh” - “em”: Gần gũi, mộc mạc, quen thuộc trong ca
dao:
Cam sành lột vỏ còn the
Thấy em còn nhỏ, anh ve để dành.
+ Thi liệu: vay mượn từ đa dạng các thể loại trong văn học dân gian:
● Ca dao: “Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi”, “Quý công
cầm vàng những ngày lặn lội”...
● Thành ngữ, tục ngữ: “một nắng hai sương”, “gừng cay muối
mặn”....
● Truyền thuyết, thần thoại, cổ tích
● Dân ca: “Con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc/ Con cá
ngư ông móng nước biển khơi/ Có đi qua xin phân tỏ đôi lời…”
+ Ngôn ngữ, giọng điệu: Mộc mạc, giản dị, gần gũi.

Trang 6
Sóng 1. Vẻ đẹp hiện đại và truyền thống.
* Vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại trong Xuân Quỳnh:
- Khác với những người phụ nữ thời trước, Xuân Quỳnh không chịu ở
trong một không gian tù túng chật hẹp, bị giới hạn. Bà muốn vươn
mình ra biển lớn, thể hiện mình, là chính mình:
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Nếu ở những thời đại trước, người phụ nữ dường như luôn ở thế thụ
động trong tình yêu thì đây, nữ sĩ Xuân Quỳnh đã thể hiện cho ta thấy
hình ảnh một người phụ nữ chủ động, khao khát yêu và được yêu.
Người phụ nữ không ngại thể hiện khát vọng tình yêu của mình một
cách vô cùng thẳng thắn:
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Người phụ nữ hiện đại ý thức được về cảm xúc của mình, chủ động

AI
khám phá, tìm hiểu. Người phụ nữ đó muốn biết được cái nguồn cội,
gốc gác nơi con sóng bắt đầu, muốn biết được tình yêu từ đâu mà có.
Nhưng cả hai câu hỏi này dường như đều quá khó để có thể trả lời

M
chính xác và đầy đủ, như lời Pascal đã từng nói “Trái tim có những
quy luật riêng của chính nó mà lí trí không tài nào hiểu được”. Không
thể cắt nghĩa được tình yêu, không thể đưa ra một định nghĩa cho nó,
và Xuân Quỳnh biết. Bà biết mình không thể trả lời câu hỏi này nên đã
thốt lên:
NG
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Nỗi nhớ của người phụ nữ hiện lên thật da diết, mãnh liệt. Đây cũng
chính là biểu hiện của vẻ đẹp hiện đại nơi người phụ nữ đang yêu.
Cuối cùng, vẻ đẹp hiện đại ấy được bộc lộ ở khao khát được dâng
hiến tất cả cho tình yêu, mãi sống trong tình yêu bất diệt, trường tồn:
Ơ

Làm sao được tan ra


Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.


* Vẻ đẹp truyền thống trong bài thơ “Sóng”:
Mang trong mình một vẻ đẹp truyền thống tinh tế, nỗi nhớ mình trong
“Sóng” được ẩn dụ với hai hình ảnh sóng – bờ:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Xuân Quỳnh, với ngòi bút và cảm nhận tinh tế, đặt nỗi nhớ của mình
ẩn sau con sóng. Con sóng dưới lòng sâu là nỗi nhớ thầm lặng kín
đáo. Con sóng trên mặt nước là niềm xao xuyến nhớ thương nay bộc
lộ ra thật rõ. Các ẩn dụ nỗi nhớ sau hình ảnh thiên nhiên ta đã từng
thấy trong ca dao:
Ai đi đâu đấy hở ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm ?
Và trong thơ Nguyễn Bính, nỗi nhớ được bộc lộ có chút gì chân quê,

Trang 7
ngại ngùng nhưng vẫn rất dễ thương:
Thôn Đoài ngồi nhớ Thôn Đông
Một người chín nhớ mười thương một người
Ta lại thấy với hình ảnh sóng – bờ, có cái gì quen thuộc và gần gũi,
hơi e thẹn nhưng cũng rất mạnh mẽ, sóng vì nhớ bờ mà thao thức
hay là em vì nhớ anh mà không ngủ cả đêm
Vẫn là người phụ nữ truyền thống với vẻ nhẹ nhàng, tinh tế ; Xuân
Quỳnh qua “em” đã khẳng định tình yêu chung thủy của mình
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương
Các từ chỉ hướng đối lập như xuôi – ngược, Bắc – Nam gợi ra sự éo
le, ngăn cách. Nhưng đó chỉ là sự giả định thi sĩ tự đặt ra để khẳng
định lòng thủy chung son sắt. Dẫu là muôn vời cách trở, dẫu là ngược

AI
Bắc xuôi Nam, em vẫn chỉ luôn hướng về một chân trời, nơi đó có
anh. Tâm lí tình yêu chỉ dành cho một người ta đã từng gặp trong
những vần thơ của Xuân Quỳnh :

Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực


M
Chỉ riêng điều được sống cùng anh
Niềm sung sướng trong em là lớn nhất

Phút giây nào tim chẳng đập vì anh


Nét tâm lí truyền thống đã luôn tiềm ẩn trong Xuân Quỳnh, dù là khi
NG
thể hiện tư tưởng hiện tư tưởng hiện đại mới mẻ nhất, đâu đó trong
thơ Xuân Quỳnh vẫn mang đậm dấu ấn của tình yêu truyền thống: tinh
tế, chân thành, thủy chung và nồng nhiệt.
2. Vẻ đẹp nữ tính
- Ở phương diện nội dung: Vẻ đẹp nữ tính được biểu hiện qua cách
cảm nhận của tác giả về tình yêu:
Ơ

+ Tình yêu đối với Xuân Quỳnh không đơn điệu mà có lúc nồng nàn,
lúc lại sâu lắng; lúc cuồng nhiệt, lúc lại dịu êm. Tình yêu ấy không tự
nhiên đến, mà chính người phụ nữ phải chủ động tìm kiếm, chinh

phục nó. Tìm kiếm tình yêu cũng là tìm kiếm chính bản thân mình.
+ Trực cảm của một người phụ nữ: Trong bài thơ, Xuân Quỳnh đã
khắc họa vô cùng rõ nét những trực cảm của người phụ nữ, đó là sự
nhớ nhung, bồi hồi về nửa kia: “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ
còn thức”; hay là sự tin tưởng vào khát vọng tình yêu: “Con nào chẳng
tới bờ/ Dù muôn vàn cách trở”; thậm chí là sự lo lắng, băn khoăn về
sự hữu hạn của cuộc đời và tình yêu: “Cuộc đời tuy dài thế/ Năm
tháng vẫn đi qua”. Có thể thấy rằng tính sự trực quan đó đã làm cho
tình yêu trong người phụ nữ vô cùng đa dạng, phong phú, tồn tại với
nhiều cảm xúc, nhiều cung bậc, nhiều sắc thái.
- Ở phương diện nghệ thuật: Xuân Quỳnh khắc họa bài thơ của mình
với một giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, nhưng cũng không kém phần
rạo rực, trào dâng như những đợt sóng ngoài khơi xa. Nữ sĩ đã mượn
con sóng của thiên nhiên, của đại dương để nói về tấm lòng, suy nghĩ
của mình.
-> Chính chất nữ tính ấy đã làm cho thơ của Xuân Quỳnh vô cùng

Trang 8
khác biệt, nổi bật trên nền thơ ca kháng chiến như một bông hoa
“dọc chiến hào”, khẳng định cho phong cách thơ của nữ thi sĩ.

Người 1. Bình giảng về tác giả Nguyễn Tuân


lái đò * Con người Nguyễn Tuân
sông Đà - Nguyễn Tuân là một trí thức có lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần
dân tộc sâu sắc. Lòng yêu nước của ông có màu sắc riêng, gắn bó
đầy tự hào với những giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của dân tộc.
Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển rất cao. Ông viết văn trước
hết để khẳng định cá tính của mình, ông ham du lịch; ông tự gán cho
mình chứng bệnh gọi là “chủ nghĩa xê dịch”, chủ trương đi để thay
thực đơn cho giác quan. => Trong sáng tác văn học, ông luôn luôn có
ý thức phát huy cá tính, khẳng định phong cách độc đáo của mình.
- Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa và uyên bác. Ông am
hiểu nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác: hội họa, điêu khắc, sân khấu,

AI
điện ảnh..v và cả những ngành không liên quan đến văn học nghệ
thuật như quân sự, võ thuật. Trong sáng tác, ông thường vận dụng
con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để tăng cường khả
năng quan sát, diễn tả của nghệ thuật văn chương.

M
- Nguyễn Tuân là nhà văn biết quý trọng nghề nghiệp của mình. Cuộc
đời sáng tác của Nguyễn Tuân là một quá trình săn tìm và diễn tả cái
đẹp. Ông đối lập dứt khoát nghề văn với thái độ cơ hội, con buôn. Ông
coi nghề văn là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí “khổ
NG
hạnh”.
* Phong cách nghệ thuật
- Trong các sáng tác của mình, NGuyễn Tuân đã sáng tạo nên một thế
giới nghệ thuật hết sức độc đáo, trong đó sự vật được quan sát, khám
phá và diễn tả nghiêng về phương diện văn hóa thẩm mỹ, con người
được quan sát, khám phá và diễn tả nghiêng về phương diện tài hoa
Ơ

nghệ sĩ.
- Trước cách mạng, ông đi tìm cái đẹp con vương sót lại, cái đẹp một
thời vang bóng
- Sau cách mạng, sáng tác của ông có nhiều thay đổi về đề tài nhưng

vẫn thống nhất trong phong cách nghệ thuật. Tiêu biểu là tập tùy bút
“Sông Đà”.
- Nguyễn Tuân quan niệm cái đẹp là những gì gây ấn tượng mạnh,
đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ. Ông không thích cái gì bằng phẳng,
mờ nhạt, khuôn phép yên ổn. Ông là nhà văn của các cá tính độc đáo,
của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt
mỹ, của gió, bão, núi cao, rừng thiêng, của thác ghềnh dữ dội…
(Những trang viết của ông thường tả đèo cao, vực sâu, tả gió, tả bão,
tả thác nước dữ dội, tả những cảnh tượng thơ mộng tuyệt vời).
- Con người trong văn ông phải là những tính cách phi thường như
ông lái đò Lai Châu vượt qua thác dữ. Gặp những đối tượng như vậy,
nhà văn dốc hết vốn kiến thức uyên bác cũng như kho chữ nghĩa
phong phú của mình để chạy đua cùng đối tượng.
- Nguyễn Tuân là cây bút rất mực tài hoa, lịch lãm. Mô tả một đối
tượng nào đấy, ông không chỉ vận dụng những hiểu biết về nghệ thuật

Trang 9
văn chương mà còn kết hợp thích đáng những lợi thế kỹ thuật thể
hiện của nhiều ngành nghệ thuật
khác như hội hoạ, âm nhạc, điện ảnh…kể cả những ngành rất ít khi
vận dụng trong văn chương như quân sự, võ thuật.
- Thể tài sáng tác chủ yếu của Nguyễn Tuân phù hợp với phong cách
của ông là thể tuỳ bút – một thể văn có tính chủ
quan cao và rất tự do phóng túng. Tuỳ bút của Nguyễn Tuân mang
nhiều chất bút kí – một thể văn thiên về thông tin tư
liệu. Đây là chỗ tính uyên bác của Nguyễn Tuân càng bộc lộ rõ. Bài
"Người lái đò sông Đà" là một bằng chứng tiêu biểu.
* Nghệ thuật tùy bút của Nguyễn Tuân
- Ông chuyên đi vào thể ký và tùy bút như một lựa chọn khó ai lặp lại.
Vâng! Đó là một loại thể không cần cốt truyện,
không cần bố cục và không cần mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn
khi viết. Nhưng viết ký và tùy bút được như ông không có ai… Tùy bút

AI
là tùy vào ngọn bút hay là tùy tấm lòng, tâm trạng tác giả để gây rung
động nơi người đọc và sẻ chia cảm xúc thật của người viết với bạn
đọc. Cống hiến của Nguyễn Tuân cho văn học Việt đặc sắc nhất vẫn

đời và tính cách ông.


M
là thể loại tùy bút. Ông sống chết với thể loại này. Giọng điệu tùy bút
của Nguyễn Tuân có phong cách không trộn lẫn với ai. Nó in dấu cuộc

- Ký sự hay truyện ngắn Nguyễn Tuân đều mang hơi hướng tùy bút.
Cả cái gọi là tiểu thuyết của Nguyễn Tuân, thực chất cũng là những
NG
tùy bút kéo dài... Tùy bút, ký sự gắn với con người tài tử Nguyễn
Tuân. Nếu nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử văn học nước nhà,
Nguyễn Tuân đã khai phá một phong cách văn chương qua thể tài mà
trước đó chưa có. Nguyễn Tuân đã xác lập được một thể tài mà từ đó,
nói tồn tại như một hiển nhiên lịch sử. Cái tính chất tự do của tùy bút
đã thể hiện nơi sự tùy tiện tùy hứng của tác giả. Chỉ có cốt cách ấy
Ơ

Nguyễn Tuân mới viết nồi tùy bút để rồi nói đến Nguyễn Tuân là người
đời nhắc đến tùy bút. Nhưng tùy bút Nguyễn Tuân đã làm cho chữ
nghĩa ngôn ngữ Việt đạt đến một tầm vóc một vinh quang cao cả. Tùy

bút Nguyễn Tuân tự do tung hứng đấy mà vẫn cốt cách văn hóa tâm
hồn thuần Việt. Tự do chữ nghĩa và cả tự do tính cách Nguyễn Tuân là
thứ tự do chân chính. Sự phá cách tùy hứng của Nguyễn Tuân là sự
làm mới văn chương chứ không hề tự do nông nổi, hay tầm thường
văn hóa. Người muốn vươn ra thoát khỏi cái bình thường thói quen cũ
mà vẫn trọng cốt cách Việt, tâm hồn Việt... Tính cách ấy, văn chương
của con người ấy may ra có tùy bút là chấp nhận được... Tùy bút cần
sự dũng cảm dám là mình trong từng chân tơ kẽ tóc. Chỉ có tự tin, độc
đáo lắm mới làm cho tùy bút bay bổng, lung linh...
2. Ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong “Người lái đò sông Đà”
- Người lái đò sông Đà của NT có ba yếu tố ưu trội: con người - thiên
nhiên - ngôn từ. Nhưng có lẽ yếu tố ngôn từ là cái mà người ta dễ
cảm thấy thu hút, ấn tượng khi tiếp cận với tác phẩm.
- Nguyễn Tuân được nhiều nhà phê bình đánh giá là “Bậc thầy chữ
nghĩa”, “Phù thủy ngôn từ”. Tức là câu văn của ông không ổn định mà
thích xáo trộn, phiêu du theo nhiều cung bậc sáng tạo. Đọc Người lái

Trang 10
đò sông Đà mới thấy rằng tài năng của NT luôn quy phạm người nghệ
sĩ phải biểu đạt không đơn giản, xuôi chiều mà lồng ghép thêm các
yếu tố nhạc, họa đầy độc đáo. Để đánh giá về tài năng ngôn từ không
thể không kể đến hiệu quả to lớn mà nhịp điệu ngữ âm mang lại.
+ KIẾN TRÚC CÂU VĂN TẠO NÊN Nhịp điệu văn xuôi trong Người lái
đò sông Đà: Câu văn của Nguyễn Tuân câu nào cũng nặng, nhịp điệu
nặng vì thế mà nếu ỷ nhẹ, nhẹ tếch đi là chết. Câu văn của ông ta
cũng như khổ người của ông ta nặng nề, chậm một cách đủng đỉnh,
bệ vệ mà uy nghi. Một nhà văn tài năng như NT quyết không bao giờ
để văn mình trở nên đơn thuần, dơn giản, đơn điệu. Nên nhớ sông Đà
là một thực thể được miêu tả mang đặc tính kép. Vì thế khi nói về tính
“hung bạo”, Nguyễn Tuân dùng những câu văn với nhịp điệu “mạnh,
dồn dập, kích thích nhãn quan người đọc” để phù hợp với “sóng to,
thác dữ”. Nhưng khi ngợi ca “con sông trữ tình”, NT lại chủ yếu sử
dụng những câu văn “duỗi dài êm ả nghe như tiếng ngân nga”

AI
(Nguyễn Tuân). => Như vậy có thể thấy sự biến hóa rất linh hoạt trong
hình thức xây dựng ngữ âm, tiết tấu câu văn nhằm tăng tính biểu đạt,
tính nhạc, đưa người đọc vào sự cảm nhận đầy chân thật, sống động.

M
+ Sức sáng tạo của NT được biểu hiện rõ ràng thông qua lớp ngôn từ
phong phú, đa dạng. Không chỉ sử dụng những từ ngữ đơn giản mà ở
văn chương NT phần lớn đều được thêm vào những từ lạ do chính
ông nghĩ ra: “khuýp quật vu hồi”, “lừ lừ xoáy tít đáy”, “….”. NT lợi dụng
tối đa hiệu ứng của các từ Hán Việt để diễn tả trận chiến một cách
NG
nghiêm túc, tăng tính trang trọng và giúp cho quá trình tiếp nhận đỡ
nhàm chán, đơn điệu. Vì thế mà ta thấy rằng đọc văn NT cần phải có
một tầm hiểu biết và đón nhận rất cao để có thể lĩnh hội hết những gì
mà ông muốn truyền đạt.
- Điều thành công trong tập tùy bút Sông Đà là do NT đã tận dụng triệt
để hiệu quả của các thủ pháp tu từ. Các phép điệp vòng, điệp nối tiếp;
Ơ

Phép ẩn dụ, nhân hóa và đặc biệt nhất phải kể đến là thủ phép so
sánh đầy sáng tạo. Các hình ảnh mà Nguyễn Tuân vận dụng để so
sánh quả thật không giống ai, đôi khi nó nghịch đối hoàn toàn với chủ

thể thực tế: Lấy tiếng trâu tả tiếng thác, lấy rừng tre nứa tả bờ sông,
lấy ngõ cao để tả vách thành…Nhưng cũng chính vì sự độc đáo không
giống ai ấy lại khiến cho người đọc ấn tượng với những gì NT biểu
đạt, tăng thêm nhiều chiều liên tưởng, tưởng tượng phong phú về vẻ
đẹp của dòng sông và con người xứ Tây Bắc.
3. Cái “tôi” của Nguyễn Tuân trong “Người lái đò sông Đà”
Là nhà văn có.phong cách nghệ thuật đặc sắc, Nguyễn Tuân hấp dẫn
người đọc bởi "cái tôi" độc đáo, sự tài hoa, uyên bác, giác quan sắc
nhọn, tinh tế, nghệ thuật sử dụng ngôn từ điêu luyện, giàu hình ảnh,
cảm xúc. Sức hấp dẫn của ngòi bút Nguyễn Tuân trong bài tuỳ bút
Người lái đò Sông Đà là ở sự độc đáo, sự giàu có về chữ nghĩa, sự
công phu trong quan sát và lựa chọn ngôn từ,… Tất cả đều mang đậm
chất Nguyễn Tuân.
– "Cái tôi" tài hoa thể hiện ở những rung động, say mê của nhà văn
trước vẻ đẹp hùng vĩ và mĩ lệ của thiên nhiên đất nước; ở sự phát
hiện và ngợi ca phẩm chất tài hoa nghệ sĩ của những con người lao

Trang 11
động; ở những trang văn đẹp như thơ, như nhạc, như hoạ. Nhà văn
đã phát hiện và miêu tả sông Đà như một sinh thể sống, với tính cách
hung bạo và trữ tình, để từ đó tấu lên một khúc tráng ca về con sông
dũng mãnh trên chốn thượng nguồn; đồng thời ngân nga những thanh
âm dịu dàng, trong trẻo, êm ái chốn hạ lưu. Từ đó, nhà văn đã tạc
dựng hình ảnh người lái đò trong cuộc vượt thác đầy kịch tính và cũng
thật ngoạn mục. Nguyễn Tuân tỏ ra hứng thú đặc biệt trong việc khám
phá, thể hiện "chất vàng mười" trong tâm hồn con người Tây Bắc. Tất
cả đã cho ta thấy ở Nguyễn Tuân một "cái tôi" tài hoa, tinh tế.
– "Cái tôi" uyên bác thể hiện ở cách nhìn và sự khám phá hiện thực có
chiều sâu; ở sự vận dụng kiến thức sách vở và các tri thức của đời
sống một cách đa dạng, phong phú;ở sự giàu có về chữ nghĩa. Các
thuật ngữ chuyên môn của các ngành quân sự, điện ảnh, thể thao,…
được huy động một cách hết sức linh hoạt nhằm diễn tả một cách
chính xác và ấn tượng những cảm giác về đối tượng. Hình ảnh dòng

AI
sông Đà và người lái đò sông Đà đã được nhà văn miêu tả, tái hiện
một cách ấn tượng từ nhiều góc nhìn, với những chi tiết điển hình, tiêu
biểu; những liên tưởng, so sánh bất ngờ, thú vị. Tất cả đều cho thấy

M
khả năng quan sát và sử dụng ngôn ngữ hết sức điêu luyện của
Nguyễn Tuân.
– "Cái tôi" tài hoa và uyên bác chính là một cách thể hiện tình yêu quê
hương đất nước, lòng yêu cái đẹp của người nghệ sĩ chân chính;
đồng thời cũng cho thấy quan niệm của Nguyễn Tuân: viết văn là để
NG
khẳng định sự độc đáo của chính người cầm bút. Thổ tuỳ bút, với đặc
điểm của một lối văn "độc tấu” (chữ dùng của Nguyễn Tuân) đã phát
huy tối đa hiệu quả của nó trong việc bộc lộ "cái tôi" trữ tình của nhà
văn.

Ai đã đặt 1. Cái “tôi” của Hoàng Phủ Ngọc Tường


Ơ

tên cho (Trích luận văn của tiến sĩ Bùi Minh Đức - Đại học sư phạm HN 2)
dòng Ai đã đặt tên cho dòng sông ? là một trong những thiên tùy bút xuất
sông sắc nhất của Hoàng Phủ Ngọc Tường nói riêng và của thể loại bút kí,
tùy bút trong nền văn học nước ta nói chung. Chẳng phải ngẫu nhiên

mà tác giả của nó từng được nhà văn Nguyên Ngọc đánh giá là “một
trong mấy nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay”. Tác
phẩm lần đầu tiên được đưa vào giảng dạy ở trường THPT và đã
nhận được sự hưởng ứng, thích thú của nhiều giáo viên và học sinh.
Tuy nhiên, một tác phẩm hay đôi khi lại không dễ dạy, không dễ học.
Vì thế, bên cạnh những thích thú, yêu mến nhất định, nhiều thầy, cô
giáo và học sinh còn gặp khó khăn trong cách cảm nhận về cái hay,
cái đẹp của bài kí. Trong một bài viết đã đăng tải trên tạp chí Dạy và
học ngày nay số Xuân Giáp Dần năm 2010, chúng tôi đã nêu ra một
cách tiếp cận hình tượng sông Hương, nay tiếp tục cung cấp thêm
một hướng khai thác hình tượng tác giả trong bài kí. Bởi như chúng ta
đã biết, ở thể loại bút kí, sức hấp dẫn của tác phẩm không chỉ phụ
thuộc vào những ghi chép của tác giả với lượng tri thức phong phú,
thông tin mới mẻ mà còn tùy thuộc vào “duyên ngầm” của cái “tôi” nhà
văn. Trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc

Trang 12
Tường đã không chỉ bộc lộ mình như một người nghệ sĩ có năng lực
khảo cứu của nhà khoa học, là một nhà khoa học mang trong mình cốt
cách của người nghệ sĩ tài hoa mà còn thể hiện mình như một nhà
thơ viết văn xuôi, một nhà văn có tâm hồn thi sĩ. Chính sự đan cài,
“hai trong một” của các yếu tố ấy đã làm nên một hình tượng cái “tôi”
đầy hấp dẫn, có sức mời gọi bạn đọc, góp phần quan trọng vào thành
công của tác phẩm.
1. Một cái tôi mê đắm và tài hoa
Ai đã đặt tên cho dòng sông ? là bài kí đặc sắc về con sông Hương
của xứ Huế. Đọc bài kí, ai cũng dễ dàng nhận thấy : tác giả của nó –
nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dành hết tâm sức và tình cảm
của mình, thậm chí cả tinh hoa và tinh huyết của một đời văn để say
sưa khám phá và miêu tả vẻ đẹp của Hương giang. Chỉ nói riêng về
thủy trình của dòng sông từ thượng nguồn đổ về xuôi rồi đi ra biển, ta
có thể thấy nhà văn đã say sưa và kì công “đúc câu luyện chữ” để

AI
dành tặng cho dòng sông mà mình yêu dấu như thế nào : ở thượng
nguồn, sông Hương là “bản trường ca của rừng già”, là “cô gái Di-gan
phóng khoáng và man dại”, là “người mẹ phù sa của một vùng văn

M
hóa xứ sở”. Khi rời vùng núi để về đồng bằng, con sông hiện lên giống
như “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy
hoa dại được người tình mong đợi đến đánh thức”. Chảy giữa lòng
thành phố yêu thương sông Hương là “điệu slow tình cảm dành riêng
cho Huế”, là “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”, để rồi trước khi
NG
chia tay “người tình mà nó mong đợi” ở “thị trấn Bao Vinh xưa cổ”
sông Hương giống như nàng Kiều trở về tìm Kim Trọng để nói một lời
thề trước khi đi xa... Dường như nhà văn đã dành những câu chữ đẹp
nhất trong vốn liếng ngôn ngữ của mình để gọi tên sông Hương, để
định danh những vẻ đẹp vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo của
nó. Những lời hay ý đẹp ấy đâu phải dễ thường mà có ngay được. Nó
Ơ

hẳn phải là kết tinh của tình yêu sâu đậm, của những hiểu biết tường
tận về dòng sông và của một lối tư duy sắc bén đã được tưới tắm
trong niềm xúc cảm say mê, để rồi thăng hoa trong cảm hứng nghệ

thuật.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là góc nhìn địa lý. Từ góc nhìn lịch sử, con
sông của xứ Huế cũng hiện lên trong cảm hứng say mê ngợi ca của
nhà văn. Sông Hương là “dòng sông của thời gian ngân vang, của sử
thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”. Trong chiến tranh, nó “biết cách tự
hiến đời mình làm một chiến công”. Nhưng khi trở về đời thường, nó
lại lặng lẽ, khiêm nhường làm một “người con gái dịu dàng của đất
nước”. Thì ra, với Hoàng Phủ Ngọc Tường, từ lâu sông Hương đã
không còn đơn thuần là một dòng chảy địa lý mà nó giống như sinh
thể có tâm trạng, nó là một người dân Việt Nam yêu nước trong
những năm tháng gian khổ mà hào hùng của dân tộc. Cũng như
những dòng sông khác trên đất nước Việt Nam, như con người Việt
Nam, nó mang trong mình vẻ đẹp truyền thống đã làm thành bản sắc
văn hóa Việt :
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa (Nguyễn Đình Thi)

Trang 13
Sống vững chãi bốn nghìn năm sừng sững Lưng đeo gươm tay mềm
mại bút hoa Trong và thực sáng hai bờ suy tưởng Sống hiên ngang
mà nhân ái chan hòa (Huy Cận).
Có thể nói, bằng tình yêu và tài năng của mình, Hoàng Phủ Ngọc
Tường đã tìm kiếm, phát hiện và khẳng định những vẻ đẹp khác nhau
của sông Hương. Hành trình chữ nghĩa ấy về con sông xứ Huế không
chỉ nói lên tình cảm yêu mến, sự say mê đến độ đắm đuối của nhà
văn trước những vẻ đẹp độc đáo, đa dạng của Hương giang mà còn
cho thấy sự tài hoa, chất lãng mạn bay bổng của tác giả. Nói đến sự
tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, thiết nghĩ trước hết phải nói đến
cách nhìn nhận và phát hiện của nhà văn về vẻ đẹp của dòng sông. Ở
đây, sông Hương không hiện lên với một vẻ đẹp thuần nhất mà hiện ra
trong những vẻ đẹp khác nhau và hết sức phong phú. Mỗi vẻ đẹp lại
đem đến một cảm nhận riêng thú vị cho độc giả. Chỉ riêng việc hình
dung vẻ đẹp của sông Hương như vẻ đẹp của người thiếu nữ, ta đã

AI
thấy ít nhất năm lần trong đoạn trích này sông Hương mang những
nét quyến rũ riêng : “cô gái Di – gan phóng khoáng và man dại”;
“người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa

M
dại”; “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”; “giống như nàng Kiều
trong đêm tình tự”; “người con gái dịu dàng của đất nước”. Ngoài
những “mệnh đề” đã được khái quát như thể chỉ dành riêng cho sông
Hương, các đoạn miêu tả dòng chảy uốn lượn của con sông đều đem
đến cảm nhận về vẻ đẹp gợi cảm, đáng yêu của người thiếu nữ. Khi
NG
thì giống như những đường cong trên thân thể người con gái : “sông
Hương đã chuyển dòng liên tục, vòng giữa những khúc quanh đột
ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm”; khi thì như tấm
lụa mềm mại “dòng sông mềm như tấm lụa”; có lúc lại giống cái dáng
vẻ yêu kiều và tiếng nói dễ thương của người gái đẹp : “sông Hương
uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến, đường cong ấy làm
Ơ

cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của
tình yêu”…
Có thể thấy, trí tưởng tượng phong phú và những liên tưởng mạnh

mẽ đã cung cấp cho tác giả những cách nhìn khác nhau về sông
Hương. Không những thế, nó còn cung cấp nguyên liệu cho những
suy cảm của cái tôi trữ tình về con sông yêu dấu. Trong những suy
cảm ấy, không ít suy cảm sao mà đẹp, mà đầy chất thơ và độc đáo,
cuốn hút đến lạ thường. Chẳng hạn như khi cái tôi tác giả hình dung
sông Hương ở thượng nguồn như “cô gái Di-gan phóng khoáng và
man dại”. Ai cũng biết những cô gái Di-gan hay Bô-hê-miêng là những
người thích sống lang thang, tự do và yêu ca hát. Họ mang trong mình
vẻ đẹp nguyên sơ, bản năng, tự nhiên đầy quyến rũ. Ví sông Hương
như những cô gái Di-gan, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khắc vào tâm
trí người đọc một ấn tượng mạnh về vẻ đẹp hoang dã nhưng cũng rất
tình tứ của con sông xứ Huế. Đặc biệt, trong cách nhìn và cách nghĩ
về Hương giang, nhà văn rất hay liên tưởng sông Hương với những
trang Kiều của Nguyễn Du. Chẳng hạn, ông đã nhìn thấy sự tương
đồng giữa những bức tranh phong cảnh trong truyện Kiều với khung
cảnh thiên nhiên hữu tình của Huế, của dòng sông Hương thơ mộng :

Trang 14
“dòng sông đáy nước in trời và nội cỏ thơm, nắng vàng khói biếc, nỗi
u hoài của dương liễu và sắc đẹp nồng nàn của hoa trà mi, những
mùa thu quan san, những vầng trăng thắm thiết”. Ông đã thấy “sông
Hương và thành phố của nó” như hình ảnh “của cặp tình nhân lý
tưởng của truyện Kiều”, như đôi tài tử giai nhân Thúy Kiều – Kim
Trọng “tìm kiếm và đuổi bắt, hào hoa và đam mê, thi ca và âm nhạc”.
Điều này, thậm chí, còn được lặp lại một lần nữa khi nhà văn tưởng
tượng chỗ rẽ của dòng sông để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị
trấn Bao Vinh xưa cổ với “nỗi vương vấn” của nàng Kiều “chí tình” trở
lại tìm Kim Trọng “để nói một lời thề trước khi về biển cả”. Vậy đó, địa
thế của con sông, khúc đổi chiều của dòng nước đã được nhà văn
hình dung như nỗi niềm, tâm sự của con người, của Thúy Kiều trong
trang sách của Nguyễn Du…
Sẽ thật là thiếu sót nếu nói đến sự tài hoa của cái tôi Hoàng Phủ
Ngọc Tường mà không nhắc đến vẻ đẹp của ngôn ngữ. Bởi văn học

AI
là nghệ thuật của ngôn từ. Chữ nghĩa chính là nơi phô bày tất cả tài
nghệ của nhà văn. Sự tinh xảo của nhà văn khi chạm khắc nên những
tượng đài nghệ thuật bằng ngôn từ phải nằm ở con chữ. Chính chữ

M
chứ không phải là cái gì khác sẽ “bầu” lên nhà văn, sẽ lưu danh nhà
văn trong cuốn sổ vàng của nền văn học. Chẳng thế mà những nghệ
sĩ lớn thường hay trăn trở, sống chết với chữ nghĩa. Xưa, Đỗ Phủ, nhà
thơ Trung Quốc nổi tiếng đời Đường từng nói : “Tự bất kinh nhân tử
bất hưu”. Giả Đảo, một nhà khác cũng từng phải thốt lên “Lưỡng cú
NG
tam niên đắc” (ba năm làm được hai câu thơ). Sau này, nhà văn
Nguyễn Tuân cũng từng tâm sự một cách chân thành và thấm thía :
“Đêm thanh vắng còn gì dễ sợ bằng trang giấy cứ trắng nguyên như
thế cho tới gần hết đêm. Mà canh này nối canh khác, đêm cứ trôi đều
trên cái trắng băng ấy […]. Thấy nguyền rủa bè lũ hình tượng chữ
nghĩa nó hè nhau từ giã mình, mình bỗng chốc là kẻ cùng đường bên
Ơ

dòng sông chữ quạnh vắng thê lương”. Còn nhà thơ Xuân Diệu thì
phát biểu : “Một bài thơ phải tự nó tuyên truyền cho nó, tác giả không
cần phải giải thích thêm nữa, như thế mới là thơ hay. Khi mình đứng

bên cạnh người đọc thơ, thì mình còn giải thích được cho người đọc
hiểu, chứ lúc mình đi vắng ai giảng thơ mình ? Hơn nữa, lúc mình
chết đi, thì ai bênh vực nó ? Thơ là mực đen giấy trắng, phải làm thế
nào cho những bài thơ của mình tự nó sống”. Cho nên, chỉ có chữ
nghĩa trong tác phẩm sẽ cho biết nhà văn định nói gì, là người thế
nào, cả cái tâm lẫn cái tài, cả hiện thực miêu tả và thái độ, tình cảm
của ông ta trước hiện thực ấy.
Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng không phải là ngoại lệ. Sự tài hoa của
cái tôi tác giả hiện hiện rõ trên từng câu chữ. Ở đây, dường như có
bao nhiêu góc nhìn, điểm nhìn về sông Hương thì có bấy nhiêu kiểu
chữ nghĩa được huy động để đặc tả cho thật ấn tượng, thật sắc, thật
tinh hình hài và tâm hồn của con sông xứ Huế. Thậm chí, từng đường
đi nước bước của con sông cũng được cái kho ngôn ngữ giàu có và
tài hoa ấy làm cho thỏa mãn. Chẳng hạn như đoạn nhà văn miêu tả
con sông Hương ở thượng lưu : “rầm rộ giữa những bóng cây đại
ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như những cơn lốc

Trang 15
vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say
đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.
Hay như đoạn nhà văn miêu tả sông Hương rời khỏi vùng núi xuôi về
đồng bằng chuẩn bị vào lòng thành phố Huế : “qua điện Hòn Chén,
vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi
Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về
phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ xuôi dần về Huế. Từ Tuần
về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua
một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh
thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành
quách”. Đây là hai trong số những đoạn văn tiêu biểu trong bài kí.
Chúng cho thấy bút lực dồi dào của nhà văn. Đó là một lối hành văn
uyển chuyển, ngôn từ đa dạng và giàu hình ảnh.
Từng từ, cụm từ, từng vế trong câu văn giống như một nét vẽ tài
hoa của người họa sĩ, một động tác chạm khắc tinh xảo của nhà điêu

AI
khắc mà sau mỗi đường cọ, mỗi động tác nhào nặn, vẻ đẹp của sông
Hương lại hiện ra một cách đặc sắc, đem đến cảm giác bất ngờ, ngỡ
ngàng cho người đọc. Bên những đoạn văn như thế, ta không khó để

M
bắt gặp trong thiên tùy bút này (mà ở đây mới chỉ là đoạn trích) những
cách diễn đạt của một “phu chữ”, của người đã cất công lựa chọn
trong cái vốn ngôn ngữ toàn dân những từ, ngữ hay nhất có thể, rồi tổ
chức, sắp đặt chúng theo một lối riêng nhằm tạo ra những ý văn hay,
những câu văn đẹp. Chẳng hạn: “như đã tìm đúng đường về, sông
NG
Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại
ô Kim Long […], nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của
thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non.
Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung
rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm
hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”. Đó là chưa kể
Ơ

đến những ý văn đẹp như một ý thơ : “những xóm làng trung du bát
ngát tiếng gà”; “những vấn vương của một nỗi lòng”; “đảo Cồn Hến
quanh năm mơ màng trong sương khói”;… Có thể khẳng định đây

không phải là lối diễn đạt thông thường của văn xuôi, nhất là ở thể kí
mà là những kiểu chữ nghĩa thường thấy trong thơ ca, thậm chí còn
thơ hơn nhiều bài thơ mà ta đã đọc đâu đó.
Nói đến tài hoa của cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường về ngôn ngữ,
cũng không nên quên các thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn đã sử
dụng rất thành công. Tiêu biểu hơn cả là nhân hóa và so sánh. Với
nhân hóa, nhà văn đã thổi hồn vào sông Hương, biến con sông vô tri
vô giác thành một sinh thể có tính cách, có nỗi niềm, tâm trạng như
con người. Con sông ấy lúc “rầm rộ” và “mãnh liệt”, lúc “dịu dàng” và
“say đắm”; khi thì “nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy
hoa dại”; khi thì “vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của
vùng ngoại ô Kim Long”; khi là “người mẹ phù sa của một vùng văn
hóa xứ sở”, khi “trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm
khuya”… Không chỉ có thế, chính nhà văn trong bài kí này đã giãi tỏ
trực tiếp về cái thủ pháp nhân hóa mà mình sử dụng – cái thủ pháp
mà dường như ông không thể không dùng đến khi khám phá, phát

Trang 16
hiện ra những vẻ đẹp bất ngờ, thú vị của sông Hương : “Có một cái gì
rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hóa
nó lên, tôi gọi đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của
tình yêu”. Có thể nói, thủ pháp nhân hóa đã được nhà văn sử dụng rất
hiệu quả trong bài kí. Nhờ nó mà hành trình về xuôi của sông Hương
đã trở thành hành trình tâm hồn của người con gái tìm đến người tình
mà nó mong đợi. Cũng nhờ thủ pháp ấy mà những kiến thức địa lý,
lịch sử, văn hóa đã được thăng hoa để trở thành những tri thức nghệ
thuật đẹp về đất nước, con người, về dòng sông yêu thương của Huế.
Bên cạnh thủ pháp nhân hóa, nhà văn cũng đã sử dụng rất thành
công biện pháp so sánh.
Ở đây, so sánh được thực hiện trên cơ chế của liên tưởng, tưởng
tượng mà trong bài kí này, sức liên tưởng, tưởng tượng của nhân vật
tôi là rất mạnh mẽ, với nhiều bất ngờ, thú vị. Chính những liên tưởng
ấy đã giúp nhà văn xây dựng được nhiều hình ảnh so sánh độc đáo,

AI
đưa đến những cảm nhận mới mẻ, đặc sắc về sông Hương. Chẳng
hạn, nhân vật tôi đã so sánh cái hữu hình, hữu ảnh của dòng sông với
cái vô hình, vô ảnh của cảm xúc nội tâm con người: “đường cong ấy

M
làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra
của tình yêu”. Hay chỗ rẽ của sông Hương ở góc thị trấn Bao Vinh
xưa cổ được ví như “nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của
tình yêu”… Chưa hết, bài kí còn có những hình ảnh so sánh đẹp như
một hình ảnh thơ : “chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền
NG
trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non”. Đặc biệt, để làm nổi bật
dòng chảy trôi lững lờ của sông Hương như một “điệu slow tình cảm”,
cái tôi trong bài kí đã so sánh bằng một hồi ức. Ấy là khi tác giả đến
Lê-nin-grát, đứng nhìn sông Nê-va băng băng lướt qua trước cung
điện Pê-tec-bua ra biển Ban-tích. So sánh này càng trở nên thú vị khi
nhà văn đã gián tiếp đặc tả dòng chảy rất nhanh của sông Nê-va qua
Ơ

hình ảnh của những chú hải âu đứng co một chân trên những phiến
băng mà không kịp nói điều gì với người bạn của chúng…
Như vậy, với những gì đã đề cập trên, ta có thể khẳng định cái tôi

nhà văn trong bài kí này là một cái tôi mê đắm và tài hoa. Cái tôi ấy đã
phát huy (dường như là tối đa) trí tưởng tượng bay bổng, khả năng
liên tưởng tuyệt vời cùng kho từ vựng giàu có để tạo dựng nên một
dòng sông nghệ thuật quyến rũ trên mỗi trang văn.
2 .Một cái tôi uyên bác, giàu tri thức về lịch sử, địa lý, văn hóa
Huế
Ai đã đặt tên cho dòng sông ? là một bài bút kí. Tuy nó nghiêng nhiều
hơn về phía tùy bút, tức là thiên về chất trữ tình và sự phóng khoáng
nhưng cái hồn cốt của thể loại không vì thế mà mất đi. Bản chất của kí
là ghi chép và người viết kí chính là thư kí trung thành nhất của thời
đại. Hoàng Phủ Ngọc Tường là một “thư kí” như thế, thậm chí còn là
một “thư kí” xuất sắc vì ông có vốn hiểu biết sâu rộng về địa lý, lịch sử,
văn hóa của sông Hương. Ông tỏ ra am hiểu tường tận những gì mình
viết. Với sông Hương, nhà văn không chỉ thông thuộc từng bước đi,
từng khúc cong, từng ngã rẽ; không chỉ nắm bắt từng chỗ cuộn xoáy,
từng chỗ êm ả, phẳng lặng như mặt hồ yên tĩnh… của con sông trong

Trang 17
từng không gian địa lý mà còn tường tận cả chiều dài lịch sử của sông
Hương từ thuở nó còn là một dòng sông biên thùy xa xôi ở thời đại
các vua Hùng… Trong cái nhìn về địa lý, lịch sử của sông Hương, bên
cạnh những tri thức đã xuất hiện đây đó trong các tài liệu, có những tri
thức mà không mấy người biết đến và nghĩ đến, ngay cả người Huế.
Ấy là vai trò to lớn của dòng sông - “người mẹ phù sa của một vùng
văn hóa xứ sở”. Lâu nay, ta mới chỉ nhìn sông Hương ở vẻ đẹp bên
ngoài của nó mà hầu như không biết rằng con sông còn là một khởi
nguồn, một sự bắt đầu của một không gian địa lý và văn hóa Huế. Sẽ
là không quá nếu ai đó cho rằng : không có sông Hương thì khó có thể
có Huế và văn hóa Huế ngày nay. Bởi từng ngày từng giờ, sông
Hương vươn mình chảy ra cửa Thuận thì cũng từng ngày từng giờ
dòng sông đem đến, duy trì và bồi đắp phù sa cho cả một vùng địa lý
– văn hóa đã được hình thành ở hai bên bờ sông.
Nhưng thú vị nhất vẫn là những khám phá, phát hiện và miêu tả của

AI
nhà văn về đặc điểm văn hóa của sông Hương. Dấu tích văn hóa in
đậm ở cả trên và hai bên bờ sông. Đó là cái vẻ trầm mặc như triết lí,
như cổ thi của con sông khi chảy bên những lăng tẩm đền đài của các

M
đời vua chúa triều Nguyễn ; là nền âm nhạc cổ điển đã được sinh
thành trên mặt nước của dòng sông này. Đó còn là dòng sông thi ca –
nơi đã khơi nguồn cảm hứng cho biết bao văn nghệ sĩ, nhất là các
nhà thơ. Như Cao Bá Quát đã từng nhìn sông Hương mà thốt lên
rằng: “Trường giang như kiếm lập thanh thiên”. Như Hàn Mặc Tử thấy
NG
dòng “sông trăng” lung linh, thơ mộng : “Thuyền ai đậu bến sông trăng
đó. Có chở trăng về kịp tối nay”. Như Thu Bồn nhìn dòng nước lững lờ
của sông Hương mà bâng khuâng: “Con sông dùng dằng con sông
không chảy. Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”. Hay như Nguyễn
Trọng Tạo :“Con sông đám cưới Huyền Trân. Bỏ quên dải lụa phù vân
trên nguồn. Hèn chi thơm thảo nỗi buồn. Niềm riêng nhuộm tím hoàng
Ơ

hôn đến giờ. Con sông nửa thực nửa mơ. Nửa mong Lí Bạch, nửa
chờ Khuất Nguyên”… Và nhắc đến sắc màu văn hóa của sông Hương
thiết nghĩ không thể không nhắc đến một giai thoại đẹp mà nhà nhà

văn đã phải kì công lục tìm đâu đó trong kho tư liệu bác học của xứ
Huế hoặc trong cái vốn văn hóa dân gian của người bình dân xưa về
nguồn gốc tên gọi của con sông : "Tôi thích nhất một huyền thoại kể
rằng vì yêu quý con sông xinh đẹp của quê hương, con người ở hai
bờ đã nấu nước của trăm loại hoa đổ xuống dòng sông để làn nước
thơm tho mãi mãi". Giai thoại này, không phải ai cũng biết, kể cả
những người sống lâu năm ở Huế. Vì thế, nó trở thành một thông tin
mà nhiều người phải ngỡ ngàng trong sự thích thú dù có thể không ít
lần họ đã đến Huế, đến sông Hương, thậm chí đã từng đặt ra câu hỏi
Ai đã đặt tên cho dòng sông ? nhưng chưa có được câu trả lời ưng ý.
Có thể nói, bằng những hiểu biết phong phú, nhà văn đã cung cấp cho
người đọc một lượng thông tin lớn về địa lý, lịch sử, văn hóa Huế nói
chung và sông Hương nói riêng. Vốn kiến văn sâu rộng đó hẳn phải là
kết quả của nhiều chuyến du lãm và du khảo của nhà văn suốt dặm
dài của mảnh đất cố đô. Nhưng cái chính vẫn là những trang ghi chép
về Hương giang đã được tưới tắm trong vô vàn cung bậc cảm xúc

Trang 18
phong phú của tác giả, đã thăng hoa trong cảm hứng mê đắm và sự
tài hoa của nhà văn.
3.Một cái tôi yêu quê hương đất nước, gắn bó mật thiết với xứ
Huế
Phải yêu Huế, gắn bó với sông Hương đến mức nào, Hoàng Phủ
Ngọc Tường mới có được những trang viết đầy ắp tri thức và rất đỗi
tài hoa về Hương giang như vậy. Tài năng nghệ thuật là một phần, cái
yếu tố tiên quyết trong nghệ thuật vẫn là tình cảm, cảm xúc chân
thành, sâu đậm... Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương đã chiếm
trọn tâm hồn ông. Chính con sông đã khiến trái tim ông phải ngân rung
những giai điệu yêu thương với những cung bậc khác nhau : khi thì
băn khoăn, trăn trở, e ngại con người – vì “mải mê nhìn ngắm khuôn
mặt kinh thành” của sông Hương –mà có thể “không hiểu một cách
đầy đủ bản chất” của nó, “không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm
của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ”; khi lại nhớ đến

AI
nao lòng một nét sông Hương với “điệu chảy lững lờ” mà ông gọi là
“điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”; có khi “thất vọng khi nghe
nhạc Huế giữa ban ngày” bởi “toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã

M
được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này”… Những cảm xúc
ấy chỉ là một số ít trong rất nhiều những biểu hiện của tình cảm gắn bó
yêu thương đối với sông Hương mà nhà văn đã trực tiếp nói ra và kín
đáo thể hiện. Như I.Ê-ren-bua đã từng viết : “Dòng suối đổ vào sông,
sông đổ vào đại trường giang Von- ga, con sông Von-ga đi ra biển.
NG
Lòng yêu nhà, yêu gia đình, yêu miền quê trở thành tình yêu tổ quốc”,
tình cảm đối với sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường, xét đến
cùng, là tình cảm đối với đất nước, là tấm lòng yêu mến quê hương
xứ sở nồng cháy của nhà văn. Nhà thơ Ra-xun Gam-da- tôp đã từng
nói : “Nếu nhà thơ không tham gia vào việc hoàn thành thế giới thì thế
giới đã không được đẹp đẽ như thế này”. Dù Hoàng Phủ Ngọc Tường
Ơ

không phải là nhà thơ tiêu biểu (tuy ông đã xuất bản hai tập thơ) mà là
một nhà viết kí, nhưng bằng bài kí đặc sắc này, ông đã góp một tay
vào việc tạo nên một thế giới Việt Nam Đẹp và Thơ. Và đó là gì nếu

như không phải là hành động yêu nước mang màu sắc riêng của
người nghệ sĩ tài hoa này!
2. Góc nhìn mang tính phát hiện
- Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn nhìn nhận sông Hương ở nhiều góc độ
khác nhau. Nhưng cái mà ông mang lại không hề cũ kĩ, nhàm chán
mà lại là những khám phá mà có lẽ nếu ta chỉ chăm chăm nhìn vào
gương mặt kinh thành của dòng sông thì sẽ không thể nào hiểu hết
được.
- HPNT đã phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn nơi cội nguồn của một dòng
sông êm ả, quanh năm mơ màng trong sương khói. Trước khi về với
Huế, sông Hương đã từng rất dữ dội, rất man dại, cũng rất đỗi quyến
rũ, mê đắm lòng người. Vẻ đẹp ấy đã được phong kín trước khi dòng
sông trở về với Huế, nên để biết và hiểu được hết về nó đối với đại đa
phần chúng ta là một điều rất khó khăn. Nhưng bằng tình yêu và khao
khát trải nghiệm, chinh phục; chính nhà văn đã cất công tìm về với cội
nguồn để cho ta thấy được một sông Hương thật khác, thật hùng vĩ.

Trang 19
Sông Hương không chỉ dịu dàng mà còn rất mãnh liệt, không chỉ say
đắm trong chuyện tình với Huế mà còn là một người mẹ phù sa của
một vùng văn hóa xứ sở.
- Sông Hương không vô tri, vô giác mà dưới ngòi bút của nhà văn đa
tài, nó biến hóa thành những cô gái khác nhau. Khi thì là nàng công
chúa ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa; khi lại là một người
tình vui tươi và duyên dáng; rồi lại trở thành một cô gái thủy chung và
son sắt. Không chỉ có vậy, HPNT còn cho người đọc thấy được sự liên
kết giữa dòng sông và xứ Huế, chảy qua từng chặng hành trình khác
nhau, sông Hương lại mang một vẻ đẹp khác, hài hòa và vô cùng ăn ý
với người tình của mình. Khi chảy qua những gò đất cao như Tam
Thai, Lựu Bảo, sắc nước liền trở nên xanh thẳm; hay qua những vùng
đối phản quang, sông Hương lại mang những màu sắc đa dạng,
phong phú; còn ở giữa lòng thành phố, sông Hương lại trôi nhẹ, cơ hồ
chỉ còn là một mặt hồ tĩnh lặng.

AI
- Sông Hương không chỉ đẹp, không chỉ hấp dẫn con người bởi vẻ
đẹp bề ngoài mà dòng sông ấy còn để lại nhiều giá trị kể về mặt âm
nhạc, lịch sử và thi ca.

M
=> Chính góc nhìn mang tính phát hiện ấy đã khiến cho sông Hương
dưới ngòi bút của HPNT được hiện lên với vẻ đẹp phong phú, đa
dạng; điều đó còn thể hiện cho văn phong uyên bác của nhà viết ký đa
tài, bộc lộ tình yêu thiên nhiên, đất nước của ông.
NG
Đàn 1. Tình cảm của Thanh Thảo dành cho Lorca.
ghita - Sự ngưỡng mộ, trân trọng tài năng và khát vọng cao đẹp của Lorca:
của Lorca đã chiến đấu hết mình để cách tân nền nghệ thuật già cỗi của
Lorca Tây Ban Nha, xóa bỏ chế độ độc tài thân phát xít Franco. Tiếng đàn
ghita là đại diện cho tài năng của Lorca, cũng như đại diện cho toàn
bộ giá trị văn hóa nghệ thuật của đất nước Tây Ban Nha.
Ơ

- Sự tiếc thương, đau xót cho cái chết của Lorca


- Tin tưởng vào vẻ đẹp của Lorca, tài năng của ông sẽ còn mãi vang
xa ngàn đời: Lorca chết, nhưng cái chết của ông thanh thản vô cùng,
nhẹ nhàng vô cùng:

“Lorca bị điệu về bãi bắn


chàng đi như người mộng du.”
Lorca chiến đấu trên một con đường đơn độc, và khi chết, cái chết ấy
cũng thật đơn sơ, thật tội nghiệp. Nhưng Thanh Thảo vẫn tin rằng ở
một nơi nào đó, tiếng ghita vẫn xanh, tiếng ghita vẫn ngân nga những
thanh âm “li la li la li la”. Dù cho “đường chỉ tay đã đứt”, “dòng sông
rộng vô cùng”; Lorca vẫn mang theo tất cả những niềm kiêu hãnh của
mình sang thế giới bên kia, và chặng đường của ông sẽ tiếp tục được
thực hiện bởi hậu thế, bởi tất cả những con người cùng chung khát
vọng và chí hướng như ông.
2. Những cách tân về nghệ thuật trong thơ Thanh Thảo.
- Một dòng thơ siêu thực: Thơ Thanh Thảo không đi theo những lối cũ
mà ông lại biến hóa nó trở thành một thứ nghệ thuật cao siêu. Vì thế
mà rất khó để ta có thể hiểu hết được những ý thơ của Thanh Thảo.
Đôi khi, các hình ảnh thơ được sắp xếp tưởng như có sự rời rạc, “giọt

Trang 20
nước mắt vầng trăng/ long lanh trong đáy giếng”; nhưng kì thực nếu ta
liên tưởng nó theo một trật tự logic khác, ta lại thấy sự hợp lí đến kì lạ.
=> Thơ Thanh Thảo không dành cho những tư duy đơn điệu, mà nó
đòi hỏi sự sáng tạo, sự hình dung cao độ, sự tưởng tượng phong phú.
- Thủ pháp vắt dòng thơ: Thanh Thảo chỉ viết hoa ở câu thơ thứ nhất,
và ở những câu thơ tiếp theo, đầu dòng lại không viết hoa => Thể hiện
sự sâu chuỗi và thống nhất về mặt logic giữa các câu thơ.
- Kết cấu bài thơ có thể được chia theo nhiều cách khác nhau. Một
cách phân chia lại cho ra một tầng nghĩa khác, góc nhìn khác.
- Thanh Thảo tận dụng tối đa khả năng đa nghĩa của ngôn từ để cho
ra nhiều cách hiểu, nhiều sự lý giải khác nhau khi người đọc tiếp cận
tác phẩm.

AI
M
NG
Ơ

Trang 21

You might also like